1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê (Phan Tấn Hải) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      4-8-2024 | VĂN HỌC

      Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê

        PHAN TẤN HẢI
      Share File.php Share File
          

       


      Khi Đỗ Hồng Ngọc gặp Cao Huy Thuần


      Đây là một tuyển tập đặc biệt của Tạp chí Ngôn Ngữ, chủ đề về Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, ấn hành tháng 5 năm 2024. Nhan đề sách còn là “Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc: Bằng Hữu & Văn Chương.” Sách dày 716 trang, bao gồm tiểu sử, thơ và văn xuôi của vị bác sĩ nổi tiếng, khi làm thơ ký tên là Đỗ Nghê và khi viết văn xuôi ký tên thật là Đỗ Hồng Ngọc. Và phần cuối là tác phẩm của hơn 60 nhà văn, nhà phê bình, họa sĩ và nhạc sĩ viết về, vẽ chân dung, phổ thơ Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc. Tất cả các thơ, văn, bài viết trong tuyển tập đều xuất sắc.


      Hiển nhiên, có thể hiểu rằng tuyển tập là một món quà văn nghệ lưu niệm được nhóm chủ trương — Luân Hoán, Song Thao, Nguyễn Vy Khanh, Hồ Đình Nghiêm và Lê Hân — ấn hành để trao tặng cho Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, một nhà thơ hy hữu trong dòng văn học Việt Nam, được nhiều nhạc sĩ phổ thơ và đưa các ca khúc này lên YouTube. Các bài thơ ghi lại trong Tạp Chí Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt nằm trong Phần II là trọn tập thơ “Thơ Ngắn Đỗ Nghê.”


      Phần III trong tuyển tập là văn xuôi Đỗ Hồng Ngọc, được Chủ biên Luân Hoán nhận xét:

      “Những bài viết này thường ngắn nhưng cũng xuất sắc như thơ, bởi qua đó những nhận xét tinh tế về cuộc sống, tình người, được ông phơi bày một cách đơn giản, nhưng sâu sắc như những bức ảnh chụp đủ chân tình, giàu dí dỏm. Mỗi tạp ghi là một cảnh sống linh động, chúng ta có cảm tưởng ông thật dồi dào vốn sống đời thường. Ông là một bác sĩ cao tay nghề, một người học Phật uyên thâm lại rất thích truyền đạt hiểu biết của mình theo một cách riêng. Tính ít nói cười nhưng sự nghiêm túc, được tâm hồn phóng khoáng giúp ông chơi thêm một trò vẽ vời nữa, cũng thi vị đậm đà không kém những bộ môn kể trên.” (trang 9)

      Trong tuyển tập, tôi chú ý đặc biệt tới bài Đỗ Hồng Ngọc nơi các trang 265-270 có nhan đề “Đọc ‘Im Lặng, Như Lời Chia Tay’ của Cao Huy Thuần.” Hy hữu lắm, trong mắt tôi, họ Đỗ và họ Cao là hai đại cư sĩ đương thời của Phật Giáo Việt Nam. Hy hữu lắm, khi hai ngọn núi khổng lồ của nền văn học Phật Giáo bỗng nhiên ngồi chung một bàn, mời nhau ly cà phê và nói chuyện đạo với đời.


      Từng dòng nơi bài viết, tôi đọc và có lúc thấy hiện ra trên mặt giấy hình ảnh hai vị lão niên cư sĩ đang ngồi trong nhà nói chuyện với nhau, và tôi, người đang đọc, y hệt như một kẻ hậu sinh còn đứng ngập ngừng nơi cửa, nhìn vào và lắng nghe. Đỗ Hồng Ngọc và Cao Huy Thuần đều ở tuổi U-90 (nói theo kiểu văn học đương thời tại Việt Nam, tức là dưới 90 tuổi và hơn 80 từ lâu). Cả hai đại cư sĩ ngồi bên nhau trong bài viết, y hệt như 2 cuốn tự điển Phật học xuất hiện bên nhau trên kệ sách, nơi đó, tôi đang nhìn vào và lắng nghe. Nơi đây, Đỗ Hồng Ngọc viết gì về Cao Huy Thuần?


      Đỗ Hồng Ngọc viết, nơi trang 265: “Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (Trịnh Công Sơn)? Nhưng không. Cao Huy Thuần không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi” (ngưng trích)


      Im lặng, như lời chia tay. Lời chia tay của cánh hoa rơi. Đó là những chữ của Cao Huy Thuần được Đỗ Hồng Ngọc ghi lại. Đó là văn xuôi, và cũng là thơ. Một hình ảnh rất đẹp. Trong khi 2 đại lão cư sĩ hiện ra trên giấy như hai vị cõi Thiên có đại uy lực, với tâm được chế ngự, lặng lẽ nhìn chữ viết trong những ngày cuối đời mình như lời chia tay của cánh hoa rơi, tôi nhớ tới một hình ảnh được nói tới trong Kinh Trường Bộ DN 16, khi trái đất này chấn động sáu cách:


      “Lại nữa này Ānanda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địa chấn động.” (Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu)


      Trong khi Cao Huy Thuần nhìn sự chuyển hóa vô thường như chiêm ngắm một cánh hoa rơi, Đỗ Hồng Ngọc đã nói rõ hơn (than ôi, có những người, kiểu như tôi, cần được tác giả nói rõ hơn) rằng đó là Tử ma, là sự chết:

      “Phật dạy có bốn thứ Ma thân thiết với ta. Phiền não ma, Ngũ ấm ma, Thiên ma, Tử ma. Tử ma chính là “thị giả” của ta, gần gũi ta và giúp đỡ ta, gắn với ta từ trong trứng nước. Tưởng là kẻ xấu mà không, hắn rất tử tế, luôn nhắc ta từng chút, nhờ vậy mà ta tránh biết bao tai ương, khổ nạn.


      Nhìn lại, có hay không có tái sinh? Có hay không có “kiếp” sau? Có lần khi trò chuyện với Ni sư Trí Hải tôi hỏi một kiếp dài khoảng chừng 10 phút không cô? Cô cười, không trả lời. Có lẽ cô muốn nói… một kiếp dài cỡ một sát-na!” (trang 266)

      Có phải một kiếp dài khoảng 10 phút, hay chỉ một sát na, hay là hơn 90 năm? Khi một cánh hoa rơi xuống, có phải những cánh bướm vẫn vỗ bay nơi góc rừng. Tử ma hiện diện khắp cõi này, kể cả trên chiếc lá khô. Nơi đây, hiển nhiên là Đỗ Hồng Ngọc rất mực tâm đắc với dòng văn Cao Huy Thuần khi nói về lá khô, lá rụng, rồi tái sinh thành lá búp, lá non. Trích:

      “Im lặng bông hoa nở. Im lặng bông hoa tàn. Hoa rụng, nhưng mỗi cánh hoa rơi, bao nhiêu chân bướm vẫn còn lưu dấu… Đâu là cách chia tay mà không biệt ly? (Im Lặng). Rồi Cao Huy Thuần dẫn bài thơ Feuille morte (lá chết) của Hermann Hess, tác giả Siddhartha (Câu chuyện dòng sông, Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch, Saigon 1966). Anh “phát hiện” một điều thú vị: ngôn ngữ Việt không ai nói “lá chết” mà nói “lá khô”, “lá rụng”. Quét lá rụng, quét lá khô, không ai nói quét lá chết như ngôn ngữ Pháp, Đức. Bởi vì, lá không bao giờ chết. Nó khô, nó rụng, rồi nó tái sinh thành lá búp lá non (Im Lặng).” (trang 268)

      Có một hình ảnh khác nữa. Đỗ Hồng Ngọc nhắc về hình ảnh trong văn Cao Huy Thuần: hai con sên dự đám tang chiếc lá chết mà lòng tràn đầy hân hoan, hạnh phúc. Nhà thơ họ Đỗ ghi lại, trích:

      “Ôi, làm sao hai chú sên đi dự đám tang chiếc lá chết buồn xo giữa mùa thu… mà nay lòng lại tràn đầy hân hoan, hạnh phúc? Ấy bởi vì chúng là sên. Chúng “bò như sên”! Bò hết cả mùa đông, chưa kịp đến nơi mà xuân đã về rồi! “Bao nhiêu lá chết xong/ Tất cả đều lại sống…”


      Tiễn mùa thu thì gặp mùa xuân. Tiễn cái chết thì gặp cái sống. Tiễn ảm đạm thì gặp tưng bừng. Hai con sên chia tay mà chẳng biết biệt ly là gì! (Im Lặng)


      Cao Huy Thuần nói nhỏ: “chẳng có cả khái niệm”. Phải, chúng chẳng có cả khái niệm. Dĩ nhiên, Cao Huy Thuần đang nói về Kim Cang đó! Khi ta mà biết sống “ly niệm”, khi ta không còn bám chấp vào khái niệm… thì “trí bất đắc hữu vô”, thong dong, tự tại.” (trang 269)

      Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Cao Huy Thuần, Miên Đức Thắng

      Chúng ta sẽ thấy trong từng trang giấy những phong cách dị biệt giữa hai nhà văn Cao Huy Thuần và Đỗ Hồng Ngọc. Trong khi họ Cao nói về Tử ma với hình ảnh cánh hoa rơi, lá khô, lá rụng… thì ngòi bút họ Đỗ lại chỉ vào hình ảnh thõng tay vào chợ, hiện tướng đùa vui giữa chốn Ta bà. Trích:


      “Anh Cao Huy Thuần thân mến, nếu thỉnh thoảng ta mà vào được Tam muội Phổ Hiền, thì ta cũng có thể nhận ra cái “thiêng liêng” đó anh à, cái thiêng liêng từ “vô tướng” – trong Như Lai tạng – bỗng “hiện tướng” đùa vui giữa chốn Ta-bà đó thôi.” (trang 270)


      Nhìn chung, Tuyển tập này có rất nhiều bài để đọc. Và mỗi bài đều có sức lôi cuốn khác nhau. Danh sách các tác giả viết trong tuyển tập về Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc này là: “Ban Mai, Du Tử Lê, Duyên, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, Đỗ Thị Thanh Nga, Đỗ Trung Quân, Đỗ Trường, Elena Pucillo Truong, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Quốc Bảo, Huỳnh Như Phương, Huỳnh Ngọc Chiến, Khuất Đẩu, Khúc Dương, Lam Điền, Lê Chiều Giang, Lê Ký Thương, Lê Minh Quốc, Lê Ngọc Trác, Lê Uyển Văn, Luân Hoán, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, Lương Thư Trung, Minh Lê, Ngân Hà, Ngô Nguyên Nghiễm, Nguyên Cẩn, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Nguyễn An Bình, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Hậu, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Chơn, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thị Phương Trinh, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nguyễn Thiên Nga, Nguyễn Xuân Thiệp, Phạm Bảo Kim, Phạm Chu Sa, Phạm Hiền Mây, Phan Chính, Phat’s Blog, Tâm Nhiên, Thu Thủy, Thy Ngọc, Tô Thẩm Huy, Trần Hoài Thư, Trần Thị Nguyệt Mai, Trần Vấn Lệ, Trang Châu, Trịnh Công Sơn, Trịnh Y Thư, Trương Đình Uyên, Trương Trọng Hoàng, Vĩnh Điện, Võ Tá Hân, Ý Nhi.”


      Độc giả muốn có tuyển tập này, xin liên lạc về Toà Soạn & Trị Sự:


      Lê Hân: (408) 722-5626 hay email: han.le3359@gmail.com


      Nguyên Giác Phan Tấn Hải


      Phan Tấn Hải

      Nguồn: t-van.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải

      - Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định

      - Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định

      - Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách

      - Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo

      - Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận

      - Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Đỗ Hồng Ngọc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đỗ Hồng Ngọc

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê (Phan Tấn Hải)

      Thơ Đỗ Nghê (Thu Thủy)

      Đỗ Hồng Ngọc, từ "Tình Người" đến "Thư Cho Bé Sơ Sinh" (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đỗ Hồng Ngọc bất hạnh với thi ca? (Du Tử Lê)

      Đỗ Hồng Ngọc, khói trời phương Đông  (Nguyễn Lệ Uyên)

      Phút tâm giao với nhà thơ-bác sĩ ĐỖ HỒNG NGỌC  (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đỗ Hồng Ngọc & Thơ Đỗ Nghê

        (Nguyễn Xuân Thiệp)

      Trò chuyện với bác sĩ, nhà thơ đỗ hồng ngọc qua những lá thư từ kinh xáng  (Hai Trầu)

      Đỗ Hồng Ngọc, thơ và thiền song sinh?  (Du Tử Lê)

      Đọc “Về Thu Xếp Lại…” của Đỗ Hồng Ngọc  (Nguyên Giác)

      Đọc Lại Sách: Già Ơi … Chào Bạn của BS Đỗ Hồng Ngọc (Minh Tâm Xuân Đỗ)

      “Nắng vàng thơm quê nhà” (Lê Ngọc Trác)

       

      Tác phẩm của Đỗ Hồng Ngọc

       

      Đọc thơ bạn thơ: “Sương khói trăm năm” của Võ Tấn Khanh (Đỗ Hồng Ngọc)

      Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi (Đỗ Hồng Ngọc)

      Trang nhà: dohongngoc.com

         Bài viết trên mạng:

       - dutule.com   -   quangduc.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)