1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí” (Huỳnh Quốc Bình) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      21-2-2024 | VĂN HỌC

      Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí”

        HUỲNH QUỐC BÌNH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Kim Thanh
           (... - 12.2.2025)

      Người Lính Già Oregon hay Kim Thanh là bút hiệu của Tiến Sĩ Joseph Nguyễn Kim Quý. Ông đã lìa trần lúc 11 giờ trưa Thứ Tư, ngày 12 Tháng Hai, 2025 tại tư gia thuộc Thành Phố Portland, Oregon, Hoa Kỳ một cách an bình. Phu nhân của ông gọi báo cho vợ chồng tôi biết tin buồn này. Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, tôi và vài người bạn thân cận với ông và với tôi, cùng vợ con ông đưa xác ông về nhà quàng để chờ ngày hỏa táng. Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình theo nghi thức Công Giáo vào Thứ Ba, ngày 18 Tháng Hai, 2025.


      Bà Nguyễn Kim Quý cho biết, lúc sinh tiền, ông đã dặn dò vợ con là khi ông lìa trần, tang lễ của ông phải hết sức đơn giản. Tôi và một vài người bạn thân của ông cũng từng nghe ông có những ước nguyện như sau: Trong tang lễ của ông không có điếu văn, không phủ cờ, và không vòng hoa gì cả. Tức là sau khi ông tắt thở, vợ con ông chỉ cần đưa xác ông đến nhà quàng để hỏa thiêu, sau đó báo cho anh chị em của ông và vài bạn hữu của ông biết mà thôi. Ông nói trước với vợ con là ông không muốn làm phiền bất cứ một ai khác trong tang lễ của ông. Chắc chắn người sống sẽ làm theo nguyện ước của người quá cố. Tuy nhiên, người quá cố không thể “cấm” người sống bày tỏ lòng thương tiếc một người mình yêu thích hay quý trọng đã vĩnh viễn ra đi. Tôi viết bài này trong tinh thần đó.


      Tôi hân hạnh quen biết TS Quý từ năm 1995 trong lãnh vực sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh chống cộng. Suốt ba mươi năm qua, tôi xem ông là một trong những đàn anh trong cộng đồng hay khối người Việt tử tế, gồm những người có lập trường chống bọn Việt cộng và đám Việt gian một cách quyết liệt. Tại Oregon, ông Quý, bạn hữu thân tình của ông, của tôi, và nhiều chiến sĩ chống cộng khác luôn “đâu lưng lại để chiến đấu”. Chúng tôi kiên trì giữ vững ngọn cờ chống Việt cộng và tay sai của chúng tại Oregon trong mấy thập niên qua. Chúng tôi không chối là mình cũng có những bất đồng, nhưng chúng tôi luôn biết tự chế để tránh sự bất hòa. Nhờ sự đoàn kết đó của chúng tôi mà đám tay sai VC hay bọn làm lợi cho VC chưa dám lộng hành.


      Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý là một nhân sĩ mà người Quốc Gia chân chính có thể tin tưởng được trong lãnh vực chống cộng. Ông có tư cách và có sự thủy chung với đồng đội hay chiến hữu của mình trong mặt trận chống cộng. Ông từng nói với tôi rằng: Có người “dán nhãn” ông là “kẻ chống cộng cực đoan” và ông hài lòng với cái nhản “chống cộng cực đoan” đó hơn là chống cộng theo kiểu “vừa … chống vừa run” mà bọn đầu cơ chính trị hay những kẻ quá sợ hãi VC thường làm.


      Tiến Sĩ Quý có hai bút hiệu khác nhau như đã nói. Kim Thanh là bút hiệu dành cho những bài viết trữ tình, lãng mạng, và văn học. Riêng bút hiệu “Người Lính Già Oregon” với những bài viết chống cộng quyết liệt và đanh thép. Thiết nghĩ, nếu người ta có thể “yêu” tác giả Kim Thanh về những bài viết có tính cách văn học và chuyện tình lãng mạng bao nhiêu, người ta cũng sẽ yêu thích những bài chống cộng quyết liệt của ông bấy nhiêu.


      Sau khi hay tin ông đã lìa trần, tôi có gởi tin buồn về sự ra đi của ông cho những người quen thân với ông và với tôi. Một số người đã bày tỏ lòng thương tiếc một trí thức Việt Nam, một chiến sĩ chống cộng đã ra đi. Trong số những vị đó có một nữ giáo sư trung học tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã gởi cho tôi một câu ngắn gọn: “Buồn tiếc NLGO! Những bài viết của ông thật có giá trị”. Một nữ ca sĩ người Việt rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ đã viết gởi cho tôi về Người Lính Già Oregon như sau: “Thật buồn, cộng đôi chút ân hận, đã chẳng làm được gì cho một người mình mang ơn và rất kính phục”. Theo tôi, những người tử tế chống cộng thích ông, bọn VC hay những kẻ thân cộng thù ghét ông là chuyện đương nhiên không thể tránh được.


      Muốn đọc các bài viết của ông, người ta chỉ cần vào Google và tìm “Người Lính Già Oregon”, hoặc “Kim Thanh- Nguyễn Kim Quý”, tha hồ mà đọc một số bài viết của ông.


      TS Nguyễn Kim Quý có nhiều bài viết tố cáo tội ác Việt cộng rất hùng hồn và đanh thép như đã nói, nhưng bài thuyết trình bằng tiếng Pháp để vạch trần sự tàn ác của đảng Việt cộng có cả Tổng Thống Pháp chủ tọa và nghe ông thuyết trình mới là độc đáo nhất trong các bài viết giá trị của ông. Bài thuyết trình đó có tiêu đề, “Stendhal và Những Mùa Của Tôi Dưới Hỏa Ngục Cộng Sản”.


      Tôi từng hân hạnh đọc phần tiếng Việt của tác giả qua trong phần dịch thuật của Nhà Văn, Họa Sĩ Lê Khánh Thọ, bên Pháp quốc. Có một đoạn Chị Lê Khánh Thọ giới thiệu như sau:

      “Luận án tiến sĩ (1990) của Giáo Sư Nguyễn Kim Quý có tựa đề: “La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal” (Tù ngục trong tiểu thuyết của Stendhal). Tháng 3, 1992, cùng với một số giáo sư đại học trên thế giới, ông được mời thuyết trình về Stendhal nhân ngày mất lần thứ 150 của văn sĩ được tổ chức tại Paris, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Bài của các thuyết trình viên đều được in thành sách bán tại Paris.” (Hết trích)


      Quý độc giả có thể đọc nguyên bài thuyết trình bằng Việt ngữ hay Pháp ngữ tại link này:

      https://hon-viet.co.uk/LeKhanhTho_StendhalVaNhungMuaCuaToiDuoiHoaNgucCongsan.htm

      Theo nhận xét của tôi, TS Quý có lối hành văn rất lạ so với những nhà văn khác trong các bài viết bằng Việt ngữ hay Anh ngữ. Phải công nhận, ông là một trong những tác giả viết bài mà độc giả đọc “cứ sợ nó mau hết”. Dù là một đoạn văn do Chị Lê Khánh Thọ dịch từ bản tiếng Pháp, nhưng người đọc có thể cảm nhận được những gì tôi vừa nêu. Tiến Sĩ Quý viết:

      “Hỏa ngục Cộng sản, dĩ nhiên. Nhưng không có ngôn ngữ nào có thể mô tả đủ sự tàn ác của một trại tù do bọn Cộng sản Việt Nam –tức là Việt Cộng– thiết lập. Đó là bọn cai ngục bẩm sinh, quý vị hãy tin tôi đi, phô diễn một khả năng và kinh nghiệm canh phòng vô địch. Không một nơi giam giữ nào, hư cấu hay có thực, mà tôi được biết, kể cả Quần đảo Goulag của Soljenitsyne, hay Hồi ức về căn nhà tử tội của Dostoïevski, có thể so bằng những trại Việt Nam trong cái mà tôi gọi là “độc ác tinh vi”: ở đây người ta giết tù nhân một cách khoa học, tiệm tiến, nhẹ nhàng một cách khủng khiếp, bằng cái đói triền miên. Để chế ngự chúng tôi hiệu quả hơn, bọn khốn nạn đã khai thác khéo léo cái bản năng thấp nhất, tệ nhất của con người: nhu cầu ăn. Ít ra trong tù, những nhân vật của Stendhal có thể ăn và uống đầy đủ: Fabrice lại còn có sô-cô-la của Clélia và Julien có sâm banh và xì-gà của Mathilde gửi cho. Còn chúng tôi, còn tôi, mỗi ngày, bắt buộc phải tự nhìn thấy mình chết lần chết mòn như con vật bị vây hãm, sống một cái chết hoàn toàn đúng nghĩa tồi tệ, nhục nhã, hèn hạ, cố tình bày ra bởi lũ Cộng sản –đồng hương của chúng tôi. Một cái chết đến chậm, kéo dài, kéo dài, với trong hồn mỗi người tù sự phẫn nộ bất lực, sự xấu hổ bị dồn vào thế buộc phải thường trực, mỗi ngày, nghĩ đến cái dạ dày trống không và cách nào để làm đầy nó.” (Hết trích)

      Người Lính Già Oregon có những bài viết ngắn hoặc dài để chống cộng theo kiểu đạn pháo binh “nổ chụp” mà nhiều người thích như đã nói. Dù vậy, không phải lần nào ông pháo cũng trúng mục tiêu. Có những lần ông pháo nhầm phe ta. Tôi và một vài người bạn thân của ông cũng từng có những cuộc hòa giải giữa ông và phe chống cộng để mọi người có thể hiểu nhau và thông cảm cho nhau. Tuy nhiên, không phải cuộc hòa giải nào cũng thành công. Cá tính của ông có nhiều điểm rất dễ thương hay “cực kỳ” dễ quý trọng. Tuy nhiên, có những điểm mình muốn thương cũng “không phải dễ.”


      Tôi viết bài này để bày tỏ lòng tiếc thương của tôi dành cho một trí thức Việt Nam, một chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, có lập trường chống cộng không khoan nhượng. Tôi tin là bọn Việt cộng hay Việt gian rất thù ghét ông, nhưng chắc chắn chúng không thể khinh thường ông. Riêng tôi, tôi cũng thích cách sống này cho nên tôi từng nói với những người bạn chống cộng rằng: Kẻ thù hay kẻ gian muốn ghét chúng ta là chuyện của chúng nó, nhưng dứt khoát chúng ta không thể để chúng nó khinh thường chúng ta.


      Kết luận


      Ngày nay Người Lính Già Oregon hay Nhà Văn Kim Thanh, hoặc Tiến Sĩ Joseph Nguyễn Kim Quý đã vĩnh viễn lìa trần. Phía người Việt chống cộng mất đi một cây bút từng làm cho kẻ thù VC không ưa, kẻ gian không bao giờ thích. Riêng những người Quốc Gia chống cộng nào chưa hiểu ông hoặc phiền ông từ một lý do nào đó, thế nào rồi họ cũng sẽ hiểu và hết phiền bởi vì ông đã “giã từ vũ khí” hay đã vĩnh viễn ra đi.


      Những người tử tế chống cộng sẽ khó mà quên hình ảnh của ông trong mặt trận chống cộng tại hải ngoại. Nhiều người sẽ rất buồn, trong số những người đó, có tôi.


      Cầu xin Thiên Chúa nhân từ thương xót linh hồn Anh Quý và an ủi Chị Quý, hai cháu, và những người thân yêu đang thương tiếc trước sự lìa trần của anh.Vĩnh biệt Anh Quý nơi trần gian tạm bợ này.


      Huỳnh Quốc Bình

      Viết xong tại Salem, Oregon vào ngày 14 Tháng Hai, 2025

      Huỳnh Quốc Bình

      Nguồn: huynhquocbinh.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí” Huỳnh Quốc Bình Tưởng niệm

    3. Bài viết về nhà văn Kim Thanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Kim Thanh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí” (Huỳnh Quốc Bình)

       

      Tác phẩm của Kim Thanh

       

      Ba Mươi Hai Năm Ấy Bây Giờ Là Đây (Kim Thanh)

      Đá nát vàng phai (Kim Thanh)

      Chuyện Của Bình An (Kim Thanh)

      Bài viết trên mạng:

      - catbuicarolineth.blogspot.com

      - baovecovang2012.wordpress.com

      - vietbao.com

      - hung-viet.org

      - Ngô Đình Diệm: Trên Nửa Thế Kỷ Oan Khiên (huynhquocbinh.net)

      - Portland Va Người Thầy Tuyệt Vời

       (nsvietnam.blogspot.com)

      - Tính nhân bản trong những tạp ghi của Huy Phương (vietnamdaily.com)

      - Ngô Đình Lệ Thủy, Hồng Nhan Mệnh Bạc (ngo-quyen.org)

      - Trịnh Công Sơn, Người Bạn, Kẻ Đối Nghịch (baovecovang2012.wordpress.com)

      - Giao Thừa, Rượu Và Mỹ Nhân

       (lamtamnhu.blogspot.com)

      - KATYN (nuiansongtra.com)

      - Để tang cho một cuộc tình!

       (tienglongta.com)

      - Chống Cộng Bằng Mồm!

       (tienggoicongdan.com)

      - Trên Xứ Buồn Muôn Thuở

      - Đà Lạt, vàng phai kỷ niệm

      - Ôi, hoa tàn trăng khuyết

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí” (Huỳnh Quốc Bình)

      Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên (Đỗ Quyên)

      Lạc Mất Mùa Xuân (Huỳnh Liễu-Ngạn)

      Vài Nhận Xét Về Hai Bài Thơ Của Quách Tấn (NP Phan)

      Trang Thơ (Huỳnh Liễu Ngạn)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)