1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới Tính Trong Văn Chương Nghệ Thuật (Hồ Trường An) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-02-2020 | VĂN HỌC

      Giới Tính Trong Văn Chương Nghệ Thuật

         HỒ TRƯỜNG AN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Hồ Trường An
         (1938 - 27.1.2020)

      Đây là những lời tự thú của bút giả Hồ Trường An trong buổi tàn thu nắng xế của cuộc đời… Mỗi đêm, trước khi đi ngủ tôi luôn tự hỏi sáng mai mình có thức dậy được không đây? Hay là mình phải làm một chuyến đi tàu suốt vào giấc ngủ miên viễn? Vậy tại sao mình lại giấu giếm cái bí mật trong cuộc sống tình cảm lẫn tình dục của mình? Có thể tôi muốn cho lớp thế hệ bọn gays sau tôi một vài kiến thức hay một vài kinh nghiệm nhỏ nhoi nào chăng?


      Ở Âu Châu vào thời Trung cổ, những kẻ đồng tính luyến ái bị giáo hội Gia-tô biết được đem thiêu sống để được lòng Chúa Ngôi Hai.


      Vào những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20, tiết lộ giới tính và khuynh hướng tình dục của mình mới là hành động can đảm. Hồi đầu thập niên 60, tôi chỉ tiết lộ thân phận mình cho chị Thụy Vũ của tôi cùng một số bạn thân. Bắt đầu năm 1980 tôi có người yêu là dân Pháp chánh gốc, tôi ngang nhiên sống chung với đương sự, tới nay cũng gần 40 năm. Một phần là tôi tức giận tên Thi Vũ Võ Văn Ái (nhà báo / nhà thơ), nó nỡ đem tâm sự của tôi đi bán rao tùm lum tà la. Cho nên từ đó, khi đi dự cuộc trong giới văn nghệ sĩ kiều bào ở Paris, tôi cũng dắt người bạn lòng của tôi theo.


      Năm 1983, tôi tung ra quyển Hợp lưu trong đó có nhân vật gay tên Quế phản ảnh tôi đôi chút về tâm trạng. Trước tôi, vào năm 1967, bạn tôi tên Đỗ Quế Lâm có viết tập truyện Vết hằn rướm máu do chính chị Thụy Vũ tôi viết bài Tựa. Sau đó, khi tôi định cư trên đất Pháp, có tên bạn khác tên Lucien Trọng, một kỹ sư thủy lâm, có viết cuốn L´ Enfer rouge, mon amour được nhà xuất bản Seuil chiếu cố. Sách bán chạy khá lắm. Nó tự dịch ra tiếng Việt là Hỏa ngục đỏ, mối tình tôi. Tác giả kể trong vượt biển thất bại bị nhốt chung với một chàng gay tên Hải vốn là dân bụi đời. Cuộc tình ái của của họ rất cảm động. Đỗ Quế Lâm lẫn Lucien Trọng viết những cảnh làm tình có chút e dè. Riêng HTA tôi miêu tả tới nơi tới chốn cảnh hai chàng trai xáp-lá-cà trong quyển Hợp lưu. Đó là cậu trai Việt lưu vong và chàng quý tộc Pháp khá táo bạo, khá đậm đà. Chính nữ ca sĩ Quỳnh Giao thuở thập niên 80 của Thế kỷ 20 bảo rằng đây là quyển sách Quỳnh Giao thích (chỉ thích thôi, chớ không phải là thích nhất đâu nhé). Nhưng cũng có nhiều độc giả chửi tôi khá nặng. Họ gọi điện thoại xài xể anh Mai Thảo vốn là người chủ trương tờ tập san văn chương Văn, tại sao ảnh đăng từng kỳ những chương “dơ dáy nhớp nhúa” của Hợp Lưu?


      Có người bảo tôi: “Anh có dũng khí, dám khai báo giới tính của một kẻ viết văn như anh đây.” Thú thật tôi không dám nhận. Dũng khí đó phải tặng cho nhà thơ Lê Nghĩa Quang Tuấn. Tuấn là em ruột của hai nhà văn nữ là Lê Thị Huệ và Lê Thị Thấm Vân. Tuấn dám đi diễn thuyết về cái quyền sống, quyền tự do cho những kẻ đồng tính luyến ái. Sở dĩ tôi dám tự nhận mình là gay là vì có tên Thi Vũ Võ Văn Ái, tôi thường tâm sự với nó về giới tính, nó đem chuyện bí mật của tôi ra bán rao tùm lum. Nhà biên khảo văn chương Thụy Khuê thì quan niệm rằng người dị tính luyến ái (người bình thường) tiếng Pháp gọi là hétérosexuel và người đồng tính luyến ái như kẻ thích ăn ngọt, người thích ăn mặn. Đồng tính luyến ái là cái khuynh hướng chớ không phải là cái bịnh, thì không cần thuốc men chữa trị.


      Trên cõi đời nầy, mấy ai có cái nhìn cởi mở như bà chị Thụy Vũ của tôi. Căn nhà tôi năm xưa có tầng gác trên cái living room. Một hôm nọ có 3 thằng bạn gays của tôi tới thăm tôi. Cả 4 đấu hót tưng bừng huyên náo. Nào là chuyện xì-căng-đan trong giới tân nhạc, giới cải lương, nào là sách báo Âu Mỹ có đăng hình lõa thể của những chàng trai gays, đăng cả hai chàng trai gays kê gian với nhau.


      Rồi thằng bạn này nhái theo giọng nói của Thủ tướng Trần Văn Hương. Thằng bạn nọ nhái theo giọng hát của hai cô đào sân khấu cải lương là Kim Chung và Bích Hợp. Thằng bạn kia nữa nhái theo giọng hát nghẹt mũi của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Thằng thứ tư nữa nhái theo giọng nữ ca sĩ Thanh Thúy. Còn riêng tôi thì nhái theo cách ca ngâm của nữ nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp, nhái luôn giọng nữ nghệ sĩ lão thành Thanh Loan đi bắt ghen và đi đòi nợ. Trên gác có Tô Thùy Yên và Thụy Vũ; cả hai tức cười mà không dám cười lớn vì sợ chúng tôi ngưng ngang những câu chuyện ngồi lê đôi mách, chuyện nhái giọng các nữ nghệ sĩ bộ môn trình diễn. Sau đó, Thụy Vũ từ trên gác bước xuống để rẽ qua toa-lết, để đi tiểu. Chị hớn hở nói: “Tụi bây làm tao với ông Tiên (tên cúng cơm của Tô Thùy Yên) cười muốn hụt hơi. Tao mắc tiểu mà không dám xuống đây, chỉ sợ bây ngưng ngang cuộc trình diễn…” Sau đó, chị tôi cho cả 4 biết: “Ông Tiên bảo tao rằng với đầu óc có cái gì đó nên tụi gays thông minh và giễu có duyên độc đáo.”


      Còn nhà văn nữ Túy Hồng được ký giả Lê Phương Chi cho biết rằng bút giả HTA là gay hạng nặng, có nghĩa là một trong tụi gays săn tìm bọn gays Mỹ để ái ân cho tơi bời hoa lá. Cho nên khi tôi theo chị tôi đến viếng cặp Thanh Nam & Túy Hồng thì bà ta tỏ ra kiêu kỳ lạnh nhạt với tôi. Khi anh Thanh Nam muốn khui chai bia ra mời tôi. Tôi toan rót bia vào ly thủy tinh thì bà ta la lớn: “Nó là gay biết uống bia sao được”. Nói dứt lời, bà ta vừa nguýt háy tôi và vừa đem chai bia cất vào tủ kiếng đựng rượu.


      Cuốn Những sợi sắc không của Túy Hồng trình làng sau vài tháng trước cuốn Ngát hương mật ong của bút giả HTA và sau cuốn Trăng đất khách của nhóm nhà văn nữ ở hải ngoại. Bà Nguyên Hương làm quảng cáo là cuốn Trăng đất khách bán chạy nhất. Tôi nghĩ rằng sách bán ế thì nhà xuất bản phải dùng thủ đoạn quảng cáo thật xôm tụ. Năm 1989, tôi qua Washington DC, có ghé tiệm sách của Trần Phùng Linh Duyên. Tôi than rằng cuốn Ngát hương mật ong của tôi bán ế, thua cuốn Trăng đất khách của nhóm nhà văn nữ và cuốn Những sợi sắc không của bà Túy Hồng. Anh Trần trợn mắt hỏi: “Sách của bà Túy Hồng làm sao bán chạy bằng sách của Nguyễn Ngọc Ngạn và bằng sách của anh.” Tôi vui sướng tươi cười, không khiêm nhượng giả dối. Từ thuở hoa niên, tôi đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh ở Đông Dương. Tôi đã hiểu biết rằng Lực lượng Liên hiệp Pháp do Quốc trưởng Bảo Đại cầm đầu đã nối kết với bọn Hòa Hảo và bọn Cao Đài và cả bọn Bình Xuyên để mong thắng bọn Việt Minh. Những sự kiện đó bởi năm dầy chầy tháng tôi quên đi. May mắn làm sao người bạn lòng của tôi mượn được cuốn L´Enlisement (Sa lầy) của Lucien Bodard viết về cuộc chiến tranh Đông Dương để tôi tham khảo và để tôi làm tài liệu cho cuốn Ngát hương mật ong.


      Khi ra hải ngoại, trong thời gian tôi cộng tác cho nguyệt san Quê Mẹ, tôi có tặng cho bà Túy Hồng một cái dĩa microsillon thâu thanh bản nhạc Sài Gòn niềm nhớ không tên, nhạc và lời của Nguyễn Đình Toàn, giọng hát của Jennie Mai. Nhưng Túy Hồng vẫn không trả lời rằng có nhận được dĩa ca nhạc hay không.


      Túy Hồng có một chút gì kỳ quái ở chỗ tiền bạc. Khi sắp thành hôn với Thanh Nam bà ta nhờ Thụy Vũ nhắn với ông Võ Phiến rằng bà ta đã cụp lạc với ông Võ hai tuần tại Đà Lạt; giờ đây bà sắp lấy chồng, ông Võ phải bù sớt tiền bạc để cho bả làm lễ vu quy.


      Năm 1973, nữ ký giả Quỳnh Như yêu cầu nhóm công ty Liên Ảnh nên chuyển thể cuốn tiểu thuyết Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng. Cuộc ngã giá xong xuôi. Nhà văn Mai Thảo trước mặt Túy Hồng và Quỳnh Như bảo Túy Hồng nên mời Quỳnh Như một bữa cơm bằng hữu. Túy Hồng khó thể từ chối, cố gắng nhận lời, sắc mặt hầm hừ. Ngày đãi ăn đến, Quỳnh Như mua thêm nem, tré (món nhậu) đem đến. Túy Hồng dọn lên bàn ăn nguyên một nồi cơm và nguyên một soong cá nục kho. Khách tự tiện bới cơm bỏ vào chén và tự tiện thò đũa gắp cá nục kho. Đãi ăn kiểu đó có vẻ thách thức và sỗ sàng làm cho cô bạn ký giả Quỳnh Như của tôi như bị cái tát nóng cháy má.


      Trên nước Pháp, trong vòng 30 năm, tôi cộng tác với nguyệt san Làng Văn. Khi bà Nguyên Hương, chủ nhiệm nguyệt báo Làng Văn và nhà xuất bản Làng Văn ngỏ với tôi: “Tôi muốn xuất bản cuốn tiểu thuyết Những sợi sắc không của Túy Hồng, anh nghĩ có nên không?” Tôi hẹn sẽ dò la ý kiến của bè bạn gays của tôi ra sao. Tụi nó bảo rằng cuốn sách khá hay, nhưng tác giả không rành kim văn ngọc kệ của Phật giáo. Cái tựa có vẻ Phật pháp nhưng tác phẩm không có Phật pháp chút nào. Vào năm 1971, vào cuộc tuyển chọn giải Văn Học Nghệ Thuật thì cuốn Những sợi sắc không của Túy Hồng đoạt giải nhất, cuốn Khung rêu của Nguyễn Thị Thụy Vũ đoạt giải nhì, cuốn Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca đoạt giải thứ ba. Tụi bạn gays của tôi cho rằng Giải khăn sô cho Huế đáng đoạt giải nhất mới đúng. Theo ý kiến của lũ nó, các nữ nhân vật trong các tác phẩm của Túy Hồng hễ có điều gì trái ý thường rống la rồi giãy đành đạch như bị tên cao bồi du đãng nào đó bóp cổ để cưỡng bức làm tụi nó chối mắt chối tai.


      Trong bữa cơm chị tôi đãi bọn bạn gays của tôi, có đứa hỏi chị tôi: “Chị nghĩ sao về giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật về bộ môn văn chương năm 1971?” Chị tôi trả lời: “Tuy tao chưa đọc Giải khăn sô cho Huế của bà Nhã, nhưng tao thừa biết sự nghiệp văn chương của tao thua xa văn nghiệp của bả. Thua đậm nghen tụi bây.”


      Tuy nhiên ở trong nước sách của các nhà văn nữ như của Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Lệ Hằng, Dung Sài Gòn đắt như tôm tươi. Nhưng kể từ năm 1985, ở hải ngoại sách của các nữ lưu bán không bằng sách của các nhà văn nam. Bà Nguyên Hương vẫn cho in Những sợi sắc không. Quả nhiên, sách bán thật chậm rì. Nhà báo Nguyễn Hữu Nghĩa yêu cầu tôi viết bài khen tặng quyển sách ấy vì đó là cuốn sách đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Tôi từ chối thẳng thừng. Tôi sợ bà Túy Hồng bảo tác phẩm lớn Những sợi sắc không của một nhà văn lớn như bả tại sao để tên gay như HTA học đòi phê bình nhảm nhí.


      Thụy Vũ qua bút giả HTA rất mến yêu các gays. Đó là người homophiles. Khi tôi ra hải ngoại, bả được tụi bạn gays thăm viếng đều đều. Bây giờ bả thường viếng thăm một vài đứa chết hoặc nằm trên giường bịnh chờ chết. Còn Túy Hồng ghét bút giả HTA vì theo chị ta HTA là kẻ bất tài mà dám mơ làm nhà văn, nên ghét lây luôn bọn gays. Đó là những người homophobes. Trong các nhà văn nhà thơ thuộc phái đẹp như Trùng Dương, Thụy Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thị Thanh Bình, Dư Thị Diễm Buồn… vẫn xem bọn gays là những kẻ bình thường, không phải là những kẻ bịnh hoạn.


      Còn tên bạn Kiệt Tấn làm tôi bất bình bởi câu nói: “Trên cõi đời này phải có những tên đực rựa biết ve vãn phụ nữ như tao. Nếu có bọn gays thì nhân loại trong thế gian không còn gì nữa. Bọn gays như mày làm cho tao sợ. Nếu mày chê tao xấu là cái phước ba đời của ông bà tao để lại.”


      Kiệt Tấn giả bộ tỏ ra khùng, nó lại tỏ ra phóng khoáng giữa cuộc đời ô trọc nầy. Nhưng theo nhận xét của bút giả HTA, nó khôn hơn tổ mẹ người ta, nó chỉ giao thiệp với kẻ nổi danh, còn những kẻ lục tục thường tài đừng mong kết bạn với nó. Nó là bạn nhạc sĩ Cung Tiến. Cha nội này là thiên tài âm nhạc nhưng kiêu căng xấc xược một cách không cần thiết. Cung Tiến có vốn liếng văn chương không nhiều. Hắn cũng như Kiệt Tấn, lười đọc sách văn chương. Hắn vốn có quen với Thanh Tâm Tuyền, một nhà văn lỗi lạc của nhóm Sáng Tạo. Kiệt Tấn nhờ Cung Tiến mà gặp Thanh Tâm Tuyền, nhưng ông Thanh Tâm Tuyền không mấy chú ý tới Kiệt Tấn. Vậy mà Kiệt Tấn nhà ta đi đâu cũng xưng là nhà văn của nhóm Sáng Tạo. Tôi có hỏi Tô Thùy Yên phải chăng Kiệt Tấn vừa mới gia nhập nhóm Sáng Tạo có đúng hay không? Yên bỡ ngỡ hỏi Kiệt Tấn là ai? Cho nên hôm ra mắt tác phẩm đầu tiên của nó (tức là thi tập Điệp khúc tình yêu và trái phá) có mời vài hội viên nhóm Sáng Tạo trong đó có mặt Thanh Tâm Tuyền và một vài họa gia của nhóm Họa Sĩ Trẻ trong đó có họa gia Trịnh Cung. Thanh Tâm Tuyền tức giận Kiệt Tấn giở cái trò mượn danh Sáng Tạo để lấy le với các vị cầm bút khác. Cho nên Thanh Tâm Tuyền mắng Kiệt Tấn tơi bời hoa lá giữa đám khách tham dự. Kiệt Tấn đành nuốt nhục ngồi im.

      *

      Có 3 hạng đồng tính luyến ái: Hạng thứ nhứt là yêu tất cả những kẻ bất cứ tuổi nào miễn là vừa mắt mình thì thôi; đó là đồng tính luyến ái suông trơn, bút giả HTA thuộc vào hạng nầy. Hạng thứ hai là kẻ hoa niên yêu người lớn tuổi hơn mình nhiều, đó gọi là (gérontophile) tạm dịch thằng nhãi yêu mê mải kẻ già. Hạng thứ ba là mấy kẻ luống tuổi hoặc già nua yêu trai còn non nheo nhẻo thì gọi là bê-đê (pédérastes).


      Bút giả không lấy làm lạ vì những kẻ lưỡng tính luyến ái về già lại thích đàn bà nhiều hơn thích đàn ông. Khi còn trẻ, họ có nét mỹ mạo dễ lôi cuốn người đồng phái. Nhưng những chàng gays vốn khó tánh, phần nhiều họ không ưa những kẻ già, xấu. Cho nên những kẻ gays yêu những kẻ đồng tính lớn tuổi (gérontophiles) ít đi.


      Bây giờ chúng ta trở lại thế giới những kẻ gays làm văn chương nghệ thuật. Một nhà văn gay xấu xí mà dám viết trong truyện cái tôi của mình đẹp trai như Phan An, Tống Ngọc thời xưa và như Tony Curtis, Alain Delon cách đây hơn nửa thế kỷ. Chẳng những các tên gays khác tôn thờ đương sự mà các bà các cô đẹp như kiều nga tiên nữ phải mê sa trầm lụy đương sự.


      Cần nhất là các tên gays trong “sổ đoạn trường” (bi thảm hóa cho vui) đừng õng ẹo như đàn bà. Cũng cần nhất đừng làm trai hùng. Bản tính mà ra sao thì sống với nó. Nếu mình ra oai, vươn vai, ễnh ngực, cất giọng rổn rảng như mấy nam nghệ sĩ cải lương đóng vai Lữ Bố, Từ Hải, thì té ra mình đóng tuồng chớ có sống trong cuộc đời mình một cách an nhiên, thoải mái đâu? Sống mà đóng kịch triền miên thì mệt quá. Bất cứ tên gay nào cũng yêu một nam nhân đầy vẻ đàn ông tính (viril / manly) chớ có yêu gay nào yểu điệu thục nữ đâu. Những nam nhân bình thường (dị tính luyến ái / les hétérosexuels) không bao giờ thích bọn gays õng ẹo, đỏng đảnh theo ve vãn họ. Họ chỉ thích giao cấu với đàn bà thuần túy, chứ không thích bọn gays có cử chỉ đầy nữ tính đâu. Tôi thường nghĩ rằng đồng tính luyến ái là bẩm sinh (inné), trời sanh ra thì ráng mà chịu, chẳng phải do điều kiện (conditionné) mà xã hội gây ra. Hầu hết nhiều kẻ hễ gặp nhau là làm tình hùng hục với nhau. Đó là đồng tính dục (homosexualité) 90%. Còn hai chàng trai yêu nhau nhưng không làm tình với nhau thì gọi là đồng tính luyến ái (homophile). Đây là trường hợp một số các linh mục tuy yêu nhau, nhưng không dám kê gian với nhau vì sợ phạm tội với Chúa.


      Trước kia tôi thường nghĩ bản tính do Trời sinh sao thì mình để vậy miễn là chúng không hại ai, không chạm tự do của ai. Mình sống cho mình, can gì phải giấu giếm. Đau khổ nhứt là kẻ vì nghề nghiệp trong các công sở, tư sở vì bảo vệ nghề nghiệp hoặc vì đã lập gia đình, nên có cuộc sống song đôi. Họ lén lút ăn nằm với bọn gays bán tình và họ nơm nớp lo sợ chuyện bí mật của mình bị tiết lộ. Bắt một chàng gay sống như người bình thường, cưới vợ rồi cùng vợ sinh con đẻ cái là làm trái thiên nhiên. Nhưng có trường hợp ngoại lệ. Ca sĩ Trường Duy là gay rất bô trai, nhưng anh rất yêu vợ, thường đi chung với nữ ca sĩ Thái Hiền rất đẹp đôi. Thái Hiền khi còn ở trong nước vẫn là bạn gái thân thiết nhất của Trường Duy. Cô là gái đồng tính ái phe nữ (les lesbiennes) cần một bạn trai gay chia sẻ nỗi niềm tâm sự. Nhưng nữ ca sĩ Mỹ Hòa đầy cảm tình với anh, nhưng không tin là Trường Duy là lưỡng tính luyến ái.


      Nhà thơ Xuân Diệu là gay rất nổi tiếng trong văn chương thuở tiền chiến. Ông là bạn thân của nhà thơ Huy Cận, nhưng không phải là gay. Rất có thể vào tuổi học sinh, Huy Cận yêu thầm một cô nhân tình do tưởng tượng, nhưng tìm chưa ra. Bên cạnh ông có một bạn học sinh đẹp trai ôn nhu là Xuân Diệu rất yêu thi ca như mình nên cả hai quấn quít nhau, đôi khi sờ soạng nhau. Tình bạn của họ dần dần thuần khiết nhau. Khi ra đời, cả hai sáng tác thơ, khai phóng một vũ trụ thơ mới tinh khôi và huy hoàng lộng lẫy.


      Khi đọc xong quyển hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài, chúng ta được như chứng kiến trong dịp đi công tác, cả hai nằm ngủ chung. Xuân Diệu mở cuộc ái ân vũ bão trước. Tô Hoài chỉ biết noi theo. Thì ra, Tô Hoài có đồng tính ái mai phục (l´homosexualité latente) từ nhỏ mà nào biết đến cái chân tính của mình.


      Cặp đồng tính luyến ái phái nữ là Kim Hoàng & Như Mai vào năm 1955 đã làm báo chí rần rộ loan tin và bàn tán xôn xao. Nguyên Kim Hoàng là cô đào cải lương nhập gánh Nam Phi do nữ nghệ sĩ Bảy Nam thay mặt nữ nghệ sĩ Năm Phỉ trông coi khi cô Năm thất lộc. Gánh đưa nữ nghệ sĩ Kim Cương con ruột cô Bảy và cũng là cháu ruột cô Năm lên hàng đào chánh, còn Kim Hoàng là đào nhì. Cô Bảy rúng ép Kim Hoàng ưng em trai của cô Năm và cô Bảy tức là cậu Út Để. Cậu chẳng có nghề nghiệp nào đặc biệt, chỉ có nghề vẽ áp-phích cho gánh. Chị Như Mai là một kỳ nữ lỗi lạc, chiếm giải quán quân về môn bóng bàn, chiếm nhiều giải đặc sắc về môn bơi lội, về môn đua xe hơi và về môn đua xe đạp. Ngoài ra, đây là người đàn bà giỏi về nghề làm áp phe nên giàu sụ, đi ra ngoại quốc như đi chợ. Là lesbienne, Như Mai lúc đầu ve vãn Kim Cương, nhưng chẳng ra sao nên chị xoay qua Kim Hoàng. Đây là người phụ nữ đồng tính như chị Như Mai. Kim Hoàng bỏ chồng, bỏ gánh đi theo Như Mai. Kim Hoàng có giọng tốt, ca ngâm rựa ràng. Trên sân khấu Nam Phi, chị hát vài ba bản tân nhạc, có nét nhà nghề. Khi chung sống với Như Mai, chị vâng theo lời của người bạn lòng tìm thầy học thêm tân nhạc. Giọng chị vang lộng như tiếng đại hồng chung, xuất hiện trên sân khấu đại nhạc hội với các bản Tiếng còi trong sương đêm (của Lê Trực), Nắng đẹp miền Nam (của Lam Phương) rất quyến rũ. Những nữ ca sĩ miền Nam, hát bằng tiếng Nam vừa hát giỏi vừa hát hay có lẽ là Ngọc Hà, Kim Hoàng và Túy Phượng.


      Kim Hoàng được theo Như Mai du lịch các nước Tây Âu và Thái Lan, Nhựt Bổn. Tại Nhựt Bổn, chị lên đài truyền hình hát bản Nắng đẹp miền Nam làm giới sành điệu hoan nghinh nhiệt liệt.


      Vào năm 2010 Như Mai đau bịnh ngặt nghèo, Kim Hoàng săn sóc chu đáo, vì quá lo lắng quá cực nhọc thân thể chị gầy gò, khuôn mặt nhăn nheo. Như Mai chết đi. Kim Hoàng tuyệt vọng rồi mòn mỏi chết theo. Đôi bạn yêu đương nhau trong khoảng 60 năm trời.


      Nhà văn Ngô Nguyên Dũng là một tài hoa trí thức, nhưng cũng là kẻ gay khi ai hỏi tới thì đương sự không hề che giấu.


      Nhà thơ nữ tài hoa Trân Sa là một lesbienne can đảm dám sống. Cô tên thật là Trần Thị Sa, bạn thân thiết của vợ chồng của nhà văn nữ Nguyễn Thị Thanh Bình.


      Khi còn sinh tiền nhà văn Võ Phiến có bảo tôi rằng nhà thơ Chế Lan Viên trước khi nhắm mắt lìa đời có dặn vợ con đốt hết những tập thơ xu nịnh Đảng Cộng Sản của ông. Và ông dặn con gái mình là Phan Thị Vàng Anh nên đọc sách tư tưởng của ông Võ Phiến và sách nghiêng về xã hội của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tôi nghe sao để vậy. Và cũng chẳng tin lời đồn đại. Ngờ đâu vào năm 1996 nhà văn Văn Quang kêu gọi kiều bào giúp đỡ Thụy Vũ nuôi đứa con tàn tật. Lúc đó cô Vàng Anh đang học Đại học Y khoa ở Paris, cô Phan gửi tặng 200 đô la cho Thụy Vũ và kèm bức thư đại ý: “Bố Chế Lan Viên của cháu trước khi nhắm lìa đời có dặn cháu nên đọc sách của bác Võ Phiến và sách của cô” Rồi lại có tin đồn cô Phan Thị Vàng Anh đi dung dăng dung dẻ dạo chơi với Trân Sa ở Paris. Vậy theo họ Trân Sa và Vàng Anh là cá mè một lứa. Ông tà ông địa ơi, nếu cô bạn nào đi chơi chung với Trân Sa đều là lesbienne hay sao. Như tại hạ HTA thường đi dạo chợ ở quận 13 của thành phố Paris với các cô bạn gái. Chồng họ nghe tin đồn khẽ rùng vai, lắc đầu: “Ăn nhằm chi. Tui biết anh An lắm mà.”


      Trong giới nghệ sĩ trình diễn còn có nam nghệ sĩ Ngọc Chiếu hát Vọng cổ nhịp 16 rất mùi. Anh xuất thân là kẻ bán dạo những tập sách in những câu Vọng Cổ do các cô Tư Sạng, Tư Bé, Ba Bến Tre, Ba Trà Vinh, Năm Cần Thơ… các nam nghệ sĩ Tám Thưa, Bảy Cao, Năm Nghĩa… ca trong các dĩa nhựa. Trong lúc hành khách ngồi trong xe đò chờ cho xe khởi hành, anh cất giọng lên hát. Giọng anh không giống giọng của một ai. Khi cất lên cao nó chẻ qua giọng óc (le son de tête) cao vút và lảnh lót, chẳng những không chua lè chua lét mà còn như tiếng sáo vi vút vi vu. Trong xe xuôi miền Lục Tỉnh hôm đó có nữ danh ca cổ nhạc Nam kỳ và cũng là bà chủ xưởng dĩa hát Asia. Đó là bà Tư Sạng. Bà nhận thấy nghệ thuật nhấn vuốt trong cách hát thật mùi mẫn thâm xương của Ngọc Chiếu nên xưng tên và cho anh địa chỉ của hãng dĩa nhựa Asia. Thế là giọng anh được thâu vào cặp dĩa Trọng Thủy Mỵ Châu (20 câu Vọng Cổ). Sau đó, giọng anh cho hãng Asia thâu Tiếng tiêu trong vườn Thượng Uyển (cũng 20 câu Vọng Cổ). Tới đầu mùa Đệ nhất Cộng hòa, nữ danh ca Bạch Huệ và Ngọc Chiếu thâu 20 câu Vọng Cổ tựa là Ngưu Lang Chức Nữ.


      Không hát được Vọng Cổ 32 nhịp, Ngọc Chiếu liền giả gái leo lên sân khấu múa những vũ khúc tuyệt vời. Trên sân khấu Lệ Liễu – Tùng Lâm, màu trang điểm của anh ăn đứt màu trang điểm của Kim Vui. Chính nữ danh ca Mộc Lan đã có lần bảo tôi: “Hồi ban Thần Kinh từ Huế vào Sài Gòn, tôi đâu có biết trang điểm khi leo lên trên sân khấu. Chính anh Ngọc Chiếu dạy tôi làm sao trang điểm lộng lẫy, ăn ánh đèn sân khấu, không để cho ánh đèn sân khấu làm phai lợt màu hóa trang của mình đi.”


      Thảo nào các ký giả chuyên viết kịch ảnh và ca nhạc chọn cho anh biệt hiệu "Mai-Lan-Phương-Ngọc-Chiếu”. Mai Lan Phương là một nam kịch sĩ thời Trung Hoa Dân Quốc, nổi tiếng đóng vai thiên cổ mỹ nhân yêu nước. Nữ văn gia Pearl Buck đã từng là bằng hữu của ông. Ông giúp đỡ dân quân kháng chiến chống bọn quân Phát-xít Nhựt Bổn xâm lăng. Riêng bút giả HTA đã có lần lỡ dại bắt bồ với anh Ngọc Chiếu để tìm hiểu các danh ca cổ nhạc trước năm 1954.


      Vào thời cận kim, có nhà thơ Lê Bích Ngô rất yêu kính nhà chí sĩ Phan Thanh Giản. Ông Ngô có làm một bài Dương liễu từ bằng tiếng Hán gửi tặng ông Phan, lời thơ âu yếm, tình thơ thống thiết như thơ nàng Tô Huệ làm thơ rồi thêu trên gấm để gửi cho chồng. Người nhà dâng bức gấm lên cho vua, vua cảm động cho chồng Tô Huệ trở về cố hương, sum hiệp với nàng.


      Trên đường trấn nhậm tới chỗ nào, quan Phan cũng treo bức lụa có viết bài Dương liễu từ. Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội dịch ra Việt ngữ để đưa vào cuốn tùy bút Dưới mái trăng non. Chúng ta có thể nghĩ về tình ý của ông Lê lẫn ông Phan bằng cách đoán mò, biết đâu lại trúng phóc. Tụi bọn gays ở Sài Gòn đồn rằng cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Cẩn đã trên 50 tuổi mà chưa vợ, chưa có lấm lem với cuộc tình ái phiêu lưu nào với phụ nữ. Vậy thì theo sự quả quyết của tụi nó, hai danh nhân nầy là gays. Có thể lắm chớ bộ. Sau cuộc đảo chánh Ngô Triều, thiên hạ bôi bẩn anh em họ Ngô trăm điều ngang trái ác ôn. Nhưng nghi vấn hai anh em nhà Ngô này là gays thì lũ gia nô nịnh thần cho rằng đây là sự vu oan phạm thượng. Vẫn có tin đồn rằng cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có một cậu bé cưng thông minh xinh đẹp nên ngài vận động cho cậu qua Ý học ngành kiến trúc. Đã là gays có gì là xấu hổ, nhất là vào thời cao trào mới nầy.


      Nghệ sĩ Vân Hùng bên tân nhạc, thoại kịch và điện ảnh là một nghệ sĩ lớn. Thuở đầu tiên, anh chiếm giải quán quân trong cuộc thi ca hát do đài Quốc Gia (hay đài Pháp Á) tổ chức. Lâu quá rồi (trên 60 năm có lẽ) tôi nhớ không rõ ba nghệ sĩ như Vân Hùng, Hùng Cường, Thanh Hùng, Tùng Lâm thi hát tân nhạc do đài nào tổ chức vào năm nào. Nhưng tôi tin chắc rằng Tùng Lâm ca hát trong thời gian quá ngắn ngủi. Nhưng khi giọng hát hư vữa, anh nhảy qua ban thoại kịch Dân Nam làm hề. Vân Hùng nhờ đẹp trai nhảy qua đóng thoại kịch Dân Nam làm kép đẹp. Anh đóng cặp với nữ danh tài Kim Cương rất xứng lứa vừa đôi. Cùng với Kim Cương, anh đóng các vai nho sinh trong các phim Lâm Sanh Xuân Nương, Châu Tuấn Thoại Khanh, Lưu Bình Dương Lễ. Cùng với Thẩm Thúy Hằng, anh đóng phim Áo Dòng Đẫm Máu. Cùng với Trang Thiên Kim, anh đóng trong phim Ông Hoàng Ốc. Cùng với Thanh Nga, anh đóng phim Hai chuyến xe hoa Người cô đơn. Là dân gay danh vọng, anh có nhiều cơ hội tìm bạn đồng tịch đồng sàng. Có gays Việt, có gays Âu Mỹ.


      Tỉnh Vĩnh Long của bút giả HTA có một anh học sinh cấp trung học tên An chịu khó tập cơ bắp thẩm mỹ. Khi có một thân hình hùng tráng và cường tráng, anh lên Sài Gòn tìm Vân Hùng nhờ anh Vân Hùng giúp đỡ anh trong ngành thoại kịch. Vân Hùng khuyên anh An tập ca hát, trở thành ca sĩ một phòng trà có ca nhạc giúp vui. Vì ham mê danh vọng, anh An tuân theo lời đề nghị của Vân Hùng. Anh lại còn chịu làm người tình của Vân Hùng, lấy nghệ danh là Hùng An. Lúc đầu bút giả HTA tưởng anh An cắn răng chịu những màn kê gian với một tên gay có danh vọng lẫy lừng. Nhưng đâu phải như vậy. An là dân lưỡng tính luyến ái, cụp lạc với Vân Hùng đẹp trai là một hạnh phúc trời ban cho anh. Bút giả không biết phòng trà nào mà Hùng An cộng tác, cũng không rõ mối tình của Vân Hùng và Hùng An kéo dài được bao lâu.


      Tôi có quen với bà chị dâu họ của Kim Cương. Thấy Vân Hùng & Kim Cương đẹp đôi trên sân khấu nên đốc riết Kim Cương nên se duyên chỉ thắm với Vân Hùng. Kim Cương cười hềnh hệch bảo: “Lấy nó thà trao duyên cùng tướng cướp hoặc lấy con chó còn đỡ khổ hơn.” Bà chị dâu cho rằng Kim Cương kiêu hãnh muốn lấy chồng bảnh tẻng như trường hợp nữ danh ca Minh Hiếu kết duyên cùng Tướng Vĩnh Lộc, như Thẩm Thúy Hằng lấy Thống Đốc Ngân Hàng Nguyễn Xuân Oánh; về sau, ông Oánh lên chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế.


      Kim Cương và Vân Hùng diễn tả cặp uyên ương trên sân khấu ăn ý với nhau. Trong hậu trường, cả hai ưa xài xể với nhau những chuyện không đâu. Tuy nhiên, họ không vì đó mà rã rời nhau. Khi Vân Hùng lâm trọng bịnh, Kim Cương săn sóc anh thật chu đáo. Vân Hùng khi nằm chờ chết, có yêu cầu Kim Cương hát bài Sắc hoa màu nhớ của Nguyễn Văn Đông. Bản nhạc ấy Kim Cương và Vân Hùng có hát trong vở kịch cùng tên Sắc hoa màu nhớ. Kim Cương biết rằng đây là lời trăng trối của Vân Hùng nên vừa hát vừa khóc nhễu nhão. Vân Hùng cũng vừa khóc vừa nắm tay người bạn đồng diễn của mình và nói: “Bà Kim ơi, tôi nhớ sân khấu quá!”


      Ở hải ngoại, có một đôi bạn đồng tính luyến ái. Đó là nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhà văn Nguyễn Đức Lập. Trầm Tử Thiêng có sáng tác trên 60 nhạc phẩm, nổi tiếng là Chuyện một chiếc cầu đã gãy, Bài Hương ca vô tận, Đưa em vào hạ. Nhạc đã hay, lại dễ hát, mà lời hát cũng thâm trầm ý nhị. Nguyễn Đức Lập là con trai của nhà văn nữ Tùng Long (dân Quảng Nam) và nhà ái quốc Nguyễn Đức Huy (dân Quảng Ngãi). Nguyễn Đức Lập sinh ở Sài Gòn, trưởng thành và ăn học cũng ở Sài Gòn. Anh đậu bằng cử nhân luật, sau đó trở thành luật sư tòa thượng thẩm. Đây là một nhà văn nổi danh, viết văn bằng ngôn ngữ miền Nam tài hoa không thua nhà văn Lê Xuyên. Bút giả HTA có đọc cuốn tập truyện Trần ai khoai củ và tập truyện Nhứt biết nhì quen. Anh am hiểu ngành hát bội không kém nhà soạn kịch hát bội kiêm tài tử Đinh Bằng Phi. Trầm Tử Thiêng qua đời vào năm 2000, còn Nguyễn Đức Lập qua đời vào năm 2016.


      Trước năm 1967, trong giới nghệ sĩ ca nhạc có anh Tây lai lấy nghệ danh là Jeanot, hát rất hay nhất là hát những ca khúc nổi danh của Pháp trong thập niên 60. Anh để móng tay dài sơn phết lên màu đỏ chói. Khi hát anh ưỡn ẹo rất thục nữ. Lâu lâu anh diện áo sườn xám làm nữ minh tinh Lý Lệ Hoa. Đôi khi anh diện áo bà ba, quần mỹ a đen để làm nữ danh tài Kim Cương đóng vai cô gái bán hột vịt lộn trong vở kịch Dưới hai màu áo.


      Vào năm 1969, Ngọc Chiếu và Jeanot lập một ban ca kịch. Ở bước đầu, ban ấy trình diễn ở Vũng Tàu, Jeannot vì bịnh xung tim mà chết.



      Xưa nay, những nghệ sĩ gays lừng danh chẳng có mấy ai, nhưng cũng có nhiều thiên tài, chẳng hạng họa sư danh tiếng lừng lẫy khắp hoàn vũ như Léonard de Vinci qua bức tranh La Joconde biến người mẫu là nàng Mona Lisa trở thành bất hủ. Lại còn họa sư Michel Ange nắn tượng vua David từ năm 1501 đến năm 1504. Sau đó, với bức họa trên vòm giáo đường Sixtine thuộc vùng Florence Sự tạo nên Adam (La création d´Adam) từ năm 1508 đến năm 1512 .


      Đi xa hơn nữa, trong Thần thoại và Truyền kỳ Hy Lạp La Mã (Mythologies et Légendes grecques et latines), chúng ta bắt gặp những thiên thần trên đỉnh núi Olympia, có nhiều vị giao hoan với đàn bà mà còn thiếm xực tới trai trẻ xinh tươi. Họ là lưỡng tính luyến ái. Chẳng hạn như thần Jupiter có vợ là Junon, lại ưa xuống tìm những bà hoàng và các công chúa để giao hoan. Tới tuổi chớm già, nhưng vẫn còn mỹ mạo Jupiter lại động lòng dâm dục muốn kê gian với hoàng tử Ganymède. Ông hóa thân chim đại bàng to khủng khiếp xớt hoàng tử bằng đôi cánh đưa về đỉnh cao sơn Olympia, thay thế con gái út của mình là thần nữ bé bỏng Hébé. Cô sớm hôm rót rượu cho các vị thần. Hébé được gả cho vị thần chiến thắng Hercule.


      Thần Hercule có vợ thứ nhất là Mégara, vợ kế là Omphale. Ngoài ra thần còn có những mỹ nam để ân ái như: Iolas, đứa cháu trai thông minh dĩnh ngộ của thần, Hylas, chàng trai tuấn mỹ đã làm cho kiều nga mỹ nữ trên mặt đất (les nymphes) phải say sưa mê đắm. Hercule còn hành dâm với Abdéros, chàng trai coi sóc những con thần mã trong tàu ngự trên đỉnh núi Olympia.


      Còn nữa, vị thần Thái Dương chăm sóc nghệ thuật (thần Apollon) đẹp huy hoàng, bắt tình cùng tiên nga thần nữ trên thiên đình và kiều nga mỹ nữ nơi hạ giới. Thần có gặp gỡ những mỹ nam ở hạ giới như hoàng tử Hacinthe, rồi cùng nhau loan điên phụng đảo thâu đêm suốt sáng. Hoàng tử chơi trò ném dĩa, rủi bị một chiếc dĩa ném trúng vào thái dương trên mặt, phải chết, để lại một thiên trường hận cho thần. Apollon còn dan díu với những mỹ nam khác như: Cyparisse, Hélénos, Carnos, Leucatas, Branchos… Đáng kể nhất là Hyménaios (kêu tắt là Hymen) chẳng những được thần Thái Dương yêu dấu mà còn được Thần Xuân Phong (tên thật là Zéphir, tạo nên gió xuân mát dịu cho xứ sở Hy Lạp) say đắm đảo điên. Thần Hymen là con của Tửu Thần (Thần chăm sóc về mùa màng trái nho và chỉ bảo cách làm rượu nho, tên gọi Bacchus) và con của Thần Vệ Nữ. Thần chủ trương làm đẹp cuộc hôn nhân, ủng hộ các tân lang và tân nương sắc cầm hảo hiệp đến trọn đời. Còn thần Zéphir kết hợp với nữ thần Chloris sanh ra thần Carpos.

      *

      Các bạn đồng trẫy đò chung với tác giả HTA ơi, qua bài văn này nên dẹp bớt thẹn thùa để sống an lành như bao người dị tính luyến ái khác. Đồng tính cũng như dị tính là cái khuynh hướng của tình cảm lẫn tình dục, nói theo chị Thụy Khuê, không thuốc thang nào chữa khỏi, không có hình phạt nào để trừng trị người đồng tính luyến ái vì nó không phải là tội ác, không phải là kẻ gây án mạng. Nó cần sự cảm thông. Sự cảm thông sẽ nâng cao kiến thức và giá trị người nhìn những kẻ đồng tính. Riêng về bút giả HTA, bọn đồng tính luyến ái chỉ cần thành thật chung tình nhau là đủ rồi, cần gì phải làm hôn lễ rườm rà.


      (Trích “Những Tiếng Hát Thương Yêu”)

      Hồ Trường An

      Ngôn Ngữ số 6, 1.3.2020

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II Hồ Trường An Nhận định

      - Nhà văn Đỗ Phương Khanh Hồ Trường An Hồi ức

      - Phương Triều với những bài thơ hệ lụy đè nặng trên vai Hồ Trường An Nhận định

      - Giới Tính Trong Văn Chương Nghệ Thuật Hồ Trường An Tùy bút

      - Trương Anh Thụy với những bài thơ thấm nhuần tư tưởng Đông Phương Hồ Trường An Nhận định

      - Mạc Phương Đình: Thi Tập "Ru Người Ru Đời" Hồ Trường An Nhận định

      - Vũ Khắc Khoan Với Thần Tháp Rùa Hồ Trường An Khảo luận

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm Hồ Trường An Khảo luận

      - Nguyễn Thị Hoàng với Tan Trong Sương Mù Hồ Trường An Tạp luận

      - Nguyễn Thị Thụy Vũ với Lòng Trần Hồ Trường An Tạp luận

    3. Bài viết về nhà văn Hồ Trường An (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hồ Trường An

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hồ Trường An, tác giả tác phẩm (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Hồ Trường An và bộ ký sự văn nghệ 28 tác giả (Viên Linh)

      Đọc Lớp Sóng Phế Hưng Của Hồ Trường An (Bùi Vĩnh Phúc)

      Núi Cao Vực Thẳm và Những Khoảng Trống Việt Nam (Uyên Thao)

      Hồ Trường An (Học Xá)

      Giới thiệu “Theo Chân Những Tiếng Hát” của Hồ Trường An  (Đặng Trần Huân)

      Nhà văn Hồ Trường An  (Mặc Lâm)

      Hồ Trướng An, tác giả và tác phẩm

        (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Đọc Cuốn Giai Thoại Văn Chương của Hồ Trường An  (Nguyễn Lân)

      Văn phong "huê dạng" Hồ Trường An

        (Nguyễn Ðăng Thường)

      Tiểu sử

       

      Tác phẩm của Hồ Trường An

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Nhà văn Đỗ Phương Khanh (Hồ Trường An)

      Phương Triều với những bài thơ hệ lụy đè nặng trên vai (Hồ Trường An)

      Giới Tính Trong Văn Chương Nghệ Thuật

      (Hồ Trường An)

      Trương Anh Thụy với những bài thơ thấm nhuần tư tưởng Đông Phương (Hồ Trường An)

       

      Phỏng vấn Thụy Khuê

      Chân Dung Những Tiếng Hát

      Tuyển Tập Biên Khảo Văn Học

         Bài viết trên mạng:

      damau.org, hopluu.net, namkyluctinh.com,  

      vietbang.com, vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)