|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
- Alô, ai đó? Lê Phương Chi đây! Cho tôi nói chuyện với anh Võ Hồng!
- Dạ, Ba cháu đang ngồi ngoài sân thượng, cháu đưa điện thoại cho Ba cháu ngay.
Như không thể chờ tôi bỏ điện thoại xuống để chạy ra sân tìm ba tôi, chú Phương Chi tiếp ngay, giọng nghèn nghẹn:
- Cháu nói với anh Võ Hồng là anh Lê Châu tòa soạn Bách Khoa vừa mới mất hôm qua.
Nghe tới đây tôi giật mình nhắm mắt lại, hoảng sợ, hối tiếc lẫn oán trách định mệnh bởi trọn bộ Bách khoa bìa nâu chữ mạ vàng xếp hàng sừng sững luôn chờ tôi mở ra đọc và nhắc nhở tôi hãy đến thăm những người bạn còn sót lại của ba tôi ở Việt Nam, trên trái đất. Những khuôn mặt xưa hiện ra và rõ nhất vẫn là bác Lê Châu, bởi vậy tôi luôn tự nhủ phải tìm gặp ông ngay. Lần này tôi quyết định sẽ đến thăm Bác nhưng sực nhớ lại cách chừng một năm tôi hỏi chú Võ Quang Yến thì được trả lời là bác đã đi Úc. Giờ đây mở email ra mới thấy sự vội vàng của tôi đã trả giá quá đắt. Tôi đã đọc sót chữ "tưởng":
Wed, 16 Nov 2005 08:01:28 +0100
...Cách đây hai hôm gặp bác Võ Thu Tịnh có nói chuyện về cháu. Rất tiếc là không có khi nào gặp Ba cháu. Sau này tôi chỉ có gặp được vài tác giả hồi đó là Trần Văn Khê, Hoàng Xuân Hãn. Về VN một lần tôi có lại thăm Lê Ngộ Châu, sau này tưởng anh qua ở bên Úc nên tôi không kiếm cách lại thăm....
Từ khi Vietnam Airlines bắt đầu làm việc với Pháp, chỉ cần thêm 30 euros là có được chuyến bay thẳng ra Nha Trang, ba giờ chiều cùng ngày là thấy biển. Tôi sợ Saigon ồn ào nóng nực kèm theo mùi cống rãnh, mùi xăng khét nên không muốn nán lại, nhưng lần về Việt Nam kỳ này, tôi muốn nán lại Sài Gòn một thời gian để thăm các bạn của ba tôi. Tôi biết khá nhiều bạn văn chương của ông vì đã từng làm con chim xanh đưa thơ lẫn quà cáp. Tôi muốn đến thăm từng người, quay phim, chụp hình, thu tiếng nói để giữ lại cho riêng mình, bởi không ít người đã trên tám mươi. Những ngôi sao dần dần rơi. Mới vừa họp mặt ca hát cười vui với nhạc sĩ Mạnh Bích, bảy mươi tám tuổi, tại nhà hàng U&Me. Mới vừa nhận bài ông viết, chưa kịp đăng. Mới nghe ông nói trong điện thoại hai hôm trước thì đã nghe tin ông từ trần!
Bác Trần Văn Khê thì tạm yên vì tôi đã thu bốn năm cuộn băng bác kể mọi chuyện lúc bác đang dọn nhà về Viêt Nam cách đây hơn hai năm và lần mới đây, tôi đến thăm bác mấy tiếng sau ngày sinh nhật thứ 85, nhà bác vẫn còn đầy hoa, sân vẫn còn đầy bàn ghế cho hai trăm thân hữu. Tôi tự nhủ phải hối hả đi thăm ngay bác Lê Châu. Nhưng bác ở Úc rồi! Tôi vội lục lọi trên Internet bắt Google cùng tôi moi móc hết những chữ "Bách khoa" với "Lê Châu". Không có một địa chỉ nào liên quan tới ông. Sự vội vàng tai hại đã làm tôi mất bác quá bất ngờ. Hai mươi năm kể từ khi tôi gặp bác lần cuối.
Năm 1986, tôi đưa ba tôi vô Saigon mổ cataracte (cườm mắt). Bác Châu nhờ con trai làm bác sĩ gởi gắm Ba tôi cho giáo sư Võ Quang Nghiêm mổ ở nhà thương Chợ Rẫy. Lúc đó bác Châu ở trong hẻm đường Trương Minh Giảng (?). Lúc nào bác cũng sẵn nụ cười hiền.
Lúc còn đi học, mỗi lần Tết đến tôi được về nhà cha tôi nghỉ hai tuần. Khi đi vô lại Sài gòn, cha tôi cẩn thận dặn tôi mang thư từ và quà cáp cho cô Minh Quân, bác Lê Châu, bác Trần Phong Giao, bác Võ Phiến, bác Tạ Tỵ, chú Lê Phương Chi ... Chuyến bay trở vô Saigon lúc nào cũng lỉnh kỉnh những rượu, mực khô chất đầy cái Samsonite. Và nếu rủi may ba tôi nhắn tôi đến tòa soạn Bách Khoa vào dịp Tết thì thế nào bác Châu cũng cố nài tôi mang chai rượu về:
- Cháu mang về cho Ba cháu. Bác không uống rượu bao giờ cả, bạn bè cho cứ để trong tủ mãi từ mấy năm rồi!
Đang tính kế từ chối thì bác Châu gái nhẹ nhàng bước ra, gương mặt trắng tròn không thua bác Châu trai, ánh mắt sáng, nụ cười nở rộng, dịu dàng, môi đỏ:
- Anh Châu không uống rượu bao giờ, chị cứ mang chai rượu về cho anh Võ Hồng!
Mệt quá nên có lần tôi nảy ra ý nghĩ thay vì mang về rồi lại mang đi, thì khi nhận quà xong, cứ để lại Saigon rồi qua Tết sẽ thay đổi tên người nhận. Lẽ dĩ nhiên là phải có sự đồng lõa của ba tôi, vì lúc nào ông cũng gởi kèm theo thư thăm hỏi có vẽ đóa hồng, hay xoáy vài nét màu vàng thành hoa cúc. Nhưng tôi chưa dám nói điều đó cho ông.
Lúc mới vô Sài gòn trọ học, tôi buồn nên hay viết. Có một lần gởi cho báo Phụ Nữ Diễn Đàn thì được đăng ngay. Tôi chê tờ này không trí thức nên gởi đến tòa soạn Bách Khoa, vì không những tờ Bách Khoa là tờ đứng đắn nhất mà tòa soạn lại ở gần nhà tôi hơn tờ Văn. Chờ mãi không thấy đăng, cũng không thấy bài mình nằm trong sọt rác, nơi "những bài không đăng".
Hết kiên nhẫn, tôi đạp xe tới 160 Phan Đình Phùng. Lần này đến với hai bàn tay không, mặt buồn có pha chút giận hờn. Bác Châu hiểu ý. Nụ cười gượng. Chuôi mắt đã xệ tự nhiên bây giờ càng chúc xuống. Bác vừa gãi đầu vừa nhìn tôi, lặp đi lặp lại nhiều chữ "cháu" trong câu nói:
- Ngay khi cháu mới vô Sài Gòn học, anh Võ Hồng có viết thư dặn bác không đăng bài của cháu, anh ấy không muốn cháu lơ đễnh việc học.
Tôi không thấy bóng bác Châu gái hiện ra như mọi lần.
Tôi vặn ngay ba tôi sao lại nỡ bóp bể mầm văn chương vừa mới chớm của tôi. Ông khuyên tôi hãy ráng dẹp hết để học tới tấn sĩ rồi sau đó viết những bài nghiên cứu khoa học. Tôi thắc mắc tại sao phải học tới tấn sĩ, ông trả lời là phải nhắm cái mục tiêu cao nhất, để lỡ có rớt xuống thì không quá thấp.
Từ đó tôi gác bút. Những xúc cảm đầy ắp, tôi gởi vào trong những bức thư viết cho ba. Viết liên tục trong mấy mươi năm. Qua Pháp trời thường buồn. Màu xám làm tôi càng nhớ nhà. Mẹ tôi mất từ lúc tôi còn nhỏ nên bao nhiêu tình thương đều dồn cho cha. Tôi luôn để sẵn giấy và viết. Viết khắp nơi, trong métro, trên sân cỏ, trong phòng làm việc, trong căng-tin, trên ghế đá công viên, xuân, hạ, thu đông...
Những bức thư nặng 15-20 tờ đầy ứ nỗi thương nhớ cha đang cô đơn lúc tuổi già. Những tháng 2 lạnh trong sân ga không lò sưởi, tôi phải ngậm ngòi viết nguyên tử cho mực khỏi đông. Tôi thương cha tôi vô cùng nên thương lây qua các bạn của ông. Bác Châu ơi, cháu hối hận liên miên, vì đã đọc vội vàng mà thiếu mất chữ "tưởng" nên cháu đã mất Bác.
(nguồn: http://vietsciences.free.fr/)
- Hai mươi năm! Võ Thị Diệu Hằng Tạp bút
• Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ (Phạm Phú Minh)
• Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)
• Từ Nam Phong Tới Bách Khoa (Nguyễn Văn Lục)
• Viết Về Tạp Chí Bách Khoa (TQBT 48)
• Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
• Tạp chí Bách Khoa (Võ Phiến)
• Bổ túc thêm về Tạp chí Bách Khoa (Huỳnh Văn Lang)
• Chủ bút Bách Khoa (Người thủ hầm)
• Nhà văn viết về "duyên nợ" Bách Khoa (Trần Hoài Thư)
• Bách Khoa, nơi từ đó... (Trùng Dương)
• Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Văn Đàn Tình Thoại (Phan Du)
• Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu (Trần Trung Sáng)
• Hai mươi năm! (Võ Thị Diệu Hằng)
• Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)
- Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)
- Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa
(Nguyễn Thụy Hinh)
- Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)
- Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)
• Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)
• Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)
• Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... (Trần Hoài Thư)
• Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) (Trần Hoài Thư)
• Ðọc ‘Trọn Bộ Dòng Việt,’ nhớ người xưa bạn cũ (Viên Linh)
• Thư Tòa Soạn (Văn Hóa Việt Nam)
• Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In (Luân Hoán)
• Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên (Luân Hoán)
• Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải)
• Về một tờ báo cũ (Trần Hoài Thư)
• Số báo cuối cùng của Ba Tạp Chí Văn Học Miền Nam (Trần Hoài Thư)
• Tòa soạn Quán Văn (Trương Văn Dân)
• “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)
• Vài tác giả của tạp chí Tư Tưởng (Viên Linh)
• Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Tri Tân, Thanh Nghị (Nguyễn Thức)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay (Nguyễn Duy Diễn)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí (Nguyễn Xuân Hiếu)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)
• Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học (Nguyễn Văn Lục)
• Vài Số Báo Về Một Cố Đô Đã Chết (Viên Linh)
• Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |