1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bi Khúc Của Kẻ Lưu Đày (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-01-2018 | VĂN HỌC

      Bi Khúc Của Kẻ Lưu Đày

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       

      (Viết thêm ở Noọngkhai khi nhận được tập thơ thứ hai của ĐKC gửi tặng)



         Nhà thơ Đặng Kim Côn

      Võ Phiến nói: "Cầm bút là cầm bất hạnh" (*). Trong trường hợp này, với Đặng Kim Côn thì thơ ca của ông là tiền đề cho nhũng bất hạnh kia, hay chính những bất hạnh trong cuộc sống đã làm bật ra dòng thơ miết nỗi đau lên "kè đá", khi mà ông bị bắt lần thứ hai, bị tống vào trại giam khoảng giữa năm 1978 với tội danh "nhen nhóm phản động và tổ chức ám sát cán bộ".


      Hai lần đi tù cách nhau không xa. Lần trước vào tù không có bản án; lần sau là hành động khủng bố trắng trợn về mặt tinh thần và thể xác. Và, dẫu ngồi tù cách nào đi nữa thì tự do chỉ còn là chiếc bóng chập chờn ngoài song sắt, là sự tước đoạt mọi hành động và tư tưởng của con người! Ông đã gánh chịu thân phận của kẻ lưu đày trong nhiều ngày liền năm tháng.


      Chênh vênh trong nỗi nhục nhằn, ông đã gượng dậy và bước tới, như Phùng Quán từng thú nhận trong những năm tháng đen tối nhất cuộc đời: "Có những phút xao lòng/Tôi vịn câu thơ đúng dậy". Và, Đặng Kim Côn cũng thế, trong tù ngục, ông tự trấn an, vỗ về mình bằng chính những dồn nén, bật ra bằng ngôn ngữ thơ ca:

      Của song còng sắt im lìm

      Chân tê điếng duỗi theo niềm đau quay

      Chén cơm lung, độn ngô đầy

      Muỗng canh đen mặn dỗ ngày nghẹn trôi.

      Chốn ngục tù không phải là nơi tình cảm dạo chơi, mà là những quay quắt khôn cùng, khi phải chứng kiến nhiều cảnh huống đắng cay nhất:


      Nương dây trói đứng như say

      Bàng hoàng ngó những cổ tay bạn bè


      Ông đã chứng kiến trọn vẹn tấn tuồng, và tự hỏi:

      Tù không án sẽ bao lâu

      Rừng thiêng, nước độc, về đâu đọa đày

      Hồn ta tan tác khói mây

      Tay ra đâu hỡi bàn tay tím bầm?

      Trong một lần hiếm hoi duy nhất, được phép về thăm hai đứa con côi cút (vợ mất qua cơn bạo bệnh), ông đã gặp người thiếu nữ mang tên Bích Ngọc như một định mệnh được báo trước: Yêu nhau, sau đó, vì đồng cảm cảnh ngộ cay đắng của nhau. Mối tình bất ngờ và đầy nước mắt ấy đã khiến ông không thể dằn giấu những cảm xúc ào ạt trào lên, tận đáy lòng. Họ yêu nhau. Yêu trong vòng lao lý. Yêu trong tiếng thơ nghẹn ngào, yêu trong cánh bay những bi khúc lồ lộ những tang thương, trầm thống phận người cuộn xoáy trong vũng lầy tanh tưởi một thời vô thỉ vô chung.



      Dưới Trời Dạ Ngọc là một Bích Ngọc, như một nàng tiên nhân ái đã chia sẻ "gùng cay muối mặn" trong suốt những ngày ông bị giam giữ và một thời gian lâu sau này, là mối tình cất lên bằng giọng ca ai oán, có cả nụ cười và nước mắt, là cõi lòng hân hoan và tan nát, là hạnh phúc và đau đớn khôn cùng đan chéo nhau, được viết lén lút trong trại giam, khi năm câu khi ba câu; viết trên những vỏ thuốc lá, trên nhũng khoảng trắng của những tờ báo lem luốc lúc bấy giờ, đánh số, cất giấu và bí mật chuyển ra ngoài qua những lần được thăm nuôi của những người thân, bạn bè và ngay chính người thiếu nữ, đẩy ông vào chốn thơ ca bi lụy: kể lại câu chuyện tình giữa người đàn ông góa vợ có hai con thơ, đang trong trại tù với người thiếu nữ vừa bước qua tuổi hai mươi.


      Nàng Bích Ngọc, trong tận đáy lòng ông đã biến thành Dạ Ngọc, là những bát trăng vàng dịu dàng ru ông tùng đêm, ngày dài và tiếp liền tháng năm nhục nhằn!


      32 năm qua đi kể từ khi ra khỏi trại giam, ông không hề nghĩ rằng những vỏ thuốc lá, những mẩu giấy ố màu chít chít chữ ông viết ngày nào, có thể còn tồn tại trên cõi đời này, chỉ vì trong nỗi khổ đau cùng cực, ông viết như một giải tỏa, như những uẩn ức oan khiên được ném ra ngoài, cho vơi nhẹ chút nỗi đau. Ông không quên những gì mình đã viết ra trong hoàn cảnh ấy, nhưng chuyện những câu thơ kia vẫn hiển lộ trong khoảng thời gian dài đau khổ, là điều ông không hề mơ tưởng.



          Dưới Trời Dạ Ngọc (bìa sau)

      Chuyện không tưởng ấy, đến nay đã trở thành có thật, khi mà Bích Ngọc nâng niu, lưu giữ trong chiếc tráp gỗ như chị đã nâng niu mối tình đầu của mình với nhà thơ suốt từng ấy năm dài! Chị đã chấp nhận mọi trớ trêu cuộc tình, chỉ để giữ lại cho riêng mình những hình ảnh, những tháng ngày ngắn ngủi, ngọt ngào nhất, cay đắng nhất mà chị đã từng nếm trải, từng ấp ủ: Đó là 860 câu lục bát Dưới trời Dạ Ngọc viết cho mối tình quá nhiều trắc trở, là 860 ánh trăng từ sơ huyền đến khuyết nguyệt.


      Mảnh trăng Dạ Ngọc ấy, đã chiếm giữ hồn ông, ám ảnh ông từ một cái nhìn thảng thốt: Trời Dạ Ngọc sáng long lanh... long lanh đến trong vắt cuộc tình Mênh mông khắp dáng anh ngồi đợi xe.


      Với ông, trong tập Dưới Trời Dạ Ngọc, thơ không còn là ẩn ngữ. Nó là cuộc tình khơi vơi, vắt chéo ánh trăng trải vàng tấm thảm trong lầu các nguy nga những rạo rực, say đắm, những khắc khoải cjờ mong. Nó vừa lướt qua và quấn quít, trói chặt hồn người, đắm chìm vào cõi mộng, chen lẫn giữ hư và thực; giữa cuộc đày và hương hoa quỳ thoang thoảng bên ngoài song sắt. Đó là những tâm tình nối dài giữa hai thế giới: Trong và Ngoài. Nó hiển hiện như những vì sao cô độc trong màn trời đêm khuya khoắt, lạnh ngắt "hơi đồng", buốt giá trái tim thoi thóp. Tất cả đều hiển lộ ra bên ngoài, từ dòng sông Trăng Bàn Thạch đến ngọn núi Chóp Chài cô đơn bên rìa cuộc lữ.


      Dưới Trời Dạ Ngọc không chia khúc đoạn, mà là 860 ánh trăng đêm vàng trải khắp chốn nhân gian với những dằn xé tâm cảm đoạn trường: Hai đứa con thơ, tù đày, bàn tay ấp ấm nồng nàn che đỡ của Dạ Ngọc.


      Mối tình như khúc Ly Tao, như tiếng chim Thư Cưu vang vọng từ đâu đó, xa lắc trong màn đêm.

      "Tâm tình đã thổ lộ thì cuộc giao tình thắm thiết mở ra" (**) để bạn đọc có được bản gốc trên tay, sau 32 năm ủ kín trong miền ký ức.


      (Tháng 7/2011)


      (*) Võ Phiến, Cuối Cùng, Thế Kỷ 21, Hoa Kỳ, 2009

      (**) Tuệ Sỹ, Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng, Ca Dao, SG 1973

      Đặng Kim Côn

      Sinh 1948 tại Phú Yên

      Thơ đăng đầu tiên trên Bút Hoa (l967).

      Viết cho Khởi Hành từ 1973.

      Cựu Sinh Viên Sĩ Quan 3/69 Thủ Đức, cấp bậc sau cùng Trung Úy.

      - Đã in:

      • Một Ngày, Một Ngàn Ngày (tập truyện, NXB Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2011)

      • Để Trăng Khuya Kịp Rót Đầy Sớm Mai (thơ, NXB Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2011)

      • Dưới Trời Dạ Ngọc (thơ lục bát, NXB Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2011)

      - Có tác phẩm trong:

      • Thơ Miền Nam Thời Chiến (Tập 1, NXB Thư Ấn Quán)

      • Văn Miền Nam (Tập 1, NXB Thư Ấn Quán)

      Nguyễn Lệ Uyên

      Trang Sách & Những Giấc Mơ Bay, Tập II
      Thư Ấn Quán xuất bản 2012

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về nhà văn Đặng Kim Côn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đặng Kim Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bi Khúc Của Kẻ Lưu Đày (Nguyễn Lệ Uyên)

      Khoảng cách xa gần giữa truyện ngắn và thơ Đặng Kim Côn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Đọc tập thơ tình của đặng kim côn  (Đỗ Xuân Tê)

      Bên tách trà với đặng kim côn  (Lương Thư Trung)

      Những Bài Thơ Gắn Bó Như Không Thể Trích Ra Của Đặng Kim Côn  (Trần Văn Nam)

      Đặng Kim Côn với “Để trăng khuya kịp rót đầy sớm mai”  (Lâm Hảo Dũng)

       

      Tác phẩm của Đặng Kim Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Có hai tác giả trong một Trần Phù Thế

      (Đặng Kim Côn)

      Ánh Mắt Chiều Giáng Sinh (Đặng Kim Côn)

         Bài viết trên mạng:

       sangtao.org, damau.org, vanchuongviet.org

       Trang Thơ (hocxa.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)