|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Đặng Phú Phong
Mỗi nhà văn đều có những kiểu riêng trong cách viết, nói theo nhà văn Mai Thảo là “những bàn viết riêng.” Chúng ta đọc, và cảm nhận về mỗi tác giả khác nhau. Có thể những ấn tượng của chúng ta về các tác giả không chính xác, nhưng hiển lộ của từng người viết trên các dòng chữ vẫn là những nét riêng, mang cả những bầu trời rất riêng. Thí dụ, chúng ta đọc thơ Quách Tấn và nhận ra phong thái một nhà Nho cẩn trọng từng chữ một, trong khi dòng thơ Bùi Giáng hiện ra bát ngát, chuyển động như thác lũ cuồn cuộn như dường bất tận.
Đặng Phú Phong cũng hiển lộ một nét rất riêng: như dường không có biên giới trong đam mê sáng tác của ông. Họ Đặng làm thơ, viết truyện, nhận định về hội họa, phỏng vấn các tác giả, viết báo… Như thể rằng Đặng Phú Phong muốn sống gấp nhiều lần trong một kiếp người. Và hiển nhiên rằng, kiếp người quá ngắn, nhưng các dòng chữ của Đặng Phú Phong rồi sẽ có một sinh mệnh riêng, sẽ lưu giữ những suy nghĩ và ước mơ của anh cho những độc giả nhiều thế hệ sau. Rồi tương tự, qua chữ của họ Đặng, các họa sĩ và các nhà văn dưới ngòi bút phê bình của ông cũng sẽ xuất hiện trước mắt độc giả đời sau.
Nhà văn Bích Huyền nhận ra động cơ cầm bút đó, và gọi trên một bài viết năm 2010 ở Đài VOA là “Đặng Phú Phong và nỗi buồn lưu lạc.”
Đặng Phú Phong trong buổi ra mắt ra mắt CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trởi của nhạc sĩ Trần Chí Phúc hát thơ Phan Tấn Hải.
Nhà văn Bích Huyền ghi nhận về Đặng Phú Phong, trích:
“… Sau 1975 bị tù đến cuối 1982 mới được phóng thích. Ông suýt chết trong tù vì đau bệnh thương hàn, người ta đã toan đem bỏ vào nhà xác của trại giam, nhưng phép lạ đã cứu ông sống lại, sau đó bị bại liệt cả hai chân, phải chống nạng đi lê lết cho đến ngày ra trại.” (hết trích)
Bạn hãy hình dung về một Đặng Phú Phong, một thời mấy thập niên trước, đã phải chống nạng để tìm cơ sống lại, và bây giờ, ông lại cầm bút để làm hiển lộ những thế giới ẩn mật trong tranh, trong thơ, trong truyện… Tác phẩm “Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuât” của Đặng Phú Phong đã xuất hiện như thế đó -- từ một người bẻ nạng để cầm bút.
Tuyển tập gồm 2 phần, nơi Phần 2 là nhận định về nhiều họa sĩ và thế giới họa phẩm của họ, nơi Phần 1 là phỏng vấn, nhận định, nói chuyện với các nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ.
Mỗi bài viết trong tuyển tập của Đặng Phú Phong là riêng về một tác giả.
Trong Phần 1, tác giả họ Đặng viết về, hoặc phỏng vấn Du Tử Lê, Đặng Thơ Thơ, Đào Hiếu, Lê Văn Khoa, Nga Mi & Lãng Minh, Nguyễn Viện, Nhã Thuyên, Nguyễn Tôn Nhan, Song Chi, Thảo Trường.
Chúng ta nhận ra rằng trong Phần 1, có nhà thơ, nhà văn, nhạc trưởng, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà biên khảo Hán Nôm, nhà đạo diễn… Nghĩa là, đa dạng.
Trong Phần 2, Đặng Phú Phong viết về các họa sĩ: Ann Phong, Cao Bá Minh, Du Tử Lê, Dương Văn Hùng (điêu khắc), Đào Hải Triều, Đinh Cường, Khánh Trường, Nguyên Khai, Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Văn Trung, Rừng, Thanh Trí, Trịnh Cung, Trương Thị Thịnh.
Cần ghi nhận rằng, Du Tử Lê trên Phần 1 là nhà thơ, và rồi xuất hiện như họa sĩ nơi Phần 2. Và đặc biệt, bìa của tuyển tập “Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuật” là tấm tranh “Treo mình trên giá vẽ” của Trịnh Cung, một họa phẩm sơn dầu trông như hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh, nhưng nơi đây có nghĩa là họa sĩ mỗi lần sáng tác là một lần treo mình trên giá vẽ và “nâng hội họa thành tôn giáo” (trang 278).
Tuyển tập dày 312 trang, in thuần trên giấy dày, tất cả đều hình màu -- và rất nhiều tranh của các họa sĩ được in màu nơi đây để giữ trung thực các màu sắc. Đây là một tuyển tập cần có trong tủ sách những người quan tâm về văn học và hội họa.
Sở trường của tác giả là phê bình hội họa, do vậy, nơi đây chúng ta sẽ chọn trích đoạn một số nhận định của Đặng Phú Phong về một số họa sĩ quen thuộc trong cộng đồng.
Trong bài “Khánh Trường và... phục sinh” – Đặng Phú Phong viết nơi trang 222-223, về loạt tranh triển lãm năm 2006, trích như sau:
“Hãy nhìn. Màu sắc trong loạt tranh Phục Sinh như nhẹ ra, mặc dù màu vàng đất là màu Khánh Trường thủ đắc, bố cục tưởng như chểnh mảng nhưng là một chểnh mảng lọc lừa khiến người xem dễ dàng đồng ý với tác giả, phó mặc cho màu sắc dẫn dắt đi vào không gian thật rộng của từng bức họa. Cảm giác của người xem sẽ là một cảm giác vui, lâng lâng, nhẹ nhàng, chừng như cái đẹp trong tranh của anh có đôi mắt thật trong thật sáng và nụ cười thật trẻ thơ luôn luôn mời gọi.
Sự tự tin đã giúp Khánh Trường vượt thoát. Sự đam mê đã giúp anh gặp gỡ được cái đẹp của hội họa. Đó là những điều nổi bật của Khánh Trường. Anh có nhiều cá tính rất mãnh liệt và cũng rất dại khờ tình si nên cuộc đời anh phảng phất dáng vẻ nhân vật Alexis Zorba của Nikos Kazanzaki, anh chàng chịu chơi với chất ngất đam mê, yêu đời, yêu cái đẹp, yêu phụ nữ cho đến lúc cận kề cái chết. Alexis Khánh Trường!” (hết trích)
Trong bài “Nguyễn Đình Thuần: Thế giới của những hang động thạch nhũ,” họ Đặng viết nơi trang 238, trích:
“...Có lần khi xem tranh của Nguyễn Đình Thuần sau khi uống vài ly rượu, tôi chợt nhận ra rằng sự thống khoái của mấy ly rượu cộng với không khí của những bức tranh làm cho tôi thích tranh của anh lạ lùng. Không gian trong tranh bây giờ là không gian của kính vạn hoa luôn luôn biến đổi. Sự sống của những bức tranh như đâm chồi, trổi dậy theo chiều cao, trườn chảy ra theo chiều sâu bằng những vết, mảng màu phi hình dạng sáng, tối, đậm đặc và sung mãn.”(hết trích)
Trong bài “Đinh Cường, màu xanh miên viễn,” Đặng Phú Phong viết nơi trang 212, trích:
“...Đinh Cường là một trong nhiều họa sĩ Việt Nam ảnh hưởng lối vẽ thiếu nữ của Modigliani. Nhưng, Đinh Cường đã Việt hóa người thiếu nữ trong tranh của Modigliani. Hay nói đúng hơn những tiêu chuẩn về người nữ của Modigliani được Đinh Cường thay đổi cho phù hợp với người Việt hơn. Gương mặt hơi ngắn lại, bầu ngực không to không căng tròn, mái tóc buông dài, chiếc áo dài thướt tha. Những chi tiết này kết hợp với thân hình “gầy guộc” “xanh xao” (mượn chữ Trịnh Công Sơn) để trở thành vóc dáng một cô gái Huế quả là một cái đẹp hết sức thanh tân. Về điểm này tôi cho rằng những cô gái Huế đã nợ Đinh Cường (cũng cần thêm họa sĩ Nguyên Khai nữa) một món nợ tinh thần rất lớn. Thiếu nữ trong tranh Đinh Cường là thiếu nữ Huế!” (hết trích)
Trong bài “Thanh Trí và triển lãm Đôi Bờ,” Đặng Phú Phong nơi trang 266 viết, trích:
“...Mùa thu: vàng.. Vui thì ửng đỏ và lấp lóe đâu đó chút xanh biên biếc. Buồn thì vàng đen, vàng nâu, vàng đất, vàng …đá. Ít thấy họa sĩ nào diễn tả mùa thu mạnh và đầy góc cạnh như Họa sĩ Thanh Trí. Mạnh nhưng không thô, cái mạnh của lực tạo hóa. Góc cạnh vì cái nhìn, cảm nhận đa chiều đối với một không gian xơ cứng, trầm uất. Mùa thu có trọng lượng, sức nặng ở những chiếc lá rơi, ở những giọt sương làm trĩu những chiếc lá sen già nua. Ngắm những bức tranh mùa thu của Họa sĩ Thanh Trí, người xem thấy được những hang hóc hoang vu sổng người lên chịu đựng đám lá mục thời gian qua những nhát cọ khá hào phóng. Điều nầy càng dễ thấy hơn qua bức tranh Hành Trình Của Đá. Trong những hình khối đa dạng, chập chùng đè lẫn lên nhau tạo nên ấn tượng hổn mang của thời hoang sơ lập địa, mời gọi người xem hòa mình vào cảnh trí của bức tranh, để cùng bước theo hành trình của đá. Có hành trình của đá thì cũng sẽ có giấc mơ của đá. Đá cũng là tôi là anh là mọi người.” (ngưng trích)
Trong bài “Nguyên Khai, chất Huế trong tranh,” Đặng Phú Phong nơi trang 233 viết, trích:
“Có người cho tranh Nguyên Khai nhuốm sắc buồn, nhưng với tôi, tranh Nguyên Khai phàn ánh tâm hồn hiền hòa, chân chất của anh, phản ánh cái êm đềm, thơ mộng của Đất Thần Kinh. Sự nghiệp hội họa của Nguyên Khai gắn liền với xứ Huế, dù cho anh có ở bất cứ phương trời nào và vẽ bất cứ dưới chủ đề nào, chất Huế vẫn cứ bàng bạc trong tranh. Nói thậm xưng một chút thì ngôn ngữ trong tranh của Nguyên Khai là ngôn ngữ của một cô gái Huế nhỏ nhẹ thầm thì, khiến mọi người phải tĩnh lặng lắng tai thả hồn vào cung bậc du dương mật ngọt.” (hết trích)
Trong bài “Rừng, gã du tử trên đại lộ màu sắc,” Đặng Phú Phong nơi trang 257 viết, trích:
“...Có lẽ vì quá cưu mang và tự trang bị cho mình sự dấn thân ở từng mảng đời trong sư phi lý và đầy kịch tính của xã hội nên tranh của Rừng thường dùng màu thật nóng, thật mạnh và thật nhiều hình tượng khiến cho những hình tượng ấy thiếu không gian để thở, khiến cho người xem cũng ngộp thở theo. Cùng với một số hoạ sĩ cùng thời, hay các hoạ sĩ trong hội Hoạ Sĩ Trẻ, mà anh là một thành viên, đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm khá thành công. Ở mỗi cuộc triển lãm tranh của anh đều có sắc thái riêng biệt, rất Rừng, và nhất là sự thay đổi trong chiều hướng sáng tác. Điều đó chứng tỏ Rừng rất chịu khó tư duy, luôn đi tìm cái mới cho tác phẩm của mình. Anh quan niệm con đường sáng tạo về nghệ thuật của anh như một con đường tu tập có nhiều thời kỳ và trong mỗi thời kỳ đều có nguyên nhân nội tại cùng với sự đưa đẩy của cơ duyên.” (hết trích)
Trong bài “Cao Bá Minh: màu xanh trôi trong ký ức,” Đặng Phú Phong nơi trang 182 viết, trích:
“Một nét rất đặc biệt, rất Cao Bá Minh là nếu ai đã từng gặp mặt anh thì sẽ dễ dàng nhận ra những tranh chân dung, dù là chân dung tự họa hay chân dung của thiếu nữ, của mùa xuân, hay của ai đó đi chăng nữa đều là sự thể hiện chân dung của chính anh, nhưng không bức nào giống bức nào, không lập đi lập lại chủ đề. Đó chính là sáng tác là khám phá cái mới. Và cũng qua những bức chân dung này ta khẳng định được chất đông phương trong tranh Cao Bá Minh với những màu sắc lãng mạn, sâu lắng, huê dạng như những hang động thạch nhũ lấp lánh muôn màu dưới ánh sáng xanh nhẹ nhàng quí phái. Dù anh vẽ sự mộng mơ, sự bình an, những điều tốt đẹp hay sự hủy diệt, sự thất vọng, sự đau khổ vân vân và vân vân nghĩa là anh vẽ bất cứ điều gì, chúng ta đều phải có cùng một nhật xét là tranh Cao Bá Minh rất sang cả.” (hết trích)
Trong bài “Ann Phong, biển, mãi gọi tên,” Đặng Phú Phong nơi trang 171 viết, trích:
“Biển đã giúp Ann Phong vượt thoát, nhưng cũng chính biển cày sâu vào tâm thức chị. Khi trốn chạy, Ann Phong mong đi qua biển thật nhanh, qua được rồi, nhiều năm sau nước biển vẫn còn “thấm trên da thịt” (chữ của Ann Phong). Biển đã trở thành một khúc quành thiết thân của đời mình, thế nên chị đã quay lại biển. Nhưng lần này Ann Phong không dùng thuyền máy mà dùng cọ vẽ làm cột bườm, kết màu sắc thành thuyền, ung ung ra khơi. Hai chuyến đi có khác về phương cách nhưng có cùng một mục đích thăng hoa; một thăng hoa cho đời sống, một thăng hoa cho nghệ thuật của mình...”
Tác phẩm mới của Đặng Phú Phong trong tận cùng cũng là nguồn tài liệu phong phú về 23 tác giả, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà đạo diễn – cũng ghi lại một thời kỳ sáng tác của nhiều nghệ sĩ trong một thời đại có rất nhiều chuyển biến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Tập biên khảo “Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuật” dày 312 trang với hơn 70 trang màu in những bức tranh đẹp của các họa sĩ VN. Ấn phí 30 Mỹ kim. Muốn nhận sách có chữ ký của tác giả xin liên lạc: dpp653@yahoo.com.
GHI CHÚ: Sách “Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuật” của Đặng Phú Phong, sẽ ra mắt tại Việt Báo, 14841 Moran St., Westminster, CA. 92683 từ 1 giờ 30 Chủ nhật 31/1/2016. Các diễn giả: Nhà thơ Du Tử Lê. Họa sĩ Trịnh Cung, Nhà văn Đặng Thơ Thơ. MC: nhà văn Trịnh Thanh Thủy. Văn nghệ: nhạc sĩ Trần Chí Phúc.
- Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải
- Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định
- Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định
- Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách
- Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo
- Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận
- Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |