|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà báo Bùi Bảo Trúc.
(1944 - 2016)
Làng báo hải ngoại vừa mất đi một cây bút uy tín, tài năng và chuyên nghiệp. Cộng đồng người Việt hải ngoại mất đi một tiếng nói thân thương, một đồng hương thân kính, luôn gắn bó với sinh hoạt đời thường của những người con xa quê hương.
Từ nay, khó có một khuôn mặt thay thế không phải chỉ có kiến thức đa dạng uyên bác như ông, mà về mặt truyền thông phát thanh, báo chí khó có ai viết được như ông, nói được như ông, không hẳn chỉ bằng thể lọại, tùy bút ký mục mà thương hiệu văn bút Thư gửi Bạn ta đã đưa ông trở thành Ký mục gia được bạn đọc chấp nhận, yêu mến như cây viết hiếm hoi trong làng báo hải ngoại từ nhiều thập niên qua.
Các bài báo không hẳn phong phú về nội dung, độc đáo về tường thuật, mà nét dí dỏm, hóm hỉnh, pha chất trào phúng khi nhẹ khi nặng, khi sâu cay khi cảnh báo, chưa kể lúc quyết liệt, lúc báng bổ, huỵch toẹt theo ngôn ngữ giang hồ, khiến đối tượng, sự việc được phơi bầy, lên án mang hệ lụy từ chết đến bị thương. Văn phong ông viết, chữ nghĩa ông dùng, đều có tính toán cho từng vụ việc, mà hiệu quả của nó khó lường nhất là về mặt chính luận nếu ai đó cố tình đụng chạm đến lá cờ, phá rối cộng đồng và coi thường đồng hương.
Tuy bản chất là người được ăn học, du học, xuất thân gia đình trí thức, dân Hà nội chính gốc, có diện mạo lịch sự, có giọng nói nhẹ, ấm nhưng đụng chuyện ông sẵn sàng đối mặt, không hề tránh né, chẳng hề khoan nhượng, và nếu với tư cách nhà báo người ta có thể đánh giá và cho ông credit cao bởi tố chất này. Tất nhiên là người của đám đông, người viết cho quần chúng, người trong lòng đồng hương, dù tế nhị cách mấy cũng không khỏi không có người thương kẻ ghét, nhất là những bài viết của ông phải trực diện với thực tế hàng ngày của một cộng đồng phức tạp, một xã hội đổi thay mà sự đồng thuận trong nhiều vấn đề, trong nhiều lãnh vực chưa tìm được mẫu số chung.
Tôi cũng là một người thích viết tạp ghi ký mục, không che dấu sự mến mộ cá nhân về vài người trong làng báo Quận Cam, mà Huy Phương và Bùi Bảo Trúc cùng nữ ca sĩ Quỳnh Giao là ba cây bút tôi đánh giá cao. Có người bảo HP là số 1, BBT số 2, nhưng cả hai ông đều có sự tương kính nhau khi chẳng ai nhận mình là số một. Tôi nhớ có lần tham dự ra mắt sách Tạp Ghi Huy Phương, anh Trúc được mời phát biểu. Chàng MC tên Khoa khi giới thiệu đã ví von hai cây viết này như hai ‘ca sĩ’ có khi nào lại chịu thua nhau. Tác giả Thư Gửì Bạn Ta đã nhã nhặn chỉnh lại, chúng tôi không phải là ca sĩ, mà chỉ là đồng nghiệp, cùng viết một thể loại, có điều Huy Phương hay tập hợp lại để in thành sách, còn tôi viết xong để gió bay đi.
Bùi Bảo Trúc nếu có dịp tiếp xúc, anh là người dáng dấp như nhà giáo, (mà thực sự anh là nhà sư phạm bậc thầy về ngữ học, tiếng Anh cũng như tiếng Việt), lối ăn vận luôn chỉnh chu, luôn có cái áo vest hay jacket phủ ngoài, nhưng trong giao tiếp lại rất xuề xòa, thoải mái, trong ăn uống rất giản dị, ít nề hà. Có lần thấy anh đơn chiếc, dù có rất nhiều đàn bà quí và mến anh, tôi gợi ý sao không kiếm người ‘nâng khăn sửa túi’, mà cứ nhiều buổi chiều về chuyên đề mì gói. Con người có số đào hoa nhưng hạnh phúc lại ít mỉm cười, dù quanh anh ít khi tôi thấy anh đi một mình, hay ngồi một mình. Cái logo cho căn cước tác giả của các bài viết, anh không dùng dung nhan của mình mà lại là một con khỉ già nhe răng cười như trêu tức độc giả nhưng về lâu về dài lại là hình ảnh các ‘bạn ta’ rất ư quí mến. Tôi ngờ rằng anh vốn tuổi Thân, cầm tinh con Khỉ nên sự chọn lựa không phải là không có chủ ý.
Anh có lối viết và ăn nói có duyên, ai cũng phải công nhận điều này mà chính vậy anh than công cả hai lãnh vực phát thanh và báo chí. Anh có chất giọng trời cho và lối kể chuyện chuyên dùng điển tích, chưa kể có phụ họa của vài giọng nữ đưa đẩy góp ý, làm cho các giờ phát thanh của anh luôn hấp dẫn và là tiết mục khó quên với các thính giả nghe đài. Sự ra đi đột ngột của anh theo tôì là một sự mất mát khó bù đắp, khi tìm được một khuôn mặt am hiểu những điều quanh ta và có một chất giọng chuyển tải lôi cuốn những gì cần chia sẻ.
Anh là người của đám đông, dù chẳng có một chức danh cho kêu cho nổ trong hàng chức sắc quận Cam, nhưng vừa nghe tin anh mất, người ta đã truyền tai nhau trong nỗi bàng hoàng, cụ thể trong giới H.O., các vị cao niên, các cháu sinh viên kể cả giới bán buôn hay đọc báo Việt, hay nghe đài mình. Anh xa trần gian trong tư thế của người bị bệnh tim, và hành trình về miền viên miễn coi như giấc ngủ dài. Tuổi 70 anh thường cho là đủ, cái chết như được dự báo, nhưng anh vẫn làm việc và chỉ ngưng vìệc khi tim ngừng thở.
Dông dài đôi điều về con người và tính cách của Bùi Bảo Trúc, tới đây tôi mới chia sẻ ít giai thoại về anh, của một thời vang bóng ít người nhắc đến. Cái thời Bùi Bảo Trúc được cử làm Phát Ngôn Viên Chánh Phủ trong chế độ ta trước ngày mất nước.
Trở lại những ngày của nhiệm kỳ 2, sau ngày độc diễn của Tổng Thống Thiệu, ông muốn ‘thay máu’ cho hệ thống phụ tá quanh ông, thường là tướng lãnh, các thầy tu-bíp, các ông đốc phủ sứ cựu quan lại bằng những khuôn mặt mới, trẻ, từ ngoại quốc về, đặc biệt tăng cường cho hai khâu truyền thông báo chí và kinh tế tài chánh. Trong số những người này tôi nhớ có Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Đức Nhã (từ Mỹ), Nguyễn Xuân Nghĩa (từ Pháp), Bùi Bảo Trúc (từ Tân Tây Lan) v.v…mà HĐN là họ hàng thân tín được giao chức Bộ trưởng Thông tin Dân Vận, chưa kể là người thông dịch riêng cho ông Thiệu trong các cuộc họp Mỹ-Việt cấp cao. Không hiểu quan hệ thân thiết thế nào mà ông Hoàng chọn Bùi Bảo Trúc làm Phát Ngôn Viên Chánh Phủ, thay mặt cơ quan nhà nước chuyển tải và xác minh các nguồn tin liên quan đến chính sách và quan điểm của Hành pháp.
Chức vụ này trước đây bị lu mờ và thường giao cho mấy ông già thâm niên trong Bộ Thông tin đảm nhiệm. Bản thân các ông chẳng làm được gì mà chỉ là cái loa đọc lại những bản tin viết sẵn, nên chi giới ký giả trong nước và ngoại quốc thường tiếp cận và khai thác các tin tức chiến sự qua Người phát ngôn của quân đội lúc ấy là Trung tá Lê Trung Hiền.
Nhưng gió đã đổi chiều từ ngày BBT đảm nhận chức vụ. Ông canh tân và tái cấu trúc Văn phòng Phát ngôn, trực tiếp chủ tọa và trả lời các câu hỏi của báo chí bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt, trong các buổi họp báo hàng ngày tại Trung tâm quốc gia báo chí đường Lê Lợi Sàigòn. Các lời phát ngôn của ông có sức nặng vì có người chống lưng và nguồn cung cấp là ông Hoàng, lại đủ sức đối đáp, đương đầu với các ký giả quốc tế nhất là các ký giả thường trú của Mỹ. Lúc này tình hình chính trị miền Nam khá phức tạp, nhất là sau khi có Hiệp định Paris, tiếng tăm ‘Phát Ngôn Viên Chánh phủ Bùi Bảo Trúc’ khá phổ biến khi nhu cầu thông tin cần có những tin tức mới, cập nhật, có thẩm quyền từ Phủ đầu Rồng.
Cũng có cái hay là hai người phát ngôn của chế độ, một thay mặt quân đội, một đại diện chánh phủ đã có sự phối hợp đồng bộ, tương kính lẫn nhau nên đã hóa giải nhiều luận điệu tuyên truyền của địch và giảm nhẹ thông tin ác ý của bọn ký giả phản chiến muốn chính phủ họ bỏ rơi Miền Nam.
Có một giai thoại khi muốn loại bỏ tư cách thường trú của một ký giả báo NYT, anh chàng này hay có những câu hỏi móc họng và hay gửi những bài báo về Mỹ bất lợi cho chính phủ ta, Bảo Trúc đã dùng kế ‘dụ hổ lìa rừng’ lựa lúc cuối năm anh ta đi nghỉ vacation ở Hongkong, hết hạn phép xin visa trở lại Việt nam, ông Trúc đã nhờ ông Hoàng điện cho tòa tổng lãnh sự của ta không cấp gia hạn, chàng ký giả ngậm bồ hòn trở lại Mỹ và NYT phải cử người thay thế!
Nay thì mọi chuyện trở thành hư không, nhắc lại tích xưa cũng chỉ là nhắc nhớ và tiếc thương một khuôn mặt suốt đời miệt mài với chữ nghĩa. Ký giả Bùi Bảo Trúc, bằng sở học và lối viết, lối nói của mình sẽ còn được trân trọng và thương yêu trong lòng người Việt tha hương trong nhiều thập niên sau.
Bùi Bảo Trúc, xin chào Bạn ta!
Quận Cam, cuối năm Thân 2016
- Viết về Duyên Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa Đỗ Xuân Tê Nhận định
- Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, nghe mùi hương của đất Đỗ Xuân Tê Giới thiệu
- Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Nhân Đọc Ba Bài Thơ Của Trần Nhân Tông Đỗ Xuân Tê Tản mạn
• Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH (Đỗ Xuân Tê)
• Bùi Bảo Trúc, Tài Hoa và Lận Ðận (Trần Mộng Tú)
Bùi Bảo Trúc / giữa ma-trận của Ngôn Ngữ & Cuộc Đời (Bùi Vĩnh Phúc)
Bạn tôi, Bùi Bảo Trúc (Du Tử Lê)
Về một người làm thơ vừa ra đi: Bùi Bảo Trúc (Nguyễn Mạnh Trinh)
Nhớ Bùi Bảo Trúc (1944-2016) (Ngự Thuyết)
Bùi Bảo Trúc rạng danh Ký Mục Gia
(Phạm Quốc Bảo)
Khóc một người đi (Khổng thị Thanh-Hương)
Thương tiếc Bùi Bảo Trúc (Huy Phương)
• Người Đàn Ông Không Biết Thắt Ca Vát
(Bùi Bảo Trúc)
• Nhớ Ngọc Dũng (Bùi Bảo Trúc)
Nhân đọc một bài thơ của Đỗ Mục
Gửi Căn Nhà Cũ (Thơ)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |