|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà báo Lê Thiệp
(1944 - 5.7.2013)
Nhà báo Lê Thiệp qua đời năm 2013 thọ 69 tuổi vì bệnh ung thư nhưng không mất. Anh có một cuốn sách viết dang dở "Ung Thư Ơi, Chào Mi”; nhưng sự nghiệp báo chí của anh không dang dở vì anh đã để lại cuốn Lững Thững Giữa Đời. Cuốn sách cho thấy Lê Thiệp đích thưc là một nhà báo chuyên nghiệp quí hiếm; trong đó có những bài giá trị giúp biết thêm về Văn Hóa Nhật Trình Saigon của thời Viêt Nam Cọng Hòa. Những ai muốn nghiên cưú về báo chí Miền Nam trước 1975 nếu không đọc cuốn này sẽ là một thiếu sót lớn.
Còn cuốn "Ung Thư ơi, chào mi" là một cuốn sách có tựa đề rất thân ái nhằm, để mọi người đừng quá sợ hãi, tuyệt vong nếu bị xác nhận mắc bệnh; vì ung thư thường được xem như là một bản án tử hình. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ của khoa học nhiều bản án đã trở thành án treo. Căn bệnh này không còn thuộc loại hết thuốc chữa. Nhà báo Lê Thiệp trong khi bị ung thư gan ở thời kỳ cuối nhưng vẫn tự tin, đầy lạc quan cho rằng mình sẽ vượt qua được và sẽ tòan thắng. Chẳng may anh đã qua đời ngày 5 tháng bảy năm 2013. ”Ung thư ơi, chào mi" trở thành một tác phẩm dang dở.
Trước đó vài tháng, ngày chủ nhật 24/3/2013, Lê Thiệp đã làm một chuyện mà hiếm người làm là khai báo trước 200 cử tọa, trong một buổi ra mắt sách ở Fall Church VA, gần Washington, thủ đô nước Mỹ, của Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TSTQH), được thành lập từ năm (2000), do nhà văn Uyên Thao 80 tuổi, hiện đang mang án treo ung thư có tới 10 năm, điều hành là: "tôi vừa được chẩn trị và bác sĩ sau nhiều lần thử nghiệm đã xác nhận tôi bị ung thư gan tới thời kỳ cuối. Bệnh tật, một trong tứ khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử là điều trong chúng ta không ai thoát khỏi.”
Dịp này, Lê Thiệp đã khẳng định, "sẽ có ngày sách của chúng ta sẽ in và phổ biến tại Việt Nam”... Nhà báo kêu gọi những ai nếu có tình cờ cầm một cuốn sách của TS/TQH thì hãy tiếp tay TS/TQH với cái ước vọng rằng mai này khi trở lại quê hương chúng ta sẽ có không chỉ vài chục mà vài trăm hoặc có khi cả vài ngàn cuốn sách để đồng bào được “nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết về một lịch sử đúng như những gì đã và đang diễn ra. ” Theo Lê Thiệp, chúng ta cần in sách để hậu thế có một phản biện ngược lại một guồng máy tuyên truyền khổng lồ với tài chính không giới hạn.
Vi cái ước vọng muốn để anh em, đồng bào "nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết” đã khiến Lê Thiệp thành một nhà báo từ thuở thanh niên mới lớn. Lúc bấy giờ làng báo Việt Nam miền Nam có rất nhiều ký gỉa, nhà báo; nhưng phần lớn họ là những cây viết không cần đến yếu tố khách quan. Lê Thiệp là một phóng viên được đào tạo bài bản. Anh nắm vũng những qui luật báo chí trong việc săn tin, viết tin. Anh lại yêu nghề, cần cù, xông xáo, biết ngửi tin. Làng báo Việt Nam hiếm có phóng viên có những đức tính đó.
Một quá trình tu luyện
Cuốn Lững Thững GIữa Đời của anh đầy ắp những tài liệu về sinh hoạt báo chí của một thời đã qua. Nhà báo, nhà văn cũng như nhà chùa, nhà thờ vô ra tùy thích; nhưng để có được một bậc chân tu hay một nhà báo thứ thiệt như Lê Thiệp thì phải trải qua một quá trình học hỏi tu luyện. Đọc các chương mục: Người Nữ Đằng Sau, Làng Báo Saigon Thiếu Chân Chạy, Từ Văn Đô Đến Viễn Ấn, Phi Kiếm Hiệp Bất Thành Báo, Một Thời Việt Nam Ký Sự, Chuyện Cổ Tích Typo, Con Chữ, Nhà Báo Nông Dân, Nguyễn Ngoc Linh, Cuộc Đời Nhìn Lai... thì sẽ biết được sự nghiệp báo chí của anh. Những chương đó còn chứng tỏ anh là một nhà báo quá tha thiết với nghề nên mới có những hiểu biết sâu rộng tình hình báo chí lúc bấy giờ.
Trước 1963 thời tổng thống Ngô Đình Diệm, báo chí miền Nam khá bị kiểm soát. Sau đó làng báo như được bỏ ngỏ. Các báo được cung cấp bởi nhiều nguồn tin vì nhu cầu mới của làng báo là tin tức. Có thể nói ngoài Lê Thiệp ra không có ai nhớ được các nguồn tin được kể ra trong chương Từ Văn Đô đến viễn ấn. Đó là tin Văn Đô, bản tin Toà Án, tin hoả tốc, Tin Việt, bản tin Đài, Việt Tấn Xã, các bản tin viễn ấn ngọai quốc AFP, AP, REUTER, UPI, bản tin Trung Tá Hiền, bản tin Dân Vận, bản tin Juspao và Việt Nam Ký Sư (VNKS) do Lê Thiệp, Trương Lộc, Phan Thanh Tâm chủ trương với sự cọng tác của một số phóng viên trẻ có “trình độ nghề nghiệp vững vàng”.
Lê Thiệp khởi đầu nghiệp báo là thi tuyển vào học một khóa đào tạo phóng viên ở Việt Nam Thông Tấn Xã (VTX); sau đó, anh được thu dụng vào báo Chính Luận. Anh kể lại rằng, hai năm đầu, phải đến toà sọan từ sáng tinh mơ làm việc với ông Thư Ký Toà soạn Thái Lân mà anh gọi là nhà báo Nông Dân. Ngoài việc viết lại các bản tin lem nhem từ thành đến tỉnh và những tin bá cáo của Cảnh sát Đô Thành anh phải đọc rồi dịch một số tin từ các bản tin viễn ấn UPI, AP, Reuter, AFP, VTX… Hôm nay có gì lạ không là câu hỏi của ông nhà báo nông dân mà anh phải trả lời hằng ngày; tuy rất tầm thường nhưng là cả một thách đố.
Lê Thiệp thú nhận, dù được chuyển thành phóng viên anh vẫn không bao giờ quên câu nói của ông Thái Lân, “làm báo mà không chịu học thì khó mà tiến được”. Cái máu làm báo và thích lang thang đây đó đã khiến anh gặp một số đồng nghiệp và đồng điệu. Họ đều có “mộng lừng danh giang hồ”. Họ thành lập một syndicate cung cấp cho các báo thuộc đủ thể loại, những bài báo ngắn gọn, đăng một kỳ. Đó là những đề tài hay tin tức thời sự được đào sâu viết với một lối văn báo chí. Trong Một Thời Việt Nam Ký Sự (VNKS), anh cho biết, qua ba năm (1965-1968) nhóm đã cung cấp cho làng báo cả ngàn bài ký sự thuộc đủ thể loại. VNKS là một sự kiện lịch sử, một cuộc canh cải thầm lặng trong ngành truyền thông.
Nén Hương Tưởng Nhớ
Ngòai ra, qua chương Chuyện Cổ Tích Typo anh còn cho thế hệ sau biết có “một dĩ vãng lem luốc” trong việc hoàn thành tờ báo. Nhà báo Lê Thiệp quả là một người gắn bó sâu đậm với nghề. Anh đã mô tả rõ ràng hình ảnh “vài chục nhân mạng âm thầm làm việc dưới cái oi nồng của Saigon”. Đúng như Lê Thiệp nhận xét, thời đại chữ số ngày nay đã đẩy thợ typo, và những con chữ vào dĩ vãng. Không có họ thì không có báo đọc. Ngưòi thợ typo là những người làm báo trong những căn phòng u uất thiếu không khí, nồng nực, ngột ngat nhưng đầy mùi chì, mùi thiếc. Họ lặng lẽ bốc lên những con chữ ráp thành bài báo. Họ là những người làm báo không tên.
Lê Thiệp có ba cuốn sách xuất bản: Chân Ướt Chân Ráo, Đỗ Lệnh Dũng và Lững Thững Giữa Đời. Cuốn sau cùng là chứng liệu, đóng góp đáng kể vào tài liệu lich sử truyền thông Việt Nam. Nó còn chứng thực phe thắng cuộc đã phải học phe thua cuộc trong lãnh vực báo bổ. Sau 30/4/1975, báo chí cách mạng có gì mới? Xin nói rằng: Có! Báo chí miền Bắc trước 1975 chỉ là hóa thân của loại truyền đơn tuyên truyền. Những sự kiện lớn như Đại hội Đảng, Kỳ họp Quốc hội… các báo chỉ được phép đăng lại đúng bản tin của Thông tấn xã Việt Nam. Ai viết lên điều đó? Nhà báo Thiện Ý Tống Văn Công viết trong bài Xa Lộ Thông Tin Chỉ Còn Lề Phải nhân ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 21/6.
Bài báo này viết ngày 15/6/2009 còn cho rằng, Lý Quí Chung, Trần Trọng Thức và một số người làm báo thời trước, “là ông thầy” đã góp phần to lớn đổi mới “báo chí cách mạng Việt Nam"; nhưng không ai đánh giá đúng công lao của họ.Tuy nhiên, những cố gắng đổi mới thật ra cũng chỉ là hình thức, không có mấy thực chất. Báo chí vẫn chỉ làm công cụ cho Đảng. Sau này báo chí còn làm công cụ cho các “đại gia”, bị họ sai khiến và khinh rẻ. Thiện Ý Tống Văn Công từ ngày 25-2-2014, đã chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là một đảng viên có 55 năm đảng tịch bị kết tội, “có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Một số bạn của Lê Thiệp hồi trung tuần tháng 4/2014 vừa rồi, sau khi dự đám tang của nhà báo Ngô Vương Toại mất ngày 4/2/2014, thọ 68 tuổi, đã cùng hẹn hôm sau đến nhà Lê Thiệp thắp một nén hương tưởng nhớ. Chúng tôi đã có một buổi họp mặt khó quên. Dù thiếu vắng tiếng nói oang oang của nhà báo họ Lê, bạn Thiệp vẫn có một chỗ ngồi để cùng nghe chúng tôi sôi nổi làm thầy bàn; nói chuyện trên trời dưới đất; chuyện xưa chuyện nay và chuyện thiên hạ sự. Không có rượu nhưng nhờ tình thân và sự hiếu khách của chủ nhà cùng với sự sốt sắng phụ giúp của hai bà xã của hai bạn Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Mạnh Tiến nên chúng tôi đã có một bửa thăm bạn tuy xa mà thật gần rất thú vị, đầy ý nghĩa.
Hôm đó có ai? Toàn là những người, chẳng những cùng trong làng báo mà lại cùng xóm nữa, xóm đài phát thanh, truyền hình và Việt Tấn Xã: Nguyễn Minh Diễm cựu giám đốc đài RFA, Uyên Thao chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương cũng từng làm đài Saigon, Nguyễn Mạnh Tiến, cựu phóng viên Đài Saigon, hiện làm cho RFA, Chu Mai, cựu phóng viên Đài Truyền Hình; Nguyễn Tuyển, cựu phóng viên Đài Saigon, hiện làm cho báo Người Việt và người viết bài này. Thức ăn quá nhiều. Sushi món cá sống của Nhật mà bạn Thiệp ưa thích còn đầy diã. Lý do? Nguyễn Minh Diễm, Uyên Thao kiên ăn vì Ung Thư. Uyên Thao dính với nó 10 năm rồi. Nguyễn Minh Diễm ít hơn, mới bảy năm thôi. Hai anh ăn thứ khác để bảo toàn sức khỏe. Cuộc chiến còn dài lâu; phần thua ắt hẳn về nó.
“Ung Thư Ơi, Chào Mi”.
Ung thư, mi là ai mà đã rước bạn Thiêp ta đi? Bác sĩ Nguyễn Quí Đức hiện ở Texas trong tài liệu Câu Chuyện Thày Lang cho biết, Ung thư không phải là một bệnh mà gồm vài chục loại khác nhau. Ai cũng có thể bị nó hãm hại. Chúng có thể xuất phát từ bất cứ nơi nào trong cơ thể với các hung tính riêng. Ung thư là do một số tế bào đột nhiên tăng sinh sản một cách bất bình thường và không kiểm soát được. Khoa học đã có những khám phá tương đối rõ ràng hơn; nhờ đó một số lớn ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Ngày 8 tháng 2 năm 2006, Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho hay, lần đầu tiên trong 70 năm vừa qua, số vong vì ung thư đã giảm trông thấy.
Theo tài liệu của Bác sĩ, ăn uống đúng, tăng hoạt động cơ thể và đừng để mập phì là những phương thức tốt để giảm rủi ro ung thư. Hiện nay có ít nhất bốn phương pháp để điều trị ung thư: giải phẫu, xạ trị, hóa trị và miễn dịch trị liệu immunotherapy. Mục đích các phương pháp này là tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây tổn thương cho tế bào bình thường. Phương pháp có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Tiến bộ về kỹ thuật đã tăng hiệu quả và an toàn của các phương pháp và nhiều bệnh nhân đã được cứu sống. Cho đến nay thống kê cho biết đã có trên 14 triệu bệnh nhân ung thư được chữa khỏi bệnh.
Cũng theo Bác sĩ Đức , bệnh nhân có thể tìm tới các loại cây con mà loài người có kinh nghiệm về trị bệnh từ lâu. Ðông y ta đã từng dùng lá đu đủ, nấm linh chi, dây tóc tiên, cây rẻ quạt, bạch truật, nam sa sâm, ý dĩ vân vân và đã có trường hợp ung thư thuyên giảm. Có bệnh thì vái tứ phương mà. Nhưng có lẽ chỉ nên tìm tới các món này khi mà các phương tiện khoa học hiện có bó tay hoặc dùng phụ thêm nếu không có chống chỉ định. Vì dù sao thì các phương tiện thực nghiệm cũng đã được chứng minh sự hữu hiệu phần nào. Ngoài ra, một thư giãn tâm hồn sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để đối phó với khó khăn. Chủ Nhật đầu tháng 6 hàng năm là ngày “National Cancer Survivors Day”.
Ðây là ngày nhắc nhở mọi người rằng ung thư không đồng nghĩa với tử vong; được nhà doanh nghiệp và từ thiện Hoa Kỳ Richard Block đề xướng hồi thập niên 80. Ông mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1978; chỉ còn sống tối đa được ba tháng nhưng kiên nhẫn điều trị và lành bệnh. Sau đó vài năm, ông lại bị ung thư đại tràng, lại chữa trị và cũng khỏi bệnh. Ông qua đời vào năm 2004 ở tuổi 78, vì suy tim. Ông và bà vợ đã phát hành ba cuốn sách: “There's Hope” nói lại quá trình chống trả với ung thư của mình; “Fighting Cancer” hướng dẫn tùng bước để mọi người tự chiến đấu với ung thư và “Guide for Cancer Supporters” góp ý với thân nhân cách thức hỗ trợ bệnh nhân.
Phan Thanh Tâm
Saint Paul, 4/2014
- Ngày Quốc Tế Phở Phan Thanh Tâm Tạp luận
- Hai cột trụ của nghề báo kiến thức và đạo đức Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thư Mời ra mắt sách và thảo luận cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu... Phan Thanh Tâm Giới thiệu
- Nhà Báo Là Nhà Văn Của Thế Hệ Mới Phan Thanh Tâm Nhận định
- Sử gia Trần Huy Liệu: ông thầy bịa sử Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thông Cáo Kết Qủa Chính Thức Giải Văn Học Phan Thanh Giản Phan Thanh Tâm Thông cáo
- Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (1921-2012): Ông Già và TiVi Phan Thanh Tâm Tản mạn
- Vua Đá Nói Huyền Vũ Nhà Báo Làm Đẹp Văn Chương Thể Thao Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thông Cáo Kết Qủa Giải Văn Học Phan Thanh Giản Phan Thanh Tâm Thông cáo
- Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật Phan Thanh Tâm Ký sự
• Nhà Báo Lê Thiệp Qua Đời Nhưng Không Mất (Phan Thanh Tâm)
Những ngày cuối đời của Lê Thiệp (Phạm Trần)
Lê Thiệp 1944 – 2013: Tác giả Lững Thững Giữa Đời đã từ trần (viendongdaily.com)
Đọc ‘Lững thững giữa Đời’ của Lê Thiệp: Những nét phác thảo chân dung báo chí Việt Nam tự do (Trùng Dương)
Tôi Đọc Chân Ướt Chân Ráo Của Lê Thiệp (Trần Phong Vũ)
Ðỗ Lệnh Dũng: người không muốn làm anh hùng (Vũ Ánh)
Đọc truyện ký “Đỗ Lệnh Dũng” của Lê Thiệp (Đào Trường Phúc)
Câu chuyện về một người lính (Nguyễn Hữu Nghiêm)
Nhà văn Lê Thiệp (Dương Hoàng Mai)
• Nguyễn Ngọc Linh - Cuộc Đời Nhìn Lại …
(Lê Thiệp)
• Ngọc Dũng, Giọt Nước Hân Hoan (Lê Thiệp)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |