|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Đỗ Nghê -
Đỗ Hồng Ngọc
Nhiều độc giả (kể cả một số người có làm thơ) nói với tôi rằng, biết làm thơ và làm được thơ là một hạnh phúc! Tôi nghĩ khác.
Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn, thì làm thơ là một lao động (tinh thần) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.
Với tôi, đó là một cuộc chạy đua việt dã không đích đến. Không bạn đồng hành. Khi đối diện với bài thơ thì chỉ có mình y, cùng lắm là… chiếc bóng.
Ngoài ra, tôi chưa thấy một cá nhân bình thường, không bị một khuyết tật tinh thần nào, lại ở được bền lâu, với thi ca. Tôi cũng chưa thấy một cá nhân thỏa mãn mọi lãnh vực trong đời thường, có thể tạo được một hôn phối tốt đẹp với thi ca. Tại sao?
Xin thưa, vì căn bản, thi ca là đỉnh ngọn chênh vênh, nhọn, sắc nhất của định mệnh bất toàn.
Vì căn bản, thi ca là cõi trú đầu tiên và cuối cùng của những tâm hồn bất an.
Những sinh phần liu điu, cần sự cân bằng sinh-thái-tinh-thần.
Hiểu như thế, với tôi, nhà thơ trước nhất, là người thợ đào bới để làm mới những con chữ đã cũ, hoặc hình ảnh, chân dung những mảnh đời đã mất. Khi tìm được những hầm mỏ chữ, nghĩa, những “trầm tích” gặp được ở độ sâu đủ, thì tôi cho, đó là lúc nhà thơ sức thả mình, rớt xuống.
Y hoàn tất cuộc đua việt-dã-trí-tuệ (một mình). Y hoàn tất trận đánh sinh, tử (dài lâu), với địch thủ trên cơ: Định mệnh. Y san bằng mọi bất toàn. Y cân bằng sinh-thái-thân-tâm. Nhưng, đau đớn thay, đó cũng là lúc, y thấy tận cùng vẫn là thất bại, hiểu theo nghĩa nào đấy – để rồi y lại khởi sự một lên đường khác (?)
Trên hành trình chữ nghĩa, ở đôi ba giao lộ, tôi may mắn được gặp một số bằng hữu. Những thi sĩ. Trong đó, có Đỗ Hồng Ngọc. Thi sĩ.
Tôi không chủ quan nghĩ rằng, Đỗ Hồng Ngọc, sẽ sẵn sàng chia sẻ những quan điểm của tôi về thi ca và, đời sống: Chữ nghĩa và sự bất toàn. Khuyết tật và định mệnh.
Nhưng, là người dõi theo hành trình văn chương của Đỗ Hồng Ngọc, trên dưới 60 năm qua – từ những bài thơ đầu đời, tới những bài thơ mới nhất trong thi phẩm “Thơ Ngắn/ Đỗ Nghê” (của năm 2017), tôi nghĩ, Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc, thi sĩ, không chỉ muốn hoàn tất cuộc đua việt-dã-trí-tuệ (một mình). Ông cũng không chỉ muốn hoàn tất trận đánh sinh, tử (dài lâu) với địch thủ trên cơ, định mệnh. Mà, ông còn muốn trả ơn người, tạ ơn đời bằng chính những lao tác tinh thần, song song với những lao động đời thường, với tư cách một bác sĩ, của ông nữa.
Ở quá xa, tôi không thể tìm đến ông (như ngày nào), để ngả mũ chào ông: Một thi sĩ. Tôi viết xuống, những dòng chữ này, như một lời xin lỗi, thi sĩ.
Hôm nay, giữa thập niên 2010 của một thiên niên kỷ khác, tôi lại thấy tôi sẽ rất không phải với họ Đỗ, nếu không sớm nói với Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc rằng, cá nhân tôi, cũng rất biết ơn ông với những trang văn xuôi đẹp như thơ, ông gửi cho người, cho đời. Thí dụ “Gió Heo May Đã Về.” Thí dụ “Già Ơi… Chào Bạn.” Thí dụ “Nghĩ Từ Trái Tim.” Thí dụ “Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng.” Cùng nhiều nữa… và, mới đây: “Ghi Chép Lang Thang.”
Tôi thích lắm tựa đề của tác phẩm của họ Đỗ. Ông gọi đó là những “Ghi Chép Lang Thang,” đúng nghĩa… lang thang – nơi trang 287 và 288 của tác phẩm này, khi phải trả lời câu hỏi của độc giả Lê Uyển Văn, tác giả giải thích, ghi chép lang thang, thực ra là những ghi chép không đầu không đuôi, kiểu “cà kê dê ngỗng” trong lúc lang thang nơi này hay nơi khác.
Ông chợt nghĩ, chợt nghe, chợt nhớ… một điều gì đó có khi chỉ là mùi khoai nướng, có khi chỉ là mùi dĩa bánh căn, mùi cá khô đuối xúc hột vịt,… thậm chí mùi phân trâu bò trên đường làng cũ, nhưng cũng có khi là một câu nói đanh thép của nhà vua trong bảo tàng viện với hàng trăm chiếc… thuyền thúng giăng ngang bãi biển La-Gi (1) một ngày lộng gió.
Cũng trong hai trang sách vừa kể, với bản chất khiêm cung, luôn chọn vị trí cách xa ánh đèn sân khấu tiền trường, giấu mặt trước những lời khen dù chân thật của đám đông, Hồng Ngọc đã viết thêm.
Tác phẩm “Ghi Chép Lang Thang” của ông, không phải là chuyện “văn chương chi sự” mà, chỉ là những ghi chép riêng tư cho đừng quên với người tuổi tác. Thế rồi thế giới bỗng nhiên phẳng, người người trong nháy mắt có thể tâm tình trao đổi cùng nhau, bèn cùng mò mẫm mà “tung” lên cho bạn bè gần xa khắng khít nhau hơn. Ghi chép lang thang như vậy cũng chỉ là những cảm xúc bất chợt, không tính toán, không… hư cấu. Mà thực ra “ghi chép” cũng chẳng phải là “ghi chép”…
Ông viết: “… Có khi viết lách lăng nhăng dòm không giống bài thơ mà không biết có phải thơ không, hoặc có khi ngoằn ngoèo như một phác thảo… mà không biết phải họa không”… (2)
Sau này, được đọc nhiều bài biết của bằng hữu về cõi giới văn chương Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc, tôi thấy dường như quan điểm của tôi về văn chương của Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc, có nhiều phần nghịch với quan điểm của nhiều tác giả khác.
Thí dụ nhà văn Nguyễn Lệ Uyên, khi viết về thế giới thi ca Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc, trong bài tựa đề “Khói Trời Phương Đông,” đã ghi nhận rằng, Với hơn 30 tác phẩm đã xuất bản từ năm 1967 đến nay, từ những bài tùy bút cho đến thơ, họ Đỗ luôn trân trọng với chữ nghĩa. Ông không hề đùa cợt với chữ nghĩa, “lên gân” cho mọi sự vật… Ông cẩn thận quan sát những hiện tượng quanh mình, trong chính cuộc đời mình y như người thầy thuốc chẩn đoán căn bệnh cho bệnh nhân. Bởi vì căn bản ông là một thầy thuốc yêu nghề, có lương tâm.
Vẫn theo nhà văn Nguyễn Lệ Uyên thì, với hơn 30 tác phẩm đã xuất bản từ năm 1967 đến nay, gồm nhiều thể loại: Thơ, tùy bút, tạp văn, y học và cả Phật học… không biết nên xếp Đỗ Hồng Ngọc vào “hàng ghế” nào cho thật chuẩn.
Nhà thơ, thầy thuốc, nhà nghiên cứu, nhà văn? Đối với họ Nguyễn, vị trí nào cũng chính xác. Bởi những gì Đỗ Hồng Ngọc viết, đã xuất bản và đến tay độc giả đều tròn đầy, khiến họ thích thú đến bất ngờ. Vì ngoài cốt cách văn chương, những suy nghĩ của họ Đỗ về các vấn đề xã hội, đời sống, không xa vời; nó gần gũi, quanh quẩn, ẩn núp đâu đó quanh ta mà ta chưa thể nhìn thấy; chỉ đợi khi ông viết lên, đọc lại, ta mới chợt thấy ra… Nó vẫn có đấy nhưng ta không nhìn thấy, không nghĩ ra được nhỉ?
Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên nhấn mạnh rằng, những điều bình thường cũ rích, trong đời sống, nhưng qua ngòi bút của Đỗ Hồng Ngọc, chúng được “hóa giải, đã giúp ta từ bỏ thói quen nhìn, nghĩ đời sống quanh ta, một cách hạn hẹp… bất cập – để từ đó, ta có được cái nhìn cởi mở, thênh thang, không thiên kiến…”
Là một người sáng tác văn chương, họ Đỗ được nhà văn tên tuổi Nguyễn Lệ Uyên ngợi ca là đã “hóa giải” phần nào chướng ngại tinh thần của người đọc thì, thành quả đó, chẳng phải là một “hạnh phúc” đáng kể hay sao? (Du Tử Lê)
————-
Chú thích:
(1) Bãi biển La-Gi, thuộc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, một thắng cảnh nổi tiếng ở miền Trung, nguyên quán của Đỗ Hồng Ngọc, được ông nhắc tới rất nhiều lần trong thơ. (Theo Wikipdia-Mở)
(2) Bài viết của Du Tử Lê, tựa đề “Đỗ Hồng Ngọc, như một lời xin lỗi” – đã đăng trên website dutule.com Tháng Giêng, 2015.
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê (Phan Tấn Hải)
• Thơ Đỗ Nghê (Thu Thủy)
• Đỗ Hồng Ngọc, từ "Tình Người" đến "Thư Cho Bé Sơ Sinh" (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đỗ Hồng Ngọc bất hạnh với thi ca? (Du Tử Lê)
Đỗ Hồng Ngọc, khói trời phương Đông (Nguyễn Lệ Uyên)
Phút tâm giao với nhà thơ-bác sĩ ĐỖ HỒNG NGỌC (Ngô Nguyên Nghiễm)
(Nguyễn Xuân Thiệp)
Trò chuyện với bác sĩ, nhà thơ đỗ hồng ngọc qua những lá thư từ kinh xáng (Hai Trầu)
Đỗ Hồng Ngọc, thơ và thiền song sinh? (Du Tử Lê)
Đọc “Về Thu Xếp Lại…” của Đỗ Hồng Ngọc (Nguyên Giác)
Đọc Lại Sách: Già Ơi … Chào Bạn của BS Đỗ Hồng Ngọc (Minh Tâm Xuân Đỗ)
“Nắng vàng thơm quê nhà” (Lê Ngọc Trác)
• Đọc thơ bạn thơ: “Sương khói trăm năm” của Võ Tấn Khanh (Đỗ Hồng Ngọc)
• Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi (Đỗ Hồng Ngọc)
Trang nhà: dohongngoc.com
Bài viết trên mạng:
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |