1. Head_

    Phạm Ngọc Lũy

    (20.11.1919 - 21.12.2022)

    Quách Tấn

    (4.1.1910 - 21.12.1992)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hoài Điệp Tử (1942 – 1987), nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-5-2022 | VĂN HỌC

      Hoài Điệp Tử (1942 – 1987), nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Hoài Điệp Tử
         (1942 - 1987)

      9 tháng 8, 1987


      Ngay buổi sáng tôi đã có mặt trước dãy nhà trên thông lộ Westminster thuộc thành phố Garden Grove, trong đó có một căn là tòa soạn báo Mai của Hoài Điệp Tử, bị đốt cháy trong đêm. Anh tên thật Phạm Văn Tập, sinh 1942 ở Bạc Liêu. Bên phải căn phố là tiệm bán sách cũ của một phụ nữ Mỹ. Không khí còn đượm mùi khói. Khung cửa sắt và tấm biển Tuần Báo Mai nám đen. Giải băng màu vàng của cảnh sát không cho chúng tôi tới gần, nhìn quanh thấy bạn hữu trong làng báo, có Nguyễn Tú A từ thuở ở Sài gòn. Ngọn lửa bắt xăng được cho biết là cháy bùng vào sau nửa đêm; xác Hoài Điệp Tử đã được mang đi. Mấy ngày trước, Hoài còn ngồi với chúng tôi trong quán Thiên Thanh bên cạnh, còn nhớ là có khá đông bạn hữu trong làng báo gốc người miền Nam như Trọng Viễn, Trần Xuân Thành, Lâm Tường Dũ… Không khí vẫn vậy: nói đủ thứ chuyện, tiếng chai cốc va chạm lanh canh, mùi khói thuốc lá, tiếng cười đùa, giọng phóng sự tâm tình và cả triết lý.


      Chúng tôi từng ngồi với nhau như thế ở con đường báo chí Phạm Ngũ Lão Sài gòn, ở Ngã Tư Quốc Tế nơi phát hành nhộn nhịp sản phẩm của chúng tôi. Hoài bao giờ cũng cười nhiều hơn nói, mà mấy tháng nay nếu có nói nhiều thì cũng luôn luôn là nói chuyện sắp đón được Mai và các con qua Mỹ. Biết tôi mới rời vùng tam biên thủ đô Hoa Kỳ xuống định cư tại Quận Cam, Hoài giục tôi ra báo càng sớm càng tốt, “Ông cứ làm, cần phương tiện có tôi. Mà có gì đâu.” Phải một vài năm sau vợ Hoài và các cháu Thanh Tâm, Thu Tâm, Song Tâm mới tới được Mỹ. Cuộc sum họp mà Hoài mong mỏi không đến trên đời này, nhưng việc tiếp nối sự nghiệp của một nhà văn nhà báo như Hoài, nhờ vợ con tiếp tục (báo Mai vẫn hiện diện), hẳn là điều làm cho người ra đi hài lòng nhất.


      tháng 8, 2012


      Vừa đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua, cho tới nay việc tìm kiếm thủ phạm đổ xăng hỏa thiêu tòa soạn báo Mai, nơi chủ nhiệm chủ bút Phạm Văn Tập dùng làm nơi cư ngụ và làm việc, vẫn chưa có kết quả. Tôi còn giữ năm bài của tờ báo địa phương, The Orange County Register, viết về vụ sát nhân này. Đọc lại và trích dẫn những bài báo ấy sẽ cho chúng ta — mà nhiều người đến Hoa Kỳ theo diện H.O. nghĩa là khoảng từ cuối thập niên 80, đầu 90 — được biết nhiều hơn những gì đã xảy ra trước đó. Người viết bài này chuyển qua Việt ngữ như dưới đây.


      Bài sớm nhất đăng ngày 11 tháng 8, 1987, hai ngày sau khi nhà báo Hoài Điệp Tử tuẫn nạn, là bài trong mục Quan Điểm của nhật báo The Orange County Register. Dưới đây là phần trích dẫn:

      * August 11, 1987. “A Death in the Family.” Thật là buồn bã khi ta mất một người anh em trong làng báo, cho dù ta không quen người ấy. Nó làm ta chấn động nhớ ra rằng nghề xuất bản là một công việc nguy hiểm, tin tức và ngành nghề liên hệ có thể tạo ra những xúc cảm tai hại. Khi xúc cảm bùng nổ thành bạo hành, nó nhắc nhở chúng ta rằng mặt tối của nghề in rất cận kề chúng ta, cái bề mặt gọi là văn minh của chúng ta, thật sự rất mỏng manh. Chủ nhiệm báo Mai Phạm Văn Tập được tìm thấy đã chết bên trong cái văn phòng đã cháy thành than ở mặt tiền con phố ở Garden Grove vào sáng Chủ Nhật. Ông rõ ràng là nạn nhân một cuộc hỏa thiêu. Nhà chức trách đang điều tra một vụ sát nhân. Vài người bạn của Phạm tin rằng vụ hỏa thiêu có liên hệ tới lời đe dọa ông nhận được vì đăng một cái quảng cáo đổi tiền mà thân chủ ở Montreal, Canada. Những người khác nói rằng ông lộ vẻ phiền bực sau khi phải đương đầu với đám anh chị đến tống tiền nhân cái quảng cáo. Dù thế nào Phạm là tấm gương của một di dân có chí hướng và làm việc vất vả đã góp phần vào sự tăng trưởng và sự hưng phấn của quốc gia này. Ông thoát khỏi cộng sản Việt Nam bảy hay tám năm trước và đã viết một cuốn truyện căn cứ vào kinh nghiệm ấy. Ông làm việc đua với đồng hồ để giành dụm đủ tiền bạc hy vọng đem vợ con tới quê hương mới. Ông có nhiều bạn và cũng lắm kẻ thù. Không có tha thứ nào cho hành động côn đồ đã giết Phạm Văn Tập. Trả lời bạo hành bằng bạo hành là không có trả lời, dĩ nhiên, nhưng không có gì khó hiểu nếu chúng ta để tang một thành viên giá trị của gia đình của cộng đồng Quận Cam sôi sục với sự phẫn nộ.


      * August 12,1987. “$50,000 Found in Burned Office of Viet Editor.” Các điều tra viên đã thu được trên $50,000 bằng tiền mặt, vàng, và nữ trang trong tòa soạn báo Mai bị hỏa thiêu sáng sớm Chủ Nhật. Ngọn lửa từ ngoài cửa đã vây Phạm Văn Tập, 45 tuổi, vào phía sau ngôi nhà không có cửa hậu. Ông hiển nhiên chết vì ngạt thở. Trung úy cảnh sát Stuart Finklestein tin rằng đây không phải là một vụ cướp. Lửa đã được nhúm lên từ ngoài và đưa vào căn phòng đã được đổ xăng vào qua khe hở của hộp thư. Chiếc xe van đậu bên ngoài cũng bị tưới xăng, nhưng chưa bị mồi lửa. Không có lý do để tin rằng thủ phạm biết hay không biết chủ nhiệm báo Mai ngủ bên trong. Trong 13 tháng qua cộng đồng người Đông Nam Á ở Quận Cam bị đốt cửa hàng buôn bán bảy lần, vụ đốt báo Mai là vụ thứ bảy. Bạn hữu của Phạm đưa ra ba nguyên do: (1) Chính trị, (2) Tống tiền, (3) Ghen tuông vì tình. Nguyễn Tú A, một ký giả cho biết một nhóm băng đảng người Việt đã lấy trộm thư từ ngân phiếu trong hộp thư bên ngoài cửa báo Mai và đã lãnh tiền từ các ngân phiếu trả tiền quảng cáo cho báo này. Ông còn nói Phạm nhận được lời đe dọa của nhóm băng đảng sau khi cho đục khe cửa làm hộp thư bên trong cửa. Và trong khi mọi người nói Phạm là một người đàn ông tận tụy lo cho gia đình còn ở Việt Nam, với vợ và ba con, thì nhà báo Yến Đỗ nói rằng có thể Phạm bị giết bởi ghen tương. Đỗ nói Phạm làm ăn thành công và có nếp sống của một người độc thân. Đỗ nói ông tin rằng Phạm có thể đã bị giết bởi sự ghen tương của một người tình. (Theo Jeffrey Brody).


      * August 17, 1987. “Publisher’s Funeral.” Đám tang Hoài Điệp Tử ở Westminster thật là đông đảo. Đây là một biến cố của giới truyền thông Việt Nam ở quận Cam. Trong và sau khi các nghi lễ tống táng, phóng viên Patrick J. Kiger đã phỏng vấn một vài nhà văn nhà báo về vụ này. Theo ông, nhà văn trẻ Bùi Vĩnh Phúc đã đọc và ngưỡng mộ cuốn truyện nhan đề Trên Đầu Sóng của nạn nhân. Anh cho biết “Trên Đầu Sóng là cuốn truyện Hoài Điệp Tử kể lại cuộc sống của mình sau 1975 và trong khi tìm cách vượt biển, từ Việt Nam qua Thái Lan.” Một nhà văn khác cư ngụ ở Fullerton có bút hiệu là Viên Linh, (không nói tên thật, đa số các nhà văn ở Miền Nam thường dùng bút hiệu), nói rằng sau khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam, trí thức văn nghệ sĩ không còn được viết, chỉ còn cách mưu sinh là đi chạy hàng vặt, bán ngoài phố. Đó là nghề duy nhất của Phạm Văn Tập sau 75. Viên Linh nói ông từng làm việc chung với Phạm tại Sài Gòn trước 75. Phạm từng bị cháy nhà hai lần ở Việt Nam, song chỉ là tai nạn. Trong khi mọi người nói chuyện, Vô Thường ôm guitar hát bài “Song for People.” (Theo Patrick J. Kiger).


      * August 28, 1987. “Editor Slain over Ads, Police Say.” Cảnh sát cho biết Phạm Văn Tập chủ nhiệm báo Mai bị giết bằng cách hỏa thiêu vì đã đăng cái quảng cáo chuyển tiền về Việt Nam mà đồng hương của ông tin là có lợi cho cộng sản. Hôm thứ Năm họ cũng cho biết số bạc mặt và nữ trang tìm thấy trong tòa soạn báo Mai ở số 10708 Westminster Ave trị giá hơn 80,000 mỹ kim, nhiều hơn là dự đoán lúc đầu. Cảnh sát không có chứng cớ nào khác ngoài mấy lá thư hăm dọa của một nhóm chống cộng gọi là Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng [Vietnamse Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation]. Thư được gửi đi, theo dấu bưu điện, từ San Jose. Nhưng còn vài tờ báo khác cũng đăng cái quảng cáo chuyển tiền cho nhóm người ở Canada, không riêng gì báo Mai, Trung sĩ Phil Mason nói. Đây là lần đầu tiên cảnh sát Garden Grove xác nhận con số tiền bạc và danh xưng các thư đe dọa. (Theo Meg James).


      Hoài Điệp Tử là nhà văn thuộc lớp trẻ cận kề 1975 tại Miền Nam, viết truyện dài đầu tay nhan đề “Mớ Tóc Gái Phù Sa” in trên nhật báo Chuông Mai vào năm 1958, lúc 17 tuổi. Anh có cả chục tác phẩm sau đó, như Lửa Rừng Khuya (1962), Vũng Lầy (1964), Tuổi Tình Yêu (1965), 16 Phiên Buồn (1966), Trái Cấm (1967), Còn Xanh Kỷ Niệm (1967), Bến Đục (1968), Đỉnh Núi Sương Mù (1969), Tình Biển (1969), Lửa Đạn Về Thành (1969), Mặt Trời Mọc Cho Ai (1970)… Nhân vật chính của Mặt Trời Mọc Cho Ai là cô Liễu, nhà giáo trẻ dạy tiểu học tại một tỉnh lỵ miền xôi đậu, mà sau mỗi cuộc nổ súng ở “xóm trong” là có vài học trò vắng mặt. Hoài Điệp Tử người Bạc Liêu, văn chương anh đi thật sát với cuộc sống của miền Nam, dù thành thị hay thôn quê; viết về văn chương miền Nam, không thể không viết về anh. Đọc truyện này, tác giả Lý Chánh Trung viết: “Chuyện cô giáo Liễu nhắc lại cho chúng ta thân phận của người dân VN ‘sống giữa hai lằn đạn’ và cho thấy tính chất của cuộc chiến tranh này.”


      Anh làm việc một phòng với tôi tại nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hai ba năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70. Không có nhiều kỷ niệm với Hoài Điệp Tử trong đời sống, song chúng tôi có một kỷ niệm nghề nghiệp chung, quanh một trang tiểu thuyết feuilleton của tờ báo.


      Nhật báo Tiền Tuyến lúc ấy tọa lạc trong Cục Tâm Lý Chiến đường Hồng Thập Tự, gần khúc Thị Nghè, chủ nhiệm chủ bút lâu đời nhất là trung tá Hà Thượng Nhân, thiếu tá Phan Lạc Phúc. Tờ báo chỉ có tám trang, thư ký tòa soạn coi bốn trang ngoài là đại úy Huy Vân, phụ trách các trang 1, 8 và 4, 5. Thư ký tòa soạn coi bốn trang trong là nhà thơ Viên Linh, phụ trách các trang 2 (bình luận, tạp ghi), 7 (tiểu thuyết) và 3, 6. Nếu trang 1 là tin tức thế giới, chính trị, thì trang 3 là tin tức quốc nội, xã hội. Nhân viên biên tập thường chỉ có mặt từ 10 giờ sáng, nhưng báo phải làm xong phần bài vở lúc 4 giờ chiều, là hạn chót đưa bài cuối cùng qua nhà sắp chữ (có 30 thợ sắp chữ, hai người thợ đúc chì, và khoảng năm thợ in; thợ là tiếng gọi chung, nhưng ở đây tất cả đều là quân nhân).


      Là thư ký tòa soạn, tôi có một phụ tá và ba phóng viên cơ hữu là các bạn Hải Bằng (hiện ở San Jose), Nguyễn Khắc Nhân (hiện ở San Diego, từng là chủ nhiệm Người Việt San Diego), và anh Viêm Hồng, đã mất ở Sài Gòn. Các phóng viên chiến trường cộng tác (không cơ hữu) thường là sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị các vùng chiến thuật, mà người thân nhất với tôi là đại úy Nguyễn Chí Khả, sau là thiếu tá Chiến Tranh Chính Trị ở Vùng I chiến thuật (hiện anh vẫn viết báo ở Quận Cam, ký bút hiệu Vương Hồng Anh). Phụ tá của tôi lúc ấy là Hoài Điệp Tử. Chuyện mất thì giờ hay xảy ra cho Hoài Điệp Tử và tôi là trang tiểu thuyết. Còn nhớ có năm nhà văn viết truyện thường xuyên cho Tiền Tuyến là Lê Xuyên, Mai Thảo, Viên Linh, Thảo Trường và Từ Khánh Phụng. Từ Khánh Phụng dịch truyện Tàu, thường là dịch Kim Dung. Người đưa bài chậm nhất là Mai Thảo. Vì 4 giờ báo phải đóng khuôn, nên giờ chót đưa bài cho tòa soạn là 2 giờ chiều, nhưng Mai Thảo có khi tới 3 giờ vẫn không thấy bóng dáng đâu. Anh thường đi xích lô đạp, cho nên chúng tôi biết rằng nếu 2 giờ anh có mặt thì lúc ấy mới ngồi vào bàn, bắt đầu viết. Không khi nào mang bài tới rồi đi như những người khác, chỉ tới nơi mới rút bút bic ra viết, vì anh nói, “Viết bút bic phải viết ngay lên giấy in báo mới sướng! Ngòi bút chạy lưu loát sướng lắm cơ!” Nếu bài đưa cho nhà chữ chậm, nhà chữ lại phải phái người sắp chữ nhanh nhất để sắp bài Mai Thảo. Tôi còn nhớ người đó là cậu Hưng. Sáu năm ở lính cho đủ hai nhiệm kỳ quân dịch, tôi chỉ phục vụ ở một địa điểm là tòa soạn Tiền Tuyến, nên thuộc tên và thân quen anh em nhà chữ nhà in như người trong làng: các anh Tiều (xếp), Tây (phó xếp), Hưng…


      Lẽ ra 4 giờ chúng tôi đã được về, nhưng nếu Mai Thảo tới chậm, Hoài Điệp Tử, tôi, cậu Hưng, và hai anh đúc chữ phải về muộn, thường muộn đến một tiếng. Về sau một giải pháp được quyết định từ chủ nhiệm chủ bút là sau 2 giờ, nếu không có bài của Mai Thảo, tôi phải viết thay hôm đó, và vẫn để tên Mai Thảo. Nếu chậm một hai ngày trong tháng thì có thể ghi: “Vì nhà văn Mai Thảo ngã bệnh bất ngờ, tiểu thuyết XYZ phải gác lại một kỳ. Trân trọng cáo lỗi cùng bạn đọc.” Nhưng nhà văn Mai Thảo không thể ngã bệnh một tháng vài lần, không thể làm thế hoài. Bởi thế mà có chuyện nhân vật chính trong tiểu thuyết của Mai Thảo có tài chết 24 giờ rồi sống lại yêu đương như thường.


      Số là viết thay người khác một tháng một kỳ thì còn được, vì viết thay mình chỉ viết loanh quanh, làm sao cho câu chuyện chính không có đột biến, giống như cho anh ta ra sàn nhảy thêm một bài với cô vũ nữ cũ, rồi lại cho truyện quay trở về cái đoạn mà tác giả đã ngừng hôm trước, để hôm sau tác giả viết tiếp mà không làm sao cả. Nhưng tôi chán chuyện viết thay đó nên giao cho Hoài Điệp Tử, cũng dặn bạn cứ viết như thế, như thế… “Được rồi anh khỏi lo.” Quả nhiên tôi không phải lo nữa. Hôm đó Mai Thảo không vào, Hoài Điệp Tử thay tôi viết thế một kỳ. Hoài cho nhân vật chính ngồi xe xích lô, bị xe hơi cán chết tốt. Hôm sau Mai Thảo vào, không hề đọc lại đoạn văn kỳ trước, rút trong ví ra cái câu cuối cùng của ngày hôm trước, lấy tờ giấy báo, rút cái bút bic mực đen, và viết tiếp như không có chuyện gì xảy ra. Đến khi báo ra, trong tòa báo không ai biết gì, trừ Hoài Điệp Tử và một độc giả trung thành. Độc giả này gọi điện thoại vào nói đại ý rằng, sao hôm qua tôi đọc thấy nhân vật chính bị xe hơi cán chết, mà hôm nay lại vẫn yêu đương tưng bừng như thế? Đúng như Hoài Điệp Tử nói với tôi “anh khỏi lo.” Từ đó Mai Thảo không còn đưa bài chậm trễ nữa.


      08.2012



      Viết thêm:


      “Lệnh Tử Hình” và các cuộc hành quyết của “Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng”: ba người đã bị giết, đảng trưởng Nguyễn Văn Hưng là ai?


      Ba ngày sau khi nhà văn nhà báo Hoài Điệp Tử (Phạm Văn Tập) bị giết hại trong ngọn lửa thiêu rụi tòa soạn tuần báo Mai của ông, vài tờ báo Việt ngữ nhận được một lá thư trong đó một tổ chức tự nhận chính họ “triệt hạ tòa soạn báo Mai” và giết chủ nhiệm báo này vì ông đã “cộng tác với cộng sản bằng cách in quảng cáo cho một hãng ở Canada giúp dân tị nạn gửi tiền về Việt Nam.” Tổ chức này là Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng (báo The O.C. Register viết là “Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation”). Đó là tin in trên tờ báo hôm 28.8.1987, viết bởi Meg James. Theo bà James, đây là lá thư thứ năm của nhóm này. Theo trung sĩ cảnh sát Phil Mason của thành phố Garden Grove, tất cả “các chứng cớ cho thấy tác giả lá thư là người trách nhiệm hay đã trực tiếp liên hệ tới tội ác này.” Lá thư còn kể ra những việc họ đã làm từ năm 1981 tới lúc đó và đe dọa sẽ “trừng phạt không báo trước” những kẻ kiếm lợi bằng cách giúp cộng sản:


      1) Ngày 3 tháng 6, 1981: Hỏa thiêu văn phòng PEDCO ở Los Angeles, một hãng xuất nhập cảng thực phẩm với Việt Nam.


      2) Ngày 21 tháng 7, 1981: Xử tử Dương Trọng Lâm, chủ bút một tờ báo thân cộng ở San Francisco. Lâm bị bắn chết.


      3) Ngày 28 tháng 5, 1984: Xử tử vợ chồng Nguyễn Văn Lũy, chủ tịch danh dự Hội Người Việt ở Hoa Kỳ, và vợ là Phạm Thị Lựu, trước cửa nhà của họ ở San Francisco; bà Lựu chết nhưng ông Lũy chỉ bị thương.


      4) Tấn công một số cơ sở buôn bán với Việt Cộng ở Canada, trong có VINAMEDIC, công ty đã đăng quảng cáo trên báo Mai. Thời gian này Hoa Kỳ chưa cho phép buôn bán với Việt Nam, nên các hãng làm ăn với Hà Nội phải đặt cơ sở ở Canada.


      Trên đây là các thông tin tôi dịch từ bài viết của Meg James đăng trên báo The O. C. Register. Những gì dưới đây là tài liệu riêng của Khởi Hành:


      Người ký tên dưới những lá thư trên, theo chỗ cảnh sát và các thám tử FBI cho bổn báo chủ bút biết (trong năm 1987), tên là Nguyễn Văn Hưng. Nghe đồn trên xác các nạn nhân có để lại tờ giấy gọi là “Lệnh Tử Hình” ký tên Nguyễn Văn Hưng. Dĩ nhiên đây là bí danh, vậy thực sự người ký tên Nguyễn Văn Hưng là ai? Năm 1987, khoảng 11 nhân viên cảnh sát và các thám tử FBI đã đột nhập nhà in Perfect Printing của nhạc sĩ Ngọc Chánh trên đường Mc Fadden ở Santa Ana để bắt Nguyễn Văn Hưng, tình nghi làm việc ở đây. Ông bà Ngọc Chánh và nhân viên nhà in cho biết đám này đã rình rập và bao vây nhà in khoảng một tháng trời. Họ lục tung nhà in, lấy đi tất cả các mẫu giấy, phong bì, các máy computers, máy chữ, đánh tên một số người, và mang đi. Lúc ấy bà chủ cơ sở băng nhạc Diễm Xưa và nhà thơ Viên Linh có mặt tại nhà in. Nhạc sĩ Ngọc Chánh cũng là chủ phòng trà Queen Bee ở Sài gòn và Ritz ở Anaheim, vắng mặt; chỉ có bà Ngọc Chánh hiện diện. Cuộc vây bắt làm rúng động cả khu McFadden. Họ đi trên nhiều chiếc xe khác nhau. Sau khi cuộc xâm nhập xảy ra, họ cho biết mục tiêu là một “hit man” đã giết ba người (hai người đã kể trên, cộng với Hoài Điệp Tử) và có dự định sẽ giết thêm ba người nữa trong cộng đồng tị nạn Việt Nam. “Hit man” này tên Nguyễn Văn Hưng. Nhà thơ Viên Linh được họ mời đi (…) Nhưng cho đến nay vụ Hoài Điệp Tử vẫn còn trong bóng tối. (Trích từ tác phẩm đang viết: Hồi Ký Viên Linh: 60 Năm Làm Thơ Viết Văn Làm Báo, 1953-2013)


      (Khởi Hành, số 191, tháng 9, 2012. Đăng lại với sự đồng ý của tác giả)


      Viên Linh

      (Nguồn: litviet.wordpress.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về nhà văn Hoài Điệp Tử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hoài Điệp Tử

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa (Viên Linh)

      - Tiểu sử (vietmessenger.com)

      - Nhớ về nhà văn "Trái Cấm" (Nguyễn Việt)

      - Hoài Điệp Tử (Thầy Năm Nheo) (Phương Triều)

        (Phương Triều)

       

      Tác phẩm của Hoài Điệp Tử

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietmessenger.com 


      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)