|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Lâm Vị Thủy,
(1937 - 2002)
... Lúc đó, ở Kiên Giam 5 sau khi Hồng Vân ra tòa đổi đi không bao lâu thì bên đó có người mới vào. Sau khi liên lạc qua đường ống nước hỏi thăm, chúng tôi được biết ông này là một Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp dạy môn Việt Văn từ trước 1975 mãi tới khi bị bắt. Tôi không biết và cũng không hỏi ông ta tội gì mà bị bắt vào đây. Sau một thời gian nói chuyện qua lại, hình như "hợp gu" hay sao bỗng trở thành thân. Mỗi ngày chúng tôi nói chuyện qua đường ống nước trên cái bồn nước rửa mặt bằng xi măng, tâm sự hoàn cảnh gia đình và đủ thứ chuyện trên đời.
Ông cho biết tên thật là Lâm Vị Thủy dạy môn Việt Văn, đồng thời cũng làm thơ viết văn. Trước năm 1975 có xuất bản tập thơ tình: "Sao em không về làm chim thành phố". Tôi còn nhớ một bài thơ của ông trong tập thơ này:
Hình như kỷ niệm.
Buổi sáng trời mưa tôi trở dậy
Soi mặt mình bằng phiến gương đen
Chợt thấy hình em sầu đóng bụi
Nỗi đau này em nghe chăng em?
Thành phố chừng như quên giấc ngủ
Tôi đi không kỷ niệm che đầu
Không em làm ấm vòng tay lạnh
Không cả ngày chưa quen biết nhau
Tôi dẫn tôi vào trong lớp học
Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân
Sao em không là em thuở ấy
Để mỗi chiều tôi đón cổng trường
Đường xưa còn dấu chân em đấy
Gót nhỏ giờ vui mộng viễn phương
Nghìn thu còn mưa bay mãi đây
Xa nhau không một ánh trăng gầy
Nửa đêm nghe tiếng xe về vội
Tôi đốt đèn lên ngồi ngắm tay
Ôi tình yêu đã về hay chưa
Còn đây từng tháng đợi năm chờ
Còn đây một nét môi cười đó
Em vuột tầm tay tôi bơ vơ
Người yêu, người yêu, người yêu ơi
Mùa thu, mùa thu, mùa thu rồi
Hồn tôi muốn khóc làm sao dỗ
Em của người ta, tôi của tôi.
Thơ Lâm Vị Thủy
Một bài thơ 5 chữ nữa của ông khi cảm khái thân phận mà tôi chỉ còn nhớ 4 câu sau:
Nhớ chuyện người Trang Tử.
Thương khúc "Vỗ Bồn Ca"
Nhìn trời qua lỗ gió.
Ta càng thương thân ta…
Cũng như rất thích 4 câu thơ sau đây trong một bài thơ khác của ông:
Tôi đã về, tôi đã về đây,
Thềm sương mù tỉnh giấc chưa gầy
Dấu chân xưa mất trong màu cỏ.
Tôi vẫn còn đây, vẫn trắng tay. (1)
Trong khi nói chuyện tâm sự hàng ngày, tôi được biết ông có nghiên cứu về môn Tử Vi. Thú thật trước đó tôi chưa bao giờ biết qua về môn này, cũng không thấy hứng thú gì hết mỗi khi nghe ai đề cập tới. Nhưng khi nói chuyện với Giáo Sư Lâm Vị Thủy, ông giải thích tôi nghe về Tử Vi Nghiệm Lý, những lý giải hay ho mà ông từng biết qua. Đang lúc ở tù rỗi rảnh nên tôi đã chịu khó... nghe và cuối cùng thì thấy thích. Ông ngỏ ý sẽ chỉ tôi cách an sao trên lòng bàn tay theo phương pháp riêng của ông sau khi nghiên cứu và đúc kết lại thành những bài thơ, phú dễ hiểu… Tôi hoan hỉ nhận lời học.
Phải công nhận thầy chịu khó kiên nhẫn dạy, và trò cũng chịu khó học hỏi… trong một hoàn cảnh hạn hẹp như vậy. Không thấy mặt nhau, ở cách một bên vách tường và chỉ nói chuyện với nhau qua một cái ống nước, lại không có điều kiện giấy bút ghi lại những điều đã học. Tất cả chỉ bằng hình thức học thuộc nằm lòng…Vậy mà sau mấy tháng miệt mài, ông cũng đã chỉ cho tôi thuộc lòng được các sao trong môn Tử Vi và cách an sao trên lòng bàn tay.
Tôi còn nhớ bài đầu tiên ông dạy tôi là cách định vị trí các cung Tí, Sửu, Dần Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dâu, Tuất, Hợi trong lòng bàn tay trái. Bắt đầu là cung Tí ở dưới đốt thứ 3 của ngón đeo nhẫn đếm theo chiều thuận kim đồng hồ mỗi khoảng hoặc đốt là một cung cho đến giáp vòng là đúng 12 con giáp… Rồi thì 10 can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quí v.v… và bài thơ tính Mạng, Cục…:
Hải, Lư, Lâm, Lộ, Kiếm-Phong oai.
Sơn, Giáng, Thành-Đầu, Bạch, Liễu sai
Tuyền, Ốc, Tích, Tòng, Lưu-Thủy mạc
Sa, Sơn, Bình, Bích, Bạch-Kim bài.
Phúc,Thiên, Đại-Trạch, Thoa, Tang mộc.
Khê-Thủy, Sa, Thiên, Thạch, Hải lai
Hải Thử, Tuyền Hầu, Sơn khuyển hội
Mã Sa, Khê Hổ, Phúc long hoài
… cho đến bài thơ chỉ cách an vòng sao Thái Tuế như sau:
Thái Tuế quan chiêu, Thiên, Thiếu khuynh.
Tang Môn bi táng, Thiếu Âm bình.
Quan phù khẩu thiệt, Tử Phù bỉ.
Tuế Phá hoại vong, Long Đức ninh.
Bạch Hổ thương phòng, Phúc Thiên hảo.
Điếu phòng tiểu cố, Trực vô tình.
Rồi đến bài thơ an vòng sao Lộc Tồn:
Bác Sĩ (Lộc Tồn) thông minh, Lực Sĩ quyền.
Thanh Long hỉ khí, Tiểu Hao tiền.
Tướng Quân uy vũ, Tấu Thư phúc
Phi Liêm chủ cô, Hỉ Thần viên.
Bệnh Phù đới tật, Hao khói toả
Phục Binh, Quan Phủ khẩu thiệt triền
Rồi thì 14 chính tinh…các phụ tinh, những Cát tinh, bộ Tứ Linh…Lục đại sát tinh… Ngũ Hành: Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ…và nhiều câu phú, nhiều "cách" tượng trưng cho một lá số mẫu như các cách: Tử Phủ Vũ Tướng, Cơ Nguyệt Đồng Lương, Sát Phá Tham, Sát Phá Liêm Tham, Cự Cơ Mão Dậu Ngộ Song Hao, Nhật Nguyệt Chiếu Bích, Nhật Nguyệt Chiếu Hư Không Chi Địa, Vô Chính Diệu v.v... Ôi thôi quá nhiều luôn!
Ban đầu tôi cảm thấy khó thiệt, nhưng càng vào sâu càng thấy khoái và nhiều khi ông thấy tôi mê mãi quá ông cũng hứng chí thức tới gần sáng để chỉ cho tôi…Đến khi tôi đã thuộc lòng hết các câu thơ phú và đã an sao trên bàn tay một cách chính xác và rành rẽ rồi, ông bắt đầy dạy tôi những ý nghĩa căn bản của từng sao trên Tử Vi và các ý nghĩa của những "bộ" sao khi chúng kết hợp với nhau…đồng thời chỉ cho tôi căn bản cách đoán một lá số Tử Vi qua các đại hạn, tiểu hạn. Lưu niên đại hạn, lưu niên tiểu hạn… Nhờ những căn bản này sau khi tôi được về, khi tìm những sách vở về Tử Vi nghiên cứu thêm, tôi đã dễ dàng lãnh hội được những gì trong sách một cách nhanh chóng.
Đó là kỷ niệm nhớ đời của tôi đối với Giáo Sư Lâm Vị Thủy. Nhờ có ông khai lối chỉ đường mà tôi được biết đến môn khoa học huyền bí này.
Thư Quán Bản Thảo tập 49:
Giới thiệu Lâm Vị Thủy
Sau này khi về, tôi có đạp xe từ Sài Gòn lên Hốc Môn Bà Điểm để tìm ông. Ông cảm động lắm khi biết tôi đã đạp xe lòng vòng hỏi thăm nhà ông cả buổi trời. Hai chúng tôi ra chợ Bà Điểm ăn sáng và tâm sự một lúc thật lâu. Được biết ông không còn đi dạy được nữa và đang thất nghiệp, hoàn cảnh rất khó khăn, tôi rất là bùi ngùi. Không bao lâu sau thì tôi đi vượt biên. Trước khi đi, tôi có gặp ông lần chót và nói thật cho ông biết là tôi sắp đi vượt biên. Tôi đã gởi ông một bao thư biếu ông ít tiền trước khi đi. Thú thật ngoài cách này ra tôi không còn biết cách nào khác có thể giúp ông được, vì thực tế hoàn cảnh ông lúc đó khó khăn quá. Từ đó tôi mất liên lạc với ông luôn.
Sau khi định cư ở Mỹ, tôi đã nhiều lần đăng tìm ông trên internet nhưng không ai biết tin ông ở đâu cả. Khi tôi về Việt Nam lần đầu năm 2001, tôi đi lên Hóc Môn Bà Điểm hy vọng kiếm được ông, nhưng chỉ biết ngậm ngùi khi đứng tại Bà Điểm mà không nhận ra đâu là đâu nữa, tất cả đều thay đổi hoàn toàn. Hỏi thăm cũng không ai biết. Tôi chỉ đành buồn bã trở về và chỉ biết thầm cầu xin cho ông luôn được bình an mà thôi.
(1) Trọn bài thơ được đăng lại trong phần Thơ Lâm Vị Thủy (Tòa soạn chú thích)
(*) nguồn internet, trích Hồi ký Chí Hòa (Vĩnh Khanh)
- Người Bạn Tù Vĩnh Khanh Hồi ký
• Người Bạn Tù (Vĩnh Khanh)
• Hồi Phục Một Di Sản Văn Chương (Trần Hoài Thư)
Sưu tầm thơ Lâm Vị Thủy (Trần Hoài Thư)
Thầy Lâm Vị Thủy (chanphuocliem.com)
Có Hay Không Trường Hợp Thơ Phóng Tác Từ Ca Dao? (Trần Văn Nam)
Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |