|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà báo Bùi Bảo Trúc.
(Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Nhà báo Bùi Bảo Trúc vừa qua đời lúc 11:45 tối 16 Tháng 12 năm 2016, tại Bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ở tuổi 72.
Thành kính chia buồn cùng tang quyến và cầu chúc hương hồn nhà báo Bùi Bảo Trúc sớm về cõi Vĩnh Hằng. (Học Xá)
Chàng nhìn theo cái lưng của người bạn trẻ khi cánh cửa buồng khép lại. Chàng rơi vào một sự im lặng hoàn toàn. Khép nhẹ cặp mắt nghe râm ran thân thể, những lóng xương như đang rên rỉ quanh mình.
Hãy gõ cửa, đêm nay ta trở lại
Cánh cửa ơi có còn nhớ nhau không?
Cánh cửa không nhớ chàng nhưng chàng nhớ cánh cửa. Hôm nay bỗng dưng cả ngôi nhà thân yêu trên quê cũ hiện về trong trí nhớ chàng. Nơi chàng sống đời trai trẻ cùng với những đứa con bé bỏng. Nơi chàng đêm đêm trở về rón rén lên từng bậc cầu thang, nghe tiếng con thở, ngửi được cả mùi thân quen của chúng bay ra.
Vòng trở lại là chiếc cầu thang gỗ
Ta vẫn thường rón rén tối về khuya
Ở trên gác, nơi các con ta ngủ
Mấy chục năm rồi, mùi chúng vẫn đâu đây
Căn nhà mà nhắm mắt lại chàng cũng nhớ chỗ nào là kệ sách, chỗ nào để cái ghế, kê cái bàn viết, mà đêm đêm chàng hay thức dậy viết lăng nhăng. Rồi căn bếp, bể nước mưa, cái máng nước, cây trứng cá và những mảng đêm. Chao ôi cái đêm cuối cùng đó, chàng nhớ, mình nằm ngó lên trần nhà nước mắt rưng rưng, nghĩ tới việc bỏ đi:
Đêm còn tối trên tàn cây trứng cá
Ta phải đi, buổi sáng sắp lên
Căn nhà cũ sẽ bỗng đầy người lạ
Đường sá xác xơ, thành phố cũng thay tên.
Chàng bây giờ nằm đây, ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn chút nắng yếu ớt bên ngoài. Cô đơn hoàn toàn phủ chụp lấy chàng. Trong nỗi cô đơn này chàng có sự tự do để đầu óc mình tưởng tượng, mình trở về quá khứ, về con phố ngoài kia.
Hãy tưởng tượng lại đi trên đường cũ
Những lề đường đá lát lá me non
Thời trốn học lang thang trên vỉa phố
Sách trong tay, mộng ước chất đầy hồn
Chàng bỗng nhớ tới tất cả những người thân yêu đã đi qua đời chàng, những đứa con, những người tình, những người bạn. Họ bỏ chàng đi đâu hết rồi. Chàng tự trách mình : “Ta phụ người hay người đã phụ ta”
Hãy tưởng tượng buổi chiều ra ngồi quán
Bạn cũ tới đầy, đủ mặt cố tri
Dăm ba đứa biệt tăm trong thời loạn
Đã trở về cùng khật khưỡng vài ly
Rồi chàng thầm thì ao ước:
Và tưởng tượng vừa tan cơn mộng dữ
Bạn bè xưa, người tình cũ về đây
Căn gác nhỏ của một thời sách vở
Vẫn còn nguyên, cơn ác mộng xa bay.
Người đàn ông đang trong cơn vật vã với tử sinh, tác giả của những câu thơ nhẹ nhàng tràn ngập cảm xúc đó, chính là Bùi Bảo Trúc.
Bùi Bảo Trúc, một đời người với chữ nghĩa. Ở nơi nào anh tới, có truyền thanh, truyền hình, báo chí là có anh cộng tác. Những bài viết của anh được độc giả ưa chuộng tìm đọc nhiều nhất dưới tựa đề “Thư gửi Bạn Ta”. Anh viết rất sâu sắc, thông thái, chua chát với đời sống, cười cợt với con người, mắng mỏ kẻ ác, chế diễu Cộng Sản trong suốt bao nhiêu thập niên tung hoành trên báo giấy rồi đến những trang mạng. Chưa có ai viết như anh. Chưa có ai mỗi khi viết, gửi vào bài viết những lầu thông kim cổ như anh. Văn Học Tây Phương, Đông Phương anh thu thập và nhớ rất nhiều. Bất cứ lúc nào anh cũng có thể mang ra chứng minh trong những bài viết của mình. Độc giả thích thú theo dõi những bài anh viết.
Nhà văn Mai Thảo thủa còn sinh tiền, mỗi khi mở tờ báo ra, tìm bài của Bùi Bảo Trúc đọc trước tiên.
Bùi Bảo Trúc có một đời sống nhiều thay đổi, anh như ngựa chạy đường trường, không dừng vó lâu được. Cũng có thể anh là một con ngựa chướng, cần một “Nài” giỏi mà anh chưa may mắn gặp, nên cuối đời của anh không được vui.
Chúng ta đọc Thơ anh, đọc những bài viết cho “Thư Gửi Bạn Ta”, chúng ta dễ dàng nhận ra lòng thù ghét Cộng Sản của anh, nhận ra tình yêu quê hương, yêu đất nước Việt Nam của anh. Anh gửi tình yêu đó vào những câu thơ trong bài
Hôm nay người đàn ông tài hoa và lận đận đó đã từ giã quá khứ của mình, từ giã những bài Thơ, những bài tạp ghi để đi về một chốn xa xôi nào đó, nhưng anh vẫn chưa về lại được cố hương một lần như lòng anh mong mỏi.
12/17/2016
(Tất cả Thơ trong bài của BBT)
- Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời Trần Mộng Tú Tưởng niệm
- Bệnh Viện và Nghĩa Trang Trần Mộng Tú Truyện ngắn
- Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) Trần Mộng Tú Tạp luận
- Quán Trà Thinh Lặng Trần Mộng Tú Truyện ngắn
- Giạt Vào Bờ Trần Mộng Tú Tạp bút
- Bùi Bảo Trúc, Tài Hoa và Lận Ðận Trần Mộng Tú Tạp luận
- Quà Tặng Trong Chiến Tranh Trần Mộng Tú Thơ
- Mẹ và sự lặng im Trần Mộng Tú Thơ
- Chuông Gọi Hồn Ai Trần Mộng Tú Tạp bút
- Sài Gòn Và Tuổi Thơ Của Tôi Trần Mộng Tú Tùy bút
• Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH (Đỗ Xuân Tê)
• Bùi Bảo Trúc, Tài Hoa và Lận Ðận (Trần Mộng Tú)
Bùi Bảo Trúc / giữa ma-trận của Ngôn Ngữ & Cuộc Đời (Bùi Vĩnh Phúc)
Bạn tôi, Bùi Bảo Trúc (Du Tử Lê)
Về một người làm thơ vừa ra đi: Bùi Bảo Trúc (Nguyễn Mạnh Trinh)
Nhớ Bùi Bảo Trúc (1944-2016) (Ngự Thuyết)
Bùi Bảo Trúc rạng danh Ký Mục Gia
(Phạm Quốc Bảo)
Khóc một người đi (Khổng thị Thanh-Hương)
Thương tiếc Bùi Bảo Trúc (Huy Phương)
• Người Đàn Ông Không Biết Thắt Ca Vát
(Bùi Bảo Trúc)
• Nhớ Ngọc Dũng (Bùi Bảo Trúc)
Nhân đọc một bài thơ của Đỗ Mục
Gửi Căn Nhà Cũ (Thơ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |