1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giáo sư Lưu Trung Khảo: Lương Sư Cứu Quốc (Trangđài Glasssey-Trầnguyễn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-12-2015 | VĂN HỌC

      Giáo sư Lưu Trung Khảo: Lương Sư Cứu Quốc

        Trangđài Glasssey-Trầnguyễn
      Share File.php Share File
          

       

      Giáo sư Lưu Trung Khảo vừa qua đời lúc 12 giờ 18 phút trưa Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai, 2015 tại Nam California, hưởng thọ 84 tuổi.

      Bài viết sau đây được trích từ tuyển tập “Lưu Trung Khảo dưới mắt bạn bè.” Tác giả đóng góp cái nhìn về Giáo sư Lưu Trung Khảo qua kinh nghiệm sinh hoạt Việt Ngữ.



          GS. Lưu Trung Khảo
        (1931 - 2015)

      Trong những ngày đầu tiên đến Hoa Kỳ năm 1994, tôi dự Khoá Tu Nghiệp & Huấn Luyện Sư Phạm do Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California tổ chức tại Rose Mead. Khoá đông vô kể, ngồi chật cả hội trường thênh thang. Giờ giải lao, các Thầy Cô hàn huyên, âm vang cả khu đồi yên tĩnh.


      Từ những ngày đó, tôi được biết đến Giáo sư Lưu Trung Khảo. Tuy gần hai mươi năm nay, tôi chưa bao giờ trực tiếp nói chuyện với Thầy ngoài những lần chào hỏi Thầy Cô tại những chương trình sinh hoạt Việt ngữ, nhưng hình như “bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu” (tựa một tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng), tôi cũng được nghe và thấy Thầy.


      Vóc dáng và nghị lực của Giáo sư là một tỉ lệ nghịch! Thầy gầy nhỏ, nhưng sức làm việc dẻo dai, bền bỉ, đa dạng. Trong rất nhiều các sinh hoạt tôi tham dự, tôi đều được nghe Thầy nói: sinh hoạt Việt ngữ, tuổi trẻ dấn thân, đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt truyền thông. Khả năng và tấm lòng của Thầy vô tận.


      Nhưng, nói đến Gs Lưu Trung Khảo, là nói đến hình ảnh người bạn đời của Thầy, Cô Kim Anh. Vì đã có hiền nội đảm đang tất cả, nên Gs Lưu Trung Khảo mới an tâm đảm trách biết bao việc trong suốt mấy thập niên qua, dù tuổi đã cao. Hình như trong bất cứ sinh hoạt nào, người phụ nữ hiền lành này cũng đi bên chồng. Cô là điểm tựa để Thầy nâng quả địa cầu lên bằng chữ nghĩa và tâm huyết. Một điểm tựa cần thiết, vững vàng.


      Là một người nữ cầm bút và sinh hoạt văn hoá giáo dục, tôi hiểu rất rõ những yếu tố cần thiết về mặt gia đình để cho phép tôi theo đuổi những sinh hoạt này. Nếu gia chưa ‘tề’ thì khó cho một người có thể phục vụ xã hội được. Người vợ hiền của Gs Khảo đã đảm đang hậu phương gia đình, để Thầy mạnh mẽ dấn thân nơi tiền tuyến văn hoá và chính trị. Sự hy sinh và tận hiến cho gia đình của Cô ắt cũng là một cảm hứng tuyệt vời cho Thầy. Xin cám ơn những đóng góp rất thiết thực của Thầy.


      Giáo sư Lưu Trung Khảo đóng một vai trò đặc biệt trong sự phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại. Thầy là một trong những nhịp cầu mà giới trẻ chúng tôi cần và tri ân. Qua những người như Thầy, chúng tôi nối lại được với quá khứ trước 1975, truy tầm thanh sử của dân tộc, và các bài viết và bài nói uyên bác của Thầy cho chúng tôi một điểm tham khảo để lập cho chính mình những nhận định về thời cuộc hiện nay.


      Trong bài nói kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Khối 8406, ngày 4 tháng 4 năm 2010, với tư cách Chủ tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Giáo sư đã xác định: dân tộc Việt Nam phải có một báu vật để có thể tồn tại đến hôm nay. Thầy nói, “Lập quốc từ gần 5000 năm giữa hai khối văn minh bá chủ Á-châu là Trung Hoa và Ấn Độ mà quốc gia Việt Nam vẫn giữ vững được nền độc lập, tất nhiên, Việt Nam phải có một bảo vật thiêng liêng truyền quốc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ kia. Bảo vật truyền quốc đó chính là truyền thống bất khuất của ông cha ta.”


      Giáo sư đã kết luận với một niềm xác tín về một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Thầy quy tóm ba điều: lạc quan, tin tưởng, hy vọng.

      Lạc quan: Lạc quan vì thấy truyền thống bất khuất của Tổ Tiên vẫn là một dòng chảy miên viễn liên tục, trong huyết quản của con dân Việt Nam. Lạc quan vì những nhân sĩ trí thức, những sĩ phu Việt Nam vẫn giữ được hào khí của cha ông, xứng đáng là những bậc trượng phu “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Giàu sang không làm cho đam mê, nghèo hèn không thể thay đổi, và uy quyền vũ lực không thể khuất phục. Lạc quan vì bản Tuyên Ngôn của Khối 8406 ra đời với đầy đủ 3 yếu tố thuận lợi: thiên thời, địa lợi, nhân hòa — thì lo gì không thành công.


      Tin tưởng: Tôi luôn luôn tin tưởng rằng Trời Đất bao giờ cũng ở cùng người hiền. Người lương thiện bao giờ cũng song hành với Trời Đất. Thiên nhân tương dữ. Tôi tin ở chính nghĩa tất thắng của dân tộc. Tôi tin tưởng ở sự tiến bộ của nhân loại, bao giờ cũng từ chỗ dã man sang văn minh, từ độc tài sang dân chủ, từ độc ác sang thánh thiện. Tôi tin tưởng ở hiền thì gặp lành, ở ác gặp dữ. Tôi tin tưởng rằng: tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác.


      Hy vọng: Với những thông tin điện toán toàn cầu hiện đại, với thế liên lập quốc tế, với sự hỗ trợ của thế giới dân chủ tự do, với sự cố gắng của chính tự thân, dân tộc Việt Nam sẽ đứng lên giành lại quyền làm chủ Đất Nước. Một tương lai xán lạn đang chờ đón tất cả con dân Việt Nam để cùng với các quốc gia trên thế giới song hành.

      Phải chăng chính bộ ba này đã nuôi dưỡng huệ khí của Thầy trong suốt bốn thập niên qua, giữ cho Thầy đứng vững trên con đường tranh đấu đầy gian nan cho một quê hương còn trong gông cùm, tăm tối. Thầy đã đến Quận Cam từ tháng Năm năm 1975. Trong suốt bốn mươi năm qua, Thầy vẫn luôn là một nhân tố cần thiết trong rất nhiều nổ lực và điểm son trong những thành quả văn hoá, chính trị của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Di sản lớn nhất và quan trọng nhất mà Thầy để lại cho thế hệ của tôi cũng chính là cái kiềng ba chân này: lạc quan, tin tưởng, hy vọng.


      Sự chuyển tiếp di sản tinh thần luôn là một nan đề cho bất cứ dân tộc nào, nhất là một dân tộc phải chịu nhiều can qua như dân tộc Việt Nam. Chính nhờ những người đi trước như Giáo sư mà thế hệ chúng tôi được thắp lửa trong tim trong óc, có tư duy văn hoá để nhìn về phía trước với sự tự tin, nhìn vào thế giới với niềm tự hào.


       

      TAViet và Thân hữu chụp hình với Gs Lưu Trung Khảo và Ns Anh Bằng

      Tháng Tám năm 2015, tôi có vinh hạnh được cùng Giáo sư Lưu Trung Khảo trình bày trong buổi Hội thảo Chủ đề “Bốn Mươi Năm Tiếng Việt Hải Ngoại” tại Khoá Tu Nghiệp Sư Phạm thứ 27 do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California tổ chức tại Le Jao Center, thành phố Westminster, California. Tôi thấy Thầy đã yếu đi nhiều, tuy khẩu tài và chí khí thì không thay đổi. Thầy nói chuyện hóm hỉnh, khiến cả hội trường phải cười ồ lên nhiều lần. Đó là lần cuối tôi được nghe Thầy nói bằng xương bằng thịt. Nhưng tôi sẽ còn nghe Thầy nói mãi qua những di sản tinh thần mà Thầy đã trao lại trong suốt bốn mươi năm qua.


      Xin tỏ lòng tri ân và quý trọng đối với Giáo sư Lưu Trung Khảo, một bậc lương sư cứu quốc. Nguyện xin hương linh của Thầy sớm tiêu diêu miền cực lạc.


      Trangđài Glassey

      sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giấy gói lửa, gói mong manh - nghệ thuật điêu khắc giấy Đinh Trường Giang Trangđài Glassey Nhận định

      - Hành trang Việt ngữ: Sổ Tay Chính Tả và bộ Việt Sử Bằng Tranh Trangđài Glassey Giới thiệu

      - Giáo sư Lưu Trung Khảo: Lương Sư Cứu Quốc Trangđài Glassey Tạp luận

      - Tiếng Việt, quê hương giữa thế giới: 40 năm tiếng Việt hải ngoại Trangđài Glassey Tạp luận

      - 40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi Trangđài Glassey Khảo luận

      - Ann-Phong tại Ann-Home: Ngọn Gió nghệ thuật Việt tại Anaheim Trangđài Glassey Giới thiệu

      - “Sự thật ấm lòng” về Nhà văn – nhà binh Phan Nhật Nam Trangđài Glassey Giới thiệu

    3. Bài viết về Giáo Sư Lưu Trung Khảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lưu Trung Khảo

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đôi điều về một người thầy khả kính: Giáo sư Lưu Trung Khảo (Phạm Tín An Ninh)

      Giáo sư Lưu Trung Khảo: Lương Sư Cứu Quốc (Trangđài Glassey)

      - Giáo Sư Lưu Trung Khảo Ra Đi Tại Quận Cam Thọ 84 Tuổi (vietbao.com)

       

      Tác phẩm của Lưu Trung Khảo

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)