|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Trinh
Ở đây ai cũng biết phê bình là một thể loại phức tạp và tế nhị, nhất là đối với những cây bút tự trọng và mến tặng tài năng. Ở Nguyễn Mạnh Trinh, qua nhiều bài điểm sách đã tạo được lòng tin cậy của người đọc. Khi đề cập đến tác phẩm, ông là một độc giả thông minh và có lương tâm, luôn luôn nêu ra được những đặc điểm nổi bật và sâu sắc của từng tác giả cả về mặt xử dụng từ ngữ lẫn cấu trúc và bề sâu của các thể hiện cảm xúc và ý tưởng một người viết điểm sách thành công là làm người đọc cảm xúc về những điều nêu ra tạo ra sự riêng biệt và khác biệt của một tác giả. Như vậy, ông ta đã đi được quá nửa của chặng đường phê bình rồi.
Phê bình luôn luôn phải khởi đầu bằng cách đọc đúng và hiểu đúng cái hay và chủ ý của tác giả và kể cả những nhược điểm hoặc những sơ ý của tác giả. Điều ấy không phải là sự phô trương cái uyên bác để che dấu những ý đồ kèm theo. Người phê bình phải có cái tâm trong sáng, viết chủ quan trong cái khách quan và nhận định chính xác. Với Nguyễn Mạnh Trinh, ông viết với sự cẩn trọng và cố gắng không thiên kiến. Đề cập đến những tác giả trong Tạp Ghi Văn Nghệ, ông kiếm tìm trong núi sách vở để tìm ra được những nét tiêu biểu cho từng người. Ông không viết dài dòng mà luôn tìm ra những cái hay và lý thú của một áng văn thơ cuả tác phẩm, thuyết phục người đọc đồng ý với mình, để cả độc giả và người phê bình cùng có được niềm vui chung hiếm có là cùng may mắn thưởng thức cái đẹp cái hay cũng như những nét thâm trầm sâu sắc của những tác phẩm văn chương.
Tạp ghi, tạp văn, hay tạp luận là một thể loại văn học khá thông dụng hiện nay trên các tạp chí văn học nghệ thuật và cả các nhật báo bề thế, thường do một vài thi sĩ, văn sĩ, hoặc ký mục gia phụ trách. Với cấu trúc thoải mái, đề tài tỏa rộng không giới hạn và lối viết dung dị tránh những phong cách cầu kỳ phức tạp, tạp ghi làm người đọc dễ cảm nhận và dễ chia sẻ. Không phải là những khuôn mẫu khô khan của tiểu luận văn học, nhưng cũng không phải là những đề tài dễ dãi, thể loại này đã trở nên quen thuộc với nhiều giới độc giả. Đọc những bài viết như vậy, người đọc không cần những đòi hỏi để tập trung suy nghĩ cao độ cũng như không cần thiết lắm sự vận dụng đủ loại kiến thức trong nhiều lãnh vực trừu tượng để thấu đáo một bài viết thể loại tiểu luận văn chương chẳng hạn. Với Nguyễn Mạnh Trinh và Tạp Ghi Văn Nghệ, tác giả và tác phẩm được đề cập đến với tất cả những chi tiết tuy sơ lược nhưng cũng đủ cho một ý niệm rõ ràng về chân dung tác giả cũng như nội dung tác phẩm của tác giả mà ông viết.
Giống như tùy bút hay phiếm luận, tạp ghi dễ đến với độc giả hơn vì trong một vài trường hợp người viết mang cả sự sinh động của đời sống vào bài viết và đó cũng chính là một nét hấp dẫn người đọc. Có lẽ trong thời đại của tin học, của internet, với sự thặng dư đến bão hòa lượng tin tức đủ loại, đọc một bài tạp ghi gọn gàng khúc triết về một cuốn sách, một tập thơ mới hay về sự nghiệp văn chương của một tác giả cũng đã trở nên một giải trí thú vị và có phần thanh nhã là khác.
Nhìn như vậy, Tạp Ghi Văn Nghệ của Nguyễn Mạnh Trinh với các bài có thể xếp làm một số thể loại.
Thứ nhất là các bài tác giả tác phẩm, nhắc lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của một số tác giả. Ví dụ như các bài viết về Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hoàng Chương, Vũ Khắc Khoan,.. Những đề tài này tuy có nhiều người viết nhưng ở Tạp Ghi Văn nghệ, người đọc có thể tìm ra được nhiều nét mới lạ. Tôi thích bài viết về tác giả Thanh Tâm Tuyền nhất trong số rất nhiều bài viết mà tôi đã đọc ở những người viết khác. Nó có nét riêng và phác họa đúng được một chân dung thi sĩ…
Thứ hai, là các bài điểm sách thường là phân tích nội dung chủ đề của sách, ít hàng về tác giả, vài nét tiêu biểu về văn phong với giá trị của nội dung. Điểm sách ít khi đi sâu vào phần phê bình, mổ xẻ và phân tích những ưu điểm và khuyết điểm của tác giả một cach rốt ráo. Điểm sách chỉ có sự giới thiệu nhiều hơn.
Thứ ba, là các bài tạp ghi nhưng thực chất là các bài tự sự, bởi vì hay trình bày một vài ngẫu hứng của tác giả. Thường thì Nguyễn Mạnh Trinh hay nhắc nhở về một vài câu thơ hay cả một bài thơ và lồng vào trong đó những xúc động cũng như suy nghĩ rất chủ quan về nhân sinh quan, về thời thế hay thân phận của một nhà thơ, một người xuất thân gốc nhà binh hoặc một người sống ở nơi chốn không phải quê hương mình. Lối ngẫu hứng này có chất tùy bút nhiều hơn là tạp ghi. Vì Nguyễn Mạnh Trinh là một thi sĩ nên sở trường xử dụng hình ảnh và ngôn ngữ vẫn được ông tận dụng làm cho giọng văn tha thiết truyền cảm đầy chất thơ trong những bài hồi ức hay tự sự. Đó là một phần thưởng đầy cảm xúc cho nhiều độc giả đã được hưởng khi đọc những bài tạp ghi này.
Tạp Ghi Văn Nghệ cũng có một số bài viết như phong cách của sổ tay văn nghệ., kể lại những sinh hoạt văn học, nói về những suy nghĩ từ buổi ngồi quán cà phê, để bàn rộng ra về mọi hiện tượng phổ quát xã hôi, tâm lý hay văn hóa. Những bài viết loại này thể hiện nhiều cái tâm của tác giả, lãng mạn, nhạy cảm và nhiều suy tư. Thêm vào đó, là chất sinh động của một đời sống vội vã ở đây. Tâm tư đó có lẽ cũng là chung của mọi người nên sự chia sẻ và cảm thông cũng đến với người đọc dễ dàng hơn...
Nói chung, tuy là tạp ghi nhưng Nguyễn Mạnh Trinh đã viết đủ mọi giọng mọi lối. Những bài tạp ghi đăng hàng tuần trên nhật báo Người Việt và nhiều tạp chí ở Úc châu, ở Canada, và ở vài tiểu bang Hoa kỳ có khá nhiều người đọc đã được chọn lựa để in trong tác phẩm Tạp Ghi Văn Nghệ, cuốn sách mà tôi đang đề cập đến. Qua thời gian dài thử nghiệm và qua những người đọc và theo dõi các bài viết của Nguyễn Mạnh Trinh, cũng như những nghiên cứu xác đáng để đối chiếu minh chứng, tôi thấy rằng càng ngày ông viết càng sắc sảo hơn cả về hình thức lẫn nội dung. Nói rằng ông đang đạt đến trình độ cao của nghệ thuật văn chương cũng không phải là quá đáng.
Xem ra, từ một thể loại văn chương tưởng như dễ dãi và dễ viết, như Tạp Ghi Văn Nghệ mà chúng ta có được một cuốn sách có giá trị của một tác giả viết cẩn trọng và khiêm cung. Tôi đọc tác phẩm và thấy được sự trân trọng với chữ nghĩa cũng như cái tâm trong sáng của một người viết biểu hiện qua từng dòng chữ. Hình như, Nguyễn Mạnh Trinh đang sửa soạn để in cuốn thứ hai cũng là những bài viết chon lựa trong những bài đã viết. Hy vọng chúng ta sẽ lại được đọc những trang sách lý thú…
26.09.2007
- Vài Kỷ Niệm Về Nguyễn Gia Trí Duy Lam Hồi ức
- Me Tôi Duy Lam Truyện ngắn
- Viết về Tạp Ghi Văn Nghệ của Nguyễn Mạnh Trinh Duy Lam Nhận định
• Người yêu thơ, yêu sách vở Nguyễn Mạnh Trinh đã ra đi vĩnh viễn (Phúc Quỳnh)
• Nguyễn Mạnh Trinh (Học Xá)
• Viết về Tạp Ghi Văn Nghệ của Nguyễn Mạnh Trinh (Duy Lam)
Đọc “Tạp Ghi Văn Nghệ” của Nguyễn Mạnh Trinh (Vũ Ánh)
Nguyễn Mạnh Trinh (Nguyễn Đình Toàn)
Nguyễn Mạnh Trinh (Vĩnh Hảo)
Nói chuyện với nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh(RFA)
• Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Đọc thơ Trần Vấn Lệ (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh
(Nguyễn Mạnh Trinh)
• Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Nguyễn Ðức Tùng: Từ “Thơ Ðến Từ Ðâu” đến “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” (Nguyễn Mạnh Trinh)
Tháng Giêng Tưởng Niệm ‘Thi Sĩ Mai Thảo’
Văn Chương Hội Nhập: Tác Giả Việt Nam, Tác Phẩm Ngoại Ngữ
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam Và Các Giải Thưởng Văn Chương
Tháng Tư, Đọc Nhà Văn Hoa Kỳ Và Chiến Tranh Việt Nam
Thơ Pablo Neruda - nhạc Nguyễn Đức Quang những tình ca cuối đời của một nhạc sĩ
Nguyễn Mạnh Côn, đem tâm tình viết lịch sử
Nhà văn Lê Xuyên, người muôn năm cũ
Lê Uyên Phương & Tình Yêu & Đà Lạt
Một chút Sài Gòn trong thơ Nguyên Sa
Đọc Hồi Ký Của Huỳnh Văn Lang (Tập 1)
Tạ Tỵ: những tác phẩm nhận định văn học sâu sắc
Đọc Thuở Mơ Làm Văn Sĩ của Nhật Tiến
Nói chuyện với Du Tử Lê trong và ngoài một cuốn sách mới xuất bản
Với C., “Em Về Thăm Thẳm Núi Non”
Hoàng Cầm, "Bên kia sông Đuống"
Phùng Quán, Vịn Vào Thơ Mà Đứng Dậy
Bài viết trên mạng:
phusaonline.free.fr, sangtao.org, damau.org,
vietbao.com, ngo-quyen.org, Học Xá
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |