|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Hoàng Ngọc Hiển
(1942 - 2014)
Tôi đọc Hoàng Ngọc Hiển với một tâm trạng khá lạ kỳ, lạ của một người... thật xa và kỳ của một cuộc ngộ bất ngờ.
Anh Trần Hoài Thư viết cho tôi, luôn trong hối hả như muốn hốt cả nền văn học miền Nam vào trong cái hồ lô TQBT của anh, và lần này, đây! Hoàng Ngọc Hiển đó! Chị thấy chưa? Thưa, ban đầu lớ ngớ thì "chưa" nhưng rồi thì, "có", đã thấy!
Chưa quen nên thoạt đầu hờ hững khi lưu bài để đọc, dù nồi nước TQBT đang sôi, - tôi phải thú nhận từ khi đi du học ở phương xa, kể từ 1965, tôi đã bỏ lửng mất một khoảng thời gian, tính đến 1975 là mười năm, ít chú tâm ngó ngàng đến sinh hoạt văn học tại quê nhà (ngay cả sự nghiệp của chị Phùng Thăng, anh Trần Xuân Kiêm...), cho nên Hoàng Ngọc Hiển là tên tuổi chưa có dịp nghe. Những trang chữ hiện ra mới nước lã người dưng, nhưng bỗng - chữ "bỗng" tôi dùng cho tôi chứ Hoàng Ngọc Hiền và văn nghiệp của anh thì điềm nhiên có tự bao giờ, điềm nhiên như thế, hiển hiện như thế, đã là như thế, chưa từng một lần đòi được đọc, được quen - Nhưng bỗng, nếu có ai đọc, thì có lẽ bấy giờ... có như tôi đang ở trong tâm trạng này?: Tôi vừa đọc mà nghe như mình ăn năn, hối lỗi chừ mới đọc Hoàng Ngọc Hiển, và cùng với tiếc nuối không đọc HNH sớm hơn vào thời ấy, lẫn trong ý thức miên man dõi theo dòng văn, tôi nghe tôi nói lời xin lỗi về sự thờ ơ với nghiệp dĩ văn chương của anh, với sự nghiệp văn chương những người miền Nam đồng thời nay đã không còn trên cõi thế...
Điều gì đã gây chấn động cho một người đọc ban đầu trong thế bị đọc Hoàng Ngọc Hiển? Chính Hoàng Ngọc Hiển! Ngòi bút cửa anh đã phác họa được con người mà đằng đẵng hơn 40 năm vô thức Việt Nam trong tôi tìm kiếm giữa bao thăng trầm văn học Việt, thấp thoáng cố nhân hay mơ mòng mong ước được gặp: vẻ ung dung của một người tử tế cầm bút văn học, thể hiện hồn phách con người và con người Việt, qua văn chương và mỹ học Việt. Trong ba đào điên đảo của thời thế, lênh đênh đoạn trường nhân sinh, Hoàng Ngọc Hiển đã trải qua, nếm hết cay chua của cuộc đời, của thăng trầm thế sự, thật khó để thể hiện ung dung tự tại nếu không có một bản lĩnh tinh thần, một thẩm sâu chất người, sự rốt ráo và hội nhập nguồn suối văn hóa mà anh được tắm gội và vùng vẫy suốt cả đời người, trên quê hương cũng như ở miền đất khách. Xuyên suốt tác phẩm của anh, dù chỉ được đọc không nhiều, nỗi thao thức trở về, tìm lại để nhận ra, để trực nhận tính Việt cũng là tính phổ quát của con người tại thế, như tìm lại hạnh phúc đánh mất trên trần gian, đã mang lại khoái cảm, thú vị tế nhị bất ngờ.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dư, Nguyễn Du, Trần Quí Cáp... những nhân vật lịch sử quen thuộc nhất tưởng như nhẵn mòn, không mới, dễ rơi vào khuôn sáo để viết về, nhưng nhãn quan tinh tế từ kiến thức sâu sắc đã đưa ngòi bút của HNH phác họa được hồn phách bản lai con người nơi chốn Nam ai một thời. Thể tính Việt, hiện sinh Việt của họ trở nên cảm hứng vô tận cho hiện sinh nhân thế, linh hồn và tâm cảm họ như những nét thơ thể nghiệm thân phận con người Việt, có thể mang lại thi vị làm người đúng nghĩa con người. Họ, những con người mãnh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, những con người Việt ấy xuyên qua chất chữ của HNH lại là những con người dung dị nhất, gần gũi lạ thường trong cuộc trở về quê nhà, với sông, núi, gió, trăng, mưa tuôn trước ngõ, bến đò xưa, ao thu lạnh lẽo - quê hương đích thực sau cuộc lưu đày lênh đênh giữa danh vọng và dục vọng.
