|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Một lời chúc thường được nghe nơi các sân chùa Việt Nam, “Năm mới chúc quý bà con đạo hữu trọn hưởng Mùa Xuân Di Lặc,” nguyên khởi từ đâu và có ý nghĩa gì?
Theo giải thích của Hòa Thượng Đức Niệm, trong cuốn CHO TRỌN MÙA XUÂN, “Xuân Di Lặc là xuân hoan hỷ, niềm hoan hỷ tràn đầy vô biên, không vướng mắc, không bận lòng, không lo âu, không phải là xuân vui theo thời gian mùa tiết đến đi, mà là xuân thường nhiên bất diệt, xuân miên viễn chơn thường, xuân phát triển khả năng thánh thiện.”
Di Lặc là một nhân vật lịch sử trong nhà Phật, nhưng cũng mang đầy tính huyền thoại với nhiều chuyện kể dân gian, đặc biệt là Trung Hoa. Đối với những ngày xuân, hình ảnh Bồ tát Di Lặc còn có một ý nghĩa đặc biệt khác: Ngày mồng một Tết là ngày Vía Đức Di Lặc.
Trong bài “Đức Di Lặc Bồ Tát Hay Là Hội Long Hoa,” Hòa Thượng Tâm Châu giải thích, “Nối sau Phật Thích Ca, có Ngài Di Lặc Bồ Tát là một vị Phật bổ xứ, sẽ hiện thân xuống thế giới Sa Bà giáo hóa chúng sinh. Di Lặc là tiếng Phạn; Trung Hoa dịch là Từ Thị hay Từ Tôn: Người tu tâm Đại Từ, ấy là hiệu của Ngài. Tiếng Phạn gọi là A-Dật-Đa, Trung Hoa dịch là Vô Năng Thắng: không ai hơn ai, đó là tên của Ngài."
Chúng ta cũng thấy hình ảnh Ngài Di Lặc (viết theo tiếng Anh là Maitreya) trong các niềm tin khác, thí dụ như các lời tiên tri của Hội Thông Thiên Học nói về việc Đức Di Lặc hóa thân làm vị thầy tương lai, mà đầu thế kỷ này họ tin đó là đạo sư Krishnamurti; hoặc lời tiên tri về Hội Long Hoa của đạo Cao Đài.
Trong văn học dân gian, Đức Di Lặc mang hình ảnh một ông Phật bụng phệ, miệng cười thật rộng, với các em trẻ nhỏ trèo lên người nghịch phá, kéo tai, rờ bụng, chọc mũi, nhưng Ngài vẫn thoải mái cười vui, không bực dọc. Một số nhà nghiên cứu Phật học lý giải hình ảnh này như một biểu tượng tu học: Các em trẻ nhỏ tượng trưng cho 6 trần quậy phá, qua các căn nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý (6 căn, mắt tại mũi lưỡi thân ý), nhưng người chứng ngộ vẫn an nhiên ngồi trong Tánh Phật.
Còn về các hóa thân của Phật Di Lặc, cuốn SONG LÂM PHÓ ĐẠI SĨ NGỮ LỤC HÀNH THẾ ghi rằng:
“Về đời Ngũ Quý bên Tàu, ở đất Minh Ba, huyện Phụng Hóa, Châu Ninh, có một vị Tăng hình người lùn béo, bụng to da đen, vẻ mặt nhơn từ, thường dùng một cây gậy quảy một túi vải, trong đựng bình bát, dạo khắp thôn quê thành thị, xin được bất kỳ vật gì ngon dở, Ngài đều ấn vào trong túi ấy cả, thấy vậy thiên hạ thường gọi là Bố Đại Hòa Thượng. Ngoài hai chữ Bố Đại (túi vải) ra, không một ai biết quê quán tên họ Ngài là chi.
“Ngài còn làm nhiều điều dị thường: Người nào được Ngài khất thực thì người ấy buôn bán may mắn, đắt hàng nhiều lợi. Gia đình nào được Ngài tới khất thực thì gia đình ấy làm ăn thịnh vượng, trên thuận dưới hòa. Tính Ngài hay nằm đất mà mình không lấm nhơ, hoặc có khi Ngài ngồi ngoài mưa hay trên sương tuyết mà không hề ướt áo. Khi đương nắng mà Ngài bỏ dép đi guốc thì trời sắp mưa... Các vị Tăng khác, ai có duyên gặp Ngài hỏi đạo, thì Ngài chỉ bảo cho đều được tỏ ngộ cả. Đến niên hiệu Trinh Minh năm thứ ba, tháng ba, mùng ba, Ngài ngồi trên một tảng đá lớn sau Chùa Nhạc Lâm thuyết một bài kệ rằng:
Di Lặc chơn Di Lặc
Hóa thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhơn
Thời nhơn giai bất thức
Nghĩa là:
Ta dây thiệt Di Lặc
Hóa ra ngàn vạn thân
Thường đứng trước mặt người đời
Mà người đời chẳng ai biết.
“Nói xong bài kệ, Ngài liền thị tịch. Từ đó về sau, người ta đua nhau làm tượng vị Bổ Đại Hòa Thượng để thời mà gọi là Phật Di Lặc.” (Bản dịch của Hòa Thượng Tâm Châu).
Hòa Thượng Tâm Châu còn giải thích rằng, trong Đại Tạng Kinh, có tới 6 quyển kinh Di Lặc, ghi các lời Phật Thích Ca thuyết giảng về những điều liên hệ tới Đức Di Lặc. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, Di Lặc Bồ Tát giáng sanh trong nhà một vị Bà La Môn, tên Ba-Bà-Lợi, ở Nam Thiên Trúc vào ngày mồng 1 tháng giêng (ngày đầu năm). Họ của Ngài là A Dật Đa (không ai hơn). Tên Ngài là Di Lặc (Từ Thị). Tên họ này tiêu biểu lòng từ bi hỷ xả vô lượng vô biên của Ngài. Từ bao nhiêu kiếp cho đến khi thành Phật, Ngài lúc nào cũng lấy danh hiệu là Di Lặc.
Nhờ Phật Thích Ca dạy tu pháp Duy Thức Quán, Ngài quán sát các pháp đều do thức tâm biến hiện, không có một vật nào chơn thật, thấu rõ được lý “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.” Vì ngài nhận thấy cảnh giàu sang phú quý danh vọng quyền tước... đều như bóng trong gương, như trăng dưới nước, do thức tâm biến hiện, nên Ngài dẹp trừ được vọng tưởng si mê về giả cảnh, chuyển tánh Biến Kế Sở Chấp trên Y Tha Khởi trở lại làm tánh Viên Thành Thật. Vì thế nên Phật Thích Ca thọ ký cho Ngài về đời sau sẽ làm Phật hiệu là Di Lặc và bổ xứ ở thế giới Sa Bà này.
Mặc dù đã tu qua hàng trăm triệu kiếp, hình ảnh Đức Di Lặc dưới mắt một vài vị Cao Tăng môn đệ của Phật Thích ca vẫn chưa có gì là sắp thành Phật. Hay phải chăng đây cũng chỉ là chuyện các vị Bồ Tát bày trò với nhau cho vui? Chúng ta không thể biết hết những cảnh giới của chư vị này.
Trong Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sinh Đâu Suất Thiên, thì Ngài Ưu Ba Ly hỏi Phật Thích Ca, “Kích bạch Thế Tôn, xưa kia Thế Tôn nói trong kinh luật rằng A Dật Đa sẽ được thành Phật ở đời sau này. Nay con thấy rằng ông A Dật Đa còn đầy đủ tấm thân phàm phu và chưa dứt hết được các lậu hoặc. Khi Di Lặc mất, sẽ sinh nơi nào? Bản thân Di Lặc, con người hiện nay, tuy là xuất gia, không tu thiền định, không dứt phiền não. Thế Tôn thụ ký cho ông Di Lặc, con không dám nghi. Nhưng con muốn biết, khi ông mất rồi, sinh vào nước nào?”
Phật dạy rằng. Đức Di Lặc sẽ sinh vào cõi trời Đâu Suất (Phạn ngữ là Tusita), và sẽ dạy pháp Duy Thức nơi đây cho đến khi thời cơ tới, sẽ lại sinh vào một gia đình Bà La Môn ở nước Ba La Nại, thương xót chúng sinh khổ não nên xin cha mẹ cho đi tu, đến ngồi thiền định và thành Phật dưới gốc cây Long Hoa. Lúc đó (một tương lai rất xa nào đó), Phật Di Lặc thuyết pháp độ chúng sinh dưới cây Long Hoa theo ba hội: Hội thứ nhứt độ được chín mươi sáu ức người thành A La Hán, hội thứ hai độ được chín mươi bốn ức người thành A La Hán, hội thứ ba độ được chín mươi hai ức người thành A La Hán. Đó là thời kỳ người ta gọi là Long Hoa Tam Hội.
Trong niềm tin dân gian, hình ảnh Đức Di Lặc còn tượng trưng cho sự may mắn. Trước cửa nhiều ngân hàng của người Hoa thường có tượng Đức Phật Di Lặc, có khi là hình ảnh nhà sư Bố Đại ngồi cười khoe rún với các trẻ nhỏ vây quanh, có khi đứng đưa cao hai tay lên trời miệng cũng cười toe toét. Đặc biệt, hầu hết các sòng bài tại Hoa Kỳ, nơi có đông cư dân gốc Á Châu, trước cửa thường để tượng Phật Di Lặc ngồi: Người ta tin là lấy tay xoa rún Ngài trước khi vào sòng bài sẽ gặp nhiều may mắn. Kinh Phật không hề dạy như vậy, nhưng niềm tin dân gian này đã thành huyền thoại và lây sang cả nhiều người da trắng. Theo một bản tin trên báo O. C. Register hai năm trước, một phụ nữ da trắng Hoa Kỳ trúng số độc đắc đã giải thích, mỗi khi mua vé số tại tiệm tạp hóa quen thuộc ở Huntington Beach, Quận Cam, bà luôn luôn lấy tay xoa bụng tượng Phật Di Lặc trên quầy tiệm này. Không hề gì, Phật Di Lặc không hề kỳ thị tôn giáo.
Mong chúng ta cùng hưởng một Mùa Xuân Di Lặc, bình an, may mắn, với đủ ý nghĩa của chữ Từ Thị - lòng yêu thương chúng sinh vô lượng.
- Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải
- Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định
- Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định
- Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách
- Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo
- Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận
- Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |