1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự (Mai Loan giới thiệu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-07-2014 | VĂN HỌC

      Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự

        MAI LOAN giới thiệu
      Share File.php Share File
          

       


           Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh

      Những người thích học hỏi hoặc nghiên cứu về văn chương và chữ nghĩa tiếng Việt đều nhận thấy rằng nếu muốn hiểu cho tường tận thì điều cần trước tiên là phải học hỏi chữ Hán, hay ít ra là chữ Hán-Việt! Nếu như trong chữ nghĩa tiếng Âu Mỹ có khá nhiều chữ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh thì tiếng Việt chúng ta còn có xuất xứ và chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán hơn thế nữa. Thật vậy, chỉ cần đọc một vài trang trong Truyện Kiều, một tác phẩm được coi là đồ sộ nổi bật nhất của nền văn chương Việt Nam -- khiến cho học giả Phạm Quỳnh phải thốt lên câu nói bất hủ "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn" -- người đọc tinh tế sẽ nhận ra hàng trăm điển tích hoặc thành ngữ tưởng là thuần tuý Việt Nam, nhưng thật ra là có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng vì dùng quá quen thuộc và lâu ngày nên những từ ngữ Hán-Việt này dễ bị lầm lẫn là tiếng Việt.


      Dĩ nhiên, việc học thêm một ngoại ngữ không phải là một chuyện đơn giản hoặc khả thi đối với mọi người do bởi hoàn cảnh giới hạn hoặc những điều kiện sinh sống hàng ngày không cho phép, nhất là với một ngôn ngữ xa lạ. Tiếng Hán, tuy có phần nào quen thuộc với người Việt về mặt phát âm, nhưng lại là một trở ngại to lớn về mặt văn tự đối với chúng ta vốn đã quen thuộc với dạng chữ theo La-Mã-hoá như chữ quốc ngữ. Bởi vì nó gồm toàn những nét, hoặc dấu rối bời đến hoa mắt, không đơn giản chút nào để có thể ghi nhớ, và chỉ có thể phát âm được theo trí nhớ khi thuộc mặt chữ, chứ không thể phát âm được theo lối tượng hình suy đoán.


      Tuy vậy, những ai thích tìm hiểu chữ nghĩa không vì thế mà nản lòng. Nếu như không có cơ duyên được học ở trường lớp đàng hoàng, thì chúng ta cũng có thể tự học theo lối tiệm tiến, mỗi ngày học một vài chữ, học từ dễ tới khó, học đi học lại lâu dần sẽ quen và tự tin hơn. Và nếu không đủ kiên nhẫn để học từng chữ một thì cũng có thể học các thành ngữ, để từ đó giúp mình phát triển thêm vốn liếng chữ nghĩa cho mình.Trong chiều hướng đó, cuốn sách này quả là một công cụ rất đắc lực, và sẽ nhanh chóng trở thành một người bạn đồng hành thân yêu trên bước đường học hỏi và trân quý chữ nghĩa.


      Từ trước đến nay, có lẽ cũng đã có nhiều cuốn sách gom góp và phân tích về các thành ngữ Hán-Việt, giúp cho độc giả được dịp hiểu rõ hơn ý nghĩa của nó. Lần này, cuốn sách của Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh có thêm một chi tiết đặc biệt khác: đó là chuyện "Cố Sự", tức là những sự việc đã diễn ra trong lịch sử được ghi chép lại để giúp cho người đọc được hiểu tường tận hơn nguồn gốc nào đã khiến những thành ngữ này được nói đến. Có lẽ khi nhờ hiểu rõ xuất xứ của câu chuyện, người đọc sẽ cảm thấy say mê thích thú hơn, và từ đó sẽ dễ thu nhận nó hơn vào trí nhớ của mình.


      Chính vì phải thu thập các sự kiện liên hệ đến chuyện "Cố Sự" này mà tác giả đã phải mất một thời gian dài khoảng 5 năm để có thể hoàn thành cuốn sách này. Thật ra, có lẽ đây là một kết quả tích luỹ được sau hơn 15 năm dày công nghiên cứu toàn thời gian của một người cao niên đã tìm được một thú vui đáng quý vào lúc cuối đời.


      Tuy xuất thân là một người theo Tây học, và đã từng giảng dạy về Y khoa tại các trường Đại học Y Khoa Huế, Minh Đức (Sàigòn) trước đây, nhưng Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh đã giành phần lớn thời gian của mình vào lãnh vực nghiên cứu chữ Hán kể từ ngày ông cùng gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1990. Với ý muốn bảo tồn văn hoá Việt Nam để không bị mai một nơi hải ngoại do hoàn cảnh ly hương, ông đã thành lập Hội Hán-Việt, với sinh hoạt chính là các lớp học Hán-Việt do ông đứng ra đảm nhận hoàn toàn miễn phí cho bất cứ ai có lòng muốn theo học. Mục đích của ông là giúp cho những ai thích văn chương Việt Nam muốn có nền tảng chữ Hán để có cơ hội đọc được những áng văn viết bằng chữ Hán/Nôm. Các lớp sau này còn có thêm sự đóng góp của Giáo sư Tiển Sùng Kỳ phụ trách việc giảng dậy về Văn ngôn và Bạch Thoại để giúp đọc sách báo tiếng Hoa ngày nay.


      Tài liệu giảng dậy của ông được soạn thảo rất công phu, rõ ràng, và sau đó được đúc kết lại thành cuốn Từ Điển Nhân Danh, Địa Danh và Tác Phẩm Văn Học Nghệ Thuật Trung Quốc, dày 700 trang và được xuất bản tại thành phố Houston, Texas vào năm 2000. Sự xuất hiện của cuốn sách có lẽ đã khiến nhiều người tìm đến để theo học, và có thể đã thúc đẩy cho tác giả càng say mê nghiên cứu nhiều hơn nữa để hoàn thành cuốn Từ Điển thứ II được xuất bản vào năm 2006, với phần bổ túc thêm nhiều chi tiết lý thú và tài liệu phong phú khiến tập sách dày gần 2000 trang.


      Mục đích chính của ông là để giúp một phần nào cho những người hiếu học đỡ mất thì giờ tra cứu mỗi khi gặp tên người, tên đất, tên tác phẩm Trung Quốc trong các sách báo của Tây phương.


      Cá nhân chúng tôi, do cơ duyên cư ngụ cùng nơi với tác giả, trước đây đã đến xin thọ giáo trong lớp Hán-Việt trong một thời gian ngắn. Nhưng điều khiến chúng tôi thán phục và từ đó bắt đầu say mê hơn trong các lớp học là tác giả có một trí nhớ đáng kể (có lẽ do gốc là một bác sĩ y khoa?), đặc biệt là về thơ văn và Truyện Kiều. Nhờ vậy mà những bài giảng của ông về chữ Hán thường dễ hiểu hơn mỗi khi ông đưa các thí dụ dẫn chứng bằng các câu thơ trong Kiều hoặc các tác phẩm quen thuộc khác như Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Bình Ngô Đại Cáo v.v... thay vì chỉ giảng giải đơn thuần nghĩa của chữ Hán dịch sang tiếng Việt.


      Sau khi kiện toàn cuốn Từ Điển đầu tiên này, tác giả tiếp tục nghiên cứu để chú trọng vào việc đúc kết các thành ngữ mà chúng ta thường thấy sử dụng trong nhiều tác phẩm, cũng như trong lời nói hàng ngày, mà nhiều người có thể nghe quen tai nhưng mức độ hiểu biết rõ có thể khác biệt tuỳ theo trình độ và kiến thức của mỗi người.


      Đối với những người có vốn liếng tiếng Hán rất lỏm bỏm như đa số người Việt chúng ta, kể cả người viết bài này, cuốn sách này cũng giúp ích rất nhiều để trau giồi ngữ vựng.Nếu như không có thì giờ để tìm hiểu rất nhiều thành ngữ Hán-Việt mà mình ít khi nào được nghe nhắc đến, người đọc cũng có thể tìm thấy khá nhiều các thành ngữ phổ thông khác mà mình đã từng nghe qua nhưng chưa chắc là đã hiểu đúng hoặc hiểu hết ý của nó.Chẳng hạn như thành ngữ "Bách Phát Bách Trúng" để nói về tài thiện xạ, và nhiều người có lẽ sẽ hiểu nghĩa như là "bắn trăm phát đều trúng cả trăm lần". Nhưng đó là một lối suy diễn không đúng, vì nhờ đọc trong sách này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn điển tích Dưỡng Do Cơ thời Chiến Quốc, đứng xa trên 100 bước giương cung bắn trúng vào chiếc lá cây dương liễu. Vì thế nên thành ngữ này còn thường được gọi là "Bách Bộ Xuyên Dương".


      Một thành ngữ khác mà nhiều người cũng thường hay hiểu lầm (nhưng cũng không mấy tai hại) là “tương kính như tân”, vốn là lời khuyên về cách hành xử cho những người trẻ mới lập gia đình để mong có được hạnh phúc bên vững dài lâu. Rất nhiều người hiểu thành ngữ đó là vợ chồng hãy tương kính nhau như ngày mới cưới (tân=mới), bởi vì trong thực tế, đời sống vợ chồng sau một thời gian dài chung sống, thường dễ xảy ra cảnh lục đục, gấu ó, tranh cãi từ nhỏ nhặt cho đến nặng nề, chứ khó lòng giữ mãi hình ảnh êm đẹp, trân trọng lẫn nhau như trong thời gian mới quen biết. Thật ra, chữ “tân” trong thành ngữ trên có nghĩa là “khách”, ý nói lời khuyên những cặp vợ chồng là hãy lúc nào cũng tương kính nhau như khách (tức là luôn giữ lịch sự, hoà nhã) thì đương nhiên có được hạnh phúc gia đình dài lâu.


      Một thí dụ khác cũng rất lý thú đối với chúng tôi khi mở đọc các trang trong cuốn Từ Điển này là nó giúp mình mở mang thêm kiến thức. Chẳng hạn như khi nói về thái độ chính trực, ngay thẳng, có thể nhiều người thường dùng thành ngữ khá quen thuộc là "Quân Tử Nhất Ngôn" do điển tích "Nhất Ngôn Ký Xuất, Tứ Mã Nan Truy", có nghĩa là "Một Lời Đã Nói Ra, Xe 4 Ngựa Cũng Không Đuổi Theo Kịp".


      Nhưng nếu đọc trong cuốn Từ Điển này, người đọc sẽ được dịp học thêm nhiều thành ngữ lý thú khác cũng liên hệ đến hai chữ "nhất ngôn". Chẳng hạn như "Nhất Ngôn Bán Từ" có ý nghĩa là "một lời nói ra nhưng chỉ có ý nghĩa của phân nửa chữ", ám chỉ một người nào đó bỗng dưng muốn "ít nói". Rồi đến "Nhất Ngôn Cửu Đỉnh" thì lại ám chỉ "một lời nói có sức mạnh lôi cuốn" để ca ngợi một người nào đó có tài hùng biện với lời lẽ đầy sức thuyết phục. Còn "Nhất Ngôn Nan Tận" thì lại có nghĩa "một lời nói không thể kể hết được sự tình", ám chỉ một sự việc nào đó vô cùng phức tạp, không dễ dàng giải thích được tựa như câu “thư bất tận ngôn” thường dùng để kết thúc nhiều lá thư mà tác giả không thể kể hết sự tình chi tiết. Tiếp theo là thành ngữ "Nhất Ngôn Táng Bang" lấy điển tích trong Luận Ngữ, thì lại mang ý nghĩa "một lời nói có thể làm mất nước", ám chỉ một lời nói (nhất là của các lãnh tụ quốc gia) có thể dẫn đến việc xung đột, gây ra chiến tranh và làm cho quốc gia lâm vào cảnh suy thoái.


      Nếu chịu khó làm công việc duyệt sơ lại ngôn ngữ sử dụng thường ngày, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều thành ngữ người Việt dùng quá quen đến mức có thể tưởng như đó là tiếng Việt nhưng nó lại giống hoàn toàn thành ngữ tiếng Hán. Đại loại như khi nói về sắc đẹp của phụ nữ, thường có những câu như “hồng nhan bạc mệnh”, “khuynh quốc khuynh thành”; khi nói về cá tính con người thì có những câu như “lai lịch bất minh”, “quỷ kế đa đoan”, “phàm phu tục tử”; nhất là trong tiểu thuyết thì thường thấy tả những nhân vật như “sát khí đằng đằng”, “quang minh chính đại”, và những cảnh như “quốc thái dân an”, “tự lực cánh sinh”, “lao tâm lao lực”, “trường sinh bất tử” v.v...


      Ngoài ra, cũng có rất nhiều thành ngữ rất thông dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt nhưng xuất xứ từ gốc Hán cũng mang nghĩa hoàn toàn giống nhau. Đó là những thí dụ của các thành ngữ “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” (bất kiến quan tài bất điệu lệ), “đầu trâu mặt ngựa” (ngưu đầu mã diện), “thư bất tận ngôn” (ngôn bất tận ý), “hồn lìa khỏi xác” (hồn bất phụ thể) v.v... Cũng có nhiều thành ngữ gốc Hán nhưng hầu như đa số người Việt đều biết rõ và dùng rất quen thuộc như “quốc phá gia vong”, “vô kế khả thi”, “hồi tâm chuyển ý”, “hồn phi phách tán”, “phú quý phù vân”, “bất đắc kỳ tử”, “bất khả tư nghị”, “bất chiến tự nhiên thành” v.v...


      Cũng nhờ tìm hiểu thêm trong cuốn Tự Điển Thành Ngữ mà người đọc có thể hiểu rõ hơn nhiều thành ngữ rất quen thuộc khác cũng có nguồn gốc Hán tương tự, dù rằng là những câu ít được nghe nói đến, điển hình như “kẻ mù sờ voi” (hạt tử mô tượng), “vẽ rắn thêm chân” (hoạ xà thiêm túc), “trái tim sắt đá” (mộc nhân thạch tâm), “cái gai trong mắt” (nhãn trung chi thích), v.v...


      Từ trước đến nay cũng đã nhiều tác giả soạn những sách giảng giải về thành ngữ, giúp người đọc hiểu biết thêm về kho tàng ngữ vựng. Có sách của các tác giả chuyên dịch các thành ngữ tiếng Việt đi kèm với các câu chữ Hán để dễ tra cứu. Một số các tác giả khác thì diễn giải chi tiết về mặt “cố sự” để hiểu rõ nguồn gốc hay xuất xứ. Riêng Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh đã làm công việc tổng hợp rất đầy đủ và quý báu này, giúp người đọc vừa hiểu rõ ý nghĩa của thành ngữ, vừa tra cứu thêm qua các câu bằng chữ Hán, vừa học thêm nhiều điển tích lý thú trong lịch sử mà có lẽ ít người biết đến nếu như không có cơ duyên tìm tòi và học hỏi.


      Do đó, cuốn Từ Điển Hán-Việt Thành Ngữ Cố Sự này sẽ giúp cho mọi người, dù thuộc nhiều trình độ hiểu biết khác nhau, đều tìm thấy sự ích lợi và hứng thú khi lật giở từng trang sách. Đối với những người có sở học uyên thâm về chữ Hán, họ sẽ thích thú khi thấy các câu, các chữ được phân tích đều luôn đi kèm với Hán-tự (do công của tác giả đã cố gắng học thêm nhu liệu điện toán Twinbridge để có thể gõ được tiếng Hoa). Điều này sẽ giúp cho phần tra cứu được rõ ràng hơn, tránh cảnh suy đoán hoặc hiểu lầm vì nhiều chữ Hán tuy có cùng phát âm nhưng nhiều khi lại mang ý nghĩa khác nhau, và chỉ có cách nhìn mặt chữ thì mới biết rõ ý nghĩa của nó. Thí dụ đơn giản và dễ hiểu nhất là chữ "Tử" có thể là "Chết", nhưng cũng có thể là "Con", và còn có thể có nhiều nghĩa khác nữa, tuỳ theo cách viết của nó bằng chữ Hán.


      Chúng tôi tin rằng nhiều người, nhất là những ai làm việc trong ngành truyền thông, hoặc có dính líu ít nhiều trong việc sử dụng chữ nghĩa, đều sẽ thấy nhiều điều ích lợi khi có thêm được một cuốn sách dùng làm tài liệu để tra cứu như cuốn Từ Điển Hán-Việt Thành Ngữ Cố Sự này. Nhưng có lẽ tất cả những ai còn quan tâm hoặc yêu mến tiếng Việt chắc chắn cũng sẽ lấy làm thích thú khi lần giở những trang trong cuốn sách này. Với lối trình bày trong sáng, dẫn giải rõ ràng, và thu lượm công phu rất nhiều những thành ngữ phong phú dễ lôi cuốn người đọc, dù là người không có vốn liếng về tiếng Hán-Việt, cuốn sách có thể được đọc như là một cuốn truyện để tiêu khiển trong những lúc trà dư tửu hậu, nhưng đồng thời lại giúp mở mang kiến thức cho người đọc.


      Xem thế thì quả là Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh đã để lại một món quà quý giá cho gia tài văn hoá nước Việt. Tuy là một ông cụ cao niên sắp bước vào tuổi 90, thay vì ngồi an hưởng tuổi già hoặc lao mình vào những lạc thú vô bổ khác vào lúc cuối đời, ông vẫn tiếp tục làm việc một cách nghiêm túc, tự mình đặt ra khuôn phép để siêng năng làm việc hàng ngày mà không cần phải chờ đợi sự tài trợ nào từ các trường đại học hoặc các sáng hội từ thiện. Việc làm của ông đúng là đã thực hiện được cái hoài bão hết sức cao đẹp là "Sinh vô ích y thời, tử vô hậu y địa, thị tự tư dã" (có nghĩa là "Sống mà không làm điều gì ích lợi cho đời thì lúc chết đi cũng chẳng lưu lại điều gì trên thế gian").


      Trong niềm kính phục vô biên đối với một bậc tiền bối và cũng là bậc thầy của mình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc thân hữu khắp nơi về cuốn sách vô cùng quý giá và hữu ích này.


      Mai Loan

      Nguồn: nhatbaovanhoa.com

      Phụ chú:

      Cuốn Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự sẽ được ra mắt tại vùng Little Saigon ở Orange County, California vào ngày Chủ Nhật, 20 tháng 7 năm 2014, cùng với tuyển tập “Theo Giòng Thời Sự” của nhà báo MAI LOAN Nguyễn Anh Tuấn, tại Trung tâm Công giáo. Chương trình giới thiệu sách tại Houston và Dallas, và có thể tại Washington DC sẽ được loan báo sau.

      Thư mời dự ra mắt sách Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố SựTheo Giòng Thời Gian.


      Trân trọng kính mời quý vị đến tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự của Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh và Theo Giòng Thời Sự của nhà báo MAI LOAN Nguyễn Anh Tuấn sẽ được tổ chức tại:

      Trung Tâm Công Giáo, 1538 Century Blvd. – Santa Ana, CA 92703

      (điện thoại: 714-554-4211) vào lúc 2 giờ chiều, Chủ Nhật ngày 20 tháng 7 năm 2014.

      Ngoài sự hiện diện của tác giả đến từ Houston, Texas; sẽ có phần nhận định về tác giả và tác phẩm của nhiều diễn giả khác như giáo sư Nguyễn Văn Sâm, các nhà báo Đỗ Tiến Đức,Phạm Phú Minh, Hoàng Dược Thảo, Bùi Bích Hà.

      Thay mặt ban tổ chức: Nguyễn Minh Phương

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự Mai Loan Giới thiệu

    3. Bài viết về bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hoàng Xuân Chỉnh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Từ Điển Nhân Danh Địa Danh & Tác Phẩm VHNT Trung Quốc -Hoàng Xuân Chỉnh (Đàm Trung Pháp)

      Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự (Mai Loan)

      - Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh và “Từ Điển Hán Việt Thành Ngữ Cố Sự” (Lương Thư Trung)

      - Thăm hỏi và trao đổi cùng Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh (Lương Thư Trung)

       

      Tác phẩm của Hoàng Xuân Chỉnh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)