1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà văn Phùng Tất Ðắc: Viết văn làm báo thời xa xưa (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      07-06-2014 | VĂN HỌC

      Nhà văn Phùng Tất Ðắc: Viết văn làm báo thời xa xưa

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Lãng Nhân
         (1907 - 2008)
      (Họa sĩ Tạ Tỵ vẽ)

      Dù chỉ được gặp mặt nhà văn Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc vào một đêm văn nghệ, nhưng là đêm văn nghệ do chính mình đứng ra mời các văn hữu, tôi luôn luôn còn nhớ dịp vui ấy nơi Hầm Gió, đêm ra mắt tác phẩm Hạ Ðỏ Có Chàng Tới Hỏi do Khai Hóa xuất bản và tổ chức.


      Sài Gòn, 1973, đã hơi quá thời của phong trào Hippy, (Hippy a gogo do Trường Kỳ quảng bá), của quần ống chân voi và hoa đại năm cánh màu xanh lá cây, song từ phòng trà Queen Bee của Ngọc Chánh trong khu Eden tới cái quán của ca sĩ Nam Lộc trên đường Võ Tánh lúc nào cũng nhộn nhịp với trai thanh, gái tú, hay một cách cụ thể, từ Rock and Roll qua Psychedelic, với những Jo Marcel, Elvis Phương, Jimmy Joseph, Trường Kỳ, Tùng Giang, Trung Nghĩa, Annie Nga, Cathy Huệ, Thanh Tuyền,… với các ca sĩ nhạc trẻ khác lừng lẫy một thời.


      Sài Gòn lúc ấy là thiên đường của nhạc trẻ, và Hầm Gió là một điểm hẹn tấp nập. Ðến đó cũng là để nghe những bản nhạc thời đại phát ra từ một hệ thống âm thanh hoàn hảo, trong một không khí ấm cúng, với hình ảnh và tiếng hát của những Jimi Hendrix, Josplin, của những bài Heartbreaker hay Do What You Like. Nhưng đêm ấy đã được Nam Lộc dành cho Viên Linh và tác phẩm mới nhất viết cho tuổi trẻ. Và vào lúc rượu vừa cạn, tối chuyển vào đêm, thì hai nhà văn tên tuổi và đứng tuổi mới bước vào: đó là Mặc Ðỗ của Siu Cô Nương (1958) và Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc của Chơi Chữ (1960), Giai Thoại Làng Nho (1963).


      Lúc ấy nhà văn Mặc Ðỗ đã hơn 50 và nhà văn Lãng Nhân đã hơn 60 tuổi. Ðã gặp anh Mặc Ðỗ nhiều lần, tôi không ngạc nhiên, nhưng đó là lần đầu tôi được gặp một tác giả đã từng bỏ tiền ra xuất bản báo Ðông Tây ở Hà Nội từ năm 1931, 1932! Và lúc đó đứng đầu ngành ấn loát tại miền Nam với nhà in có tiêu chuẩn Âu Châu, máy móc tối tân Kim Lai ấn thư quán. Nó vốn là nhà in IFOM của Pháp (Imprimerie Française d’Outre Mer – Pháp quốc hải ngoại). Cũng trong nhà in này, Phùng Tất Ðắc chủ trương nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư, in sách của các tác giả lớp trước, như của Tạ Tỵ, Ðoàn Thêm,… và nhất là các trước tác của chính ông, đã trở thành những tác phẩm cổ điển, bề thế: Chơi Chữ, Giai Thoại Làng Nho, Hán Văn Tinh Túy, Nhớ Nơi Kỳ Ngộ, Thơ Pháp tuyển dịch, Chuyện Cà Kê.


       

      Các sách của Lãng Nhân do Nam Chi Tùng Thư xuất bản tại Sài Gòn.

      Cơ sở xuất bản Zieleks (Ziên Hồng) tái bản tại Hoa Kỳ (nguồn: Kệ sách Học Xá)


      Khoảng năm 1972, Lãng Nhân đã viết một bài dài về nghề làm báo thời tiền chiến:

      “Sở dĩ tôi ham làm báo là vì từ trước vẫn nghe nói chuyện về những thiên tài Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và đức cần cù của Trần Trọng Kim, nên muốn được học hỏi nơi các ‘thần tượng’ ấy. Ðến khi lên Hà thành, gặp ông Phạm Quỳnh ở Hội Khai Trí, tôi không ưa lối cao ngạo, nhưng phải phục đức tính chịu khó của ông: ông ngồi văn phòng mùa nóng nực, mồ hôi nhễ nhại mà vẫn cặm cụi viết, hoặc đọc sách đến đoạn nào đắc ý, lại lom khom đứng dậy ghi ngay vào fiches [thẻ].

      Nguyễn Văn Vĩnh thật có thiên tài… hồi ông dịch tiểu thuyết Pháp, buổi trưa sau bữa cơm, ông nằm trên ghế dài, hai bên hai người ngồi chép, ông dịch một lúc hai bộ tiểu thuyết, cứ đọc một câu cho bên phải lại quay đọc một câu cho bên trái.

      Ông lại là người rất tình cảm, khi dịch "Mai Nương Lệ Cốt", hễ xong vài chục trang lại cho người đem cho bà vợ đầm xem ngay trước rồi mới đưa in. Ông có tài đọc rất nhanh, tôi từng thấy ông cầm quyển "Nho Giáo" mới xuất bản, lật lật từng tờ, đưa mắt qua loa, độ một giờ sau là ông cầm bút viết bài phê bình trên báo "Annam Nouveau".


      Trần Trọng Kim là người cần cù khổ học. Ông có một cái bàn viết thật độc đáo, cả bàn ghế cả đèn đều đặt trong một chiếc màn lớn để tránh muỗi, đêm nào dù đi yến tiệc ở đâu cũng cứ 22 giờ là về, chui vào làm việc cho đến 2 giờ sáng.” (Văn, 10.1.1975)

      Viết về mình, và báo mình làm, Phùng Tất Đắc kể:

      “Nhiệm vụ thường xuyên của tôi (ở báo Ðông Tây) là đứng ở nhà in coi đặt bài vào khuôn, đoạn nào thừa thì cắt đi, khoảng nào trống thì trám vào.”


      “Báo chí buổi ấy ở dưới chế độ kiểm duyệt. Ðứng đầu Sở Kiểm Duyệt là Vayrac, một ông tây thâm nho… Khoảng năm 1930 chính quyền Pháp bổ ông Vi (Văn Ðịnh) về tổng đốc Thái Bình,… ông Vi dùng hết cơ tâm để săn bắt những người làm quốc sự, lại sáng chế ra một cách tra tấn thần hiệu là dùng chày nện vào các khớp xương. Ðược tin ấy, Ðồng Giang cư sĩ ở Nam Ðịnh gửi lên báo Ðông Tây một bài thơ vịnh chày, lấy chày làm độc vận… Hồi bấy giờ lệ kiểm duyệt cho đưa từng bài lẻ chứ không phải đưa ra cả trang báo lớn, nên khi ráp các bài đã được phép in thành một trang, tòa soạn trưng hình ông Vi lên trang nhất, và ngay bên dưới, đóng khung bài thơ chày, đã có dấu kiểm duyệt:


          CHÀY


      Khen ai đã khéo tạc nên chày

      Ðau đớn cho ai chỉ vị chày

      Ở chốn rừng xanh trơ xác lõi

      Về nơi dân đỏ béo thân chày

      Trông ra tròn trặn trơn lì gỗ

      Dùng đến hung hăng giã nặng chày

      Ðầu có nhọn đâu mà cổ thắt?

      Ngàn thu còn nhớ mãi tên chày.


      (Cụ lớn vốn là người mạn ngược đầu tiên được cử về trị nhậm ở vùng xuôi, cũng nhờ cái tiếng hét ra lửa.)


      "Báo phát hành, quả nhiên tiếng chày vang rộn rã trên khắp các tỉnh miền Trung châu, và từ đó về sau, cái hình phạt “chày” cụ lớn không cho dùng đến nữa."

      Ðông Tây là tờ báo bán chạy nhất hồi đó, qui tụ những tên tuổi lớn như Phan Khôi, Trần Tuấn Khải, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Vi Huyền Ðắc, Thiết Can, Hoàng Ngọc Phách. Tờ báo có khuynh hướng chính trị, ủng hộ những người và những việc chống Pháp, cũng như đả kích những người thân Pháp. Sau bài thơ Chày, tờ báo bị rút giấy phép vào ngày 25.7.1932. Sau đó Phùng Tất Ðắc viết cho rất nhiều báo, cả Pháp ngữ lẫn Việt ngữ, như Cri de Hanoi, Nhựt Tân, Ích Hữu.


      Ông đã lấy vợ lần đầu năm 17 tuổi, đến năm 1935 lấy vợ lần nữa. Năm 1940 đắc cử chức nghị viên trong Nghị Viện Bắc Kỳ, năm 1945 bị Nhật bắt nhưng được ông bạn làm báo lúc trước là Trần Trọng Kim, lúc này là thủ tướng nước Việt Nam, cứu ra khỏi tù.


      Năm 1954 Phùng Tất Ðắc di cư vào Nam, năm 1975 di tản qua Anh quốc, cư ngụ ở Cambridge, và từ trần tại đây ngày 29 tháng 2. 2008, thọ 101 tuổi. Bài này được viết nhân cái giỗ thứ tư của vị đàn anh trong văn giới và báo giới Việt ngữ.


      (2.2012)


      Viên Linh

      Khởi Hành số 186, Tháng 4.2012

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)