1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Xuân Thiệp, xương rồng nở hoa cùng ‘gió mùa’ (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-12-2016 | VĂN HỌC

      Nguyễn Xuân Thiệp, xương rồng nở hoa cùng ‘gió mùa’

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


        Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp  (tranh Ðinh Cường)

      “Tôi Cùng Gió Mùa” thi phẩm đầu tay của một người có trên nửa thế kỷ ăn ở liên lủy với thi ca: Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. (1)

      Ðó là tuyển tập thơ của họ Nguyễn với bài đầu tiên ghi năm 1954, kế tiếp, năm 1962, sau đó là những bài thơ được tác giả viết vào những năm đầu thập niên 1970s, rồi 1980s và, những bài thơ không ghi năm tháng… Nhưng qua nội dung, tôi nghĩ đó là những bài được viết ở xứ người sau năm 1995, khi họ Nguyễn chọn định cư tại Hoa Kỳ.


      Tuy tác giả chọn bài “Tôi Cùng Gió Mùa,” viết năm 1974, làm tựa đề chung cho thi phẩm, nhưng tôi lại thấy những sáng tác họ Nguyễn viết năm 1980, khi ông đang bị tù cải tạo ở Nghệ Tĩnh (?) là những bài thơ đáng chú ý nhất. (2)


      Với tâm thái an nhiên, chấp nhận định mệnh, chấp nhận bi kịch đời mình, chấp nhận tai họa chung của đất nước, Nguyễn Xuân Thiệp không chú tâm khai thác những năm tháng địa ngục như đói, rét, lao động cực nhọc: Ðào hầm, khai mương, làm rẫy, nuôi heo, chăn bò, khuân đá, phá rừng, đốn cây, vác củi… ban ngày, học tập ban đêm, v.v… Ông cũng không cho thấy qua thơ ông, cái tinh thần khinh bạc hoặc, cường điệu giễu cợt những thảm cảnh chung của đời tù mà, ông để thơ chở ông bay bổng tới những chân trời tâm cảm:

      “qua mưa

      thấy đời, như một bông sen

      qua mưa

      thấy đời như mâm xôi chín ửng


      “này người bạn đường. cùng ta đi dưới cơn mưa tháng hạ

      có chi đâu mà lặng thinh

      có chi đầu mà muộn phiền

      thôi. gần lại bên nhau. và nói

      mưa ở đây. như mưa ở quê nhà…”

      (Trích “Mưa ở đây như mưa ở quê nhà” tr. 47 & 48)

      Hoặc:

      “mùa hạ. ta qua vùng thảo nguyên

      gió thổi. chiều xanh trôi với nắng

      khoảnh khắc. vầng trăng bạc nhú lên

      cánh chim theo trăng vào trời rộng

      nhà ai. đèn lồng soi trước hiên

      nhủ thầm. nhà ta sau hàng phượng

      ta đi năm năm qua thảo nguyên

      cảm ơn phút giây đời giao hưởng…”

      (Trích “Thảo nguyên,” tr. 66)

      Hay ông là người chủ động chắp cho thơ mình đôi cánh an lạc, bay ngược về thơ ấu và những giấc mơ trong sáng, từ cảm thức thi sĩ, thoát trên mọi bon chen hiện thực áo cơm:

      “Về lượm trái thông khô rớt vãi

      nhặt cành cây mục. lá thu. phơi

      đốt lên đống lửa. đêm ngồi sưởi

      lúc ngó quanh. nào thấy có ai


      “người về bên gốc thông già cỗi

      thuở nhỏ thường ra đứng ngắm trăng

      cúi nhặt dưới chân viên ngói vỡ

      thấy đời còn những tấm gương tan”

      (Trích “Ánh trăng,” tr. 104)

      Ở mặt khác, họ Nguyễn cũng cho thấy nỗ lực thắp những ngọn bạch lạp nhân bản, soi rọi mặt tối tăm của ảo tưởng đời thường hay, hiện thực lầm than xã hội. Cùng lúc, những ngọn nến lung linh trong thơ Nguyễn Xuân Thiệp, cũng cho người đọc nhiều câu thơ đẹp:

      “trăng khuya. như một loài chim quý

      bay suốt nghìn năm. hót một lần

      dưới mái chùa tây. vang tiếng kệ

      vị sư già đã thức. chuông ngân


      “âm thanh như một làn hương sữa

      chảy xuống hồn ta đã lặng dần

      hạt lệ muốn rơi. giờ đọng lại

      trăng. nguyệt cầm ơi. ngọc mới đông

      (…)

      nhưng thôi nhân loại vui vầy cả

      yêu cuộc đời trong lẽ bất toàn

      chút nghĩa thủy chung ta giữ vẹn

      lòng ơi. trải rộng gió nhân gian…”

      (Trích “Ánh trăng,” các tr. 101, 102,104)

      Cũng trong loạt thơ thuộc thập niên 1980s, viết thời tù cải tạo, Nguyễn Xuân Thiệp còn cho người đọc ông bài “Ðốt lửa nghe sư đàn” – – Hình ảnh và ý tưởng tôi không thấy nơi thơ tù của những tác giả khác:

      “…lửa củi soi. nhà sư mặt ốm

      kể từ sư rũ áo đi đày

      cái tâm mây nổi. trăng thiền đạo

      cuộn cuộn trường giang. sóng lục đầu

      đầm cỏ. nước in. thân cò vạc

      bắt cua. vồ nhái. ngày qua ngày

      đêm đêm. ôm đàn trong xó tối

      (…)

      người nghe đàn. khơi lửa đỏ khuya

      tóc râu tiền kiếp. đầm hơi mưa

      bỗng thấy. sân nhà. cây sứ gãy

      năm cửa ô quan. ngấn lệ mờ

      (…)

      sư bỗng ngừng đàn. nhìn đống lửa

      gốc cây. cháy như đầu thiên cổ

      huyễn huyễn. củi tàn. màu kinh xưa

      mặt đất chừng qua cơn mộng dữ

      nên ngón tay gầy. như ngón sen…”

      (Trích “Ðốt lửa nghe sư đàn,” tr. 121, 122,123)

      *


      Là người có bài ghi nhận rất sớm về thi phẩm “Tôi cùng gió mùa,” nơi đoạn kết bài viết của mình, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ cảm thán:


      “…Bản giao hưởng thơ “Tôi Cùng Gió Mùa” chắc chắn sẽ còn vang vọng sâu xa trong tâm hồn người đọc, trong dặm dài năm tháng mai sau…”



      Tưởng cũng nên nhấn mạnh, cõi giới thi ca họ Nguyễn rất ít tĩnh từ (khía cạnh giầu có của ngôn ngữ Việt). Nhưng cũng nhờ thế mà, thơ Nguyễn Xuân Thiệp có được tính cô đọng, sắc xuống, như những thân xương rồng sa mạc, nở hoa cùng… gió mùa của họ Nguyễn!


      (Tháng Sáu 2015)


      Nguyễn Xuân Thiệp, vài bài thơ

      Ðốt lửa nghe sư đàn.

      đốt lửa. chừng như người qua khe

      mùa đông. tím những nương mưa

      đốt lửa bên trong lán suối

      mưa. mưa. trên con đường núi

      có ai tìm vầng trăng mọc khuya

      rét. đói. sầu miên. đất. đá. gỗ

      đầm sấu hoang. lau thắp. bến chờ

      lửa đã cháy. cháy trên củi ướt

      tù ngồi hơ tay. nghe cổ tích

      chuyện đường huyền trang đi thỉnh kinh

      bỗng trong đêm. rộ tiếng ai đàn


      lửa củi soi. nhà sư mặt ốm

      kể từ sư rũ áo đi đày

      cái tâm mây nổi. trăng thiền đạo

      cuộn cuộn trường giang. sóng lục đầu

      đầm cỏ. nước in. thân cò vạc

      bắt cua. vồ nhái. ngày qua ngày

      đêm đêm. ôm đàn trong xó tối


      năm ngón tay gầy. tiếng thổ cầm

      sư ngồi đàn. như cây trăm năm

      lửa cháy. xèo xèo. mùi nhựa ngái

      khói tỏa. mù khe. màu cỏ rối

      dạo đàn. mưa thu rơi trong trăng

      tiếng mau. chim bay qua mùa đông

      đàn ánh thép xanh. gươm phạt trúc

      gỗ nổi. đá lăn. trâu bứt gốc

      hồn u. mả tối. đây là đây

      rạng tiếng ngư dương. thơ quỷ đọc

      lán sâu. bếp ảo. lửa đào lay


      cây đàn gỗ xưa. như mặt trăng

      năm ngón tay gầy. như chim ưng

      bật dây. rỏ máu. hoàng hôn rừng

      gọi những mùa đi không trở lại

      đàn qua. tiếng buồn trong lau sậy

      gió thu. đưa võng. ai chờ ai

      đêm cẩm khê. đàn trong u độc


      người nghe đàn. khơi lửa đỏ khuya

      tóc râu tiền kiếp. đầm hơi mưa

      bỗng thấy sân nhà. cây sứ gãy

      năm cửa ô quan. ngấn lệ mờ

      những nẻo chiều sương. người rách rưới

      những mái nhà. mưa xoi. nắng dọi

      lọ rơi. sành vỡ. lục cục âm

      khuya rồi ai đẽo gỗ huỳnh đàn

      ửng sắc hoa gầy. trên áo quan


      sư bỗng ngừng đàn. nhìn đống lửa

      gốc cây. cháy như đầu thiên cổ

      huyễn huyễn. củi tàn. màu kinh xưa

      mặt đất chừng qua cơn mộng dữ

      nên ngón tay gầy. như ngó sen

      hơi đàn trôi trong hương lá xanh

      đàn ngân. Cánh chim soi trên đầm

      màu hoa mơ nở. trắng non ngàn

      từ trong độ ấy. giờ trăng mọc

      ánh trăng. chảy vàng trăm cửa sông


      bếp rụi. lửa riu. âm đàn dứt

      trăng lên rồi. hổ xuống cẩm khê.

      (1980)

      July 10, 2015

      Du Tử Lê

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Chú thích:

      (1) Bản in lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, năm 1998. Tái bản năm 2012.

      (2) Căn cứ nơi bìa 4 của thi phẩm “Tôi cùng gió mùa,” tiểu sử nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp có thể tóm tắt như sau: Họ Nguyễn quê quán ở Huế. Làm thơ đăng báo từ trước 1954, học ở Huế và Saigon, ông dạy học ở Mỹ Tho trước khi nhập ngũ năm 1963. Ðược chọn về làm đài phát thanh Quân Ðội ở Pleiku, Ðà Lạt, rồi Saigon, tháng 5, 1975, ông đi tù cải tạo tới năm 1982. Năm 1995 định cư tại Mỹ, ông có thơ đăng ở nhiều tạp chí văn chương như Văn Học, Thế Kỷ 21, Hợp Lưu, Văn… Là chủ biên tạp chí Phố Văn từ 2000 tới 2008, cùng gia đình, ông hiện cư ngụ tại thành phố Dallas, Texas; cộng tác với báo Trẻ Magzine ở thành phố này.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Xuân Thiệp

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mưa trong thơ Nguyễn Xuân Thiệp (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Từ “Tôi Cùng Gió Mùa” đến “Tản Mạn Bên Tách Cà Phê” (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nguyễn Xuân Thiệp, xương rồng nở hoa cùng ‘gió mùa’ (Du Tử Lê)

      Nguyễn Xuân Thiệp  (gio-o.com)

      Nguyễn Xuân Thiệp Dưới cái nhìn của tôi  (Phan Xuân Sinh)

      Bản Giao Hưởng Gió Mùa của Nguyễn Xuân Thiệp  (Nguyễn Lương Vỵ)

      Ðọc lại tập thơ “Tôi Cùng Gió Mùa” của Nguyễn Xuân Thiệp  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp  (Đặng Tiến)

      Hoa Thịnh Đốn: Chiều Thơ Văn Với Nguyễn Xuân Thiệp  (Tâm Việt)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Xuân Thiệp

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trong quán cà phê, với Dương Nghiễm Mậu

      (Nguyễn Xuân Thiệp)

      Tản Mạn Bên Tách Cà Phê

      Trần Phù Thế & Cõi Tình Mong Manh

      Những Quả Bóng Màu, và ... tùy bút thơ

       

         Bài viết trên mạng:

       sangtao.org, damau.org, tienve.org

       phamcaohoang.blog, hoiquantramhuong.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)