Căn lều này, nơi đây, tôi vẫn ghé nghỉ chân trong nhiều buổi trưa hè, mở bọc cơm nắm muối vừng ra ăn. Đôi khi chia sớt cho những người bạn nhỏ của tôi. Cũng có khi, họ chia cho tôi một nửa củ khoai lang, hoặc một cái bắp luộc chín. Tôi vẫn còn nhớ hương vị của cơm nắm muối vừng thơm phức, khoai lang ngọt bùi, và bắp nếp chín dẻo làm sao!!! Tôi vẫn còn nhớ cái tình của chúng tôi với nhau, đơn sơ mà chân thật, giản di mà thắm tình, mộc mạc chẳng thể nào quên. Chúng tôi thương yêu nhau làm sao! Đôi khi chúng tôi còn cho nhau cái quần, cái áo. Chúng tôi rách rưới mà đùm bọc nhau biết bao! Ôi, chúng tôi thương nhau biết bao! Bây giờ tìm đâu ra nữa? Chính những người bạn trẻ thơ ấy đã dạy tôi về tình thương, sự đùm bọc, nhường cơm xẻ áo, để sau này tôi biết chia sẻ cho các kháng chiến quân của chúng ta như thế."
"Còn tôi, tôi xin về Côn Sơn, làm người cầy ruộng, đánh dậm, sống đời nông dân trong một đất nước độc lập thanh bình. Kiếm được gì, tôi ăn nấy. Còn không, tôi đói, nằm ở lều cỏ này, nhìn trời mây, cũng đủ thấy lòng vui, ông ạ. Tôi không còn bận tâm đến đói khát, sống chết, bệnh tật, già yếu, thì tôi còn bận tâm về điều chi nữa?! Mối bận tâm của tôi về giang sơn thì, nay giang sơn đã sạch bóng quân thù, nước nhà thanh bình rồi, thưa ông." (l)
Đừng giãy nảy khi đọc những Khổng Tử, Khương Tử Nha, Bạch Cư Dị , Nguyên Chấn... trong tâm trạng phẫn uất, cho rằng giai đoạn "Khổng Tử viết" ấy đã quá ư lỗi thời, mang mầm phản quốc hay với tâm trạng về hùa huênh hoang văn miếu, thứ văn miếu vô hồn ngu ngốc đang mọc ra nhan nhản với quảng cáo đắt tiền. Phải nhận ra - nhận với đầu ngẩng cao và không chút mặc cảm - rằng hầu như cả dòng văn học Việt đều dính líu đến nền tảng triết học Trung Hoa, và triết học Đông phương không thể vắng mặt Khổng Lão, - tập truyện của Hoàng Ngọc Hiển thường lấy chất liệu từ nền cổ học ấy, nhưng con đường anh đi rẽ sang lối khác, lối về đất quê, để làm sống lại con người thực Việt Nam, thân phận nhỏ nhoi trong điều kiện không gian chật hẹp nhưng lại cao cả trong sứ mệnh của chính nhược tiểu ấy: tỏ rõ nhân nghĩa trên đời, rộng khắp như Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi đã hơn một lần hành đạo để chỉnh lý chính cội nguồn, nơi đạo ấy xuất phát, "Đạo cũng không phải là tam cương ngũ thường! Đao là tri cơ rốt ráo!!! Nghĩa là hiểu được rốt ráo nguồn gốc cho đến rốt ráo cái sau hết!!! Đó là đến bến vậy!!! Không phải cứ buông bỏ là về đươc! Mà phải xuống thuyền đi tìm bến!!! Ông cần phải vượt sông, ông Tri huyện ạ. Ông đã hỏi tôi, thì tôi muốn nói hết. Đã trót đem thân xác vào đời, thì có khác gì con thuyền lênh đênh trên sông nước? Không xuống thuyền, sao tới bến được? Tôi mạn phép ông, cho rằng "nước nguy không vào, nước loạn không ở", chỉ thích hợp trong một giai đoạn nào đó thôi. Có xuống thuyền, mới có ngày tới bến hỏi Đạo được, thưa ông." (2)
Với Hoàng Ngọc Hiển sự tử tế của người viết đã hơn một lần cho thấy tinh hoa của triết lý Đông phương không nằm trong đền đài văn miếu mà trong sự thấu triệt lẽ biến dịch của cuộc đời để trở về với trung dung, thả mình thẩm đượm biến dịch của cuộc đời. Văn phong chuẩn mực, đẹp dung dị của Hoàng Ngọc Hiển đã chắt lọc được những tinh hoa ấy, cho người đọc thứ hương vị mà Nguyễn Tuân đã khơi dậy vang bóng một thời, hầu như buồn nhiều hơn, ngát tím hơn màu hồng của "quan quan thư cưu, yểu điệu thục nữ" đã có lân gặp được rồi vuột mặt. Chút hạnh phúc ngắn ngủi làm cho .bóng chiều trở nên dài hơn. Cảm giác hoài cổ, nhớ phố xưa hoàng thị, cũng chính là tâm thức của kẻ lưu đày, với khát vọng tìm lại chốn quê nhà trên đường trần lang thang...
"Bài ca của những người không quê hương đó. Bài ca của những người Chiêm Thành còn sót lai trên đất khách quê người. Họ than vãn về quê hương xứ sở đã mất và dân tộc bị diệt vong. Họ yêu quê hương hơn yêu bản thân họ. Bài ca này ít ai có được. Hồi tôi đi trậng, mọt tên lính, nó người Chiêm dạy tôi hát đó. Tôi có nghe nó giải thích nhung tôi không cần ghi nhớ những lời giải thích ấy. Chỉ cần hát là đủ, hát đủ cảm thông nỗi lòng của những ngươi lưu vong đã mất quê hương.
Rồi lão cất cao tiếng hát. Có chút gì sướt mướt... Tôi chợt hiểu, mất một quê hương, mất một dân tộc, mất những thứ lớn lao hơn đời người. Mất cả lịch sử, còn gì... Giọng rượu của lão khàn khàn chếnh choáng, tôi thấy những âm thanh khởi từ giọng ca của lão va vào ly la-de làm sóng sánh..." (3)
Có thể nói cảm thức lưu đày của con người trần thế và khát vọng tìm lại quê hương đích thực là những nét chủ đạo trong sáng tác của Hoàng Ngọc Hiển. Thân phận của người lính miền Nam, thân phận của kẻ tù đày, thân phận của người trở về, của kẻ thất nghiệp, của người thương binh, của kẻ bị phản bội, lường gạt về mọi mặt, tình cảm cũng như chính trị đều được tác giả đưa ra, thẳng thắn vạch trần, phê phán mà không nguyền rủa, bởi vì bên trên mọi sự phản bội, đối với người cầm bút, hiện sinh con người vẫn trần trụi trong cõi vô thường, trong đớn đau dày vò, trong cô đơn, cho nên văn chương - phương tiện nhân tính nhất mà con người được phú thác - mà Nguyễn Du, Bạch Cư Dị là hiện thân toàn vẹn nhất - dành cho bi thương, liên cảm thân phận con người hơn là căm thù ganh ghét. Cảm thức ấy vượt chật hẹp cá nhân, riêng lẻ, trong Hoàng Ngọc Hiển, đã vươn đến chân trời vũ trụ nhân sinh. Bên cạnh âm hưởng hoài cảm của một Nguyễn Tuân nhưng với thủ đắc uyên bác kín đáo, cặn kẽ tư liệu, cẩn trọng khiêm tốn hơn, Thuyền và Bến, Trăng Lu Bến Cũ gợi nghĩ nỗi băn khoăn hiện sinh phi lý mà Camus đã một thời làm xôn xao văn học thế giới và dĩ nhiên không khỏi, cả văn học miền Nam.
"Nhưng tôi đã hoàn toàn thất vọng. Tôi chỉ nghe thấy tiếng còi ré lên của lão thượng sĩ thường vụ tập họp tiểu đội đi kích. Tôi châm một điếu thuốc, và theo dõi lão già kiểm soát toán lính. Tôi trở về đời sống thực tế tôi: dùng cơm chiều với thằng Thành và thằng Vụ, uống ly cà phê cữ thứ hai trong ngày. Giấc ngủ thường đêm vẫn thao thức khi không có rượu uống mềm môi. Câu chuyện tình đau thương của thằng Thành nó kể còn dở dang, chưa hết. Tôi sẽ được nghe hết trong đêm nay hay trong một đêm mai.
Đêm khác đến chuyện thằng Vụ. Đêm khác nữa, đến chuyện tôi. Và cứ thế, chúng tôi hút thuốc, uống cà phê, thao thức, đếm tiếng đại bác 155 ly bắn đi từ căn cứ Đồng Minh trong Quản Lợi. Tiếng nổ của nó ở ngoài rừng vọng tới căn hầm tôi âm u không thoát." (4)
Trên tấm màn trắng của đời người, Camus tô đậm nét "cô đơn" và nhấn phím đơn điệu thời gian: "Rồi sẽ có ngày không còn gì để bàng hoàng ngưỡng mộ, tất cả đều trở nên quen thuộc, tất cả cuộc đời trôi đi trong lặp lại. Thời của lưu đày, của cuộc sống khô cằn, của linh hồn khắc khoải chết." (1953)
Camus viết và nỗi đơn côi (solitaire) bám chặt trên tấm bảng đen trắng đời người, chỉ trật một chữ "d" (solidaire) là đánh mất chung côi, tác phẩm của ông rốt cùng khắc khoải, nặng trĩu phi lý đến vô phương. Nhưng Hoàng Ngọc Hiển, dù thẩm đượm nỗi cô đơn như là điều kiện hiện sinh của đời người, Hoàng Ngọc Hiển vẫn đông phương trong chính sự chịu đựng nỗi đơn côi ấy như lẽ sống với con người, cho nên quay bút là sức mạnh của thể tính người. Sức mạnh ấy nằm trong chữ "Nhẫn" mà anh đã thấy được ở "Ngộ Tịnh" Sa Tăng. Khám phá Sa Tăng trong Tây Du Ký chính là một trong những tài tình tinh tế và nhạy cảm văn học mà Hoàng Ngọc Hiển đã chứng tỏ hơn một lần ở những câu chuyện khác.
Trong lúc mọi con mắt đổ xô về các nhân vật sáng ngời Đường Tăng, kinh thiên động địa Tôn Ngộ Không, ồn ào náo nhiệt Trư Bát Giới, Hoàng Ngọc Hiển thầm lặng tìm được bóng dáng đích thực của con người nơi Sa Tăng: một con người bình thường với cái tâm ẩn nhẫn ngày ngày quẩy gánh đi hết con đường chứng ngộ. Chính chữ nhẫn làm cho con người bình thường với cái tâm bình thường có thể chia, có thể chung, có thể viết khác đơn thành chung côi với con người. Anh, nhà văn âm thầm và dung dị, nhưng văn phong rất mực chuẩn xác từng chữ, từng dấu chấm phết, từng ngắt câu, gẫy gọn và nhiều nhạc điệu - làm nhớ lối hành văn của những tác phẩm văn học mà tôi đã được học từ khi đến trường, như một truyền thống văn chương tiếng Việt - hiện nay đang dần mai một với lối viết phủ đầu, hối hả kiểu phong trào thời thượng đang chế ngự, - Với chính nhân vật trong tác phẩm mà anh hoàn tất, Hoàng Ngọc Hiển hoàn tất được cái tâm của người cầm bút, chính là sự liên cảm của đức nhẫn "tâm công" mà Nguyễn Trãi dùi mài và Sa Tăng ngày ngày quẩy gánh lên đường.
Lấy được, thâu lượm được chữ "nhẫn" trong Tây Du, đó là tài nghệ văn chương và tài tình mỹ học của Hoàng Ngọc Hiển. Cảm khái văn chương muốn thoát ra tiếng kêu, hay đập bàn thú vị của người đi tìm, thoạt tiên với chút dã tâm tìm lỗi, không ngờ được đắt. Có một chữ nhẫn lạ lùng trong đạo Phật đó là sự nhẫn nại trải qua kiếp người như cơ hội giải thoát, không phải là một thứ luân lý cương thường nhịn nhục, mà là sự dung nạp thể tính, nó đụng chạm đến thể tính làm người với con người, có nghĩa chịu đựng kiếp người với con người, chia đau với người, với nhau, bình thường, đồng đẳng với mọi người. Thi ca chính là tiếng kêu liên cảm đoạn trường của đời người, thấu rõ lẽ vô thường, hành văn như bộ hành trong nắng mưa, cũng có thể như người lính ngồi chờ tiếng súng, không nao núng, ung dung thưởng thức ngụm trà dưới ánh trăng, tự tại chờ "cá đâu đớp động dưới chân bèo", thầm lặng như khi chờ một cơn mưa hay một tiếng chuông rớt xa chạm đến bờ thuyền:
... thỉnh thoảng hòa thượng chùa Trên đổ một hồi chuông khuya, như chùa Hàn San. Không giờ là điểm khởi đầu, mà cũng là điểm kết thúc. Khởi đầu ở không giờ. Kết thúc cũng ở không giờ. Nó mang nghĩa trọn vẹn của "vô thường". Mọi sự từ hư không mà đến, thì tất cả mọi sự sẽ trở về hư không.
Tôi bỗng chờ đợi một hồi "Vô thường chung" hơn bao giờ hết. Núi Tà Cú xanh mượt mà trên bầu trời rực nắng. Và chợt nhớ suối Đá Bạc, nơi tôi thường hay ngồi bên bờ, hút hết một ống điếu, mỗi buổi chiều. Có lẽ, sau mấy ngày bão rớt, mưa dầm dề, giờ đây nước dâng đầy suối Đá Bạc? Tôi sẽ là một cánh lá rơi trên dòng suối ấy? Nhưng bao giờ? Tôi đã sẵn sàng..." (5)
Hoàng Ngọc Hiển đã cho tôi niềm vui tìm lại được gương mặt cố nhân, không chỉ văn học miền Nam, đó đã là nhân diện văn học Việt Nam. Đã là, nên phải, sẽ là như thế?
(l) Côn Sơn ngày về - trong bản thảo tập truyện "Bóng Thời Gian".
(2) Thân Phận "tiếng súng cao nguyên" trong bản thảo tập truyện "Trăng Lu Phố Cũ".
(3) Quê hương lưu đầy chương 9, truyện dài Văn xuất bản Saigon 1969.
(4) Cơn Say (Khởi Hành số 73)
(5) Bóng núi Tà Cú (truyện ngắn) trong bản thảo tập truyện "Trăng Lu Phố Cũ".
- Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn Thái Kim Lan Nhận định
- Đọc Hoàng Ngọc Hiển Thái Kim Lan Nhận định
- Nhớ Phùng Thăng Thái Kim Lan Hồi ức
• Hoàng Ngọc Hiển (Học Xá)
• Đọc Hoàng Ngọc Hiển (Thái Kim Lan)
Nhà Văn Hoàng Ngọc Hiển (1942-2014) (Thư Quán Bản Thảo số 65)
• Đọc “Cõi Tạm” và “Vẫn Còn Cõi Tạm” của Ngọc Hoài Phương (Hoàng Ngọc Hiển)
• Đọc “Nguyễn Trãi” của Trúc Khê (Hoàng Ngọc Hiển)
• Quán Cà Phê Ngoại Thành (Hoàng Ngọc Hiển)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư
(Hoàng Ngọc Hiển)
• Huyền Thoại 'Chắc Cà Đao' (Hoàng Ngọc Hiển)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |