|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Từ trái: Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn và tác giả
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, từ khi tôi quen biết gần 40 năm qua, đến nay tên tuổi anh vẫn sáng chói trên vòm trời thi ca Việt Nam. Khởi viết từ trong nước trước 1975, một người mang danh thi sĩ như Hoàng Xuân Sơn đã sống hết lòng với sự chân thành, mê đắm, dâng hiến trọn vẹn đời minh cho thi ca. Sau ba thi tập Viễn Phố, Huế Buồn Chi và Lục Bát Hoàng Xuân Sơn, cũng như rất nhiều thơ phổ biến trên các diễn đàn internet, người đọc nhận thấy thơ Hoàng Xuân Sơn là thơ của quê hương, đất nước, của tình yêu, thân phận và tình người. Chính vì thế mà người ta quen gọi Hoàng Xuân Sơn là nhà thơ, dù đứa con tinh thân thứ tư của anh vừa xuất bản mang tên Cũng Cần Có Nhau bằng văn xuôi trong đó kèm theo những trang thơ mà anh gọi là “phóng bút”.
Đọc từng trang Cũng Cần Có Nhau, tôi mới hiểu tập “phóng bút” này là kết hợp rất sinh động và thân tình của ký ức, sự kết hợp từng giọt kỷ niệm, từng giọt nhớ thương tha thiết của một người từ lúc vào đời cho đến ngày bạc tóc đã kết tụ thành dòng sông chữ nghĩa an nhiên chảy giữa đời thường.
Ngược với thế gìới thơ Hoàng Xuân Sơn, ngay trang Vào Tập Cũng Cần Có Nhau tác giả đã bộc bạch với bạn đọc là “đừng mong mỏi bắt gặp được gì hay ho văn vẻ ở đây”.
Thực vậy, riêng phần tản văn, người đọc khó tìm ra, dù một chút lấp lánh của viên ngọc bích, một chút hiền hòa của dòng nước mát hay một chút hơi thở thơm tho của một đóa cẩm tú cầu. Đọc thơ Hoàng Xuân Sơn tôi cảm nhận được sự mềm mại của bông hoa, dù có lúc hoa héo trước cảnh đời bất hạnh nào đó, hoặc nhận chân sự có mặt nên thơ của một con đường, một mái nhà, một con đò, một cái nhìn dịu dàng, e ấp sau mái tóc thề của sông Hương núi Ngự… Còn văn của Hoàng Xuân Sơn đọc lên nghe như có bàn tay nhiệt tình nào đó tà tà hốt từng nắm sỏi đá rải chơi trên từng trang giấy. Nói rõ ra, bút pháp Cũng Cần Có Nhau tự nhiên như thể chữ nghĩa tuệch toạc tự nó ào ra. Có lúc người đọc có cảm giác anh cất giọng cà tửng như đùa cợt, chẳng cần câu cú hay ngữ pháp. Có lúc lại nghiêng xuống nỗi đau cùng người. Có thể nói Cũng Cần Có Nhau là một loại tản văn tả chân, bắt chữ nghĩa đứng dậy, hướng tới, xăm xăm đi thẳng vào lòng người. Cũng vì thế cái nhìn của nhà thơ là cái nhìn chân thật, không quanh co, xiêu vẹo. Sau khi gạt bỏ hết những mớ xà bần, những cái bạc bẽo đau đời, chữ nghĩa toát ra từ khí chất hiền lành, mộc mạc của một người miền Trung trở nên trong veo, cho người đọc nhìn thấy cái đẹp ngay cả trong một nét thô tháp, trần trụi hoặc cả những mớ lục cục lòn hòn như sỏi đá nói trên.
Tung tăng bơi lội trên dòng ký ức Cũng Cần Có Nhau, cảm hứng của Hoàng Xuân Sơn vì thế đã tạo ra nhiều sắc thái linh động về con người, về cuộc đời, về nơi chốn, về cái bi cái hài qua văn chương nghệ thuật với biết bao vui buồn nhân thế. Từ những mảnh đời dọc ngang, lang bạt kỳ hồ mà hiền hòa, dễ mến, những bàn tay hiệp nghĩa, tự tin, tích cực, những tấm lòng bao dung, những chân dung tươi tắn, mỹ miều cho đến cái thực tại của học hành, thi cử, bạn bè, nghề nghiệp, tình yêu, chiến tranh, chạy loạn…, nhất nhất đều được Hoàng Xuân Sơn “phóng bút” bằng những câu văn, kèm thêm những dòng thơ ngời sáng, giản dị, có lúc hiu hắt, có lúc trần trụi đến thân tình.
Và, trong cái mớ chằng chịt của cuộc làm người giữa thời buổi nhiễu nhương, Cũng Cần Có Nhau lại bàng bạc trải ra những trang hình ảnh kỷ niệm về bằng hữu chi giao và nơi chốn tác giả đã từng sống qua. Ai cũng biết mỗi con người chúng ta đều chất chứa trong tâm khảm một nỗi niềm đặc biệt. Đó là tình bạn lúc nào ta cũng trân trọng và cần đến. Với Hoàng Xuân Sơn, tình bằng hữu không những được ghi nhận qua thơ văn, mà ngoàì đời, dù ở hoàn cảnh nào, lên hương hay thất thế, bằng hữu cũng chiếm cứ một phần quan trọng trong cuộc sống của anh.
Thật vậy, Cũng Cần Có Nhau là chân dung đa dạng của những giọt người chân thật, là chốn dung thân của tình huynh đệ và bằng hữu thắm thiết. Họ tìm đến nhau, sống và giúp đỡ cho nhau, chia sẻ những điều hay lẽ phải, trái tim của họ vì tha nhân mà rộng mở. Đó là một bức tranh nhân bản, là hình ảnh văn học đẹp một cách dung dị, bình thường nhưng thấm thía.
Vậy mà một cuộc sống tốt lành như thế lại rơi vào tình hình chiến sự ngày một leo thang. Xã hội bất an, thế sự thăng trầm, phong ba bão táp, biến cố Mậu Thân 68, nhất là đối mặt với chiến tranh Quốc Cộng giữa sinh viên quốc gia và Việt Cộng nằm vùng, khiến bạn bè Hoàng Xuân Sơn lại đoàn kết bên nhau, quyết tâm thực hiện lý tưởng độc lập, tự do, quyết liệt bảo vệ cuộc sống và nhân cách con người.
Còn nơi chốn mà tác giả nhắc tới cũng thật quen thuộc. Cái địa điểm thơ mộng và đầy ắp kỷ niệm long lanh: Quán Văn. Sau những ngày sinh hoạt văn hóa trại họp bạn, những lần công tác xã hội, cứu trợ nạn lụt, hỏa hoạn trở về, tác giả và bạn bè lại tiếp tục truyền thống vầy đoàn, quẩn quanh không đâu xa, cũng chỉ là Quán Văn, là sân trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, là trụ sở CPS. Đó là nơi cưu mang, gắn bó, thành danh, làm nên tên tuổi mà cũng là nơi gián đoạn, gẫy đổ và chia lìa. Hãy nghe tác giả Cũng Cần Có Nhau tâm tình:
Dù không biết gì về phong thủy nhưng qua chứng nghiệm thăng trầm của thời gian và những sự kiện xẩy ra, tôi nhận thấy rằng khu đất này là một khu đất tiềm ẩn hai lẽ: Phát và Triệt.
Bạn bè Hoàng Xuân Sơn, dù còn “Phát” hay đã “Triệt” đều là những tên tuổi sáng chói trên vòm trời văn chương nghệ thuật; từ văn, thơ, nhạc, họa đến sân khấu, kịch nghệ: Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Xuân Thiệp, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Trịnh Cung, Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Hoàng Xuân Giang, Lê Uyên Phương, Nghiêu Đề, Ngô Kha, Đỗ Quý Toàn, Ngô Vương Toại, Lê Đình Điểu, Trần Đại Lộc, Khánh Ly, Hồng Khắc Kim Mai v.v… Còn nhiều, nhiều lắm. Hầu như tất cả những tài năng còn tại thế hay đã giũ áo ra đi đều xuất hiện trong tập phóng bút này.
Xin được nhắc lại ở đây, rằng giữa thập niên 60, những ai đã từng tham dự những buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật tại CPS đều không khỏi nghĩ tới cái từ CPS chắc là chữ viết tắt của một cơ quan từ thiện hay cơ sở thương mại, văn hoá, xã hội nào đó của người Mỹ. Nhưng sau này mọi người mới vỡ lẽ, thì ra CPS chỉ là dòng chữ Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường mà thôi. Chữ nghĩa mấy ông xướng lên nghe sao mà oai ghê gớm, nó hầu như xóa khỏi ký ức mọi người về cái mảnh đất thiên đường CPS mà xưa kia, thời Tây, là nhà khám cũ, từng giam giữ và hành quyết tội đồ.
Tôi cho rằng chữ nghĩa Cũng Cần Có Nhau vung vít, ồ ạt, sảng khoái bên cạnh cái bùi ngùi, hiu hắt, ảm đạm há chẳng phải là cái tâm tình của Hoàng Xuân Sơn đối với bằng hữu mà cũng là tự sự về chính mình đó sao. Hoàng Xuân Sơn viết văn, làm thơ chỉ để bày tỏ tấm lòng tha thiết yêu cuộc sống với biết bao hạnh phúc và khổ đau trên phần đất anh sinh ra, cũng như nơi anh đến với từng ngày buồn vui cùng bằng hữu như những tia nắng ấm, cho đến lúc thời thế đổi thay phải chia tay trong thương cảm, bùi ngùi. Cái hay và cái đẹp của tập phóng bút này là, ngoài những trang viết bằng văn xuôi về thế thái nhân tình, người đọc còn cảm nhận được nỗi niềm của Hoàng Xuân Sơn thương tiếc bằng hữu huynh đệ đã khuất bằng những vần thơ tưởng niệm ở “phần viết thêm” thật chân tình.
Viết về người em là nhạc sĩ Hoàng Xuân Giang (1996 – 1994), cái tâm tình của người anh thật u hoài:
rứa rồi em cũng về tới ngạn
lên xe ngồi anh hát đò đưa
sông nước mô chẳng buồn vô hạn
bến nào rồi cũng ngợp trời mưa
ba năm hẳn quay đầu về núi
mà lòng người vẫn quyết không dung
ai nằm giữa xuôi chèo mát mái
ai đang tay giũ một tấm lòng
(Sông Về Tới Bến – tr.173)
Hoặc về Trịnh Công Sơn (1939 – 2001), được tác giả diễn tả qua một số tựa đề những tình khúc của Trịnh làm thành 8 dòng lục bát mượt mà:
nữa mai đăm đắm tình sầu
bỏ quên tình nhớ bên cầu thê lương
tình xa như một con đường
một người thương. gọi người thương một người
ướt mi hay ướt nụ cười
trời mưa cổ tháp lạnh đời xưa sau
lạy chiều nắng thủy tinh lâu
cho dài hạ trắng qua cầu thụy hôn
(Một Khúc Collage Trịnh – tr.191)
Về họa sĩ Nghiêu Đề (1939-1996) sống với sơn cọ hay không còn sống với bạn bè đều trực diện với câu hỏi thân tình của bạn Hoàng Xuân Sơn. Mà có hỏi quanh co rốt cuộc vẫn khẳng định cũng vẫn là nghiêu đề:
chưa muốn về!? ừ. thôi ở lại
cái ngước nhìn của bạn. chao ôi
đía thêm vài chặp. đêm. khuya lắc
râm ran dưới đất chuyện trên trời
cũng vẫn là Nghiêu Đề dạo nọ
ngó con mắt thấy cười mỉm chi
vẫn tốt lành. cái thân cái vóc
tà tà theo. đời gấp gáp gì…
(Cũng Vẫn Là Nghiêu Đề – tr.233)
Ngoài ra Hoàng Xuân Sơn còn ai điếu bằng hữu huynh đệ cũ đã khuất như một lời ngậm ngùi chia tay Đỗ Ngọc Yến, Hoàng Ngọc Tuấn, Trần Đại Lộc, Lê Đình Điểu, Nguyễn Đức Quang.
Nhìn lại 45 năm sinh hoạt văn học nghệ thuật của thi sĩ Hoàng Xuân Sơn, người ta không thể phủ nhận sự thành tựu rực rỡ ở lãnh vực thi ca của anh.
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn sinh năm 1942 tại Vỹ Dạ, Huế. Cựu học sinh trường Quốc Học Huế, Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Tốt nghiệp Cử Nhân Triết. Công chức ngành bưu điện. Khởi viết từ năm 1970 với các bút hiệu Sử Mặc, Hoàng Hà Tĩnh, Vô Định. Định cư tại Montreal, Canada từ tháng 12 năm 1981 đến nay.
Tác phẩm đã xuất bản:
– Viễn Phố (thi tập) Việt Chiến 1989
– Huế Buồn Chi (thi tập) tác giả tự xuất bản 1993
– Lục Bát Hoàng Xuân Sơn (thi tập) Thư Ấn Quán 2004
– Cũng Cần Có Nhau (phóng bút) Nhân Ảnh 2013.
- Nhà Sư Và Linh Mục Phan Ni Tấn Truyện ngắn
- Những Người Nữ Trong Thơ Trần Yên Hòa Phan Ni Tấn Nhận định
- Ăn Tết ở Mỹ Phan Ni Tấn Tạp ghi
- Sách vở ích gì… Phan Ni Tấn Tạp ghi
- Bạn tôi, điêu khắc gia – họa sĩ Trương Đình Quế Phan Ni Tấn Tạp luận
- Hoàng Xuân Sơn, Cũng Cần Có Nhau Phan Ni Tấn Giới thiệu
- Bản Du Ca Cuối Cùng Phan Ni Tấn Thơ
• Đọc thơ Hoàng Xuân Sơn (Cao Vị Khanh)
• Hoàng Xuân Sơn, Cũng Cần Có Nhau (Phan Ni Tấn)
Hoàng Xuân Sơn: Nhà văn Việt Nam Nghĩ Về Hội Nhà Văn VN (Hoàng Ngọc Tuấn)
Hoàng Xuân Sơn: nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh cũng nên dè dặt (Bùi văn Phú)
Hoàng Xuân Sơn, từ lục bát, tới những đổi mới về hình thức (Du Tử Lê)
Khắc khoải chữ, nghĩa của Hoàng Xuân Sơn
(Du Tử Lê)
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn (saigonline.com )
Happy Birthday Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn! (tranthinguyetmai.wordpress.com)
Nhà Thơ Hoàng Xuân Sơn với Thơ Quỳnh (Phan Tấn Hải)
Phỏng vấn nhà thơ Hoàng Xuân Sơn (Lê Quỳnh Mai )
Hoàng Xuân Sơn Ra mắt Cũng Cần Có Nhau (luanhoan.net)
Đọc lục bát Hoàng Xuân Sơn (Vũ Linh)
Hoàng Xuân Sơn: Những Suy Nghĩ Về Ngày 30/4 (http://bon-phuong.blogspot.com)
Nhân Đọc Sách Của Hoàng Xuân Sơn, nhìn lại một thời sinh viên, học sinh Saigon (Tuệ Chương/Hoàng Long Hải)
Mậu Thân trong lòng cuộc chiến
Bài viết trên mạng:
sangtao.org, damau.org, gio-o.com.
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |