|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Lý Thừa Nghiệp
Lý Thừa Nghiệp không phải sinh ra để làm thơ, nhưng, từ ngày biết sống với thơ, dường như thi sĩ lúc nào cũng thao thức, cũng ôm ấp, cũng tâm tình với thơ như chính nổi niềm thiết tha của tâm hồn mình.
Cuộc đời thơ của Lý Thừa Nghiệp tưởng như êm ả, lặng lẽ đơn côi, nhưng, những nỗi cảm thông, những dòng cảm xúc của thi sĩ lại giống như những tia sáng, luôn dàn trải trong đời sống, luôn phát sinh hơi ấm cho cỏ cây trí tuệ ươm mầm và luôn đoan đả trân quí cảm tình của mọi người, mọi thành phần trong xã hội.
Chính ngọn lửa tâm hồn hài hoà này, phát ra sức nóng, luôn là chất keo quyện chặt, giữ gìn trái tim sâu lắng, tràn đầy hoài cảm, dạt dào thân ái, nhưng không thiếu phần sáng tạo, để, từ đó, nhà thơ tự tạo ra thứ âm thanh réo rắc, tuôn chảy vào cõi lòng bất tận của mình và tha nhân. Chính cõi thơ không cùng này, đã tạo thành niềm tin son sắt, niềm hạnh phúc vô biên hoà lẫn nỗi niềm hy vọng mang cõi thơ thoát tục góp một bàn tay vào chốn trần gian. Rồi cũng ngọn lửa nhiệm mầu này, lại là một thực tại phát sáng, tạo thành ánh sáng nhiệm mầu, thiêng liêng cao cả, để soi rọi cuộc đời, hầu mang nguồn vui đạo thâm trầm cho thi hữu khắp nơi, và cũng ước mong dâng hiến trái tim ngọt ngào yêu thương, tâm hồn trong sáng bao la đến người thưởng thức!
Sống giữa cuộc đời vừa ồn náo, vừa hỗn tạp với những thứ cám dỗ, tranh đua, thường quật ngã con người trong vũng bùn danh lợi, nhưng, với nhà thơ Lý Thừa Nghiệp lại có đôi phần khác biệt. Thi sĩ biết sắp xếp thời gian, ngoài những thời giờ cho người thân, ngoài những trách nhiệm cao cả cho tha nhân, cho xã hội, Lý Thừa Nghiệp biết dành thời gian cho chính mình, biết sống trọn vẹn với Phật tâm của mình, bằng những ngày tháng trở về, thật sự sống tĩnh lặng với câu niệm Phật, để bật thành bản trường ca niệm Phật:
Buổi sáng ngồi niệm Phật
Một màu nắng lung linh
Cỏ xanh cùng trời đất
Lấp lánh những ơn lành.
Buổi trưa ngồi niệm Phật
Man mác cuộc hồng trần
Kiếp người như điện phất
Cát bụi nào bâng khuâng.
Nửa đêm ngồi niệm Phật
Thơ bay sáng trên đồi
Câu Kinh như khúc hát
Phiền não hề! mây trôi
Thường niệm, thường niệm Phật
Bao la những sen vàng
Hồ tâm dường như ngọc
Biển sáng màu thanh quang.
Mùa Xuân ngồi niệm Phật
Bờ xưa dậy hương trầm
Hằng sa đời phiêu bạt
Trong lòng Mẹ Quán Âm. (Bài Niệm Phật)
Lúc nào cũng nhìn đời lạc quan, nhìn mọi người đều là những đóa hoa sen thơm ngát nhuỵ vàng, tâm hồn bao la, sáng trong như ngọc báu minh châu, thơ Lý Thừa Nghiệp luôn chứa đựng thế giới tâm linh tỉnh thức, cộng với những âm thanh trác tuyệt, những ngôn từ dễ hiểu, chất phác trung thực, nhưng lại quen thuộc, hiền lành với tất cả mọi người.
Ở những bài thơ khác, trong Thực Tại Nhiệm Mầu, người nghe còn thấy cả những câu thơ như những dòng suối mát ngọt ngào tuôn chảy bất tận, bình dị hài hoà như mặt đất nuôi lớn tất cả mầm non, nhưng lại không thiếu sự rung động, độ mỹ cảm dạt dào của tâm hồn thi sĩ:
Tặng em đó những cỏ hoa Bồ tát
Trang kinh nào ăm ắp cả hư không
Chuông khua vang, rưng rức bụi hồng
Ai sinh diệt và ai còn phiêu bạt... (Tạc Tượng)
Cuối cùng, đối với nhà thơ, kiếp người không khác nào một cuộc lãng du, và lắm khi, chính nhà thơ lại là người sống trong phiêu lãng nhiều nhất, đặc biệt là phiêu lãng tâm hồn. Nhưng, cũng chính sự phiêu lãng này, đã đưa đẩy thi sĩ trở thành kẻ chèo đò, trở thành người tài xế, đưa tha nhân vượt thoát sông mê, vượt qua những cơn dông bảo cuộc đời, để bước lên bờ an lạc giải thoát và để khắp cả ruộng đồng, đóa sen trắng đơm hoa nở nhụy:
Ta đưa người vô đạo
Tâm tướng hề! như không
Qua hết mùa đông bảo
Sen nở trắng trên đồng... (Đưa Người)
Trong thế giới sanh diệt, diệt sanh tương tục, khi dông bảo chấm dứt thì sự tỉnh lặng an bình trở về; hết nắng cháy trưa hè, thì đồng xanh tươi thắm; cỏ cây hoang dã điêu tàn để hàng ngàn đoá sen nở, tất cả đều dự báo một thực tại mầu nhiệm, để đón chào một thiên nhiên sinh động nhiệm mầu. Vì vậy, thế giới hữu tình và vô tình của nhà thơ dịu dàng, thơm ngát, mang âm hưởng của bản thể mênh mông, mang khí chất của vũ trụ vô cùng. Để rồi, những hồi ức trong tiểu vũ trụ cứ hiện về, cứ xôn xao ngọt lịm, cứ mềm đẹp như cánh bướm lượn cành hoa, và cứ ửng hồng như trái chín trong không khí mùa đông:
Trăm lạy này gởi Mẹ
Nghìn lạy này gởi Cha
Con bây giờ như bụi
Lênh đênh chốn Ta bà (Khúc Mùa Đông)
Trong Thực Tại Mầu Nhiệm, tâm hồn thơ của thi sĩ cứ như một đại thần lực, có công năng rộng mở cả khoảng không gian, có khả năng làm chủ cả thời gian, để từ đó, người thợ tự mình tạo ra một thế giới người, thế giới của hành giả buông xả những tham lam của cá thể nhỏ bé và để quay về sống trong đại thể giới mênh mông. Vì vậy, thế giới quan của Thực Tại Mầu Nhiệm rất quen thuộc, thân thuộc với người thưởng thức.
Nếu đứng ở phía trước, người đọc có thể thấy được mọi chi tiết rõ ràng, cụ thể đến tận phía sau; nếu nhìn từ góc độ thượng tầng, người đọc có thể thấu thị được đến tận cùng điểm cuối của hạ tầng; nếu đứng từ trung tâm, người đọc có thể thông suốt và cảm nhận cả mọi thành tố của ý nghĩa và ngôn từ. Vì lẽ tự nhiên này, thơ đạo của Lý Thừa Nghiệp không những vừa cho ta những điều đã từng có trong kho tàng thi ca Việt nam, mà thi sĩ còn cung hiến cho người thưởng thức thơ những điều chưa từng có từ trước, để có thể trở thành những áng thơ bất hủ, những tiếng chuông tâm thức chân thật mầu nhiệm, những âm thanh êm dịu lạ lùng, giống như tiếng chuông từ thuở hồng hoang tịch tĩnh:
Chừng như từ thuở hồng hoang
Tiếng chuông vô tận còn vang lưng trời
Lắng nghe bặt cả ngôn lời
Mới hay tâm tánh đổi dời tử sinh. (Tiếng Chuông)
Nhìn chung, những tác phẩm thơ của Lý Thừa Nghiệp không phải là những sản phẩm của thương mây khóc gió, lại càng không phải là những sản phẩm của tình cảm vị kỷ nhất thời, mà là sản phẩm của nghệ thuật sống, là chứng nhân của chuyến hồi quang nội tại, không khác gì những thi kệ của chư vị Thiền sư thuở nào.
Vì thế, thơ của Lý Thừa Nghiệp sinh ra, lớn lên giữa biển đời trầm luân dâu bể, nên thường sống động, gần gủi kiếp nhân sinh, luôn hoà quang đồng trần, mà chưa một lần bị thế trần làm nhiễm ô mê hoặc, hoặc biến đi bản thể bất sinh. Đây cũng là điểm sáng tạo đặc biệt của nhà thơ.
Trong quá trình sáng tạo, thi nhân vẫn luôn sử dụng chữ nghĩa trần gian, nhưng lại là thứ chữ nghĩa được hàm dưỡng từ nội tâm, được vun phân tưới nước kỷ lưỡng, để có một sức sống đẹp trong mỗi lời thơ. Những lời lẽ trong thơ lại ngắn gọn, xúc tích, sắc xảo, chứa đầy chất sống tinh tế nhiệm mầu. Vì vậy, những năm qua, nhà thơ Lý Thừa Nghiệp đã thành công trong việc truyền đạt những tình cảm đậm đà, những tha thiết trinh thành đối với quê hương, đối với con người, đối với những giá trị nhân bản và đối với dòng thơ Thiền của đạo Phật!
Hy vọng, dòng máu trong tim của Lý Thừa Nghiệp vẫn tiếp tục chảy, cũng như dòng thơ đạo của thi sĩ tiếp tục tuôn trào, tạo thành sức sống mãnh liệt, bất tận, góp phần vào vườn thơ dân tộc những bông hoa tươi đẹp đầy đủ sắc hương, góp phần tô thêm nét mỹ miều cho vườn thơ đạo thêm hương thơm giải thoát. Và cũng chính trong vườn hoa kỳ vĩ này, nhà thơ tiếp tục chấp cánh cho thơ mình bay vào thế giới thường nhiên, minh nhiên nhiệm mầu!
Melbourne, 2006
- Lý Thừa Nghiệp với CD Thơ-Nhạc "Thực Tại Nhiệm Mầu" Thiện Hữu Nhận định
• Lý Thừa Nghiệp với CD Thơ-Nhạc "Thực Tại Nhiệm Mầu" (Thiện Hữu)
• Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca (Ngô Nguyên Nghiễm)
Tiểu sử Lý Thừa Nghiệp (vinhhao.info)
Lời Giới Thiệu thi tập Lung Linh Hoa Tạng của TK Thiện Hữu và Lý Thừa Nghiệp (Vĩnh Hảo)
Đọc thơ Lý Thừa Nghiệp (Phan Tấn Hải)
- CD Thơ Nhạc "Thực Tại Nhiệm Mầu"
Tác phẩm trên mạng:
- damau.org - sangtao.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |