|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Chủ nhiệm & Chủ bút BK (từ 1963-1975): Lê Ngộ Châu (nguồn: http://vietsciences.free.fr)
Nhà văn Hồ Trường An, trong cuốn hồi ký Giai Thoại Hồng, kể vài chi tiết khá lý thú về việc chị ông - Nguyễn thị Thụy Vũ - đến với Bách Khoa như sau:
"Gặp ông Võ Phiến, tôi (Hồ Trường An - tòa soạn chú thích) nói ngay ý định của chị tôi, nhờ ông đỡ đầu cho chị trong bước đầu viết lách... Chị tôi chìa bản thảo mà chị đã chép lại một đoạn trong quyển nhật ký của mình... Một Buổi Chiều là cái chìa khóa để một cô giáo làng mở một cánh cửa bước vào văn đàn.
...
Vào hôm đi yết kiến ông Võ Phiến, chị đem nước xá xị thoa lên môi, đợi môi khô chị mới thoa một lượt son màu hường tươi.
Chúng tôi đến cổng Bộ Thông Tin, và tôi căn dặn:
- Võ Phiến là bút hiệu của một ông công chức viết văn. Có hỏi ông gác cổng thì chị nên bảo là: “Xin cho tôi gặp ông Đoàn Thế Nhơn, nghe chưa?”
Tự dưng, khi nghĩ đến lúc phải hội kiến một nhà văn lớn, chị tôi đâm ra khớp. Cái trâng tráo, nghịch ngợm cố hữu của chị bay biến đi đâu mất. Mặt chị xanh như đàn bà sảo thai, lời nói chị khó khăn, đứt quãng như sản phụ đẻ ngược:
- Dạ, dạ, xin cho tui gặp ông… (chị quên cái tên cúng cơm của ông Võ Phiến mà tôi đã căn dặn)… Dạ tui muốn gặp ông… ông gì vậy cà? Dạ, ông Võ… Tài Nhơn.
Đến giờ này, tôi vẫn còn thắc mắc tại sao ông Hồ Trường An lại không chọn ông Lê Ngộ Châu - một chủ nhiệm chủ bút thật sự - mà lại chọn nhà văn Võ Phiến làm người đỡ đầu cho chị ông?
Vì sao?
Có lẽ vì cái tên tuổi ông Châu trên văn đàn bị lu mờ. Ông không có tác phẩm. Ông cũng chẳng có một thành tích gì để nổi bật như Mai Thảo, Viên Linh, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn văn Trung, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Vỹ hay Võ Phiến?
Hay người ta nghĩ lầm ông Võ Phiến là một nhân viên có thẩm quyền trong tòa soạn như họ đã nghĩ về nhà văn Nguyễn Hiến Lê, đến nỗi nhà văn này phải cải chính:
"Vì tôi cộng tác đều đều với Bách Khoa, từ đầu tới cuối, lại viết nhiều về nhiều vấn đề, nên độc giả có người cho tôi là cây viết cốt cán của tạp chí, tưởng tôi là một nhân viên quan trọng trong tòa soạn nên có bài muốn gửi đăng thì gửi cho tôi nhờ tôi giới thiệu với ông chủ nhiệm Lê Ngộ Châu. Tôi đọc kỹ những bài họ viết rồi cũng đưa ý kiến với ông Châu, nhưng cũng cho họ biết sự quyết định đăng hay không là ở cả ông Châu...(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 553).
***
Có lẽ một trong những cái hay nhất của ông Châu, theo ý kẻ này, là ông có công trong việc biến tòa soạn BK thành một mái nhà như nhà văn Phan Du đã viết:
"Tòa soạn Bách-Khoa quả đã khéo tạo được cái không khí phù hợp với chủ trương của Bách-Khoa. Nơi đây thực đúng là thứ “quán tha hồ muôn khách đến”, là loại “vườn chim nhả hạt mười phương”. Bất luận là trẻ, là già, là mới, là cũ, là duy vật hay duy tâm, là Phật giáo hay Công giáo, là cấp tiến hay bảo thủ, quan niệm, khuynh hướng, chính trị, nghệ thuật, văn chương như thế nào đều được đón nhận với sự cảm thông và được chung đụng trong cái thế hòa đồng cởi mở. Từng được nghe có người gọi là nhóm Bách-Khoa, nhưng theo tôi thiển nghĩ, gọi như vậy thì không được ổn. Nói riêng về sáng tác, người ta không thể sắp xếp Võ Phiến cùng Vũ Hạnh chẳng hạn vào cùng một nhóm. Còn về quan điểm, khuynh hướng, lập trường, chính trị lại càng không thể nhốt tất cả các anh em nòng cốt trong ban biên tập vào cùng một cái khung duy nhất." (trích từ bài viết Văn đàn tình thoại đăng trong số này)
Dưới cái mái nhà ấy, ai cũng cảm thấy có trách nhiệm tinh thần trong việc xây dựng và bồi đáp nền móng BK. Dưới mái nhà ấy là một gia đình. Nói như Vũ Hạnh, họ là anh em: “… Gởi thêm sáng tác vào. Truyện 'Ả Xíu' được anh em tán thưởng nhiều, cho là có lời bố cục rất ngộ. Riêng tôi, tôi lại khoái truyện 'Chiếc quạt tím' hơn. Nên cộng tác với Bách Khoa vì anh em trong này là những người đứng đắn, có nhận thức, có khả năng thẩm định giá trị văn chương. Chúng tôi vừa đi một chuyến Đà Lạt về. Cố gắng vào chơi. Anh em mong chờ.”
(thư nhà văn Vũ Hạnh gởi nhà văn Phan Du vào năm 1960)
Qua hồi ức của nhà văn Trùng Dương, Nguyễn thị Thụy Vũ, Lê Tất Điều, họ dành tri ân đến nhà văn Võ Phiến đã giúp họ đến với Bách Khoa. Qua nhà văn Nguyễn Mộng Giác thì dành cho nhà văn Nguyễn Hiến Lê.
Điều này thật dĩ nhiên. Nhưng xét cho cùng, nhìn lại, phải cám ơn ông Lê Ngộ Châu , người giữ chìa khóa 160 Phan Đình Phùng... Cám ơn vì ông là người biết nghe. Ông không phải là người cố chấp. Nhưng coi chừng. Ông không phải là kẻ dễ bị sai bảo, hay dễ bị áp lực của người khác!
***
Để nói rõ hơn về cái uy quyền của ông Châu mà nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã viết trong hồi ký, chúng tôi xin được trích lại những đoạn trong lá thư của ông Châu gởi cho nhà văn Võ Hồng vào ngày 5-3-1963. Qua đó, ông đã thẳng thắn phê bình và đề nghị thay đổi tựa đề một truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng! Thư có đoạn viết:
... "Nỗi khổ tự tạo lấy" tôi định đăng vào số 1/4 để gần vào mùa thi cho vui, anh có đồng ý không? Nhưng cái tên tôi vẫn thấy chưa ổn. Nó có vẻ trúc trắc, khắc khổ mà tôi tưởng chưa hợp với truyện. Nỗi khổ của nhân vật trong truyện có phải tự hắn muốn tạo lấy đâu, anh nghĩ sao? Tôi góp ý với anh như vậy chứ tôi cũng chẳng nghĩ gì khác đâu.
(thư gởi Võ Hồng) (1)
Nhà văn nữ Túy Hồng cũng đã kể về "lối dạy đời" của ông Châu, không sợ làm mất lòng ai, ngay cả những nhà văn phái nữ:
"... Trước năm 1975, nguyệt san Bách Khoa có một tòa soạn với ghế xa-lông bọc nệm lót và trong phòng trị sự còn kê thêm một máy may Singer. Nhà phê bình Lê Châu tức chủ bút Lê Ngộ Châu, theo Lê Tất Điều, là người đọc bài vở để chọn đăng, kỹ hơn các báo khác.
Các tác giả đến tòa soạn đưa bài nghe được những câu như:
“Về phía các tác giả nữ, Nguyễn Thị Vinh viết “tới”, gần sự thật hơn, các nhân vật, nhất là các vai đàn bà trong truyện được ghi đậm nét hơn, nói lên được lòng tốt và đức tính hiền lành của họ.” … “Các nhà văn nữ tiếp theo … có lối viết mới hơn, kêu hơn, vào sâu hơn trong vấn đề tình dục, nhưng vấp phải cái hỏng ở phần xây dựng nhân vật: họ không vẽ được cái mặt và cái chân tướng của người đàn ông, nghĩa là không hiểu tâm lý đàn ông. Trùng Dương khá nhất trong đám, tả người đàn ông ra đàn ông khi đi đứng, lúc nói cười, lúc đưa điếu thuốc lên môi … Trong cách mô tả này, Trùng Dương làm được việc hơn Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị Thụy Vũ … Những người này đã chỉ cố nặn ra những hình người với những đường nét mờ, những chân dung xa lạ ngay cả với chính họ. Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị Thụy Vũ và v.v. … đã tự thuật, đã ca tụng cái “ta” nhiều quá nên trong tác phẩm của họ âm thịnh dương suy.”
Lê Châu nói thêm : “Đổi đề tài đi chứ! Tại sao nhân vật của Túy Hồng cứ phải là cô giáo? Tại sao Thụy Vũ cứ chuyên viết về những cô gái bán snack bar" (2)
Nhưng không phải vì thế, mà ông lại độc đoán như một số chủ bút khác. Trái lại ở đây, ông Châu là một người chủ bút biết lắng nghe, và mong muốn được lắng nghe:
"Anh thấy các truyện trên BK thế nào, xin cứ phê bình thẳng cánh nhé. Anh cứ cho biết ý kiến anh về các nhận xét mà anh thâu lượm được. Tôi sẽ đăng 1 truyện nữa của Y Uyên "Con muỗi đêm nay" trên BK 156 và truyện của Võ Phiến "Buổi chiều" vào số BK 157 (15/7). Anh cho biết ý kiến nhé."
(Thư gởi Võ Hồng) (1)
Chúng tôi xin ghi lại ý kiến của nhà văn Nguyễn Hiến Lê về vai trò và con người của ông Châu, để hiểu tại sao một tờ báo có tiếng là khô khan, lại là tờ báo sống lâu nhất, phát hiện nhiều cây viết nữ của miền Nam nhất. Đó là cái công có thật, đáng để chúng ta kính nể và khâm phục, dù vị ấy chỉ là nguời luôn luôn ở trong bóng tối:
"Ông Châu làm việc rất siêng, đọc hết mọi bài đã nhận được, đăng được hay không đều báo cho tác giả biết. Ông nhận rằng, ông đã bỏ lầm một số bài rất khá. Tôi mến ông, vì ông có tinh thần trách nhiệm, làm việc đàng hoàng, biết cương quyết giữ vững chủ trương cả khi tờ báo suy, biết xét người, xét văn và có tình với người cộng tác: ai gặp tai nạn gì thì ông lại nhà thăm, tìm mọi cách giúp đỡ”.
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 553).
(1) (trích thư gởi nhà văn Võ Hồng ngày 5-3-1963)
...Trả lời anh trễ quá, vì đã lười rồi cứ lười thêm mãi, nên hôm nay mới viết thư cho anh được đây.
"Nỗi khổ tự tạo lấy" tôi định đăng vào số 1/4 để gần vào mùa thi cho vui, anh có đồng ý không? Nhưng cái tên tôi vẫn thấy chưa ổn. Nó có vẻ trúc trắc, khắc khổ mà tôi tưởng chưa hợp với truyện. Nỗi khổ của nhân vật trong truyện có phải tự hắn muốn tạo lấy đâu, anh nghĩ sao? Tôi góp ý với anh như vậy chứ tôi cũng chẳng nghĩ gì khác đâu.
Các truyện của anh đăng trên BK, tôi chỉ thấy "Xuất hành đầu năm" là thực cảm động và chính tôi đọc lần đầu cũng "rưng rưng nước mắt". Có lẽ vì tôi cũng có mấy đứa nhỏ như trong truyện của anh chăng?
......
"Mùa hoa soan" của anh tôi đã rao trên BK số 156 này.
Truyện anh viết, tôi thấy thú lắm. Vui nhè nhẹ hay buồn nhè nhẹ. Có người không thích anh, cho là anh "classique" hoặc "chừng mực" quá, nhưng bọn trên dưới 40 như bọn tôi thì đọc anh như đọc Romain Gary, thấy truyện nào cũng ấm áp như nắng đầu hè này.
Anh thấy các truyện trên BK thế nào, xin cứ phê bình thẳng cánh nhé. Anh cứ cho biết ý kiến anh về các nhận xét mà anh thâu lượm được. Tôi sẽ đăng 1 truyện nữa của Y Uyên "Con muỗi đêm nay" trên BK 156 và truyện của Võ Phiến "Buổi chiều" vào số BK 157 (15/7) . Anh cho biết ý kiến nhé.
(2) Trang mạng www.gio-o.com: Phỏng vấn nhà văn Túy Hồng - Phụ nữ và văn chương
- Chủ bút Bách Khoa Người thủ hầm Tạp bút
• Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ (Phạm Phú Minh)
• Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)
• Từ Nam Phong Tới Bách Khoa (Nguyễn Văn Lục)
• Viết Về Tạp Chí Bách Khoa (TQBT 48)
• Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
• Tạp chí Bách Khoa (Võ Phiến)
• Bổ túc thêm về Tạp chí Bách Khoa (Huỳnh Văn Lang)
• Chủ bút Bách Khoa (Người thủ hầm)
• Nhà văn viết về "duyên nợ" Bách Khoa (Trần Hoài Thư)
• Bách Khoa, nơi từ đó... (Trùng Dương)
• Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Văn Đàn Tình Thoại (Phan Du)
• Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu (Trần Trung Sáng)
• Hai mươi năm! (Võ Thị Diệu Hằng)
• Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)
- Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)
- Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa
(Nguyễn Thụy Hinh)
- Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)
- Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)
• Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)
• Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)
• Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... (Trần Hoài Thư)
• Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) (Trần Hoài Thư)
• Ðọc ‘Trọn Bộ Dòng Việt,’ nhớ người xưa bạn cũ (Viên Linh)
• Thư Tòa Soạn (Văn Hóa Việt Nam)
• Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In (Luân Hoán)
• Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên (Luân Hoán)
• Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải)
• Về một tờ báo cũ (Trần Hoài Thư)
• Số báo cuối cùng của Ba Tạp Chí Văn Học Miền Nam (Trần Hoài Thư)
• Tòa soạn Quán Văn (Trương Văn Dân)
• “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)
• Vài tác giả của tạp chí Tư Tưởng (Viên Linh)
• Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Tri Tân, Thanh Nghị (Nguyễn Thức)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay (Nguyễn Duy Diễn)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí (Nguyễn Xuân Hiếu)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)
• Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học (Nguyễn Văn Lục)
• Vài Số Báo Về Một Cố Đô Đã Chết (Viên Linh)
• Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |