|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Mang Viên Long
Lời Tòa soạn: Nguyễn Tuyết Nhung, học trò cũ của nhà giáo (nhà văn) Mang Viên Long khi anh dạy học ở Tuy Hòa. Hiện cô định cư ở Santa Ana, California, Hoa Kỳ.
Sau gần 30 năm, Nguyễn Tuyết Nhung tìm kiếm tin tức và địa chỉ của người thầy cũ ở Việt Nam. Và qua nhiều lần điện đàm, cô ghi lại cuộc nói chuyện rất thú vị giữa cô với người thầy cũ.
Bài: Trò chuyện với nhà văn Mang Viên Long mà cô ghi lại dưới dạng “hỏi đáp”, để chúng ta biết thêm cuộc sống của nhà văn Mang Viên Long nói riêng, và nhiều nhà văn cầm bút cũ trước 1975 hiện tại còn ở quê nhà, nói chung.
Thay mặt nhóm chủ trương, chúng tôi cảm ơn cô Nguyễn Tuyết Nhung đã gởi bài đến chúng tôi kịp để đi vào số này. (nhận vào ngày 23-11-2007)
Nguyễn Tuyết Nhung ( NTN)
- Xin chào Thầy, giờ này Thầy đã đi ngủ chưa- thưa Thầy?
Mang Viên Long (MVL) - Chưa (cười) cũng đang chuẩn bị thôi! Bây giờ là 10g30 đêm- ở đây, trong cái thị trấn nhỏ này, 10 giờ là đã vắng. Sau một ngày “tranh thủ” kiếm sống. Tôi cũng muốn có một giấc ngủ sớm để gọi là “bồi dưỡng” cho sức khoẻ, để ngày mai còn...tiếp tục công việc mưu sinh!
NTN: - Thầy làm việc gì để sống, thưa thầy?
MVL: - Nhiều việc lắm! Mỗi việc tìm một ít tiền, góp lại mới đủ - chứ không thể “chuyên khoa” được.
NTN: Cụ thể là gì?
MVL: - Lại bắt tôi khai “lý lịch” nữa phải không? ( cười). Thế này nhé, sau 75, được tiếp tục dạy cho hết niên khóa. Sau đó, được tập trung cải tạo gần một năm- trở về quê xin tiếp tục giảng dạy bị từ chối. Có lẽ là tối giảng dạy môn Văn và tiếng Anh, mà thời điểm ấy- học sinh chỉ học một sinh ngữ là Nga Văn (1978-1985); còn dạy môn Văn thì cũng có thể chưa được tin tưởng, cho dầu sau giải phóng, tôi được bầu làm trưởng bộ môn KHXH trường Trung Học Nguyễn Huệ, có bằng khen, giấy khen hẳn hoi!(cười). Bị “mất dạy”; tôi là một “lao động không chuyên” – nghĩa là ai thuê mướn làm gì, cũng làm cả. Từ tiểu công, thợ điện, dọn vườn, cuốc đất, cho đến sửa Honda, xe đạp, bơm quẹt ga... tôi đã làm tất cả với lòng yên tĩnh và tự hào.
NTN: - Sau cùng, Thầy đang sống với “nghề” gì vậy, thưa Thầy?
MVL (lại cười): - Chuyện nghề nghiệp kiếm sống này có hơi dài dòng...tôi sợ tốn tiền điện thoại của em – nhưng thôi, xin kể vắn tắt: cách đây 10 năm, tôi làm “ba nghề” (cười) “một nghề làm bằng ba” kia mà!: Thợ sửa gương đeo mắt, sửa khóa làm chìa, và bơm quẹt ga. Có cần “món” gì, thì làm món ấy... Nay, vì lý do sức khỏe – tôi chỉ làm “một nghề” duy nhất - ( cười lớn) “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” mà. Đó là việc “sửa khóa – làm chìa”... nghề thì đã “tinh” mà thân thì vẫn còn khổ!
NTN (cười): - Thầy học nghề ấy lúc nào, ở đâu vậy?
