|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
LITTLE SAIGON - Nhân chuyến Mỹ Du lần thứ 45, nhà biên khảo Đỗ Thông Minh sẽ ra mắt ba tác phẩm: Những Cuộc Chiến Bí Mật Trong Chiến Tranh Việt Nam, Trung Quốc Thách Thức Thế Giới, Đối Đầu và Đánh Đổ Chủ Nghĩa Cộng Sản, và giới thiệu cuốn lịch bóc Canh Tý “Văn Hóa, Đấu Tranh” chủ đề “Vận Mệnh - Cách Mệnh.” Nhật báo Viễn Đông đã có buổi phỏng vấn ông về nội dung các tác phẩm trên.
Trước khi vào phần phỏng vấn, chúng tôi xin tóm tắt tiểu sử của tác giả:
Ông Đỗ Thông Minh sinh năm 1950 tại Nam Định, cựu học sinh Trung Học Chu Văn An Saigon. Năm 1970 du học Nhật Bản. Học Nhật ngữ tại trường Quốc Tế Học Hữu Hội (Kokusai Gakuyu Kai) Tokyo. Năm 1971-1975 nhập học và tốt nghiệp Đại Học Meisei ban Hóa Học Hữu Cơ. Từ năm 1970 đến nay, ông tham gia rất nhiều sinh hoạt thuộc các lãnh vực văn hóa giáo dục, chính trị, xã hội; tác giả hàng trăm bài báo và bài biên khảo gửi cho nhiều tờ báo Việt ngữ khắp thế giới, cộng tác với đài Little Saigon Radio, BBC, VOA, RFI (Pháp), RFA (Hoa Kỳ), SBS (Úc), Radio Bolsa, Radio San Jose, Đài Tiếng Nói VN Hải Ngoại. Ông đã đi diễn thuyết qua các nước Canada, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Monaco, Mễ Tây Cơ, Nam Hàn, Tân Gia Ba và về Việt Nam hai lần năm 1973 và đầu 1975. Ông được giới thiệu trong Vẻ Vang Dân Việt, tập 2 năm 1993/96. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi:
*
Nhà biên khảo Đỗ Thông Minh
Viễn Đông: Xin ông cho biết, các tác phẩm mà ông sắp ra mắt đồng hương tại Nam Cali được viết vào thời điểm nào?
Đỗ Thông Minh: Tài liệu thì có một số tôi viết trước đây nhưng xuất bản thì mới trong năm 2019.
VĐ: Trong cuốn Những Cuộc Chiến Bí Mật Trong Chiến Tranh VN, xin ông cho biết những cuộc chiến bí mật, cụ thể là những cuộc chiến gì?
ĐTM: Cuộc chiến bí mật là cuộc chiến đối đầu với cuộc chiến công khai bằng bom đạn mà hầu hết những trận đánh lớn chúng ta đều thấy khắp mọi nơi. Tuy nhiên, cuộc chiến bí mật nó nằm trong an ninh, tình báo. Trong chiến tranh bao giờ cũng có mặt nổi và mặt chìm. Đôi khi những mặt chìm đó nó có yếu tố quyết định chi phối mà chúng ta hay dùng những từ như “bí mật quân sự” chẳng hạn, cả trong chính trị lẫn quân sự thì an ninh rất là quan trọng thành ra thỉnh thoảng có những bài báo nói về những vụ đó, thí dụ như vụ Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Mười Hương hay ông Trần Kim Tuyến hay Trường Tình Báo Cây Mai, chiến dịch Phượng Hoàng, Biệt Đội Thiên Nga, CIA v.v.
Chúng ta được đọc những bài viết như vậy vì cuộc chiến đã qua 44 năm rồi, nhưng chúng tôi cố gắng tổng hợp để vẽ lên một số nét chính về cơ cấu CIA tại Việt Nam, và nêu lên cái nhìn tổng thể về tình báo tại hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong những vụ bắt bớ, trao đổi và những vụ khai thác tin tức nó ảnh hưởng thế nào với cuộc chiến. Thay vì những bài rời rạc thì chúng tôi cố gắng gom lại để có một cái nhìn tổng hợp về cuộc chiến bí mật tại Việt Nam.
VĐ: Những tài liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” của các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, ông truy tìm từ nguồn nào để có tài liệu viết cuốn Bộ Mặt Thật của 16 Lãnh Đạo CSVN?
ĐTM: Nếu về cơ bản thì ngày hôm nay chúng ta có thể thấy lý lịch của họ trên mạng truyền thông, nhưng nếu chỉ có những tài liệu như vậy thì nó rất khô khan và không hấp dẫn, cho nên chúng tôi sưu tập những bài báo nói về các nhân vật này, đôi khi từ những thân hữu của mấy ông đó tiết lộ ra, đôi khi do những người đối lập nói lên; cái quan trọng không phải chúng ta chỉ thu thập thông tin đó, mà chúng tôi phải cố gắng kiểm chứng đễ những thông tin đó nó xác thực và nó nói lên phần nào những mảng khuất mà từ xưa đến giờ chưa ai nói tới, thí dụ nhân vật Hồ Chí Minh 33 lần bị hạ bệ và coi thường như thế nào, Võ Nguyên Giáp cũng bị tám lần như vậy, và chúng ta biết thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn, 10 năm sau cùng của Hồ Chí Minh không có vị thế gì cả. Rồi chúng ta biết ngày chết của ông bị đổi, di chúc bị đổi và rất nhiều trường hợp Hồ Chí Minh không được các đàn em nghe lời v.v. Chúng tôi gom tài liệu từ Liên Xô, Trung Cộng, CSVN và thấy có tới 33 lần Hồ Chí Minh bị âm mưu hạ bệ, cho nên việc truy tìm giúp mình có những tư liệu như vậy.
VĐ: Xin ông cho biết trong cuốn “Trung Quốc Thách Thức Thế Giới”, cụ thể là thách thức về điểm gì?
ĐTM: Trung Quốc từ một nước lạc hậu ngày nay GPA đứng hàng thứ hai trên thế giới, năm 1978 Nhật viện trợ cho nước Tàu trong 30 năm khoảng 40 tỷ, tương đương 100 tỷ hiện nay và không ngờ bây giờ GPA của nước tàu gấp đôi,vượt xa nước Nhật là nước đã từng viện trợ cho Trung Quốc, và hiện nay chúng ta thấy nước Tàu đang đe dọa an ninh và sự phồn vinh của nước Mỹ, vì đối với nước Tàu, sự phát triển rất dễ đi đôi với sự bành trướng; cho nên chúng tôi thấy sự phát triển của Trung Quốc nó đe dọa khắp nơi, riêng Việt Nam chúng ta nằm ở bên cạnh Tàu nên bị đe dọa mạnh nhất vì thế chúng tôi viết với tinh thần cố gắng “không thương mà không ghét, không hận thù” nhưng nói lên sức mạnh thật của Trung Quốc ở điểm nào, chỗ yếu là chỗ nào?
Và thí dụ ngày hôm nay Tàu đang mạnh, trước khi mạnh nó yếu, nhưng khi nó mạnh lên đến tột đỉnh nó trở lại yếu, và chúng ta biết được như thế để đất nước chúng ta biết lúc nào phải đối đầu và lúc nào chúng ta phải tương nhượng. Chúng ta thấy Tổng Thống Donald Trump đang cố gắng bao vây nước Tàu thì về mặt chiến lược rất có lợi cho Việt Nam, nhưng đây chỉ là nhất thời thôi nên nếu Việt Nam không biết lợi dụng thời cơ này để nắm lấy thì có thể đến Tổng Thống Mỹ khác, chính sách nó có thể thay đổi.
VĐ: Xin ông nói qua về cuốn lịch năm Canh Tuất mà ông chủ trương thay đổi.
ĐTM: Lịch, nhất là lịch bóc hàng ngày đối với người Việt rất quen thuộc, nên chúng tôi từ năm 2002 bắt đầu chương trình viết sách và viết truyện, cũng như đã nói chuyện khoảng 210 lần trên toàn thế giới. và chúng tôi thấy số độc giả phần lớn chỉ giới hạn trong những cụ già lớn tuổi, quan tâm sâu sắc về tình hình VN thôi, thành thử chúng tôi thấy số người tham dự ra mắt sách chỉ có giới hạn và chính nhờ có các cơ quan truyền thông tham dự nó mới được phổ biến rộng rãi nhưng vẫn không đầy đủ bằng các cuốn sách chúng tôi đã sưu tầm.
Chính vì vậy chúng tôi mới nghĩ đến Media, phương tiện truyền thông mới vốn đi sâu vào từng gia đình là cuốn lịch. Tôi thí dụ cuốn lịch Tam Tông Miếu có phần trên là ngày, tháng, năm phần dưới là bói toán quá nhiều mà thật ra ít ai coi, chúng tôi thay phần bói toán bằng những dữ kiện đấu tranh và văn hóa; ngày lẻ nói về văn hóa, ngày chẵn nói về đấu tranh. Trong cuốn đầu tiên, về văn hóa chúng tôi nói về vũ trụ quan, nhân sinh quan, từ đó chúng tôi chú trọng vào chủ đạo Việt tức là Việt tính hồn con người Việt Nam như thế nào. Trang chẵn, chúng tôi nói đến từ cái vận mệnh Việt Nam, con người chúng ta có tư duy, có tinh thần hướng thượng, chúng ta cố gắng làm “cách mệnh” thay đổi vận mệnh chúng ta.
Thành ra một cuốn lịch 365 ngày và tổng số lượng chữ trong đây tương đương vói cuốn sách khoảng 200 trang. Chúng tôi hy vọng được các cơ quan truyền thông hỗ trợ quảng bá, các tôn giáo, tổ chức cộng đồng cũng như các cơ sở thương mại ủng hộ, từ đó phân phối lại cho các thành viên của mình, từ đó chúng tôi hy vọng cuốn sách, cuốn lịch đi sâu vào từng nhà, chúng tôi tin tưởng nếu so với cuốn sách, cuốn lịch này nó sẽ có lượng phát hành gấp 10, 20 lần. Hơn nữa, năm nay là năm đầu tiên, có hơi khó khăn vì mình không ước lượng số lượng bao nhiêu, sách thì có thể bán lai rai nhưng lịch chỉ năm nào dùng năm đó thôi thành ra tôi và anh Huỳnh Lương Thiện hợp tác với nhau ra năm đầu tiên và sẽ tiếp tục ra các năm sau, dù lời hay lỗ chúng tôi vẫn làm vì mục đích để đẩy mạnh cái chia sẻ của mình với đồng hương, cuốn lịch bóc hàng ngày nó nhắc nhở mình, chúng ta không vô cảm, không thờ ơ với vận mệnh dân tộc, đất nước mà sẵn sáng dấn thân, tiến lên.
VĐ: Xin ông cho biết ngày ra mắt các tác phẩm trên?
ĐTM: Chúng tôi sẽ tổ chức ra mắt qua buổi nói chuyện về tình hình Việt Nam với chủ đề “Việt Nam Trong Căng Thẳng Đông Á” do Thư Viện VN bảo trợ tại phòng họp Thư Viện VN 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, Garden Grove, CA 92843 vào ngày thứ Bảy 24 tháng 8, 2019 từ lúc 2 giờ 30 chiều đến 5 giờ. Chúng tôi kính mời quý đồng hương tham dự.
Mọi liên lạc với Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản xin gọi ĐT: 81-3-3799-1763, hay Email: nvlong2001@gmail.com.
- Phỏng vấn nhà biên khảo Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản Thanh Phong Phỏng vấn
- Phỏng Vấn Điêu Khắc Gia Phạm Thông Thanh Phong Phỏng vấn
- Trần Yên Hòa hơn 55 năm làm thơ Thanh Phong Nhận định
• Phỏng vấn nhà biên khảo Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản (Thanh Phong)
Đôi nét về Đỗ Thông Minh (quangduc.com)
Đỗ Thông Minh (Nguyễn Thanh Giang)
Học giả Đỗ Thông Minh nói về vấn đề soạn tự điển ở Viết Nam (Nhã Trần/RFA)
Học Giả Đỗ Thông Minh Ra Mắt Sách Ở Oregon (Nguyễn Hoàng Anh Tuấn)
Học giả Đỗ Thông Minh ra mắt sách và lịch Canh Tý 2020 ‘Văn Hóa-Đấu Tranh’ (Văn Lan/Người Việt)
Phỏng vấn học giả Đỗ Thông Minh (1/2) (Ngô Nhân Dụng)
Phỏng vấn học giả Đỗ Thông Minh (2/2) (Ngô Nhân Dụng)
Phỏng vấn học giả Đỗ Thông Minh (Trương Quốc Huy)
Bài viết từ biệt của Học Giả ĐỖ THÔNG MINH
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |