1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ (Trần Trung Thuần) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-2-2021 | VĂN HỌC

      Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ

        TRẦN TRUNG THUẦN
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ
          (1952 - 17-2-2021)

      Nguyễn Lương Vỵ mới “tái định cư” tại Mỹ khoảng chừng bốn năm nay, là một nhà thơ rất “kén chọn” báo khi gửi bài để đăng do đó trong làng Thơ, tên Nguyễn Lương Vỵ chưa “sôi nổi” lắm. Các báo có đăng thơ của Nguyễn Lương Vỵ là Văn, Thơ, Quán Văn, Hồn Việt, Khởi Hành. Đúng ra thì khi chưa có mặt trên đất Mỹ, các báo trên thỉnh thoảng cũng thấy có thơ Nguyễn Lương Vỵ.


      Nguyễn Lương Vỵ quê quán Quảng Nam (Quán Rường, Tam Kỳ). Sinh năm 1952, tính đến nay, ngày cho in cuốn thơ Hòa Âm Âm Âm Âm (tháng 7 năm 2007) thì đã có năm mươi lăm năm làm ngươì. Trong số năm đó, Nguyễn Lương Vỵ có ba mươi tám năm làm thơ! Kể ra Nguyễn Lương Vỵ cũng “tầm cỡ” lắm đấy chứ! Anh cho biết rất sơ lược về mình:

      NGUYỄN LƯƠNG VỴ sinh năm Nhâm Thìn – 1952. Quê quán: Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam. Mần thơ và đã có thơ đăng báo (Văn, Khởi Hành, Thời Tập, Văn Chương) từ 1969 tại Sài Gòn, Việt Nam.


      Đã in:

      Âm vang và Sắc Màu (NXB Trẻ, Sài Gòn 1990)

      Phương Ý (NXB Thanh Niên, Sài Gòn 2000)

      Hòa Âm Âm Âm Âm...(Thư Ấn Quán – USA 2007)


      Sẽ in:

      Phương Ý (tái bản, có bổ sung)

      100 Bài Thơ Không Đề

      Ngao Du Bụi Bặm (tạp ghi)

      Thân thế và sự nghiệp của tác giả cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm thấy ghi như thế trên bìa sau của cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm dày 310 trang, in bằng giấy loại rất tốt. Hòa Âm Âm Âm Âm gồm ba phần: HÒA ÂM ÂM ÂM ÂM có 61 bài thơ mới sáng tác ở Mỹ – PHỤ LỤC ÂM VANG VÀ SẮC MÀU (tuyển thơ 1969 – 1991) có 37 bài thơ mần lâu rồi và DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN QUẾ PHƯƠNG (phần Anh ngữ, dịch vài bài thơ Nguyễn Lương Vỵ và cảm nghĩ về thơ Nguyễn Lương Vỵ do Trần Ngọc đảm trách).


      Hòa Âm Âm Âm Âm, Nguyễn Lương Vỵ giao cho nhà văn Trần Hoài Thư thực hiện bằng phương pháp thủ công, hoàn toàn bằng tay. Trần Hoài Thư lo cả phần trình bày trang trong, riêng bìa thì nhà văn Vương Trùng Dương lo. Phải nói mà không sợ phải đính chính, về hình thức thì cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm rất tuyệt vời, không chê vào đâu được, nó hẳn thuộc vào loại sách quý – quý vì công phu, quý vì tình bạn trân trọng tình bạn, hết lòng giúp đỡ bạn.


      Điều “nặng cân” của Hòa Âm Âm Âm Âm dĩ nhiên là phần nội dung – cái nội dung này bảo đảm “chất lượng” tài năng của Nguyễn Lương Vỵ. Nguyễn Lương Vỵ làm thơ, thật sự làm thơ. Nguyễn Lương Vỵ làm thơ bằng sức làm của mình cộng với trái tim của một người thơ do Trời ban cho để làm nên bài thơ nào cũng trọn vẹn, tròn đầy – ý nghĩa và đạo đức – sáng trưng dưới mặt trời sáng tạo. Mỗi bài thơ của Nguyễn Lương Vỵ là một tác phẩm nghệ thuật, tác giả không làm vì muốn khoe khoang mà làm vì muốn thể hiện. Có thể thơ Nguyễn Lương Vỵ không (hay chưa) được giới thưởng ngoạn gật gù, vỗ đùi, xoa trán trong nhiều năm qua và nhiều năm tới, không phải vì tôi nói quá lời mà vì “người ta” bận nhiều công chuyện gì đó trong đời nên gác thơ qua một bên, hẹn một dịp khác. Nghĩ thế lại càng vui, lại càng thấy thơ của Nguyễn Lương Vỵ là thơ “đặc thù” (thù là hình thù, đặc là đặc biệt).


      Chưa bao giờ tôi đọc liền tù tì suốt một đêm một tập thơ, bất cứ của ai. Vậy mà tôi thấy vô cùng khoẻ khoắn sau khi xếp lại cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm. Trước Nguyễn Lương Vỵ, sau Nguyễn Lương Vỵ, tôi tin chắc không ai làm thơ dồn hết sức lực và tâm trí của mình vào thơ, cho thơ. Nhiều người yêu thơ, say đắm với thơ, nhưng ôm ấp thơ, gò gẫm thơ, nâng niu thơ như Nguyễn Lương Vỵ... dám không có!


      Chuyện Nguyễn Lương Vỵ làm thơ ra sao, thế nào thì học giả Nguyễn Tôn Nhan viết như thế này:

      Thi Ca sẽ giúp “sau trước tỏ nguồn cơn”. Đến bây giờ ở trong nước và ngoài nước (...), tôi chỉ nhờ thơ Vỵ giúp tôi tin ở những cuộc “viễn mộng” xa xôi... Tôi phải cảm ơn Vỵ nhiều lắm. Hãy cho tôi đọc nhiều thơ nữa đi, đọc suốt đời càng thích. Vì “chữ” của Vỵ đâu phải chỉ là “chữ” không thôi, nó chính là Tính Linh của chúng ta, dù chỉ là loại tính linh đầy những máu.

      (trích thư Nguyễn Tôn Nhan viết gửi qua Mỹ cho Nguyễn Lương Vỵ hồi tháng 6/2007 từ Gia Định).

      Nguyễn Tôn Nhan “thấy” ở thơ Nguyễn Lương Vỵ cái Tính Linh (hiểu một cách bình thường như tôi hiểu được là Trực Giác, tiến xa thêm vài nấc là Trực Cảm – nhưng nói theo cách hiểu của tôi, hai chữ Tính Linh chưa phải vậy, nó thâm sâu và cao cả vô cùng). Tôi không dám trích dẫn bức thư hồi âm của Nguyễn Lương Vỵ gửi lại cho Nguyễn Tôn Nhan. Đời của Nguyễn Lương Vỵ không chỉ là đời của một con người. Hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh vợ con... không chi phối để xé nát lòng Nguyễn Lương Vỵ, ngược lại nó bao trùm... khiến cho Nguyễn Lương Vỵ nhiều phen nghẹt thở.


      Trong phần “sơ yếu lý lịch”, bạn thấy đó, Nguyễn Lương Vỵ có sách được in bởi hai nhà xuất bản “rất cộm” trong nước, Trẻ và Thanh Niên, nhưng Nguyễn Lương Vỵ vẫn cứ là Nguyễn Lương Vỵ một người làm thơ đứng trên tất cả mặc cảm... bởi Nguyễn Lương Vỵ đã được Chúa rước hết tội lỗi từ hơn hai ngàn năm trước, và hơn hai ngàn năm trăm năm trước ông Khổng Tử cũng vì Nguyễn Lương Vỵ mà phát ngôn hai chữ Trượng Phu; chưa hết đâu: Phật cũng từng nói Ta Là Phật Đã Thành, Ngươi Là Phật Sẽ Thành, nếu Nguyễn Lương Vỵ chưa được ai gắn cho danh hiệu Lạt Ma chỉ vì anh đã độc quyền hai chữ ...Lạt Quỷ! Tính Linh ở chỗ đó, đó! Thơ của Nguyễn Lương Vỵ là thơ “mọc” lên từ địa ngục và nở “toè loe” từng khung cửa sổ thiên đường.


      Cây gỗ quý, cây lúa, cây cỏ, cây gì đi nữa cũng thảy đều cho hoa. Tôi chưa thấy ai không từng nói “ối trời, hoa gì mà đẹp ghê nơi”. Hoa cỏ may nằm trong biết bao nhiêu bài thơ kim cổ! Hoa sim, hoa bằng lăng, hoa soan...đẹp lắm mà! Nhưng hoa nở nở toè loe, vì sao mà toè loe toét loét? Vì sao? Vì sao? Bao giờ Nguyễn Lương Vỵ thành Phật, chắc không có đâu, bây giờ ta cứ tin rằng Nguyễn Lương Vỵ xứng đáng là một con người – một con người làm thơ có hồn, vừa có Tâm Hồn vừa có Âm Hồn! Thơ của Nguyễn Lương Vỵ làm tôi rợn tóc gáy. Thật sự như vậy, tôi không nói ngoa, không nói láo, và cả không nói để “hù” bạn! Hãy đọc bài Hòa Âm Âm Âm Âm...

      HÒA ÂM ÂM ÂM ÂM ÂM


      A A A

      U U U

      Vô tận A

      Vô tận U


      Ảo âm chôn bóng đò mù

      Tinh âm sấp ngửa sặc sừ

      Hòa âm ấm lạnh A U


      UUU

      AAA

      Gió bạt tai

      Âm rền máu


      Mẹ đẻ đỏ loe tiếng khóc

      Càn khôn tìm về ngay chóc

      Vũ trụ đùn ngay một bọc


      Âm âm âm

      AAA

      UUU

      câm câm câm


      Chỉ biết tri âm là đây

      Ngáp dài một cái tròn đây

      Xương tàn cốt lụi òa bay


      A A A

      U U U

      Hú mù A

      Hú mù U


      Chỉ biết tri tình ấm lạnh

      Hòa âm suốt kiếp chưa tạnh

      Lù đù suốt kiếp chơi mạnh...

      Bạn thở dài... Thơ vậy mà thơ ư? Hết thở, câu đáp, đúng, đúng nhất: Nó là thơ đấy! Hàn Mạc Tử chỉ vì cơn bệnh trầm kha mà hú mà hí... trong vần trong điệu, Nguyễn Lương Vỵ không vì cơn bệnh nào do vi trùng móc tỉa ruột gan mà vì cái gọi là “hoàn cảnh”, lung tung beng hoàn cảnh, chúng “đùn” cho anh cái bọc làm con người... Hỡi ơi con người Việt Nam, lại là con người sinh ra tại Quảng Nam, nơi chứng kiến không chỉ một lần những chia lìa ly tan nát bét! Đừng đòi hỏi thơ Nguyễn Lương Vỵ phải nằm trong cái khung nào đó, cái luật nào đó. Chúng ta hãy quả quyết với nhau: Tự Do!


      Nguyễn Lương Vỵ và tôi, nhiều lần có đứng bên nhau. Anh ấy đứng ngang vai tôi. Nghĩa là tôi cao, anh ấy thấp. Nhưng đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ, thấm thơ Nguyễn Lương Vỵ rồi tôi thấy mình lùn tịt còn anh ấy thì... cao, cao như cây lau cây sậy! Ngộ ghê! Pascal từng nói: “Con người là một loài vật mềm yếu lắm, như cây lau, nhưng là một cây lau có Tư Tuởng!”. Nguyễn Lương Vỵ thuộc loại cây lau ấy...


      *


      Khi trời không chớp biển, khi trời không mưa nguồn, đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ lòng tôi vẫn nghe nao nao. Thơ Nguyễn Lương Vỵ mở ra nhiều thế giới, hỡi ơi! Khép lại là đôi mắt sầu bi! Tội nghiệp nước non mình, tội nghiệp dân tộc mình, loáng thoáng như những vệt roi quất lên thân thể kiếp người, đời đời còn để lại...


      Ngàn năm sầu dựng trường thành, ta xin cúi lậy âm thanh sắc màu. Điệp trùng thế kỷ trôi mau, thương câu lục bát mà đau lục bình... Thơ Nguyễn Lương Vỵ hiền mơ rứa rứa. Anh không đụng chạm ai. Nhất định là anh không có kẻ thù. Ước chi ở đời ai cũng thân thiết với nhau và... thân thiết với anh!


      Trần Trung Thuần

      Nguồn: tanvien.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thiếu Khanh - Một Bài Thơ Bị-Lãng-Quên Trần Trung Thuần Nhận định

      - Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ Trần Trung Thuần Nhân định

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Lương Vỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thương Tiễn Nguyễn Lương Vỵ (Trần Yên Hòa)

      Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ (Trần Trung Thuần)

      Nguyễn Lương Vỵ: Vấn nạn của cái Being (Trịnh Y Thư)

      Tiễn Bạn Hiền Nguyễn Lương Vỵ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Nguyễn Lương Vỵ – Những viên cuội thời gian  (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      NGUYỄN LƯƠNG VỴ "Thơ nhìn rõ mặt thấy muôn năm"  (Lê Ngọc Trác)

      Hèn chi thơ nín hết  (Lê Giang Trần)

      Đọc Thơ Trần Nhân Tông Qua Bản Dịch Việt Của Nguyễn Lương Vỵ  (Huỳnh Kim Quang)

      Lang thang qua những cõi thơ Nguyễn Lương Vỵ  (Cung Tích Biền)

      Nguyễn Lương Vỵ, bi kịch và thi ca  (Du Tử Lê)

      đọc thơ nguyễn lương vỵ – thất huyền âm trong gió  (Trần Tiến Dũng)

      Nguyễn Lương Vỵ - Thi Nhân Bất Tuyệt Hòa Âm (Tâm Nhiên)

      Nguyễn Lương Vỵ- 45 năm thi ca; chữ nén huyền âm tượng số ngân dài (Tô Đăng Khoa)

      Cảm nhận nhân đọc Năm Chữ Ngàn Câu

       (Đỗ Xuân Tê)

      Nguyễn Lương Vỵ, Ngồi Im Nghe Thơ Lắng Trong Kinh  (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Chia sẻ cùng “huyết âm”, thi phẩm vừa xuất bản của nhà thơ nguyễn lương vỵ  (Nguyễn Thị Khánh Minh)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Lương Vỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tiễn biệt Nguyễn Bắc Sơn (Nguyễn Lương Vỵ)

      Đọc tập truyện “Lá Daffodil Thắt Bím” của nhà văn Nguyễn Âu Hồng (Nguyễn Lương Vỵ)

      Ba bài thơ mùa thu của Trần Nhân Tông

      (Nguyễn Lương Vỵ)

      Ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Trãi

      (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nguyễn Tất Nhiên: từ THIÊN TAI đến TÂM DUNG (ngo-quyen.org)

      Đọc thơ Trần Nhân Tông (dutule.com)

       

         Bài viết trên mạng:

       dutule.com, vietbao.com, gio-o.com,

       vanviet.info, sangtao.org,

       thuvienhoasen.org.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)