|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Giáo sư Đỗ Khánh Hoan
(5.8.1934 - 3.10.2023)
Garden Grove (VB) - Theo tin từ gia đình, Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan đã qua đời vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 tại Thành phố Richmond Hill, Ontario, Canada, hưởng thọ 90 tuổi.
Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hưng Yên, Việt Nam, là con của ông Đỗ Văn Liên và bà Đỗ Thị Nhớn. Ông từng theo học tại Đại Học Sài Gòn ở Việt Nam, sau đó được học bổng toàn phần để hoàn thành bằng cao học tại Đại Học Sydney ở Úc, và bằng tiến sĩ ngành Văn Học Anh tại Đại Học Columbia ở Hoa Kỳ.
Ông từng là giáo sư tại các trường trung học Chu Văn An và Gia Long. Sau đó, ông trở thành giáo sư kiêm Trưởng Khoa Văn Học Anh-Mỹ thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1964-1975). Sau năm 1975, ông cùng gia đình vượt biên tìm tự do, đến định cư tại Canada vào năm 1979.
Theo trang mạng Học Viện Công Dân https://icevn.org/, Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan biết 10 thứ tiếng. Ông thực hiện nhiều công trình dịch thuật như Trường Ca Của Homer (Iliad và Odyssey) với hơn 30,000 câu thơ trực tiếp từ tiếng Hy Lạp; Don Quixote từ tiếng Tây Ban Nha; Yến Hội của Platon, Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ Trẻ (J. Joyce), Bi Kịch Shakespeare; Khung Trời Nhỏ Hẹp (S. Maugham), Tâm Tình Hiến Dâng, Lời Dâng, Tặng Vật (ba tập thơ của nhà thơ Ấn Độ R. Tagore), Cây Đàn Miến Điện (T. Michio), Truyện Ngắn (A. Chekhov), Nông Trại Súc Vật (G. Orwell)…
Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan đã chuyển ngữ và xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato là “Cộng Hòa” (The Republic). Triết phẩm này chứa bên trong câu hỏi muôn thuở của con người: Làm người nên sống thế nào cho phải ở đời? Thế nào là công bình? Thế nào là đạo đức? “Cộng Hòa” có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư duy triết học và lý thuyết chính trị suốt hơn 25 thế kỷ qua.
Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan cũng đã chuyển ngữ và xuất bản “Planton Toàn Tập”, ghi lại toàn bộ 30 đối thoại (dialogues) của Platon dầy 2224 trang, gồm hai tập: tập 1 gồm 1156 trang, tập 2 gồm 1068 trang. Ông dành hơn 10 năm để dịch sang Việt ngữ từ nguyên tác tiếng Hy-lạp, và tham khảo thêm từ những văn bản Anh, Pháp, và Đức ngữ.
Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan không chỉ là một tác giả, một nhà giáo dục đáng kính. Ông còn là một người chồng, người cha, người ông yêu thương và tận tụy của gia đình; là một người bạn đáng yêu quý. Những ai biết đến ông đều nhớ đến tiếng cười vang rền, vui tươi của ông; những bức thư và email được viết chu đáo bằng nhiều ngôn ngữ gửi đến những người thân yêu ở xa; niềm đam mê ngôn ngữ và đọc sách… Ở tuổi về hưu, ông dành nhiều giờ yên tĩnh suy ngẫm bên tách trà ở khu vườn sau nhà. Ông thường nhắc nhở các cháu rằng “gia đình là thiêng liêng”, “hãy học tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta”, “hãy luôn nỗ lực và con sẽ thành công”…
Nguyện hương linh của Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan sớm được vãn sanh về cõi Tịnh Độ…
06/10/2023
- Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương Việt Báo Tường thuật
- Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 Việt Báo Tường thuật
- Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi Việt Báo Phân ưu
- Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan Qua Đời Tại Ontario, Canada, Hưởng Thọ 90 Tuổi Việt Báo Tưởng niệm
- GS Lưu Khôn Ra Sách Dịch ‘80 Tuổi Kể Chuyện Mình’ Việt Báo Tường thuật
- Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi Việt Báo Phỏng vấn
- Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Việt Báo Tường thuật
- Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ Việt Báo Tạp bút
- Tuyển Tập Nguyễn Văn Sâm: Văn Học, Biên Khảo, Chữ Nôm Việt Báo Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Nhật Ngân Việt Báo Tạp bút
• Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan Qua Đời Tại Ontario, Canada, Hưởng Thọ 90 Tuổi (Việt Báo)
- Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan (icevn.org)
- Dịch Giả Đỗ Khánh Hoan Giới Thiệu “Platon Toàn Tập” (thoibao.com)
- Dịch giả tài hoa (Trà Lũ Trần Trung Lương)
- Tưởng Nhớ GS Đỗ Khánh Hoan (ICE-Vietnam TV)
- Thương Tiếc GS Đỗ Khánh Hoan (Nguyễn Phú Yên)
- Dịch giả Đỗ Khánh Hoan: Hơn nửa thế kỷ vác đá leo đồi (sachhay.org)
- Đọc Odyssey Homer Đỗ Khánh Hoan dịch (Phạm Trọng Chánh)
- Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan giới thiệu sách Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hòa
- Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan - Dịch phẩm mới "Platon"
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |