|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Giáo Sư Trần Ngọc Ninh ký tặng sách cho độc giả. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – “Phải làm gì để tuổi trẻ hải ngoại thấy ham thích cái học về nguồn mà không phải bận tâm lo học chữ Việt?” Giải đáp mối trăn trở này, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh mới xuất bản ba quyển sách, “Dạy Ðọc Dạy Viết Tiếng Việt,” “Ngữ Vựng Tiếng Việt Ðầu Tiên Cho Tuổi 5 Năm-15 Năm,” và “Ngữ Pháp Việt Nam.” Buổi ra mắt sách tổ chức tại Viện Việt Học, Westminster, hôm Chủ Nhật, 14 Tháng Năm.
Giáo Sư Trần Ngọc Ninh nói: “Tôi gửi lại cho tuổi trẻ Việt Nam ở khắp năm châu.”
Ông thố lộ:
“Người Việt Nam phải biết đọc, biết viết tiếng Việt Nam để có thể trở về với gốc nguồn trong sáng của dân tộc Việt Nam, hòa mình vào cái đại ngã của dân tộc và hy vọng rằng để lại được một dấu vết nhỏ nhoi trong lòng người. Và hơn nữa, nếu có thể, trong dòng lịch sử Việt Nam.”
Trong phần giới thiệu ba tác phẩm, Giáo Sư Ðàm Trung Pháp, tiến sĩ ngữ học, đã ca ngợi công phu tự nghiên cứu về ngữ học của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, người đã giảng dạy nhiều năm tại Ðại Học Y Khoa Sài Gòn. Ông Trần Ngọc Ninh đã thấu hiểu lý thuyết cơ cấu luận trong ngữ học, đặc biệt về lý thuyết của Noan Chomsky, người chủ trương rằng con người bẩm sinh đã khả năng dùng tiếng nói, hơn các sinh vật khác, đã khai phá khảo hướng mới trong ngữ học trong thế kỷ 20.
Với những hiểu biết mới đó, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh nói: “Tôi nghĩ rằng những phương pháp giáo dục cũ, trong đó có cả phép đánh vần và học mặt chữ Việt Ngữ, phải được đánh giá lại theo những hiểu biết đương thời về tâm lý trẻ con và về đường lối sư phạm.”
Theo ông, cuốn “Dạy Ðọc Dạy Viết Tiếng Việt” là để bãi bỏ phương pháp “đánh vần” cổ hủ, không còn nước nào dùng ngoài nước ta, và thay thế bằng một phương pháp mới, theo khoa học hiện đại.
“Cuốn ‘Ngữ Pháp Việt Nam,’ ông cho biết, viết cho tuổi trẻ và không giới hạn, tức là các cháu ở đại học cũng có điều để học được. “Công việc nghiên cứu của tôi là một đóng góp nhỏ, qua một ngữ thuộc dòng Thái Nam Á, vào sự xây dựng một ngữ pháp hoàn vũ phong phú và đầy đủ hơn,” ông nói.
“Cuốn ‘Ngữ Vựng Tiếng Việt Ðầu Tiên Cho Tuổi 5 Năm-15 Năm’ có thêm tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng chỉ để gợi ý mà không phải là dịch hay giải. Người học tiếng thì lúc đầu phải thấy nghĩa và thu nhận ngữ pháp như đứa trẻ sơ sinh tập nói khi được gần một tuổi,” ông cho hay.
“Cuốn ngữ vựng đầu tiên này là một cuốn sách sư phạm đầu tiên trên thế giới được viết ra bằng Việt Ngữ, để trình bày và áp dụng những phát kiến mới nhất về tâm lý trẻ con và những khám phá cuối cùng của ngữ lý học,” ông nhấn mạnh.
Giáo Sư Nguyễn Phúc Bửu Tập, cư dân Garden Grove, ca ngợi: “Tôi hết sức cảm động vì Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã 95 tuổi và đang bệnh nhưng vẫn dốc một lòng với công trình nghiên cứu này, để tân tiến hóa nền giáo dục tiểu, trung học ở nước ngoài cũng như trong nước.”
Từng theo học y khoa tại Hà Nội, sang Pháp tiếp tục học và đỗ thạc sĩ y khoa tại Pháp; năm 1961 về nước, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã mở nhiều bộ môn mới trong học trình đại học y khoa như môn giải phẫu tiểu nhi. Ngoài ra ông còn dạy Văn Hóa và Văn Minh đại cương tại Viện Ðại Học Vạn Hạnh và viết sách về Phật Giáo. Ông đã giữ chức Tổng Trưởng Văn Hóa Xã Hội, đặc trách giáo dục, trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1966-1967).
Năm 1978, ông cùng gia đình vượt biên sang tị nạn tại Hoa Kỳ. Ngoài việc hành nghề y sĩ, ông vẫn tiếp tục khảo cứu về văn hóa. Năm 2000, ông tham gia ban cố vấn Viện Việt Học, và từ 2003 đến 2008, ông làm viện trưởng.
Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết, “Bản thảo các cuốn sách đã hoàn thành vào cuối năm 2015, nhưng tôi đột nhiên ngã bệnh nặng, phải ngưng. May nhờ Giáo Sư Ðàm Trung Pháp nhận lời làm công việc duyệt sách và sửa chữa những sai lầm chi tiết trong sách.”
Việc xuất bản ba cuốn sách được hoàn tất nhờ các bác sĩ cựu sinh viên trường Y Khoa Ðại Học Sài Gòn trong các khóa từ 1969 đến 1976.
Bác Sĩ Hoàng Kim Huy, cư dân Westminster, nhận xét: “Sách của thầy tốt cho cả nền văn hóa Việt Nam, cần có trong tủ sách gia đình để truyền lại cho con cháu ngôn ngữ của dân tộc. Anh em chúng tôi chung tay giúp thầy in sách, và khi sách in ra thì tiếp tay với Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học bằng cách mua lại để phổ biến.”
Các bác sĩ Nguyễn Bích Ðào, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Tấn Lộc đã góp phần kêu gọi đồng môn khắp nơi chung vốn in ba cuốn sách bìa cứng này. Tổng số chi phí khoảng $50,000, sách hiện được bán tại Viện Việt Học từng cuốn, hoặc ba quyển, $98.
Anh Nguyễn Văn Quyền, cư dân Santa Ana, tới dự buổi ra mắt sách, vì: “Tôi chỉ mới sang Mỹ định cư hồi Tháng Giêng năm nay, nhưng sợ con tôi, một cháu lớp Một, một cháu lớp Bốn, mất gốc nên đến đây để tìm mua sách của giáo sư. Tôi muốn dù sống ở xứ người nhưng con tôi vẫn cần phải biết tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ.”
Bà Trần Thị Vĩnh Tường, cư dân Westminster, mắt ngấn lệ nói: “Nếu tôi không đến thì lỡ dịp của lịch sử, sợ không còn dịp để tham dự được, bởi vì thầy năm nay đã 95 tuổi và sức khỏe đã suy giảm ít nhiều. Uy tín của thầy, kiến thức của thầy là điều mà tôi nghĩ mỗi người chúng ta cần học hỏi.”
Trong số người tham dự có rất nhiều môn sinh cũ của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh tại Ðại Học Y Khoa Sài Gòn từ xa bay về, như Bác Sĩ Ðặng Phú Ân, Montreal, Canada; Bác Sĩ Trần Xuân Ninh, Chicago, Illinois; Bác Sĩ Nguyễn Ðức Tuệ, Houston, Texas,…
Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã đóng góp cho ngôn ngữ Việt Nam từ hơn 70 năm, kể lại: “Suốt từ khi thầy tôi, Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, làm quyển Danh Từ Khoa Học Việt Nam thì tôi ở trường thuốc mới ra, nhưng cũng nghĩ rằng mình là học trò của thầy nên phải giúp thầy trong việc soạn những danh từ y học.”
Về sau ông còn tham dự soạn thảo danh từ y khoa trong Ủy Ban Soạn Thảo Danh Từ Chuyên Môn mà Giáo Sư Lê Văn Thới, khoa trưởng Ðại Học Khoa Học làm chủ tịch.
“Những nguyên tắc của ủy ban rất hợp lý; chúng tôi làm việc không phải để ủng hộ chính quyền nào, mà để cho toàn dân Việt Nam. Nhưng tiếc rằng hơn 20 năm trời cuối cùng bị những người khác cầm quyền đã chôn sống các công trình đó, cùng với nhiều báo chí và sách vở khác của Việt Nam Cộng Hòa,” ông kể thêm.
May 15, 2017
- Giáo Sư Trần Ngọc Ninh ra mắt 3 cuốn sách dạy tiếng Việt cho trẻ em Quốc Dũng Giới thiệu
- Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm Quốc Dũng Phỏng vấn
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |