|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Hạc Thành Hoa
(1938 - 3.7.2022)
TIỂU SỬ:
Tên thật: NGUYỄN ĐƯỜNG THAI
Nơi sinh: Thanh Hóa, Bắc Việt
Năm sinh: 3/3/1938
Năm mất: 3/7/2022
TÁC PHẨM:
Trước 1975: Trong Nỗi Buồn Vàng 1971, Một Mình Như Cánh Lá 1973.
Sau 1975: Phía Sau Một Vầng Trăng 1995, Khói Tóc 1996, Tuyển Tập Thơ HẠC THÀNH HOA 2013, Chỉ Còn Những Ngày Chủ Nhật 2020.
HẠC THÀNH HOA sống với nghề dạy văn cấp trung học liên tục từ trước 1975 cho đến lúc nghỉ hưu. Thơ ông có mặt từ thập niên 60 trên các tạp chí văn nghệ miền Nam như VĂN NGHỆ TIỀN PHONG, TIỂU THUYẾT THỨ NĂM, VĂN, KHAI PHÁ, THỜI TẬP… Ông đã sinh hoạt gắn liền nhiều năm ở miền Đồng Tháp và lập gia đình với người đẹp bản xứ Sa Đéc.
Có lẽ do công việc giáo dục ảnh hưởng đến sáng tác nên thơ ông hiền hòa trong cách diễn đạt. Lục bát của ông có những câu thật ấn tượng bởi ngôn ngữ và hình ảnh trữ tình đằm thắm:
Đành như sương khói bên người
Nắng vàng hoa cúc một thời yêu em
…
Chồi vui chưa trổ cành không
Mù mưa giăng một nhánh sông âm thầm
Tình người bờ đá trăm năm
Sóng tình tôi cuộn trên dòng nước xuôi
Đời ông dù không có những biến động lớn so với thời đại nhiễu loạn, HẠC THÀNH HOA cũng có một ám ảnh thường xuyên là ánh trăng với niềm cô đơn da diết đã để lại nhiều dấu ấn trong lời thơ.
Đêm nào cũng tựa màu vôi trắng
Ngồi nhìn một lũ thạch sùng câm
Ngoài song đỏ một vầng trăng héo
Trước đèn đời vẫn tối như bưng
…
Dưới bóng trăng mình ta một cõi
Đất trời im vắng giấc cô miên
Nhưng hẳn là do bản tính hiền hòa và nội tâm phong phú nên trong đời sống ông tự quản khá ổn định. Sau 1975, HẠC THÀNH HOA vẫn làm thơ đều đăng trên các tạp chí trong nước. Ông chuyển lên Gò Vấp sống cùng con gái những năm gần đây và mất vì già bệnh tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định vào ngày 3/7/2022.
TRÍCH THƠ HẠC THÀNH HOA:
Về nhánh sông xưa
Ngày chim về bến sông xưa
Sóng đêm vỗ lạnh đôi bờ héo hon
Mây đen ngậm đắng bồ hòn
Trăng sao nghe cũng vừa tròn tuổi đau
Đời chao cánh vạc đêm thâu
Cây xanh một bóng nỗi sầu khoe tươi
Em đi áo mỏng bên người
Rưng rưng cát bụi một đời lang thang
Tập san VĂN số 133
Trên Bờ Đá Tình Người
Chồi vui chưa trổ cành không
Mù mưa giăng một nhánh sông âm thầm
Tình người bờ đá trăm năm
Sóng tình tôi cuộn trên dòng nước xuôi
Hang sâu chim ngủ phận người
Trơ vơ cột khói thở trời mây đen
Nẻo đời mai có còn em
Nhìn cây rủ bóng hồn im nắng tà
Ngại mây gió đuổi phương xa
Trời xanh sợi khói giăng qua bãi nào
Những ngày gió đợi trên cao
Trong mưa phố vắng bước sầu ngựa ô
Xe nào mai ngọn gió đưa
Chim quên tiếng hót nghe thu xuống cành
Tập san VĂN số 135
Trong Nỗi Buồn Vàng
Mây về từ bãi dâu vàng
Dấu chân biển động mưa tràn bến sông
Gió tha hương cánh phiêu bồng
Bóng trăng suông lại theo dòng nước xuôi
Đành như sương khói bên người
Nắng vàng hoa cúc một thời yêu em.
Mây về theo những đêm mưa
Nắng soi đỉnh ngọn cây thưa gần tàn
Nghe trời nhớ gió mênh mang
Buồn ôm kín cả không gian vào lòng
Nay còn trên nẻo đường không
Gót nai rụng tiếng chiều trong sương mù.
Tập san VĂN số 153
Mơ Thành Mây Trắng
Ngày đi đời xế thu tàn
Buồn trông theo ngọn gió vàng qua sông
Tôi ngồi đốt lửa chiều trông
Khói bay trắng khắp mùa đông trong rừng
Xanh từ hạt máu rưng rưng
Xuống vô cùng những đêm từng lá rơi
Hừng đông nguyệt vội xa rồi
Biển qua và bóng mặt trời lên cao
Trong tôi trăm mảnh lụa đào
Nhịp buồn của cánh dơi vào hoàng hôn
Với em cũng ánh trăng suông
Lòng ơi chưa mãn một cơn đau dài
Từ trên đỉnh sóng tình phai
Mơ thành mây trắng bay ngoài khói sương
PHO TƯỢNG THẠCH CAO
Từ thuở mây vương dưới gót chân
Đời ta như chiếc bóng âm thầm
Mười năm theo nước trôi ra biển
Đôi bờ sông lạnh giữa đêm xuân
Đời ta thả nổi trên dòng nước
Sống như đang ngủ giữa cuộc đời
Dòng nước sẽ đưa về vô tận
Cầm bằng không có thế mà thôi
Ta sống như ngồi trên núi lửa
Ngày ngày lặng ngắm mặt trời quay
Lòng ta đã chín như là gấc
Đã nhừ như cháo trắng như mây
Mười năm ta sống như leo núi
Đời ta hoang vắng cũng như rừng
Mình ta tâm sự cùng trời đất
Trái tim rơi lăn lóc giữa đường
Chiều đi thơ thẩn trên bờ vắng
Sông trôi trôi cả tháng ngày xanh
Mười năm như bóng chiều vụt tắt
Nên đớn đau như kẻ thất tình
Hôm nay vẫn bước trên đường cũ
Dưới chân sỏi đá bỗng nghẹn ngào
Mười năm bụi phấn hòa nước mắt
Đem đắp thành pho tượng thạch cao
Ngồi Dưới Trăng Tan
Khi trở lại thành phố sầu quá khứ
Mây bỗng tan thành lệ xót thương đời
Em bỗng chốc thành vầng trăng xa lạ
Nhỏ mật vàng cho đắng khắp hồn tôi…
Như con thú nhận mũi tên tẩm độc
Một phút thương em biết mấy thu sầu
Ta muốn lánh mọi người nghe tình khóc
Một mình nằm chết lặng giữa hang sâu
Rất sợ phải nhìn trăng mới mọc
Một vùng ánh sáng lạnh buốt thân
Trăng càng cao hồn càng điên điên mãi
Nguyệt bạch tan thành một cõi băng
Trăng thành nước lạnh xối trên da
Vàng phai từ độ bóng nguyệt tà
Những đêm mặt đất mênh mông quá
Một bóng ta dài xa rất xa
Từ nay xin trăng đừng mọc nữa
Mỗi giọt trăng mang một biển sầu
Trăng nhìn đắm đuối làm ta sợ
Những sợi tơ mềm đủ giết nhau…
Khi trở lại thành phố sầu quá khứ
Mây đã tan và trăng đã tan rồi
Chỉ còn lại nỗi sầu như con thác
Cứ đêm ngày tuôn mãi xuống lòng tôi.
Trích từ Fb Nguyễn Thanh Châu
- Nhà Thơ Hạc Thành Hoa từ trần Nguyễn Thanh Châu Phân ưu
• Nhà Thơ Hạc Thành Hoa từ trần (Nguyễn Thanh Châu)
• Hạc Thành Hoa, những ám ảnh trăng vàng nguyệt (Nguyễn Lệ Uyên)
(Lục Bình-Bùi Nhân)
Đi Thăm Nhà Tơ Hạc Thành Hoa (Lương Minh)
Hạc Thành Hoa, Phía Sau Một Vầng Trăng
(Ngô Nguyên Nghiễm)
Thơ có trên mạng:
tuongtri.com, sangtao.org, newvietart.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |