|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Đức Phổ
Nhà thơ Đức Phổ làm thơ khá lâu và nhiều. Kề từ khi sang định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1996, thơ anh thường xuất hiện trên các tạp chí Văn của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Văn Học của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, cả hai tạp chí này cùng ở California và Phố Văn của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, ở Dallas, những tạp chí văn học nghệ thuật tiêu biểu một thời của văn học Việt Nam đương đại nơi hải ngoại này.
Vào năm 2000, anh cho chào đời thi phẩm “Một chỗ về” (1) và năm 2002, thi phẩm thứ hai, “Mùa tình, xin kịp gặt” (2) Qua hai thi phẩm vừa kể, với hơn 115 bài thơ, người đọc bắt gặp ở thơ Đức Phổ những bến bờ chợt nhớ, chợt về, chợt đi, chợt đến cùng những hắt hiu của “một chỗ về”, một “mùa tình, xin kịp gặt” như tựa hai bài thơ mà tác giả lấy đặt tên cho mỗi cuốn thơ của mình.
Nhưng trước hết, thơ Đức Phổ là những tâm tình gợi nhớ về những dấu chân đời dừng lại trên một bến bờ nào đò, dường như thoáng chốc qua nhanh mà hồn vẫn lãng đãng bồi hồi nhớ về chốn cũ. Như bao đứa con lúc đi xa, rày đây mai đó dặm trường, nhưng lòng vẫn không thôi nhớ mẹ già quạnh quẽ, hắt hiu nơi xóm vắng một mình:
“đã bao năm mái lá còn trơ
lòng mẹ giữa bốn bề phên dột
ta ở xứ ngưòi no cơm ấm cật
mẹ quê nhà áo vá phất phơ”
(Bên trời nhớ mẹ. Một chỗ về, trang 85)
Và rồi, kỷ niệm những ngày mẹ cõng con đi học, lưng thấm mồ hôi khi cố trèo lên triền dốc của những ngày còn thơ ấu thuở nào như sống lại trong lòng tác giả, nghe ra bao cảm hoài tha thiết:
“nhớ quê xưa với những con đường
mẹ ta cõng ta. Thời đi học
lưng mẹ thấm mồ hôi đỉnh dốc
vẫn ngọt ngào. Con giỏi, mẹ thương.”
(Bên trời nhớ mẹ. Một chỗ về, trang 86)
để rồi, tác giả hạ hai câu kết, làm cho người đọc thơ không khỏi bồi hồi cùng tác giả, nhớ lại những trăn trở với chính mình:
“sờ lại túi sông hồ còn nặng
mẹ già rồi vẫn còn long đong.”
(Bên trời nhớ mẹ. Một chỗ về, trang 86)
Người xa xứ nào rồi cũng có lúc nhớ nhà, nhớ quê, nhưng ở nơi Đức Phổ nỗi nhớ thương xem chừng dào dạt vô bờ :
“những chiều nắng nhạt bên thềm vắng
thơ thẩn lòng mơ ánh nguyệt tà
mấy phen chìm nổi, không danh phận
đã thấm đòn đau nỗi nhớ nhà.”
(Thương quê. Một chỗ về, trang 64)
Cái trớ trêu của niềm mơ nỗi nhớ ấy có trọn ven cùng không lại là một điều khác của cảnh cũ người xưa nữa. Phải chăng, xa quê thương nhớ lấy quê, về nhà lại ngẫn, lại ngơ nỗi nhà!:
“về đây ngó đất. Kêu trời
lá hoa năm trước tơi bời. Lá hoa
muộn màng. Phấn nhạt màu mưa
chút duyên ở lại. Tình xưa lưu đày.”
(Chốn cũ. Một chỗ về, trang 87)
Ở một bài thơ khác, “Thơ viết lúc nhớ Sài Gòn”, Đức Phổ lại một lần nữa khẳng định với lòng rằng :
“ai bảo ra đi là vong phụ?
(tôi xa nhà vẫn nhớ thương quê)
Thiên địa rộng, mang mang sinh tử
giữa lòng đời chật chội, nhiêu khê.
năm tháng cõng buồn trôi lặng lẽ
khó bảo hòa, buồn cứ tăng thêm
có lúc thơ tràn theo nhịp thở
có lần dáng cũ đứng kề bên.”
(Thơ viết lúc nhớ Sài Gòn. Một chỗ về, trang 111)
Nhớ Sài Gòn là thế, nhưng với Đà Nẵng, ở Đức Phổ nỗi nhớ đâu có thua gì . Trong bài thơ “Đà nẵng, không thể nào quên”, mở đầu bằng bốn câu :
“không thể nào quên được tiếng chim
đã hót bên vườn mai Tân Lập
ở quanh đây bầu trời rất thấp
chạm lòng ta nỗi nhớ xanh lòng.”
(Một chỗ về, trang 98)
Nỗi nhớ bồi hồi xót xa không rời ấy nơi anh mãi mãi là nỗi niềm chan chứa cái tấm chân tình thương quê, nhớ mẹ thấm vào hồn. Trong những lúc có những “mùa tình, xin kịp gặt”, Đức Phổ đã để trái tim mình trào dâng như một “khát vọng” :
“muốn thắp ngọn đời lên đỉnh, hú
chiêu hồn, về đậu nhánh sông thơ
núi lạc sông rồi, người lạc xứ
mà không phai nỗi nhớ quê nhà.”
(Khác vọng. Mùa tình, xin kịp gặt, trang 118)
Và đây nữa, thêm một mối cảm hoài nơi đất khách làm rưng rức bao trái tim xa xứ lạc loài:
“Ngó về quê cũ thương đồng hạn
mấy hạt chiêm, mùa bỗng xót xa
mẹ. Gót chân mòn bên gốc rạ
lòng sờn áo bạc. Mấy can qua.”
(Đêm, rượu trên đèo Hải Vân. Mùa tình, xin kịp gặt, trang 32).
Còn nhiều lắm nỗi lòng riêng tư như vậy, nhưng có lẽ thơ của Đức Phổ không dừng lại ở mỗi một bến bờ riêng lẻ ấy. Qua các vần thơ của anh, người đọc còn bắt gặp những người tình của một thời, những giai nhân của một thuở, những bến mộng của một đoạn đời, luôn luôn là niềm lưu luyến trong thơ anh. Ta thử nghe anh kể về một lần “sóng gió đời tôi khi xa em”:
Sóng rất nhẹ như không phải sóng
để chân cầu bịn rịn bóng ai qua
để lòng cầu ngơ ngẩn ánh sương sa
khi bóng hồng em giáng xuống.
Gió rất nhẹ không đủ làm tóc rối
bàn tay ai ngượng nghịu vuốt hờ
nước lặng đủ soi bờ vai nhỏ
in hình tôn nữ chớm đôi mươi.”
(Một chỗ về, trang 88)
Nhưng có ai ngờ, rồi ra, có những người tình như “kẻ lỡ đường” chợt dừng chân ghé lại một “quán vô thường” bên bến vắng giữa đường nào đấy giữa dòng đời :
“Ai ngờ em, kẻ lỡ đường
ghé qua tôi, quán vô thường tìm vui.
Ai ngờ tôi, quán yêu đời
mở vòng tay, vỡ tiếng cười nhân gian.”
(Ai ngờ. Một chỗ về, trang 100)
Không phải thế! Không phải những người tình nào cũng là những “kẻ lỡ đường” như thế. Bởi chuyện tình yêu không chỉ chẳng “ai ngờ”, mà chàng thi sĩ cũng chẳng riêng gì là quán nhỏ. Ở đó, nó còn là một tâm hồn còn nồng ấm của những lần tao ngộ, hẹn hò. Thế nên, khi không gặp lại nhau dù chỉ một lần, nhà thơ của chúng ta phải đành hạ bút nên mấy vần thơ thê thiết lắm:
“chiều không có em chiều tôi buồn ghê
hồn lê thê nỗi nhớ lê thê
khung trời xưa khung trời xưa
bên ấy
vun trồng tôi kỷ niệm bên này.”
(Chiều giăng vàng, phấn thông. Mùa tình, xin kịp gặt, trang 48)
Nhưng không phải lúc nào Đức Phổ cũng chìm vào cõi mộng mơ của những cuộc tình, anh còn có những câu thơ mang chút triết lý mà rất thật, mang chút suy tư mà rất gần. Anh thật với cuộc đời và anh gần với bằng hữu như “những sớm mai, còn nhớ được”:
“sớm mai gió tạt phên lòng. Bợn
mấy giọt phù hư rẻ rúng đời
mượn nhau rót tạm lời thương tưởng
cũng đủ ngời sương một khoảng trời.
sớm mai vuốt mặt trôi dòng nước
mát, chảy trần gian trăm lá rơi
rụng, về xuôi nhánh sầu thủa trước
khi ngọn ngành thắp lửa chia môi.
sớm mai thân sóng ôm triền đá
mây trời u tịch chẳng buồn trôi
nhớ nhau. Môi thẹn lời yêu dấu
hồn xanh rêu mưa mọc kín trời
sớm mai ngắm là buồn trong bụng
môi bỗng vô duyên rón rén mời
điếu thuốc đầu ngày phê tận mạng
trách chi tình động phiến ly bôi.
sớm mai thức sớm dường chưa ngủ
mắt ngáp, dài cơn mộng rã rời
người đi rụng cả trời chia biệt
chăn chiếu đơn hàn khóc lẻ loi.”
(những sớm mai, còn nhớ được. Mùa tình, xin kịp gặt, trang 47)
Được biết đây là những vần thơ tác giả đề tặng các bằng hữu như Hoàng Lộc, Lâm Chương, Phan Xuân Sinh, Nhật Nguyễn & Hửu Việt, Nguyễn Khánh Hòa, và Nguyễn Thị Thảo An, những người bạn làm thơ viết văn như anh và họ thường có những buổi tương ngộ rồi lại chia tay mỗi người mỗi ngả, và buổi chia tay nào mà không buồn, không để lại một khoảng vắng giữa đời, nhưng ở đây, với Đức Phổ, vốn là một tâm hồn nghệ sĩ chí tình, nên anh đã hạ hai câu kết vừa tha thiết, vừa cảm động, vừa gợi hình vừa gợi cảm, làm cho “những sớm mai, còn nhớ được” như một triết lý sống, một nhân sinh quan đầy tình người giữa bao dâu biển bọt bèo:
‘người đi rụng cả trời chia biệt
chăn chiếu đơn hàn khóc lẻ loi”
Nhân nhắc đến tứ thơ trong thơ Đức Phổ, có lẽ cũng xin mời bạn thưởng lãm thêm vài câu thơ nữa mang tính nhìn thế sự qua đi như “sầu rọi xuống chân đời”:
“đêm chật chội gió luồn ngõ vách
rùng mình, da diết lạnh chen vai
bên sông đò hụt nằm trơ bãi
buồn tênh con sóng liếm eo bờ.
ngõ vắng, đèn khuya chao chiếc bóng
lung linh, sầu rọi xuống chân đời
quyết mở then hồn, thôi cài giậu
thử người hò hẹn, dám sang không(?)
đường xa ải vắng kêu không thấu
khản cổ mòn hơi, lòng chẳng mòn
khuyết trăng chỉ ngại người sương tuyết
vai lệch xô nghiêng gánh, nửa đường.
mộng đứng chông chênh không đậu được
bến tình, bão dữ cuốn phăng neo
giữa khuya hồn dậy trăm con nước
về hùa, cơn lụt bỗng hùa theo.
có phải khóc không mà mắt ướt
khi đời ráo hoảnh bóng trăng soi
sầu chở đầy khoang, sầu dựng ngược
ngỡ ngàng, bờm giục, ngựa về xuôi.”
(trong Mùa tình, xin kịp gặt, trang 78)
Qua hai bài thơ mà chúng tôi vừa trích dẫn để nói về một tứ thơ mang tính triết lý nhìn đời, thơ Đức Phổ mang cái nét cổ điển khi diễn đạt những lúc tâm hồn đầy xúc đỘng qua những câu thơ bảy chữ này, nhưng tác giả đã làm mới được thơ anh bằng những chữ dùng rất lạ như “mộng đứng chông chênh”, “ráo hoảnh bóng trăng”, “sầu chở đầy khoang”, “sầu dựng ngược”.
Thơ Đức Phổ còn lan tỏa ra nhiều khía cạnh khác của đời sống. Nét rất riêng trong thơ anh là nghĩ ngợi về cuộc đời, về con người, về những bước chân đời trôi nổi bềnh bồng qua những bến bờ quen lạ cùng khắp đó đây, vui ít buồn nhiều:
“Gánh đời bán mãi không vơi
rao khan phố chợ. Hoa cười. Môi em
cuối ngày gánh nặng, đầy thêm
ai vô tâm. Chất đầy lên gánh đời?”
(Vô tâm. Một chỗ về, trang 105)
hoặc như:
“sớm mai thức nắng bên bờ giậu
mấy đám mây đen ngủ muộn màng
trời đất buồn như hồn thương nữ
khóc ròng xiêm áo buổi ly tan.
chén rượu. Cuộc cờ. Đã nhẵn mặt
ngọn bút hào hoa gánh mớ đời
qua truông. Mới biết lòng đơn bạc
muốn níu chân ngày. Mây vẫn trôi…”
(Tri thiên mệnh. Mùa tình, xin kịp gặt, trang 160)
Tóm lại, qua những vần thơ với phong cách riêng rất Đức Phổ, tác giả đã chia sẻ cùng người đọc những câu thơ về nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê đầy tình người, những tứ thơ vừa ý nghĩa, vừa thâm thúy, những thể thơ không mới mà lạ nhưng vô cùng ý nhị làm cho thơ anh không xa cuộc đời và rất gần với con người. Thơ là thể loại văn chương nhiều cảm xúc bởi ngôn ngữ thơ nó phát ra từ trái tim, từ tâm hồn của thi sĩ. Thơ của Đức Phổ làm rung động người đọc là cũng nhờ chất thơ rất thật, rất tình người và ngập đầy xúc cảm ấy vậy!
Houston, ngày 06 -11-2008
Phụ chú:
1/ “Một chỗ về” của Đức Phổ, nhà Xuân Thu xuất bản, năm 2000, California, Hoa Kỳ.
2/ “Mùa tình, xin kịp gặt” của Đức Phổ, tạp chí VĂN xuất bản, 2002, California, Hoa Kỳ.
- Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu Lương Thư Trung Nhận định
- Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT Lương Thư Trung Nhận định
- Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất Lương Thư Trung Điểm sách
- Vài Ghi Nhận Về Những Ngày Đầu Của Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo Lương Thư Trung Hồi ức
- Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 Lương Thư Trung Tường thuật
- Vài hình Kỷ niệm Giới thiệu "Thơ Tuyển Toàn Tập" của Trần Hoài Thư Lương Thư Trung Giới thiệu
- Thơ Đức Phổ, nỗi nhớ, tình yêu và cuộc đời Lương Thư Trung Nhận định
- Trần Kiều Bạt qua vài câu thơ bắt gặp Lương Thư Trung Nhận định
- Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời Lương Thư Trung Phỏng vấn
- Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho Lương Thư Trung Nhận định
• Thơ Đức Phổ, nỗi nhớ, tình yêu và cuộc đời (Lương Thư Trung)
• Thu Thuyền, Trần Trung Ðạo, Đức Phổ, Phan Xuân Sinh, Lâm Chương (Trần D. Nho)
Đức Phổ (Sao Khuê)
Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại: Đức Phổ (vanviet.info)
Viết về thơ Đức Phổ (bienkhoi.com)
Những Ngày Cuối Năm, Trò Chuyện Với Nhà Thơ Đức Phổ (Lương Thư Trung)
Bài viết trên mạng:
- sangtao.org - phamcaohoang.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |