1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyen Thi Thuy Vu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-05-2012 | VĂN HỌC

      Những Dòng Mực Cuối Năm

         NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
      Share File.php Share File
          

       


           Nguyễn Thị Thụy Vũ
          Ảnh Trần Cao Lĩnh

      Lật bật mà cái năm Quý Sửu sắp qua đi. Chữ nghĩa văn chương vì nạn khan hiếm giấy mà thiếu môi trường hoạt động. Hiệp định Ba Lê, tình trạng phi hòa phi chiến, vụ sì-căng-đan Watergate, cuộc chiến tranh bùng nổ ở Trung Đông vẫn chưa làm tôi ngao ngán bằng tình trạng khan hiếm giấy. Đường và gạo dù có trục trặc, thuế T.V.A dù có thiết lập ra với bao điều giải thích nhưng rồi cũng giải quyết êm thấm, duy có tình trạng khan hiếm giấy thì biết đến bao giờ thanh toán cho xong đây?


      Tôi ôn lại những chặng đường của cuộc hành trình mà cây bút của mình đã trải qua. Tám năm rồi đó. Cây bút của tôi đã bị biết bao dư luận mà trải qua cuộc thăng trầm. Nói theo âm nhạc là khi thì nó lên dièse, khi thì nó đổi thành bémol. Nói theo cách làm bếp thì khi chay, khi mặn. Dù thế nào đi nữa, dù có khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, tôi vẫn sung sướng là mình đã vào đời, tham dự giọt lệ nụ cười của cuộc đời bằng ngòi bút của mình.


      Năm Quý Sửu, một năm lắm chuyện của thời sự quốc tế, và cũng là một năm lắm chuyện cho tôi - chuyện vui thì ít mà chuyện bực mình thì nhiều. Và hôm nay, ngồi ở bàn viết, lắng tai nghe cơn mưa cuối mùa lướt qua mái nhà, tôi có cảm tưởng năm tháng trôi qua mau quá, mà giấc mộng ngày xanh của tôi đêm đêm vẫn thấp thoáng trên dòng chữ, trên trang giấy để hiện lên… cuộc đời văn nghệ người đàn bà này bắt đầu khoảng tuổi trung niên, mà mãi tới bây giờ vẫn chưa nghĩ tới chuyện gác bút để tiếp tục đẻ con, tiếp tục đọc sách và nhất là để suy nghiệm lại những gì mình đã viết. Trong văn giới, mình hãy còn trẻ quá mà.


      Năm cùng tháng tận rồi, cái xuân Giáp Dần sắp đến. Mình sẽ bước qua một khúc quanh nào trên dòng định mạng đây? Mâm cơm chiều đã dọn ra. Mưa vẫn còn rơi. Đêm đến quá sớm. Chén cơm nóng, nấu bằng một thứ gạo tầm thường. Dĩa cá nục kho nâu sẫm. Ăn cơm để mà tri ân những kẻ đã giúp mình cầm bút, để nghĩ tới tờ báo đã đăng bài mình đầu tiên. Lúc mới cầm bút là mình chỉ muốn giải tỏa ẩn ức trên giấy, sau này rõ ràng là mình sống bằng ngòi bút. Vứt bút đi là mình sẽ ôm con nhịn đói và có thể pha thuốc chuột để mẹ con đồng tránh cơn đói hoành hành. Sinh nhai bằng ngòi bút là chuyện quá bi thảm đối với người đàn bà. Nhưng ở đời, thiếu gì chuyện lươn lẹo, tréo hèo. Thiếu gì chuyện ngược đời ăn trầu bằng bột, gói bánh bằng vôi, hoặc giã gạo bằng nồi, nấu cơm bằng cối. Vậy mà mọi việc rồi sẽ quen mắt, thuận tai dần đi...


      Mâm cơm của thời buổi kinh tế mắc bịnh bán thân bất toại. Tô canh chua nấu với xương khô, một dĩa rau luộc. Đâu dám kêu ca gì. Vắt một miếng chanh, dầm một trái ớt vào dĩa nước mắm này đi. Cơm nóng, canh nóng, cả nhà ngồi đông đủ, và bên ngoài mưa lạnh rơi đều đều, thánh thót. Hạnh phúc đơn giản quá. Không có gì phải phàn nàn, nhưng thật sự cũng chẳng có gì đáng tự mãn.


      Cơm nước xong thì cơn mưa đã dứt. Mới có tám giờ tối mà tôi tưởng chừng đêm đã vào sâu. Tôi ngồi lại bàn viết, xem lại bản thảo của thiên tự truyện mình đã đăng trên một tờ nhật báo. Tôi còn phải sửa chữa thêm thắt lại, vì theo nhu cầu feuilleton tôi đã phạm quá nhiều sơ hở, hoặc những lỗi lầm khá buồn cười trong công việc dựng truyện cùng đúc kết cái dàn bài của nó. Tôi đọc lại đoạn tôi đem một truyện ngắn cho nhà văn Võ Phiến xem, lòng vui vui với cái thuở làm văn nghệ đầu mùa. Tôi hình dung lại khuôn mặt của ông cùng hình ảnh cái tòa soạn tập san đã đăng bài đầu tiên của tôi.


      Trong các cuộc phỏng vấn, trong thiên tự truyện "Thắp Ngọn Đèn Cho Tôi", tôi nói nhiều về trường hợp tôi bước vào văn đàn. Tờ tập san đó là cánh cửa đầu tiên đã tiếp đón tôi. Gần tám năm qua, tờ tập san đó vẫn đều đặn ra mắt độc giả, nửa tháng một kỳ. Đó là một tập san sống dai nhất. Trong năm nhà văn nữ thuộc thế hệ trẻ có bốn cô nàng xuất thân từ tờ tập san đó.


      Tôi đã chính thức sống bằng ngòi bút của mình. Đó là nghiệp chướng hay là một diễm phúc, tôi cũng không rõ nữa. Tôi vẫn nhờ ngòi bút của mình mà vượt khỏi quãng đời tăm tối, và tôi phải ốm o so bại cũng tại vì kiếm sinh nhai bằng ngòi bút. Trong nghiệp chướng oan khiên vẫn nẩy bông hoa hạnh phúc, và trong vòm trời hạnh phúc vẫn có mầm mống thiên tai. Cứ lý luận như vậy tôi không dám kêu ca hiện tại, hoặc tự mãn về sự nghiệp văn chương của mình.


      Nhớ thuở nào, tôi viết dăm ba truyện ngắn đưa cho ông Võ Phiến, mạch văn của tôi không được trôi chảy lắm. Viết văn lúc đó là cả một sự ì ạch như trâu kéo cày. Thuở đó, nhà văn nữ rất hiếm. Người đàn bà có ý thức chút đỉnh dễ nổi tiếng ngay. Huống chi tờ tập san đó là một tờ báo vốn có sẵn ít nhiều uy tín từ trong quá khứ. Quãng đời đó đối với tôi hình như xa quá. Tôi bước vào văn đàn với lốt gái già và bốn năm sau ly khai với tờ tập san đó, tôi đã là bà mẹ độc thân. Năm nay tôi lại đập bầu thêm một lần nữa. Cuộc đời thay đổi, đường lối văn nghệ của tôi cũng thay đổi năm hồi mười hiệp rồi. Thế mà thân mình tôi vẫn khô khan, mỏng lét cũng như tòa soạn tập san đó, vẫn âm thầm rầu rĩ bên đường Phan Đình Phùng, với cái mặt tiền thâm u, trầm lặng. Nơi đó, ông chủ nhiệm làm việc âm thầm.


      Tôi đã ly khai với tờ tập san đó, không có nguyên nhân nào rõ rệt. Vì viết feuilleton nhiều nên tôi đâu có thì giờ viết truyện ngắn. Nếu tôi xắn truyện dài thành từng mẩu truyện ngắn, thì tờ tập san không tán thành công việc đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng mình sẽ phải viết một cái gì cho nó. Ngưỡng cửa danh vọng đầu tiên của tôi là chỗ đó. Tôi viết feuilleton như một cô gái đã có chồng mà còn đi ăn sương. Các nhật báo, các tuần báo khác là những tình nhân, những khách làng chơi xộp, trút tiền như bươm bướm xuống người tôi. Riêng tờ tập san đó là một ông chồng già khó tính, nhưng chung thủy, luôn đợi tôi trở về.


      Năm nay có thể là tôi trở về tờ tập san đó. Nhưng tôi phải ra đi để đối phó với cuộc đời củi quế, gạo châu nầy. Có thể năm tới, tôi trở về thăm tờ tập san đó một lần nữa, thăm chốc lát rồi ra đi.

       

      Các bạn gái đồng nghiệp của tôi cũng đi ngang về tắt như tôi. Không ai muốn nắm nuối ở tờ tập san đó. Ở đó, chỉ có thể làm văn nghệ, chớ không phải là chỗ kiếm cơm. Ở đó tôi phải viết lách đứng đắn, phải làm việc thận trọng. Tôi lìa tờ tập san đó, chớ không phải bỏ nó, và tôi đi chinh phục kế sinh nhai bằng hình ảnh tòa soạn của nó trong tâm tư tôi.

       

      Tôi biết cây bút của mình bớt ăn khách dần, và hình như đã xuống giá. Tôi đâu có thì giờ làm văn nghệ nữa. Khi bước vào tòa soạn đầu tiên, tôi còn lý tưởng hóa văn nghệ, đầu ỏc không hề in dấu đồng, ước vọng vẫn lai láng như con nước lớn tràn sông. Bây giờ, tôi vừa viết văn vừa đợi ngày đào thải... Nhưng, tôi vẫn cảm thấy sung sướng. Mình đã được làm mẹ, và nuôi con bằng óc não của mình. Đó là một cái cớ chính đáng mà tôi không thể cộng tác với tờ tập san đó bằng tác phẩm truyện ngắn. Tôi bạc tình và vô ơn chăng? Nhiều lúc tôi tự hỏi như vậy và mỉm cười, lòng vui vui một cách vô cớ. Tờ tập san đó cần phải có những khoảng đất trống để vun quén những bông hoa văn nghệ khác. Lứa hoa của chúng tôi đã mãn khai, phải sang một vuông đất khác, và lâu lâu chỉ có thể rải một chút phấn nhụy về tờ tập san đó. Đó là chuyện hết sức tự nhiên. Nó còn phải khai thác cho những tài năng khác mà lại.


      Đối với những anh em văn nghệ ở ngoài tòa soạn đó, tôi là Nguyễn thị Thụy Vũ. Nhưng đến nó tôi vẫn là cô Nguyễn Băng Lĩnh. Tất cả xem tôi như một người thân. Anh em tòa soạn đó đã từng chứng kiến tôi trong lớp gái Lục Tỉnh bước lên Sàigòn, thường đỏ mặt tía tai mỗi khi nghe những câu hỏi tếu của bất cứ ai. Tôi đến tờ tập san đó bằng thái độ e dè, có cảm tưởng mình làm văn nghệ như mình hát xiệc trên hai sợi dây căng ngang tít trên cao. Tôi đã nhận năm trăm đồng tiền nhuận bút ở tác phẩm truyện ngắn đầu tay do ông chủ nhiệm đưa. Năm trăm đồng bạc thuở đó cũng như năm ngàn đồng bạc bây giờ chớ ít ỏi gì sao. Nhưng thuở đó sống trong sự bảo bọc của cha mẹ, tôi viết văn vì thích viết mà thôi. Năm trăm đồng chỉ làm cho tôi nghĩ rằng, bài mình được một tạp chí "lớn" đoái hoài tới.


      Bây giờ, đến tất cả tòa soạn báo nào, tôi hiện thân là một cơn lốc, cười giỡn, tung hứng từng câu, đốp chát sực mùi dao búa, bụi đời... Nhưng đến tòa soạn đó cũng như đến tòa soạn Văn, tôi trở về con người cũ. Anh em ở đây đã biết tôi là ai, tôi xuất xứ từ đâu rồi. Họ đã biết căn cội, nguồn gốc cùng con người thật của tôi. Tôi hiện nguyên hình là con gái Lục Tỉnh, gót còn dính phèn đất ruộng, ngôn ngữ vẫn còn sực mùi rẫy bái.


      Đây là chỗ để tôi thảo luận nghiêm chỉnh, đây là chỗ để tôi sống lại một quãng đời làm văn nghệ đầy thú vị. Ngồi ở tòa soạn của tờ tập san đó chừng một buổi thôi, tôi sẽ gặp rất nhiều người quen cũ. Họ đến đó ung dung, với thái độ nhàn nhã, tự tại. Ở đây không có những khuôn mặt thảng thốt chạy đua theo sự tăng vọt của sinh kế vì ở đây không phải là chỗ mưu cầu đồng tiền bát gạo. Người đến tòa soạn đó thường cất giấu bộ mặt sinh kế qua một bên để hỏi thăm lẫn nhau về mức sáng tác, về những quyển văn nghệ đã đọc qua. Không khí ở đó thật êm ả. Tiếng quạt máy trên trần nhè nhẹ. Ngọn đèn rải xuống bàn ghế, giấy má một thứ ánh sáng lạnh lẽo. Bao năm trôi qua, những người ngồi nói chuyện với nhau đã già rõ rệt, nhưng tôi có cảm tưởng như hôm qua mình đã đến đó và khi bước ra tòa soạn tờ tập san đó tôi vẫn hòa mình vào guồng máy sinh hoạt thật dễ dàng.


      Nói đến tờ tập san đó, tôi nghĩ ngay đến ông Võ Phiến. Trong thiên tự truyện trên nhật báo Sóng Thần tôi đã viết đầu đuôi câu chuyện tiếp xúc giữa ông và tôi. Hèn lâu tôi không gặp ông. Ngay đến ngày cưới của người trưởng nam của ông, tôi không được thiệp báo tin lẫn thiệp mời, và khi tôi hay được thì đã trễ nửa năm rồi còn gì. Đời tôi là một chuỗi dẫy đầy thiếu sót, vụng về. Tôi còn giữ một chút liên lạc những gì với tòa soạn tập san đó qua hình ảnh cô bạn gái viết văn của tôi. Một cô thì làm chủ nhiệm một tờ nhật báo ở Thủ Đô. Một cô thì vừa dạy học vừa viết feuilleton, vừa làm bếp và săn sóc chồng con. Cô đầu, hôm tôi đi đập bầu có đến thăm. Tôi viết văn mỏi cả lóng tay mà tới lúc vào nhà sanh tôi chỉ còn có vài ngàn bạc trong túi. Trước khi sanh tôi còn phải chở một bao gạo từ chỗ mua tới nhà rồi mới yên lòng mà đập bầu. Mà nào có yên lòng nằm trên giường đẻ đâu. Bốn cái feuilleton phải viết cho đúng hẹn kỳ, dầu trước đó tôi đã thức khuya lắc khuya lơ để viết trừ hao. Đứa con đầu tôi nuôi bằng sữa Guigoz, đứa con thứ hai bằng sữa SMA, nhưng đứa con thứ ba tôi nuôi bằng sữa hộp Trái Núi Trắng. Con bé này mặc quần áo thừa của anh chị nó. Chiếc xe Mini Lambretta của tôi đã bán từ lâu nên tôi ít đi đó đi đây vì sợ tốn tiền xe. Tôi đã mượn tiền trước một vài nhà xuất bản mà vẫn chưa sửa chữa lại các tác phẩm để giao cho họ.


      Hát bài ca con cá hoài có lẽ tự mình làm nhàm tai mình. Than thì cứ than, nhưng tôi vẫn thầm biết mình có hạnh phúc. Ba đứa con tôi, đứa nào cũng dễ nuôi. Tôi tự nhủ thầm là con mình dễ thương, nhưng viết ra đây thì tôi chỉ có thể nói là đứa nào cười cũng có lúm đồng tiền như điều tôi mơ ước lúc tôi mang thai chúng. Tôi chỉ có thể nói là thằng con trai tôi sẽ không có hàm răng vẩu. Răng có lún thì nụ cười mới tươi. Người đàn bà bước đầu trong việc nuôi con là sợ mình xấu xí, tàn tật. Thoát khỏi hai ám ảnh đó cũng như thoát khỏi hai chặng đầu của cơn ác mộng.


      Thằng em tôi chỉ thích tôi sanh con trai. Nhưng năm nay khi đi xa về, nó vào phòng tôi, hỏi liền:

      - Thế nào, trai hay gái đó?

      Tôi mỉm cười:

      - Lại thêm một tiện tỳ nữa.

      Nó vui vẻ:

      - Năm nay sanh con gái tốt lắm nghen. Nam Nhâm, nữ Quý mà lại.


      Nó vẹt mùng lên ngắm nghía chán rồi xem tướng một cách ngon lành:

      - Mày thanh nhã, hình vòng nguyệt: quí tướng. Răng hơi vẩu, đàn bà răng hơi vẩu thì dễ tô son. Ava Gardner và Elizabeth Taylor đều có răng hơi vẩu cả nên họ hôn rất giỏi trên màn bạc và họ mà chửi chồng thì chồng có cảm tưởng mình nghe nhạc Beethoven. Mũi con bé nầy hơi hỉnh càng tốt vì mai sau nó sẽ nhận thức được mùi son, mùi nước hoa lạ trên môi, trên thân thể chồng để dễ bề kiểm soát chồng. Móng tay con này chưa chi mà đã mọc dài, tốt lắm, chừng nữa nó sẽ có móng vuốt để cào mặt tình địch và để ngắt véo để trị tội ngoại tình của chồng.


      Tôi cũng vái trời cho con tôi được như lời tiên đoán của cậu nó. Ai lại không muốn cho con trai mình biết trị vợ và con gái mình giỏi bắt nạt chồng. Mẹ tụi nó có máu ăn hiếp chồng, thì tụi nó có tánh ăn hiếp vợ nên thủy hỏa khi tương giao thì sẽ sùng sục, còn khi tương khắc thì ào ào như trận gió kinh thiên thì ầm ầm như ngói tan trúc chẻ…


      Hạnh phúc có nhiều bộ mặt và tôi tự hỏi mình chiếm được bộ mặt gì? Tuy nhiên càng đông con tôi chẳng có một khoảng hở thời gian để lui tới tòa soạn của tập san đó.


      Thỉnh thoảng tôi đến chơi tòa soạn báo bán nguyệt san Văn. Trước khi đến đó, tôi đến viếng phòng mạch của ông bác sĩ quen thân. Tôi thường điện đàm cho một anh bạn đồng nghiệp túc trực thường xuyên ở tòa soạn đó. Trong cuộc điện đàm, tôi thường xưng:


      - A-lô, anh N.X.H. đó hả? Phải, tôi đây, bà mẹ độc thân đây. Hồi mới vào văn đàn, người ta lấy cái tựa của tác phẩm đầu tay của tôi là "Mèo Đêm" để làm cái hỗn danh cho tôi cũng như tôi kêu nhà văn Lê Xuyên là Chú Tư Cầu vậy. Sau đó, có lẽ họ thấy kêu như vậy là không ổn, nếu không là méo mó nghề nghiệp một cách oan ức cho tôi, nên họ tự động bỏ cái hỗn danh đó đi. Sau nầy, sau khi trả lời cuộc phỏng vấn trên tập san Văn, tôi được mọi người kêu là bà mẹ độc thân và tôi rất hài lòng cái hỗn danh này. Đôi lúc, tôi nghĩ có phải mình sống thành khẩn với hoàn cảnh của mình hay là trâng tráo một cách rẻ tiền khi tự xưng mình là bà mẹ độc thân.


      Ở tòa soạn Văn có quá nhiều nhà văn lớn, có hào quang danh vọng che ngợp văn đàn nên tôi nói năng giữ kẽ, thùy mị đoan trang như gái đợi chồng, khép nép như nàng dâu trình diện cha mẹ chồng.


      Còn rất nhiều tòa soạn của các nhật báo nữa. Ở đó không khí huyên náo hơn, đầy câu nói đốp chát hơn. Máy in chạy rần rần, tiếng cười cợt, cãi vã, bông đùa cũng càng sôi nổi hơn, lăn theo một nhịp điệu hối hả, gấp rút. Lại còn những quán ăn, những tách cà phê và những khuôn mặt của các phóng viên, nhà báo nữa. Đời sống ở những nơi đó vô trật tự, có khi vô liêm sỉ nữa, nhưng rất linh động và phồn thịnh đã kích thích tôi, để tôi tiếp tục bán chữ để đổi lấy chén cơm.


      Vào xuân năm Giáp Dần, tôi chẳng biết cầu chúc cho mình hơn là giữ mãi một nhịp sống không xê dịch, không biến cố. Thúy Kiều sau mười lăm năm phong trần lưu lạc, được về quê hưởng “duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào” ở lứa tuổi ba mươi. Tôi cũng lưu lạc, tuy không phong trần gì, nhưng cũng bị định mạng cấu véo những lần đau điếng. Tôi cũng muốn được an thân, dưỡng vóc ở trong cái Làng Báo Chí nầy. Cầu chúc cho cơn khủng hoảng giấy má chóng qua. Cầu chúc cho những tờ văn nghệ đứng đắn khỏi tình trạng ra mắt độc giả dưới hình thức một đặc san hay một giai phẩm. Cầu chúc cho ông chủ nhiệm đã đăng bài đầu tiên của tôi khám phá thêm nhiều tài năng văn nghệ mới. Cầu chúc cho ông chủ nhiệm báo Văn bình phục hẳn để hoạt động lại những cơ sở văn nghệ của ông. Cầu chúc luôn cho sự thù tạc của mình giúp mình đánh tan những ganh tị hiềm thù nhỏ nhen cùng san bằng những thành kiến tai hại của những kẻ mà mình không ngờ đứng ở hàng ngũ đối lập với mình.


      Xuân Giáp Dần nầy chắc không vui lắm vì tôi vẫn chưa chuẩn bị một số tiền xài Tết. Nhưng mà, tôi vẫn lạc quan. Tôi sắp thoát khỏi tuổi bị sao Kế Đô chiếu mạng. Lần sanh nở thứ ba, máu huyết tôi thay đổi nhiều nên sức khỏe có lẽ dồi dào hơn trước.


      Tôi chợt khám phá một điều: bao nhiêu biến cố đến với tôi như con nước lớn ròng, nhưng niềm lạc quan của tôi vẫn như một cái vỏ ốc ở dưới đáy sông. Vỏ ốc dù nhỏ nhưng nó vẫn có hình tượng và có sự hiện hữu của nó.


      (nguồn: Văn giai phẩm Xuân Giáp Dần)

      Nguyễn Thị Thụy Vũ

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo tập 48 Tháng 9-2011”
      (Chủ đề: Viết về tạp chí Bách Khoa)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những Dòng Mực Cuối Năm Nguyễn Thị Thụy Vũ Tạp bút

      - Một Buổi Chiều Nguyễn Thị Thụy Vũ Truyện ngắn

    3. Bài viết về Tạp chí Bách Khoa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạp chí Bách Khoa

        Cùng Tạp Chí (Link-1)

      Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ (Phạm Phú Minh)

      Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)

      Từ Nam Phong Tới Bách Khoa (Nguyễn Văn Lục)

      Viết Về Tạp Chí Bách Khoa (TQBT 48)

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)

      Tạp chí Bách Khoa (Võ Phiến)

      Bổ túc thêm về Tạp chí Bách Khoa (Huỳnh Văn Lang)

      Chủ bút Bách Khoa (Người thủ hầm)

      Nhà văn viết về "duyên nợ" Bách Khoa (Trần Hoài Thư)

      Bách Khoa, nơi từ đó... (Trùng Dương)

      Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

      Văn Đàn Tình Thoại (Phan Du)

      Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu (Trần Trung Sáng)

      Hai mươi năm! (Võ Thị Diệu Hằng)

      Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam (Nguyễn Vy Khanh)

       

      Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)

      - Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)

      - Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa

       (Nguyễn Thụy Hinh)

      - Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)

      - Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)

       

      Truyện ngắn đầu tay

      (đăng trên Bách Khoa)

       

      Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

      Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)

        Bài viết về các Tạp Chí Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Các Tạp chí

        Cùng Tạp Chí (Link-1)

      Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)

      Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... (Trần Hoài Thư)

      Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) (Trần Hoài Thư)

      Ðọc ‘Trọn Bộ Dòng Việt,’ nhớ người xưa bạn cũ (Viên Linh)

      Thư Tòa Soạn (Văn Hóa Việt Nam)

      Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In (Luân Hoán)

      Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên (Luân Hoán)

      Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải)

      Về một tờ báo cũ (Trần Hoài Thư)

      Số báo cuối cùng của Ba Tạp Chí Văn Học Miền Nam (Trần Hoài Thư)

      Tòa soạn Quán Văn (Trương Văn Dân)

      “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)

      Vài tác giả của tạp chí Tư Tưởng (Viên Linh)

      Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư)

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Tri Tân, Thanh Nghị (Nguyễn Thức)

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay (Nguyễn Duy Diễn)

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí (Nguyễn Xuân Hiếu)

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)

      Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học (Nguyễn Văn Lục)

      Vài Số Báo Về Một Cố Đô Đã Chết (Viên Linh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)

      VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)

      Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)

      Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam

       (Nguyễn Văn Lục)

      Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)

      Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt

       (Khắc Minh)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)