1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng Vấn Doãn Dân (Nguiễn Ngu Í) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-11-2018 | VĂN HỌC

      Phỏng Vấn Doãn Dân

        NGUIỄN NGU Í
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Doãn Dân
        (HS. Nguyễn Trọng Khôi vẽ)

      LTS: Trên tạp chí Bách Khoa vào những năm 1960, 1961, 1962, có loạt bài Quan niệm sáng tác của các nhà thơ, nhà viết truyện, nhà soạn kịch do nhà văn Nguiễn Ngu Í phụ trách, gồm 4 câu hỏi:

      I- Sáng tác để làm gì? Để cho mình hay cho thiên hạ? Để cho bây giờ hay cho mai sau?

      II- Sáng tác theo một đường lối nhất định hay tùy hứng?

      III- Những gì đã xảy ra trong tâm trí và trên trang giấy của tác giả từ khi tác phẩm bắt đầu thai nghén cho đến lúc thành hình?

      IV- Những kinh nghiệm sống và sáng tác thích nhất.

      Sau đây là phần trả lời của nhà văn Doãn Dân.


      DOÃN DÂN, viết truyện ngắn:


      I - Cứ thực mà nói thì từ cái ngày nào đó cho tới bây giờ, tuy đã nhiều lần cầm bút, song chưa lần nào tôi băn khoăn tự hỏi: “Mình sáng tác để làm gì? để cho ai? v.v...” Nghĩa là tôi sáng tác chẳng có mục đích nào ráo trọi! Hay nếu có thì đó chỉ là cái mục đích nẩy ra một cách rất tình cờ, chứ tôi không hề cố ý bắt tôi phải viết “để làm cái này, hay, để làm cái kia...”

      Bây giờ được anh nhắc nhở đến, tôi mới ra công lục lọi cái sự “tình cờ” ấy để trả lời anh cho “nó” có chuyện mà nói cùng anh.

      Suy nghĩ kỹ, tôi thấy, ở trường hợp tôi, nguyên nhân thúc đẩy tôi viết văn, có thể chia làm hai giai đoạn.


      1. Giai đoạn đầu.


      Cố nhớ lại, tôi nhận ra rằng: cái nguyên nhân đã thúc đẩy tôi sáng tác, thật là giản dị: “chỉ vì tôi muốn thi vị hóa cuộc sống đã qua của tôi”. Tôi muốn ghi lên giấy những gì mình đã sống qua, đã trải qua, hay nói tóm lại, những gì mình đã “có”, để được sống lại trong khoảnh khắc với những hình ảnh đã gặp gỡ mình. Hay nói khác đi, nếu bảo: “tôi viết văn” hay nếu bảo: “Tôi kể ra – tất nhiên là có sự thêm thắt và xếp đặt – những gì đã lẫn vào ký ức tôi thì cũng vậy”. Thí dụ: Khi viết truyện “Cái vòng” (tác phẩm đầu tiên của tôi đăng ở Chỉ Đạo, số ra ngày 1-8-59 và một vài truyện sau đó, tôi chỉ có mỗi một ý muốn duy nhất là: để được sống lại cái cuộc sống đã qua mà tôi luôn luôn nhớ tiếc trong đời, sự nhớ tiếc tạo cho tôi cái bâng khuâng, rạo rực và day dứt khiến tôi phải để nó thoát ra ngoài bằng cách ghi lên giấy. Vậy nghĩa là tôi chỉ viết vì tôi thích viết! Thế thôi. Bởi vậy, hồi đó, tuy tôi không được quen biết báo nào, nhưng tôi cứ viết, hình như tôi viết chỉ cốt để thỏa mãn sự khao khát của riêng mình, chứ tôi không nghĩ tới một ngày nào để tôi sẽ gửi tác phẩm của mình đến một báo nào. Tôi coi như sự viết của tôi đã giúp tôi làm sự “khao-khát” trong lòng, nhẹ đi, vơi đi hay có khi mất hẳn...

       

      Bởi cái mục đích quá tầm thường và ích kỷ như vậy, anh bảo đâu còn dám nghĩ đến: “Mình viết để cho ai? Cho bây giờ hay cho mai hậu?...”. Nói ra thì tôi biết, thế nào cũng bị anh chê cười. Nhưng sự thật nó là thế. Chẳng lẽ tôi lại đi nói sự... “dối” với anh sao?

      Nhưng cũng may là giai-đoạn tôi vừa nói kể trên, chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn (chừng hai tháng) thì tôi “được” bước sang giai-đoạn thứ hai...


      2. Giai-đoạn kế hơi phiền phức hơn giai-đoạn trước.


      Như anh đã biết, mới đầu tôi viết là chỉ để khơi lại “những cái của riêng mình đã qua đi”. Nhưng khơi mãi rồi tất nhiên cũng đến lúc không còn gì để mà “khơi” nữa, tựa như nếu cứ múc mãi nước ở cùng một cái giếng thì tất nhiên sẽ có ngày giếng cạn. Sau đó, chẳng lẽ lại múc đến... bùn.

      Thú thật với anh là khi nhận ra mình không còn gì để viết nữa, tôi đã tưởng rằng: duyên nợ giữa tôi và ngòi bút đến đây là chấm dứt! Bởi vậy tôi trả nó về chỗ cũ và yên chí rằng sẽ không bao giờ chúng tôi còn gặp gỡ nhau...


      Nhưng bỗng một hôm – cách đây hơn một năm – tôi được một người bạn kể cho tôi nghe về cuộc sống của anh trong gia đình. Tôi bị xúc động. Rồi những gì anh kể cứ theo đuổi, ám ảnh tôi mãi. Tôi có cảm tưởng như tôi đang sống trong cuộc sống của anh: Tôi bị dày vò day dứt một cách rất chân thành. Và cuối cùng, tâm hồn tôi rạo rực, tôi thấy cần phải cho cái “rạo rực” ấy thoát ra ngoài. Thế là tôi lại tìm đến bút.


      Trong khi tôi viết tôi mong muốn một cách tha thiết rằng: anh bạn tôi sẽ cho tôi là người đã thông cảm được lòng anh.


      Tôi cũng chẳng hiểu – và chẳng cần hiểu - nếu có tôi thông cảm, anh bạn tôi có lợi hay có hại gì không? Nhưng thấy cần phải viết thì tôi viết. Thế là mấy tháng sau - kể cũng hơi lâu – “Linh hồn tội” ra đời.


      Và bắt đầu từ đó, dần dần, tôi nhận ra rằng: “Không phải chỉ có những gì của chính tôi mới cho được tôi cảm hứng, mà tôi còn có thể tìm thấy ở những gì không thuộc về tôi”. Và cũng bắt đầu từ đó, tôi tự đặt tôi vào những hoàn cảnh khác nhau - tất nhiên là những hoàn cảnh làm tôi rung động - có thể xẩy ra ngoài đời và tôi tự hỏi: “Nếu ở vào hoàn cảnh ấy, mình sẽ nghĩ gì và hành động ra sao?”. Tôi tự trả lời bằng cách viết ra thành truyện. Trong thời gian này, tôi viết những truyện “Hoa nở muộn”, “Khép cửa”, “Giọt nắng...” (đều đã đăng rải rác trong Tân phong). Ở giai-đoạn này tôi viết, không phải chỉ cốt để thỏa mãn sự nhớ tiếc cái gì đã qua của mình nữa. Tuy nhiên, tôi cũng không tự hỏi: “Mình viết cho ai? Hay viết vì ai?»


      Bởi vậy, khi anh hỏi đến, suy đi, tính lại, tôi vẫn thấy rằng tôi viết chỉ cốt để thỏa mãn sự tò mò, muốn thấy mình được sống ở những hoàn cảnh mà mình không có (hoặc vui, hoặc buồn) và nhất là để thỏa mãn sự náo nức thích viết của mình. Thế thôi! Tôi viết mà không bao giờ nghĩ: “Mình viết để cho người này, hay cho người kia...” và cũng chẳng bao giờ tôi thầm nhủ: “Mình viết là để sau này...”. Vì tôi nghĩ, tôi cứ cố gắng thành tâm với những gì tôi muốn viết, còn tác phẩm của tôi nó sống được bao lâu là do chính nó quyết định chứ không do tôi – mà dù tôi có muốn quyết định cũng không được -. Chỉ nguyên có sự ham thích sáng tác và rung cảm với những hoàn cảnh mình tự tạo ra cũng đủ để tôi cảm thấy “vui” trong cái “buồn” của kẻ cầm bút rồi!


      II – Còn anh muốn hỏi: “Sáng tác theo một đường lối nào nhất định hay là tùy hứng?” thì tôi thấy hơi khó trả lời! Vì tôi không được hiểu rõ ý nghĩa câu hỏi của anh.

      Riêng tôi, tôi hiểu câu đó theo hai nghĩa như sau:

      1 - Viết theo một “chiều hướng nào nhất định” hay “gặp ý gì viết ý ấy”.

      Hoặc:

      2 - Viết theo “thời dụng biểu” nhất định hay viết vào “bất cứ giờ giấc nào”?


      Có lẽ anh muốn hỏi theo ý câu trên (1). Nhưng xét ra, tôi cứ trả lời anh theo cả hai ý cũng chẳng thiệt hại gì, phải không anh?


      1 - Với lối viết của tôi – như đã trình bày với anh ở trên - tất nhiên không có thể được “một đường lối nào nhất định”. Mà trái lại, bất cứ một ý gì, đến với tôi làm tôi rung động và khi đã thấy rằng mình có thể diễn tả được điều làm mình rung động đó, là tôi viết. Tôi không chọn “loại ý này” hay “loại ý kia” mà tôi cũng không tự vạch ra một đường lối nào để dẫn dắt câu chuyện của mình theo đường lối đó.


      Có khi đang viết truyện này, chợt gặp một ý khác trái nghịch với ý trong truyện hiện đang viết, tôi cũng viết luôn, cả hai song-song với nhau.


      Nói tóm lại, tôi chỉ viết - và tôi cũng chỉ mong viết - những gì có “thực” trong ý nghĩ tôi, dù những cái “thực” ấy vô cùng phiền phức và vô cùng mâu thuẫn. Nghĩa là tôi làm việc “không theo một đường lối nào nhất định”. Nhưng theo nhiều đường lối.


      Làm việc kiểu này kể cũng “hơi” bừa bãi “quá”! phải không anh? Song, anh hỏi thì phải nói. Chẳng lẽ lại cứ chọn “cái tốt” mà “khoe ra” còn cái “xấu xa” thì “đậy lại”!


      2 - Nếu anh muốn hỏi theo ý thứ hai thì tôi xin trả lời một cách không ngập ngừng rằng: Tôi viết chẳng theo một “thời dụng biểu” nào cả.


      Khi đã tìm được một ý nào đó, tôi nghiền ngẫm kỹ càng rồi xếp nó vào một góc.

      Rồi một sáng, một chiều; một tối hay một đêm, - bất luận giờ nào - tự nhiên tôi cảm thấy như có “một cái gì” động đậy, cựa quậy ở nội tâm, thế là tôi “lôi nó ra” bằng cách vớ ngay cây viết, ghi vội vàng...


      Tôi không bao giờ xếp đặt cốt truyện. Tôi chỉ nghiền ngẫm ý trong truyện để xếp đặt “nếp nghĩ" cho nhân vật. Rồi khi viết, tôi để nhân vật đưa tôi đi và cũng chính nhân vật xếp đặt cốt truyện cho tôi - Viết theo lối này, tôi hay gặp những bất ngờ thích thú. Thí dụ: đáng lẽ tôi chưa định kết thúc truyện “Khép Cửa” ở chỗ đó, nhưng tôi thấy nhân vật trong truyện có thể “an nghỉ” được rồi, thế là tôi ngừng bút...


      Nhưng cũng đôi khi, tôi bị “giữa đường đứt gánh”. Vì không biết nên để nhân vật của mình “đi về đâu?” cho khỏi vô lý và cho khỏi trái với sự diễn biến của câu truyện. Gặp trường hợp này, tôi phải dừng bút và phải nghiền-ngẫm lại để "tìm một lối đi cho nhân vật”...


      Có những truyện tôi bị mất nhiều thì giờ và khổ công suy nghĩ. Nhưng cũng có những truyện tôi hoàn thành một cách dễ dàng.


      Tùy theo cái “ý” làm tôi rung động nhiều hay ít. Như truyện “Ba Me” (đăng ở Bách Khoa số ra ngày 15-8-60), tôi viết rất dễ dàng. Vì tôi bị xúc động bởi sự ngẩn ngơ của thân mẫu tôi...


      III – Khi một ý nghĩ nào chợt đến với tôi thì một số nhân vật hiện ra, hoạt động, quay cuồng trong tâm trí tôi. Tôi phải dùng lý trí để “loại trừ" những “tên” nào không cần thiết. Và những “tên” còn lại, tôi cho mỗi “tên” một nếp sống riêng biệt – tùy theo ý của câu truyện tôi định viết – và tôi sống với nhân vật ấy ít ra cũng từ một tháng trở lên rồi mới để nó “ra đời”...


      Theo tôi thì khi nào tôi cho rằng: “mọi sự đã hoàn hảo” tôi mới viết. Còn sự thật – khi đã viết xong thì nó có "hoàn toàn” hay không lại là chuyện khác. Không ai dám tin chắc ở sự hiểu biết của mình. Nhất là tôi lại không "hiểu biết" gì cả!


      IV – Anh hỏi tôi câu này mới thật là khó trả lời. Vì thú thật với anh: tôi đã đem “hết sức mình" để cố nghĩ xem “truyện nào tôi thích nhất”. Song, tôi vẫn không tìm được truyện nào. Vì thường-thường truyện nào trước khi viết và trong lúc đang viết tôi cũng “thích nhất”. Và truyện nào khi đã viết xong, tôi cũng thấy mình không còn “thích nhất” nữa, mà lại đâm ra “chán nhất”. Thế có “chán” không?


      Vậy, xin lỗi anh, cho tôi được trả lời anh câu hỏi này “trong tương lai”. Vì ở “dĩ vãng” và “hiện tại” thì... sự thể “nó” đã thế rồi (!), không sửa đổi được!


      (trích Cuộc Phỏng-vấn Văn-nghệ thứ hai của Bách-Khoa, tạp chí BK số 110, năm 1961)


      Nguiễn Ngu Í

      Thư Quán Bản Thảo Số 46, Tháng 4-2011
      Chủ đề: Tưởng Nhớ Nhà Văn Doãn Dân (1938-1972)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phỏng Vấn Doãn Dân Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2 Nguiễn Ngu Í Hồi ức

      - Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt Nguiễn Ngu Í Hồi ức

      - Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Họa sĩ Hiếu Đệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn các Họa sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn các Nhạc sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn Đinh Cường Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Nhạc sĩ Lam Phương, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà văn Doãn Dân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Doãn Dân

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phỏng Vấn Doãn Dân (Nguiễn Ngu Í)

      Nhà văn Doãn-Dân (Nguyễn Vy Khanh)

      Kỷ Niệm Với Doãn Dân (Võ Hồng)

      Chân dung Doãn Dân giữa bằng hữu, cuối những năm 1960  (LỮ Quỳnh)

      Chỗ nào cho Doãn Dân  (Du Tử Lê)

      Định Mệnh  (Văn Nguyên Dưỡng)

       

      Tác phẩm của Doãn Dân

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Giao Thừa (Doãn Dân)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)