|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Dương Trữ La
(1937 - 2000)
Một nhân dáng thư sinh nhỏ nhắn, trên môi thường xuyên nở nụ cười nhẹ hẫng lạc quan như làn gió thu phong thoáng nhẹ trên đường đời. Dương Trữ La được bạn bè khắc hoạ một hình ảnh thân thương dịu hiền, như suốt đời anh sống chân tình vớì bao nhiêu bằng hữu, mới cũ cũng như nhau.
Thật sự, trong đời số|ng phiêu lãng của một văn nghệ sĩ với nhiều cá tính trung nghĩa, nhân hậu, Dương Trữ La thật sự coi trọng tình bạn bè một cách kỳ lạ, nhiều khi quên khuấy bản thân mình. Tôi diện kiến cùng Dương Trữ La có lẽ cũng khoảng năm 1966, khi lên thành đô học tập định hướng tương lai. Năm đó, trên con đường Phạm Ngũ Lão, dầy đặc đại bản doanh của nhiều tòa soạn nhật báo, tạp chí, tuần san... Tôi thường xuyên ghé gởi bài vở cộng tác với tuần báo Nghệ Thuật của Mai Thảo, trang thơ Tiền Tuyến do Viên Linh - Hoàng Anh Tuấn phụ trách, hoặc bán nguyệt san Văn của ông Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao...
Buổi sáng, tình cờ tôi và anh Trần Tuấn Kiệt dạo bước trên khu phố văn hóa nầy, chủ yếu theo nhà thơ Trần Tuấn Kiệt tham quan báo Phổ Thông của nhà văn Nguyễn Vỹ. Ngang một quán cà phê nhỏ góc hẽm, bất chợt có tiếng gọi dồn dập nhà thơ Trần Tuấn Kiệt. Tôi bấm vội tay anh, nhìn vào một bàn nhỏ và người đang mời gọi, anh Kiệt cười nói nhỏ tưởng ai, Dương Trữ La tên ngồi góc phải hai người bạn làm báo đó. Trong thế gới viết feuilleton, một phong trào rầm rộ ăn khách trên các trang trong nhật trình thời đó, khuynh hướng văn chương bình dân là một sản phẩm ăn khách đắc địa, giúp các tờ nhật báo tăng vùn vụt độc giả hàng ngày. Những khuôn mặt văn nghệ sừng sỏ, đều có tác phẩm feuilleton được người xem chờ đón từ rạng sáng tinh sương, bên cốc cà phê tàu được rót trên chiếc dĩa nhỏ, vừa ngồi gác chân trên ghế đẩu mà mắt vẫn không rời những trang tiểu thuyết từng kỳ, các nhà văn vừa vội viết đêm qua, lên khuôn cho kịp sáng hôm sau phát hành. Đội ngũ nhà văn trường phái feuilleton đó, ngoài Dương Hà, Ngọc Linh.... còn có Dương Trữ La đóng góp đều đặn với sự nghiệp văn chương.
Bản tính nhã nhặn, hiền dịu, thân thuộc với anh em khiến Dương Trữ La dễ tạo niềm tin với người bạn mới. Với tôi, cũng vậy, vào đời trễ hơn anh nhưng dù là một nhà văn có tiếng tăm anh vẫn niềm nở, có lúc dặn dò tôi thỉnh thoảng ghé ngang tụ điểm Lương Sơn Bạc nầy. Bằng sự chân thành và trái tim trong dịp chào đón sơ giao, khiến Dương Trữ La và tôi có nhiều kỷ niệm hàng mấy chục năm nay. Hôm gặp lại cháu Dương Kỳ Lam và chị Ái Liên tại buổi phất hành Tập 3 Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi, bao bằng hữu thất thập cổ lai hy như Dương Hà, Nguyễn Việt Nam, Thượng Hồng (Người Khăn Trắng), Đoàn Minh Hải, Trần Yên Thảo, Kha Thùy Châu, Yên Bằng, Hoài Nam... với hơn 20 bạn bè văn nghệ suốt đời vì nghệ thuật. Tôi bỗng chạnh lòng nhớ lại mấy câu thơ Phạm Nhã Dự, sau tiệc rượu tàn canh tiến đưa Dương Trữ La xuống ghe trở lại Cần Giờ:
Đưa ta đi Mỹ ông chết giấc
Đò đời còn lại ở lòng nhau
Rượu chìm, rượu nổi dăm thằng ngất
Đời đã muộn màng chuyện bể dâu
Những ngày cuối cùng Phạm Nhã Dự ra đi đoàn tụ gia đình, Tiệc tẩy trần với thân hữu khiến Dương Trữ La say lướt khướt, đi đứng không vững huống gì bản thân, đến nổi ông lái đò cằn nhằn già rồi uống chi cho dữ dzậy. Người ngoài cuộc chỉ phán đoán thường tình, chưa biết ngày trùng phùng thì cố nhân ơi xá gì cuộc tỉnh say...
Ngày tháng thoi đưa, Dương Trữ La ở lại, mỗi tháng hai lần không bao giờ trễ hẹn, anh từ Duyên Hải ôm chồng bản thảo tờ Tin về Sài Gòn giao Xí nghiệp in 4, thì cũng bấy nhiêu lần cùng tôi quàng vai nhả rượu dọc đường về.
Kỷ niệm thì tràn đầy, nhiều phen sực nhớ lại thời gian vừa trôi qua cân não còn vướng đọng ân tình, làm xót xa thêm. Dương Trữ La bước đến văn nghệ bước đầu cũng như mọi anh em khác, đầy thơ mộng phiêu lãng nên chuyện khởi đầu là bước ngao du với thi ca như một thừa trừ. Hoa cỏ trăng sao làm phương phi thêm tuổi thư sinh. Bút hiệu Tâm Đạm như một chiếc ráng vàng chuyên chở những vầng thơ sâu lắng, nhiều đam mê và dằn vặt khổ đau. Hàng mấy trăm bài thơ đi suốt cõi, hình như dầy đặc nỗi đau thương dồn dập giữa thân phận cô đơn bệnh hoạn vây quanh anh:
Ngoài kia nghĩa địa đầy hoa trắng
Gió phất mưa về rụng bóng cây
Hay:
Mai kia máu cạn linh hồn mất
Thơ để lại đời mấy kẻ xem?
Nhiều lúc:
Ở đây thế kỷ buồn man dại
Tôi mửa thơ bằng giọt huyết tanh
Quả thật, anh cũng một thời làm thơ và có những câu thơ thật tuyệt diệu, mang một bản thể tự trọng nhưng buồn thảm. Nhưng ngoài đời thường, Dương Trữ La vẫn vui vẻ cợt đùa suốt tiệc tàn canh. Sự đối nghịch đó, nhốt tất cả bi thương thân phận vào góc lẻ tâm thức, khoanh tròn riêng cho hồn mình nẻo sống riêng tư, sự chịu đựng phi thường giúp tư cách anh sáng rực.
Những năm tháng rong ruổi cùng anh trên bước đường văn nghệ, tôi càng quý mến tính anh. Bước đến giai đoạn viết tiểu thuyết hàng ngày trên các nhật báo, Dương Trữ La thành công ngay từ đầu. Đời sống lạc quan hơn, nhưng bản chất phiêu bồng và vật ngoài thân, nên người làm văn nghệ như anh vẫn vung vẩy trắng tay, nhưng có hề gì. Điều cần yếu, chỉ là tác phẩm, Dương Trữ La đúc kết tâm huyết thành những khối ngọc thạch tô điểm cho đời. Đó là giai đoạn thập niên giữa những năm 60 và 70 thế kỷ trước, anh cật lực sáng tác nhiều bộ tiểu thuyết, một mặt vì cuộc sống, một mặt tạo lập một vóc dáng văn chương riêng mình. Viết feuilleton trên nhiều nhật báo, anh gom góp lại xuất bản lưu lại mai sau. Đến năm 1975, tiểu thuyết của nhà văn Dương Trữ La đã gần 50 tác phẩm, nhưng thời cuộc biến đổi làm thất lạc nhiều. Gia đình anh bỏ công sao lục nhiều thư viện trong và ngoài nước, được một phần mà Tập 4 Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi giới thiệu mong làm tài liệu cho mai sau.
Cuối năm 2011, Dương Kỳ Lam trưởng nam của nhà văn Dương Trữ La chuyển đến một số danh sách tác phẩm anh vừa tìm được, chợt kỷ niệm xa xưa bừng dậy trong tôi một rung động khó tả. Tiểu thuyết Bên Kia Một Dòng Sông, ngày nào Dương Trữ La nhờ tôi đọc trước khi giao cho Chim Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1971. Tôi có hỏi anh tài chánh ra sao? Dương Trữ La biện bạch, anh em lo liệt chứ mình làm sao in và phát hành. Trầm ngâm tôi không trao đổi gì thêm với anh, mà dành thời gian đọc trước tác phẩm Bên Kia Một Dòng Sông.
Những năm viết feuilleton, gom góp giao nhà xuất bản in lại tác phẩm, khác với tình tiết ngoại lệ tiểu thuyết Bên Kia Một Dòng Sông, với cảm hứng bất tuyệt anh dành khoảng thời gian gần tuần lễ để sáng tác, chưa hề xuất hiện ở báo chí. Có lẽ, anh muốn dành cho anh một tác phẩm hòa quyện giữa tâm ý riêng tư. Tôi chợt hiểu, liền đọc suốt hai tiếng đồng hồ tác phẩm, rồi đọc lại lần 2, lần 3... Quả thật, đây là tác phẩm mong đợi của anh, của riêng anh. Vậy tác phẩm phải ra đời, hiện thân chan hòa trong chiêm ngưỡng và tâm ý tác giả. Với lưỡng nan giữa tài chánh và phát hành, tôi chỉ còn một cách thổi lửa cho anh, là mua 200 quyển phát hành qua hệ thống Khai Phá ở 20 tỉnh thành.
Ngày tháng trôi qua thật nhanh chóng, vật chất dần dần tan biến theo gió bụi tang thương. Tất cả phù phiếm trong cuộc đời, nhiều khi còn được người ta ôm ấp quý trọng hơn tấm lòng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, nhiều lúc thật chua xót cho nhiều tác phẩm tâm huyết vô tình nát vụn dưới gót thời gian. Chính vậy, bẵng đi gần 20 năm ngồi bó gối với quá khứ, sự hồi sinh của lớp lớp người làm văn nghệ xa xưa, trong đó những ngòi bút tưởng chừng cạn mực quầy quả trở lại văn đàn, tạo lập luồng sinh khí mới bằng chính tác phẩm. Dương Trữ La tái bản được gần mươi tác phẩm và đang viết vài tác phẩm mới trong giai đoạn năm cùng tháng tận của kiếp người.
Không hiểu trước khi từ giã cuộc sống, Dương Trữ La có hoàn thành được ý nguyện gì không, trước khi thanh thản bước về nẻo mới. Ở khung trời đầy hoa – trắng và chân tình, mong rằng người nghệ sĩ như anh, không còn trở mình trăng rọi máu trong tay, mà phải đường văn chương rực rỡ / ngàn hoa nở tinh anh.
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Thư trang Quang Hạnh
Mùa đông 2011
Tiểu sử văn học: DƯƠNG TRỮ LA
- Tên thật là Dương Ngọc Lạc, sanh năm 1936.
- Dương Trữ La bước vào khu vườn văn nghệ bằng những sáng tác thơ, từ những năm 1955 với bút hiệu là Tâm Đạm. Ông sáng tác thơ khá nhiều, nhưng chưa có dịp in thành tuyển tập thơ nào cả.
- Ông còn cộng tác với nhiều tòa soạn báo: Bình Minh, Tân Văn, Tin Sáng, Khởi Hành, Đời Mới...
- Nhiều tiểu thuyết đã được xuất bản: Lòng Ngỡ Quên Mà Nhớ Rất Xa (viết chung với Bình Nguyên Lộc), Cho Buồn Lòng Ai, Chiều Nghiêng Bóng Nhỏ, Vân Còn Dang Dở, Gái Hoàn Lương (1967), Bên Kia Một Dòng Sông (1971) ...
- Từng đoạt giải nhất truyện ngắn của báo Tiếng Chuông với tác phẩm Bàn Tay Vào Mộng (1963).
Dương Trữ La hoạt động cùng thời với Phương Triều, Phan Yến Linh, Hoài Điệp Tử, Trương Đạm Thủy, Yên Lang...
Sau năm 1975, ông là nhân viên trực thuộc Sở Văn hóa Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1982, phụ trách Tờ Tin Huyện Duyên Hải (huyện Cần Giờ), đồng thời cộng tác với báo Bình Dương, Nghệ Thuật, Văn Nghệ Tây Ninh...
Giai đoạn này ông được tái bản nhiều bộ tiểu thuyết ngày xưa.
- 1997: Dương Trữ La hưu trí về sống tại Sài Gòn.
- 2000: Bệnh phổi trầm trọng khiến ông từ giã văn nghiệp và bạn bè.
Theo nhận xét của giới phê bình văn học: Dương Trữ La là nhà văn chuyên viết về đề tài văn học xã hội. Văn phong đặt sệt chất giới bình dân thành thị Saigon cũ: chân thực, thẳng thắn, huỵch tẹt. toát lên tính tình tự dân tộc ... không làm mất đi được bản chất người miền Nam. Tác phẩm của ông ít nhiều phản ánh được cuộc sống của giới lao động bình dân thành thị trong giai đoạn 1955 – 1975.
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông (Ngô Nguyên Nghiễm)
- Tâm Đạm – Dương Trữ La một người đã đi xa! (cafevannghe)
- Tưởng mất mà còn (Hà Cẩm Tâm)
- Nhà văn Dương Trữ La (Tâm Đạm)
(motgocpho.com)
Tác phẩm trên mạng:
- vietmessenger.com - vietvanmoi.fr
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |