|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Kiệt Tấn
Trong suốt thời gian phụ trách bài vở cho tạp chí Văn Học Nghệ Thuật (bộ mới) và Văn Học, tôi được cái may mắn đọc trước nhiều bản thảo của các văn hữu từ khắp nơi gởi về, sau đó theo dõi ảnh hưởng của tác phẩm ấy lên trên bạn đọc.
Hồi còn ở Việt Nam trước 1975, tôi dạy học ở tỉnh lẻ nên ít có cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc với giới cầm bút. Tôi có được nghe nói tới tập thơ "Điệp Khúc Tình Yêu và Trái Phá" của Kiệt Tấn xuất bản năm 1966, nhưng chưa được đọc. Hình như từ lúc cho xuất bản tác phẩm đầu tay cho đến ngày Sài Gòn thất thủ, Kiệt Tấn bận chuyện học hành, bận sống cho hết cung bậc của yêu hờn giận ghét nhiều hơn là viết về những điều mình sống. Những kinh nghiệm, xúc cảm, suy tưởng trong thời gian ấy được ấp ủ, tích lũy như một thứ rượu quí, để đến một lúc nào đó, không thể dừng được nữa, Kiệt Tấn để mặc cho xúc cảm tuôn trào nơi đầu ngọn bút. Truyện "Em Điên Xõa Tóc" Kiệt Tấn gửi cho Văn Học Nghệ Thuật là kết quả của những kinh nghiệm đã chín mọng, những xúc động đã ngút ngàn, những suy tưởng đã viên mãn... Những cái "đã" ấy tất nhiên phải thành nghệ thuật. Quả đúng như thế, "Em Điên Xõa Tóc" được in ra và phổ biến khắp nơi, liền được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Đây là một trong những truyện ngắn hiếm hoi, có giá trị nhân bản phổ quát mà Văn Học và Văn Học Nghệ Thuật được hân hạnh giới thiệu với bạn đọc.
Từ đó đến nay, Kiệt Tấn liên tiếp đem nhiều kinh ngạc cho những người theo dõi sát sinh hoạt văn chương ở hải ngoại. Anh lần lượt viết lại những cuộc tình Á-Âu lẫn những mối tình đầu của đời anh, từ Đêm Cỏ Tuyết, Người Em Xóm Học, đến Yêu Em Xứ Tuyết, truyện nào cũng thơ mộng tuyệt vời và nhục cảm ngùn ngụt. Anh viết bạo, viết hết tất cả sắc diện của tình yêu, anh đi suốt những gì mà những người viết khác chỉ dám đi một nửa, rồi bẻn lẻn dừng lại ở chỗ tự cho là ranh giới. Nhờ thế, nhiều truyện tình của Kiệt Tấn có cái chất sống cuồng nhiệt của tác phẩm D. H. Lawrence trong đó tình yêu có đầy đủ cả những đóa hoa e ấp trao nhau, những nụ hôn ngượng ngập, lẫn những tham lam cuống quít và những "hơi thở rướn cong" (1).
Nhưng Kiệt Tấn không chịu dừng lại ở đó. Trong cuộc phiêu lưu đi tìm cái ta riêng trong cái chung của nhân loại, đi tìm cái đặc thù tiêu biểu, Kiệt Tấn làm kinh ngạc người đọc ở cả những lãnh vực khác. Và trong loại đề tài nào, Kiệt Tấn cũng viết được những truyện ngắn xuất sắc. Một số trích đoạn đã được đăng tải trong tập trường thiên Lớp Lớp Phù Sa của anh, cũng với Nụ Cười Tre Trúc, Em Vịt Vàng Nhỏ Của Tôi Ơi, Năm Nay Đào Lại Nở cho chúng ta thấy một Kiệt Tấn khác hẳn Kiệt Tấn trong những truyện tình. Tình yêu quê hương của anh cũng hôi hổi y như tình yêu trai gái.
Sức sống cuồng nhiệt, sự nhạy cảm của Kiệt Tấn, trải qua thăng trầm của lịch sử, đương nhiên dẫn anh tới những suy tưởng bao quát về cuộc đời, về con người. Kỷ niệm đẹp của một quê hương đã mất, lưu niệm của những ngày tháng tàn phai, cuộc sống lưu vong, đã đẩy đưa Kiệt Tấn viết Vườn Chanh Miệt Biển, một thứ tùy bút pha lẫn bút ký và tự truyện, mà theo tôi, đánh dấu thành công viên mãn nhất của Kiệt Tấn trong loại sáng tác suy tưởng.
Mỗi người cầm bút thường chỉ có sở trường về một loại đề tài, một loại khung cảnh sống hoặc một loại nhân vật. Rất ít có người dám xông xáo vào nhiều lãnh vực, vì thấy trước sự thất bại. Trường hợp Kiệt Tấn khác hẳn. Anh viết về đủ đề tài, nhân vật, khung cảnh thay đổi, từ một cô gái quê cho tới một cô tình nhân bụi đời ở kinh đô ánh sáng, từ những kinh rạch bán khai chằng chịt ở quê hương cho đến cảnh đô hội nơi đất khách... ở đâu Kiệt Tấn cũng xông xáo thông thạo như một "thổ công". Vì sao vậy?
Theo tôi, câu trả lời khá đơn giản: Kiệt Tấn đã sống hết mình, và viết hết mình. Khi sự chân thành đã đến độ giống như tự khỏa thân trước cuộc đời, thì cái Tâm Thành đó cộng với Tài Ba phải thành Nghệ Thuật. Kiệt Tấn đã thực hiện được lời của Dostoievsky khi văn hào Nga này nói: "Tôi đã viết hết những điều mà thiên hạ chỉ dám nói có một nửa."
Thực hiện được điều đó, không dễ. Phải có một lòng yêu người nồng nhiệt, và một sự can đảm lớn lao.
Nguyễn Mộng Giác
California 29-10-1987
(1) Mượn nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Túy Hồng.
- Đọc Lại Hoàng Đạo Nguyễn Mộng Giác Nhận định
- Nghĩ về Kiệt Tấn Nguyễn Mộng Giác Nhận định
- Nhìn Lại Một Năm Văn Chương Hải Ngoại Nguyễn Mộng Giác Nhận định
- Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng Nguyễn Mộng Giác Nhận định
• Nghĩ về Kiệt Tấn (Nguyễn Mộng Giác)
- Kiệt Tấn, nhà văn (Nguyễn Manh Trinh)
- Phỏng vấn Kiệt Tấn (Phan Thị Trọng Tuyến, Đặng Mai Lan thực hiện)
- lá thư từ kinh xáng: vài hàng gởi nhà văn kiệt tấn (Lương Thư Trung)
- Kiệt Tấn (Mai Ninh giới thiệu)
- KIỆT TẤN, đôi khi thèm chết nhưng vẫn mê đời (Trương Văn Dân)
- Ba điều về Kiệt Tấn (Nguyễn Văn Lục)
- Em Điên Xõa Tóc Của Kiệt Tấn
(Liễu Trương)
- Ông Điên Kiệt Tấn (Đặng Mai Lan)
- Lục Bát Phù Sa (Khuất Đẩu)
- Dục Tình Huyền Ảo Của Kiệt Tấn
(Khuất Đẩu)
- Kiệt Tấn (phannguyenartist.blogspot.com)
Thơ văn trên mạng:
- tienve.org, - vanchuongviet.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |