1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hồi Phục Một Di Sản Văn Chương (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-12-2016 | VĂN HỌC

      Hồi Phục Một Di Sản Văn Chương

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

      (Post nhân ngày Valentine Day 2015)


          Thi phẩm của Lâm Vị Thủy,
      Huyền Trân xb 1963,
      Thư Ấn Quán Hoa Kỳ tái bản 2012.
      Bản pdf

      Vào một buổi chiều của tháng 7 năm 2011, trong một bữa cơm thân hữu tại tư gia nhà văn Trần Yên Hòa tại Anaheim, Nam California, để góp vui cùng bạn hữu, gia chủ đã đứng lên đọc một bài thơ mà anh cho biết không rõ tên tác giả.


      Đó là một bài thơ tình. Lời thơ thật đẹp, dạt dào cảm xúc. Và chúng tôi đã mang nó làm hành trang theo chuyến bay trở về lại New Jersey:

      Buổi sáng trời mưa tôi trở dậy

      Soi mặt mình bằng phiến gương đen

      Chợt thấy hình em sầu đóng bụi

      Nỗi đau này em nghe chăng em


      Thành phố chừng như quên giấc ngủ

      Tôi đi không kỷ niệm che đầu

      Không em làm ấm vòng tay lạnh

      Không cả ngày chưa quen biết nhau


      Tôi dẫn tôi vào trong lớp học

      Mây lên màu trắng áo thiên thần

      Bàn tay e ấp trên trang sách

      Trông dáng ai mà thương cố nhân


      Sao em không là em thuở ấy

      Để mỗi chiều tôi đón cổng trường

      Đường xưa còn dấu chân em đấy

      Gót nhỏ giờ vui mộng viễn phương


      Mùa xuân nào mưa bay mãi đây

      Xa nhau không một ánh trăng gầy

      Nửa đêm nghe tiếng xe về vội

      Tôi đốt đèn lên ngồi ngắm tay


      Ơi tình yêu đã về hay chưa

      Còn đây từng tháng đợi năm chờ

      Còn đây một nét môi cười đó

      Em vụt tầm tay tôi bơ vơ


      Tình yêu, tình yêu, tình yêu ơi

      Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi

      Hồn tôi muốn khóc làm sao dỗ

      Em của người ta, tôi của tôi.

      Trở về, tôi lên internet để truy tìm nguồn gốc. Mới biết tác giả là nhà thơ Lâm Vị Thủy. Sưu tầm thêm, được tổng cộng tất cả 5 bài…

      5 bài cho một cuộc đời của một người thi sĩ. Càng cay đắng hơn khi đọc những giòng sau đây, trên một trang mạng:

      “… Bàn tay tôi lần giở những trang thơ cũ xa xưa…


      1978. Cô sinh viên văn khoa vẫn thường trốn học lang thang hàng giờ và vùi đầu vào hết thư viện này đến thư viện khác, hôm ấy vô tình tìm thấy trong một ngăn giá sách nằm khuất sâu phía trong một cuốn thơ mỏng đã ố vàng. Một cái tên lạ, hầu như chẳng bao giờ thấy trong các cuốn sách, các tạp chí phê bình. Nhưng ngay từ những dòng mở đầu, cô đã thấy gợi lên một cái gì đó thật đặc biệt trong đời sống tâm hồn của nhà thơ, một cái gì đó u ám, day dứt, cô đơn… Ẩn sâu trong những dòng thơ tưởng như viết ra vội vã và giản đơn là cả một tâm hồn thật yếu đuối trước những biến động của cuộc đời … Đó là tập thơ in năm 1963 của NXB Huyền Trân, tập thơ mang một cái tên thật lạ, lạ như chính những dòng thơ ấy… “Sao em không về làm chim thành phố”


      Cô sinh viên ấy là mẹ tôi. Mẹ tôi mê thơ của Lâm Vị Thủy đến mức từng chọn đề tài luận văn là Chủ nghĩa hiện sinh, nhưng khi đăng ký, người ta trả lời rằng không có ai hướng dẫn đề tài…


      Tôi không chú ý lắm đến cái tên và những dòng mở đầu trong tập thơ của ông, nhưng thật sự bị hút vào bài thơ “Cuối cùng” và “Thơ của những người không yêu nhau”, dù khi ấy tôi còn rất nhỏ để có thể hiểu thấu đáo những lời ông viết. Tôi cũng không đọc nhiều về chủ nghĩa hiện sinh, nhưng với tôi, và có lẽ cả với mẹ tôi, đến bây giờ Lâm Vị Thủy vẫn là một ẩn số, một cái tên lạ. Tôi chưa từng thấy ở đâu cái tên ấy, trong sách vở, trên mạng, trong các tạp chí nghiên cứu phê bình văn học.


      Và sẽ tuyệt vời biết bao nếu tôi được nghe bạn nói với tôi về nhà thơ Lâm Vị Thủy, người đã viết những dòng thơ khắc khoải buồn rầu, gợi lên những góc khuất trong tâm hồn mà đôi khi ta tưởng như đã rơi vào vội vàng cuộc sống…


      (Nguồn: Diễn Đàn CĐV SLNA: Sao em không về làm chim thành phố)

      Sau đó, người viết đã cho post 4 bài thơ trong thi tập.


      Niềm ao ước của người bạn trẻ ấy cũng là niềm ao ước của chúng tôi qua chủ trương và việc làm từ hơn mười năm qua: Cố gắng hồi phục nền di sản văn chương miền Nam càng nhiều càng tốt.


      Đó là lý do thôi thúc chúng tôi ra công sưu tầm và tái bản thi phẩm Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố mà quí bạn đang có trên tay.


      Mặt khác, chúng tôi thêm vào kỳ tái bản này hai bài thơ do chúng tôi sưu tập được. Cả hai bài đều được sáng tác sau khi thi phẩm SEKVLCTP phát hành.


      Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm tạ của chúng tôi đến:


      – Thư viện đại học Cornell đã lưu trữ thi phẩm Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố của Lâm Vị Thủy, Huyền Trân xuất bản năm 1963 cùng toàn bộ tạp chí Phổ Thông để chúng tôi có thể sưu tập thêm một số bài thơ khác của tác giả kể từ sau khi thi phẩm này được xuất bản.


      Cuối cùng, chúng tôi xin được thưa là: giống như hầu hết các tác phẩm trong Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam, khi tái bản tập thơ này, chúng tôi mong mỏi đóng góp vào một việc chung là hồi phục một di sản văn chương miền Nam giá trị đang có nguy cơ bị mai một và lãng quên. Chúng tôi sẽ không bán, chỉ dành để tặng biếu đến các bạn bè, thân hữu và những người yêu thơ Lâm Vị Thủy.


      Trân trọng


      Trần Hoài Thư

      Chủ trương Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam

      Trần Hoài Thư

      tranhoaithux.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà thơ Lâm Vị Thủy (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lâm Vị Thủy

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người Bạn Tù (Vĩnh Khanh)

      Hồi Phục Một Di Sản Văn Chương (Trần Hoài Thư)

      Sưu tầm thơ Lâm Vị Thủy (Trần Hoài Thư)

      Thầy Lâm Vị Thủy (chanphuocliem.com)

      Có Hay Không Trường Hợp Thơ Phóng Tác Từ Ca Dao? (Trần Văn Nam)

       

      Tác phẩm của Lâm Vị Thủy

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)