MVL: - Trong lúc thất nghiệp, đi lang thang, gặp một cậu trạc 18 đang “hành nghề” ở vỉa hè phố Qui Nhơn. Tôi thấy cũng hay hay. Dừng lại xem. Sau đó, biết hoàn cảnh của tôi, cậu ta đã hoan hỉ “dạy” tôi trong một buổi chiều. Thế là về nhà, kiếm một cái tủ nhỏ (mua lại của một gia đình quen - đến nay, sau hơn 20 năm vẫn còn) sắm vài món đồ nghề, mua một số mẫu chìa... và từ đó, “vừa học, vừa làm”. Bây giờ đã là bậc 7/7 rồi! Quá tuổi “về hưu” rồi mà cái bụng không cho phép.
NTN: - Thu nhập có khá không, thưa Thấy?
MVL (cười): - Cũng khá khá so với “vốn tự có” ít ỏi của mình. Cũng đủ nuôi sống bản thân ( hạn chế hết mức - đến ly café buổi sớm cũng bỏ, chỉ hút thuốc loại 77, tách trà lá ở cửa hàng...) - Còn lại, phụ giúp vợ nuôi con - đến năm 1981 là 4 đứa – đó là cậu con trai út. Nếu tính sang “ngoại tệ” USA thì mỗi ngày tôi kiếm được từ 2 đến 3 USA.
NTN: - Chỉ có bấy nhiêu sao, thưa Thầy?
MVL: - Đó là thu nhập ở mức cao! Từ 30.000đ -45.000đVN/ mỗi ngày – không phải ai ai cũng kiếm được đâu. (cho đến thời điểm hôm nay - 2007). Tuy vậy, vẫn có người trở nên giàu... Họ mua nhiều nhà, xe cộ - sống còn hơn Việt Kiều. (cười).
NTN: - Em xin phép không chạm tới” cuộc sống riêng của Thầy nữa – Xin được hỏi Thầy đôi điều về... văn học, như vậy sẽ vui hơn...
MVL: - Được trò chuyện với em là một niềm vui, em cứ hỏi (cười)... Tôi nói chuyện không tốn tiền” cơ mà!
NTN: - Thưa Thầy, sau năm 1975 Thầy còn viết văn nữa không, thưa Thầy?
MVL: - Từ 1975 đến 1990 – nghĩa là khoảng thời gian dài 15 năm, vì hoàn cảnh khó khăn, có nhiều “chướng duyên” đặc biệt, tôi không “đụng tới” cây bút nhiều... Chỉ lo kiến ăn và ổn định gia đình, là đã... hết hơi rồi, còn đầu óc đâu mà nghĩ tới... nàng thơ?. Sau 1990, tôi có viết lại rai cho tờ báo G.N (của THPG Tp HCM) vì lúc ấy tôi đang sống trong chùa, có duyên đọc G.N và kinh sách Phật Giáo. Viết như một sự giải tỏa, một niềm an ủi, và sau cùng là để tu học! Tôi viết cho G.N như tâm tình của một hành giả, chứ không phải học giả! Phải nói rằng, triết lý sống của đạo Phật – qua kinh sách, đã “cứu sống” tôi trong lúc tôi vô cùng thất vọng... Tôi luôn nhớ câu “Thúc liễm thân tâm, tạm thời bất túc” để tiếp tục sống!
NTN: - Và sau đó...
MVL: - Sau đó, tôi có viết bài tham gia ở vài tờ báo VN địa phương (như VNPY, VNBĐ, ĐH, CĐ...) để gọi là “có đôi lời bày tỏ” qua truyện ngắn, hay các tiểu luận thuộc lãnh vực văn học, giáo dục... Hiện tôi viết thường xuyên cho tờ Vô Ưu (THPG Dăk Lăk), tờ Tuổi Ngọc (ở Tp HCM), Thời Văn (của NĐT chủ biên - TpHCM). Đó là những tờ báo “tự lập” của những người có lòng với Phật pháp, với văn học...Vì lẽ đó, tất cả đều... nghèo, tiền nhuận bút lúc có, lúc không! (nếu có cũng chỉ đủ một... chầu café) ( cười thoải mái).
NTN: - Tại sao Thầy không viết ở vài tờ báo khác- em nghe nói là khoản nhuận bút rất cao?
MVL (cười lớn): - Làm sao mình “chen chân” vào các tờ báo ấy được? Tất cả đều phải có “điều kiện” chứ? họ đều có chủ trương, tôn chỉ riêng - hơn nữa - dầu sao mình vẫn được hiểu là “người viết cũ”, mà có thể họ cần “người viết mới” hơn. Thực ra, dầu trước 75 hay sau 75 ngòi bút tôi vẫn vậy. Nghĩa là vẫn nhiệt tình, chân thành là người chứng, là người có ý thức góp phần nhỏ cho văn học, cho đất nước... Viết là để xây dựng. Nhưng sự “xây dựng” có nhiều cách thể hiện, không chỉ là những tác phẩm “tô hồng”, mà còn là những tác phẩm sâu sắc về việc phản kháng những tệ nạn, thiếu sót, chưa tốt trong xã hội nữa... Những sách loại I, nhìn lại, cũng chẳng giúp ích được gì cho đất nước, cho văn học trong mấy chục năm qua. Mà loại này thì được in nhiều, tiền nhuận bút lại rất cao!
NTN: - Như vậy Thầy viết như thế nào?
MVL(cười): - Như thế nào ư? Tôi không theo bất cứ một điều kiện gì - ngoài tấm lòng chơn thật của chính mình. Cảm thấy thích, cần là viết. Viết đúng theo cảm nhận, đúng thực tế, và cũng đúng với ý nguyện “cầu mong tất cả sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn...”. Có lẽ, tôi chịu sự chỉ dẫn của Trái Tim! Trái Tim tôi mách bảo ít khi sai lầm! Tôi vẫn xem “chuyện viết lách” như một sự thư giãn...
NTN: - Có khi nào Thầy nghĩ là “sẽ sống” được với ngòi bút của mình không?
MVL: - Ý em muốn hỏi “sống được” là như thế nào? ( Tác giả hay tác phẩm? Vật chất hay tinh thần?)
NTN: - Cả hai...
MVL: - Trước tiên xin nói về “tác giả” vậy: Tôi chưa hề nghĩ rằng mình sẽ sống với tiền nhuận bút (trước 75 và sau 75)- bởi vì viết tùy hứng, tùy thích... có vẻ amateur quá, ai chịu bỏ tiền ra? Họ phải đặt điều kiện. Và mình phải thực hiện đúng. Tôi rất buồn vì có nhiều “tác giả” nghĩ một đường, viết một nẻo. Tác phẩm nhạt nhẽo, gượng ép - thấy rõ. Người xưa có quan niệm “văn tức là người” bây giờ cũng phải vậy. Tác phẩm phải được bắt nguồn từ đời sống, từ tấm lòng trong sáng, từ ước mơ khát vọng chung của con người...
Về sự "sống còn” của tác phẩm - điều đó, xin dành lại cho độc giả, cho thời gian... có nhà văn, nhà thơ nào không mong ước “đứa con” của mình sống lâu- sống lâu trăm tuổi đâu? (cười dài). Việc “khai tử” hay “khai sanh” ở đây vẫn luôn thay đổi!
NTN: - Hiện tại, Thầy đã viết được bao nhiêu tác phẩm chưa xuất bản? Và tương lai?
MVL: - Ít thôi. Phải nói là rất ít so với quãng thời gian dài hơn 30 năm... Ngoài tập “Biển Của hai Người” và “Hỏi Lại Chính Mình” do bạn bè in giúp cho – còn 3 tập truyện ngắn, một tập tiểu luận - Tản văn (dày hơn 500 trang) đang chờ “mạnh thường quân” trợ giúp hay một “phép lạ” nào.
Phải nói thật một chuyện: Viết mà không đăng được, không có điều kiện xuất bản - giới thiệu bạn đọc, sẽ làm “giảm” rất nhiều hứng thú, đam mê. Đã không có tiền nhuận bút café, thuốc lá, lại xếp xó hoài, cũng buồn chứ? Sống đã cô đơn, viết cũng lại... cô độc!
Tôi hy vọng là người bạn văn ở TN hay TQBT sẽ có dịp “khai sinh” nó. Lúc đó, tôi sẽ rất hạnh phúc gởi tặng em đọc cho vui nhé! Chỉ mong có vậy thôi. Còn chuyện ngày mai ư? Tương lai thì chưa đến, làm sao mà biết trước được? (em nên nhớ, cuộc đời chỉ dài bằng một hơi thở thôi - Phật đã dạy thế). Xin chờ...
NTN: - Có lẽ giờ này đã quá 12 giờ đêm (giờ VN)?- Thầy còn phải có giấc ngủ để “bồi dưỡng” cho sớm mai... Em thành thật xin lỗi, và cảm ơn Thầy... Hẹn sẽ được tiếp tục “chuyện trò” thêm với Thầy đôi điều còn lại...
Santa Ana
Tháng 10-2007
Tiểu Sử:
Mang Viên Long tên thật và cũng là bút hiệu của anh.
Sinh năm 1944 tại thành Đồ Bàn, Tỉnh Bình Định.
Trước 1975, anh dạy học tại Tuy Hòa, Phú yên.
Sau 1975, nhiệm sở cuối cùng của anh là trường tổng hợp Nguyễn Huệ. Chỉ dạy hết niên khóa 1975 là tập trung cải tạo một năm. Trở về xin dạy lại tại nhiệm sở cũ, không cho, anh trở về quê tại huyện An Nhơn, Bình Định.
Phương tiện sinh sống hiện tại của anh là: làm chìa sửa ổ khóa nơi góc phố ở huyện An Nhơn ( xem hình).
Sau năm 1990 anh bắt đầu viết trở lại cho các tạp chí ở địa phương như Bình Định, Phú Yên, Nha Trang và GHPG như Vô Ưu, Giác Ngộ... Tuổi trẻ Chủ Nhật và TQBT.
Trước 1975 đã xuất bản:
- Trên Đỉnh Sa Mù (1969)
- Mùa Thu Trống Trải (1970)
- Phố Người (1971)
- Có Những Mùa Trăng (1971)
- Đóa Hồng Cho Người Yêu (tùy bút 1971)
Anh đã cộng tác cho nhiều tạp chí ở Sài Gòn trước 1975, như: Văn, Bách Khoa, Khởi Hành, Trình Bày, Hiện Diện, Phổ Thông.
Năm 2006 Thư Ấn Quán Hoa Kỳ in cho anh tập truyện: Biển Của Hai Người.
* Xin đọc bài viết: Trò Chuyện Với Nhà Văn Mang Viên Long do cô học trò cũ của anh thực hiện qua điện đàm để hiểu rõ thêm về anh.
(Nguồn: Thư Quán Bản Thảo Tập 30, tháng 1-2008
Giới thiệu 3 nhà văn: Trần Huiền Ân, Mang Viên Long, Cao Thoại Châu)
- Trò chuyện với nhà văn Mang Viên Long Nguyễn Tuyết Nhung Phỏng vấn
• Trò chuyện với nhà văn Mang Viên Long (Nguyễn Tuyết Nhung)
Mang Viên Long – Một thế hệ buồn (Ban Mai)
• Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long)
• Tâm Sự Cùng Phạm Văn Nhàn Qua “Màu Thời Gian” (Mang Viên Long)
• Khởi Hành, Những Năm tháng Tuổi Trẻ Không Quên... (Mang Viên Long)
• Ngày Về Đà Lạt của Chu Trầm Nguyên Minh... (Mang Viên Long)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |