|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Ông người xã Yên Thượng, huyện Đông Ngàn, nay phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Thân phụ trước làm quan với nhà Lê được phong tước Trạch Trung hầu, sau khi Tây Sơn dứt nhà Lê, có khởi binh chống lại bị thua. Ông định nối chí cha, đi tìm người đồng chí để lo sự khôi phục. Vì bị truy nã, ông phải trá hình đi tu ở chùa Tiêu Sơn (thuộc tỉnh Bắc Ninh), lấy hiệu là Phổ Chiêu Thiền sư. Một người bạn đồng chí là Trương Đăng Thụ làm quan ở Lạng Sơn cho người đón ông lên đấy nhưng không được bao lâu Đăng Thụ mất, ông mới đến xã Thanh Nê (thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) là quê Đăng Thụ viếng bạn và ở đấy ít lâu. Phạm Thái được dịp biết người em gái của Đăng Thụ là Trương Quỳnh Như. Hai người thầm lén yêu nhau, làm thi văn tương tặng. Cha Quỳnh Như là Trương Đăng Quỹ biết rõ gốc gác Phạm Thái, cũng muốn gả con gái cho, nhưng bà mẹ không ưng. Bị ép lấy một người nàng không thuận, Quỳnh Như buồn bực mà chết (có sách chép là nàng tự ải). Phạm Thái từ khi công việc chống Tây Sơn thất bại lại mất người yêu, sinh ra chán đời, chỉ uống rượu li bì, tự hiệu là Chiêu Lì, đi lang thang khắp nơi, năm 37 tuổi thì mất ở Thanh Hóa.
Về thi văn Phạm Thái để lại, có bài Chiến tụng Tây hồ phú, những bài văn liên quan đến mối tình với nàng Quỳnh Như và mươi bài thơ ngâm vịnh ngẫu hứng thường tỏ dạ chán đời.
Về bài này chính tác giả có lời dẫn sau đây cho ta thấy rõ trường hợp mà ông sáng tác:
"Năm Canh Thân (1800) mùa hạ ta đến chơi với bạn ở Tràng An (tức kinh đô Thăng Long) nghe bạn ngâm bài Tụng Tây hồ phú. Hỏi ai làm ra bài ấy mà hay thế. Bạn rằng: Chương Lĩnh hầu Hữu hộ Lượng làm ra. Ta rằng: chao ôi! Hữu hộ Lượng à! Xưa hắn làm tôi triều Lê, nay ra làm ngụy, lại còn tụng Tây Hồ mà chẳng thẹn mặt? Ghét đứa nịnh làm sao! Nhớ xưa có bài thơ Chiến cổ, nay nhân bỉ kẻ làm bài tụng ta cũng làm bài chiến tụng để góp một chút trò cười với đời."
Vậy bài này có tính cách bút chiến, dùng để trả lời bài của Nguyễn Hữu Lượng về lập trường chính trị. Trong bài Tụng Tây Hồ phú, Nguyễn Hữu Lượng đã hết sức ca tụng cảnh đẹp, thịnh của Hồ Tây để gián tiếp ca tụng công đức, khí vận Tây Sơn. Trong bài chiến tụng này, Phạm Thái ngược lại, nêu ra những nét tiêu sơ ảm đạm của Hồ Tây, ngụ ý bỉ báng Tây Sơn bạo ngược, khiến cho vận nước suy đồi.
Cái đặc sắc của bài chiến tụng là tác giả đã khéo họa lại đủ 86 vần trong 86 liên của bài xướng mà ý tứ tân kỳ, lời lẽ rắn rỏi không thua kém gì bài xướng. Các liên phú cũng gò chắp công phu, trau tria bóng bẩy như:
Cái cô đình cho gió lọt hoa kề, lơ thơ cảnh đượm màu sương, dường tạo hoá đã in châu thuý bích - Con tiểu đĩnh đã mây che nước chở, lóng lánh sóng in sắc nguyệt, ngỡ khuôn trời còn đúc bạc đào châu. (liên 21)
Cành dưới trên sương hãy nhuộm màu xanh, ca ngư tử đã xua tan vầng ngọc thỏ - Cây ngang dọc tuyết vừa đông bãi bạc, địch mục nhi đã thổi sáng bóng kim ô. (liên 23)
Tác giả lại hay nhè chỗ Nguyễn Huy Lượng tán tụng Tây Sơn mà "đập lại" rất thú vị như:
Liên 60: Nay mừng: Trời phù chính thống - Đất mở hoành mô Liên 61: Quyền tạo hóa tóm vào trong động tác - Khí càn khôn vận lại trước đô du Liên 62: Nến hoàng thành đặt vững Long biên, ngôi bắc cực muôn phương đều cùng hướng - Đàn bắc trạch xây kề Ngưu chử, cảnh Tây hồ trăm thức lại phương phu Liên chót: Trước phượng đàn đứng sánh hàng loan, trông hồ cảnh tiến một chương li ngữ - Bên ngự đạo ngửa trông vầng nhật, nổi thanh sơn mừng muôn kỉ dao đồ |
Đến nay:Tan tành phong cảnh - Nát bét qui mô! Cơn thảo muội những gặp điều biến cải - Lúc phong trần khôn thấy hội đô du Nhận cố cung phai nhạt màu xưa, tới mộc thạch cũng đeo sầu tiêu xác - Xem hồ thuỷ thẹn cùng sắc nước, đến cỏ hoa đều ê ủ phân phu Giận vì thằng sao nỡ đặt Tụng Tây Hồ, bênh nguỵ tặc bỏ ơn đời đế thế - Cho nên đây phải hoạ vần chiến tụng, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ |
Câu truyện gặp gỡ xảy ra như đã nói trong phần tiểu sử. Bấy giờ Phạm Thái tuổi ngoài 20 và đương ẩn tích trong nếp áo thiền sư. Đến Thanh Nê để điếu người đồng chí xấu số, Phạm Thái được đón tiếp vào nhà như một người thân. Họ Trương là một gia tộc quyền quý, đức lệnh. Trương công, cha bạn, dò hỏi biết rõ gốc gác và chí hướng Phạm, đem lòng quý mến bội phần. Cô tiểu thư đôi lần ra vào nấp nom cũng thấy lần đầu rung động vì một bóng dáng hiên ngang. Kết quả là người tráng sĩ mềm lòng ở lại, đổi nếp áo thầy tu lấy nếp áo thầy đồ. Rồi giữa viện sách và buồng thêu, một mối tình thơ mộng nhất được dệt ra, gởi vào những bài thơ bóng gió kẹp trong một cuốn sách mượn đi trả lại. Nhưng tất cả đã lọt mắt ông cụ già. Ông thì thương song bà nhất định không thuận. Bẽ bàng chàng kiếm cớ ra đi. Và đến khi chàng trở lại thì nàng đã ra người thiên cổ.
Mối tình thơ mộng và bi thảm ấy đã để lại về phía Phạm Thái một ít thơ văn:
1.- Bài văn tế Quỳnh Như trước mộ nàng, có chỗ thảm thiết như:
Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi tình cho nấn ná nhân duyên - Mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh.
Cho đến nổi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm, chua xót cũng vì đâu, não nuột cũng vì đâu. Nay qua nắm cỏ xanh, thương người phận bạc, xụt xùi hai hàng tình lệ, giãi bày một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử.
2. Mấy bài thơ tỏ tình thương nhớ với người yêu mà đây là một:
GỬI TRƯƠNG QUỲNH NHƯ
Dảy hoa đun lá bởi tay trời,
Nghĩ lại tình duyên luống ngậm ngùi.
Bắc yến nam hồng thư mấy bức,
Đông đào tây liễu khách đôi nơi.
Lửa ân dập mãi mà không tắt,
Bể ái khơi hoài cũng chẳng vơi.
Đèn nguyệt trong xanh mây chẳng bợn,
Xin soi xét đến tấm lòng ai.
3. Truyện Sơ Kính Tân Trang:
Truyện kể cuộc tình duyên trắc trở của chàng Phạm Kim với Trương Quỳnh nương. Nguyên hai bên cha mẹ đã trao tặng lược gương (sơ: cái lược, kính: cái gương) để đính ước cho đôi trẻ, nhưng loạn lạc xảy ra khiến cho hai nhà xa nhau, không đường tin tức. Rồi Phạm Công mất, cửa nhà tan tác, Phạm Kim buốn đi ngao du, tình cờ tìm ra nhà Trương Công, được gặp Quỳnh nương, cùng nhau trao đổi thư từ. Nhưng lúc ấy, một vị đô đốc có quyền thế đến nhà họ Trương, xin hỏi và cưới ngay Quỳnh nương. Trương Công sợ hãi bối rối. Quỳnh nương biết không tránh được sự ép duyên nên nhắn tin để gặp gỡ vĩnh biệt Phạm Kim rồi uống thuốc độc tự tử. Phạm Kim buồn bã gởi thân nơi cửa Phật, mong dịu vết thương lòng. Trương Công lại còn một người con gái nữa là Thụy Châu. Khi trưởng thành gặp lúc vua ra lệnh tuyển cung nữ, Thụy Châu để tránh ẩn phải giả trai làm một đạo sĩ cùng một nữ tì giả dạng làm tiểu đồng, rời nhà đi ngao du. Thụy Châu đến chơi ngôi chùa của Phạm Kim, cùng vị thiền tăng này xướng họa rất là tương đắc. Sau đó Phạm Kim bỏ chùa tiếp tục việc học, không dè đến nhập môn chính Trương Công, và được Trương mến tài lưu lại trong nhà. Phạm có dịp nhận ra người con gái cải trang bữa trước, túc là Thụy Châu. Lại nhờ có những kỷ vật mà Phạm được nhận ra là con người của Quỳnh nương ngày xưa. Vành lược cũ đính ước cùng cô chị nay gài lên mái tóc cô em (thế là Sơ kính tân trang). Tuy nhiên dầu vui duyên mới chàng Kim vẫn nhớ nghĩa xưa.
Truyện này làm ra hẳn sau khi tác giả đã nếm trải hận tình (có thể chắc là làm trong những năm cuối đời Cảnh Thịnh). Như có thể thấy ở trên, chỉ là câu truyện của chính tác giả được cải trang đi đôi chút (tên học của các nhân vật thì lại quá bộc lộ). Tác giả thêm ra chi tiết ly kỳ, như sự đính ước từ trước giữa hai nhà, nhất là cả một hậu hồi đem mối duyên em cũng rất ly kỳ hứng thú để đền vào tình chị. Thât là một giấc mơ trong phòng văn của một chàng nghệ sĩ thất tình. Và ta có thể thấy trên mỗi trang truyện tâm hồn của tác giả bộc lộ đằm thắm. Tuy nhiên truyện kém nghệ thuật, kết cấu lôi thôi, lời văn thường nặng nề, chất phác. Câu thơ lục bát kém nhã luyện. Có thể dẫn đoạn tả nàng Trương Quỳnh làm thí dụ:
Trương Công là đấng nghiêm đường,
Vốn dòng ngọc diệp tên nàng Quỳnh thư.
Xuân hoa bữa ấy đang vừa,
Tuổi vừa đôi tám phong tư lạ lùng.
Thước tầm phong dạng bằng ông,
Lam pha mày liễu, mỡ đông da ngà.
Chiều cá nhảy vẻ nhạn sa,
Mặt long lanh nguyệt tóc rà rà mây.
Má hồng môi thắm hây hây,
Khổ mê thược dược, thức say hải đường.
Chiều sánh ngọc vẻ so vàng,
Ôi hoa vì sắc, ủ hương vì mầu.
Tóm lại về cuộc tình duyên trắc trở của ông, Phạm Thái đã ký thác nhiều trên trang giấy, để lại nhiều áng thi văn từ một hứng ấy nẩy ra. Song bên cạnh Phạm Thái, Trương Quỳnh Như cũng là một nữ sĩ, một cây bút nôm luyện tập. Ái tình trong con tim trong trắng của nàng cũng đã khơi nguồn cho mộng cho thơ. Nay còn lưu lại một số bài làm chứng tích cho cuộc tình duyên về phía Quỳnh Như. Ta thấy có những bài gởi cho Phạm Thái, những bài đề vịnh cảnh vật. Đây là một trong 12 bài thơ vịnh 12 giờ, cho ta thấy tâm trạng của cô xuân nữ lần đầu biết đến cái sầu tương tư.
VỊNH GIỜ SỬU
Đằng đẳng canh dài khá cách đêm,
Đìu hiu giờ Sửu giấc nào êm.
Tiếng hàn chiêm nện hơi sương lạnh,
Trận hỏa thang nung dạ sắt mềm.
Eo óc giục người gà nội quạnh,
Véo von gọi khách dế bên thềm.
Vắt tay ngang mặt mong cho sáng,
Thấy sáng mà sầu đã lại thêm.
Ngoài phần thi văn trên, Phạm Thái còn để lại nhiều bài thơ bình nhật ngẫu cảm. Đặc sắc nhất là những bài ông làm ra sau khi chí lớn không thành, mộng tình tan vỡ, cất bước lang thanh khắp nơi, tìm quên lãng trong men rượu. Những bài này thường lộ cái ý chán đời cùng cực, giọng khinh bạc và ngông ngạo. Như bài Tự trào:
Có ai muốn biết tuổi tên chi,
Vừa chẳn ba mươi gọi chút Lì.
Năm bảy bài thơ gầy gối hạc,
Một vài đứa trẻ béo răng nghê.
Tranh vờn sơn thủy màu nhem nhuốc,
Bầu dốc kiền khôn giọng bét be.
Miễn được ngày nào cho sướng kiếp,
Sống thời nuôi lấy chết chôn đi.
Hay bài Tự thuật:
Năm bảy năm nay cứ loạn ly,
Cảm thương thân phận lỡ qua thì.
Ba mươi tuổi lẻ là bao tá,
Năm sáu đời vua thật chóng ghê.
Một tập thơ sầu ngâm đã chán,
Vài be rượu lạt uống ra gì!
Thôi về tiên phật cho xong nợ,
Cái kiếp trần gian sống mãi chi!
Điểm lại văn học sử nước nhà, ta thấy câu truyện Phạm Thái Quỳnh Như trên quả là một trường hợp đặc biệt. Trong xã hội nho giáo ngày xưa, ở một gia đình nền lễ sân thi như họ Trương mà cô con gái dám tự do yêu đương, dám phản kháng lệnh hứa hôn của cha mẹ, lại dám tìm đến cái chết để khỏi phụ người yêu, thì tiếng nói của tình cảm, của cá nhân, của nữ lưu quả đã vươn cao lắm. Xem truyện, người ta có cảm tưởng như việc xẩy ra mới đây, hồi đầu thế kỷ này khi tư trào Âu Tây tràn vào phá vỡ luân lý Khổng Mạnh. Thì ra cơn sóng lãng mạn không phải không có những lúc xô dội ghê gớm trong xã hội nho giáo ngày xưa. Nhưng ta cũng cần đặt câu truyện vào thời đại của nó để dễ hiểu hơn. Thời Lê Mạt ở nước ta chính là thời loạn ly tàn phá. Những khuôn phép luân lý đã hết khắt khe. Tình cảm cá nhân được buông thả. Mặt khác nếp sống hưởng thụ, không khí dật lạc, phong thượng diễm tình nẩy nở, lan tràn từ vua chúa xuống quý tộc. Những áng văn đời Trịnh mà ta đã phân tích như Chinh phụ, Cung oán, Hoa Tiên là những vết tích văn học. Trường hợp Phạm Thái, Quỳnh Như đây là một bằng chứng xã hội.
Cứ xem câu truyện cùng thi văn họ để lại thì thấy cả hai đều là trong hạng nòi tình của xã hội thời ấy. Quỳnh Như là một gái khuê các, một thứ "người em sầu mộng trong song", hẳn từng là độc giả say mê của Tây Sương, Tình Sử. Gặp chàng hiệp sĩ như trong mộng tưởng, nàng đã theo trớn lãng mạn, hiến dâng cho tình yêu cả linh hồn, cả sự sống. Phạm Thái tuy nói có chí lớn muốn đánh Tây Sơn để khôi phục nhà Lê, song chẳng qua là khách khí của tuổi đôi mươi, một thứ lửa rơm mà vài thất bại con con đủ để dập tắt. Cái cốt cách của Phạm Thái là con người công tử năng tửu, năng thi của những gia đình hiển quý dưới chúa Trịnh, nhiều tài hoa hơn là chí khí, giầu tưởng tượng hơn là nghị lực. Cho nên soi vào đôi mắt giai nhân, gan tráng sĩ đã thành mây khói. Rồi từ đeo vết thương lòng, nhận sự thất bại như một định mệnh, coi chán đời như một chủ nghĩa, kéo dài tháng năm vô vọng trong rượu quán và thơ ngông. Phạm Thái ở địa hạt hàng động không nên trò trống gì nhưng dưới con mắt nhà văn học, hình ảnh của ông thật là quyến rũ. Người trai thời loạn ấy đã đeo gươm tráng sĩ, đã khoác áo thiền sư, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi đương tuổi thanh xuân, đeo nặng cuộc đời như một cùm xích, con người ấy quả cũng đã hội hợp được tất cả những gì gọi là lãng mạn trong quan niệm của chúng ta nay.
Trong những sáng tác của Phạm Thái và Quỳnh Như, còn lưu lại mươi bài Từ, đó cũng là một đặc sắc đáng chúng ta ghi nhận để kết thúc về đôi văn sĩ này.
Trong văn học Trung hoa, Từ là một thể thơ với những câu dài ngắn không đều và xuất hiện sau Thi. Đó là một thành tích của nhà thơ Trung hoa muốn phá vỡ những quy tắc khắt khe của bài Đường luật để đem lại cho điệu thơ nhiều biến đổi, cũng để thích ứng lời thơ cho việc phổ nhạc. Bài Từ khởi lên ngay từ đời Đường (Lý Bạch đã có làm, Ôn Đình Quân đời Vãn Đường thường chuyên), qua đời Tống thì rất thịnh hành. Bài Từ không có một khuôn khổ duy nhất. Các thi gia, nhạc gia chế ra nhiều điệu, đặt cho mỗi điệu một tên (có cả trăm điệu, kể mươi điệu quen biết: Bồ tát man, Ức Tân Nga, Mộng Giang Nam, Điệp luyến hoa, Tây giang nguyệt, Trường tương tư, Tố ai tình ...). Mỗi điệu có một số câu với số chữ và cách gieo vần nhất định.
Trong văn học ta bài Từ chữ Hán có ngay từ đời Lý (bài Từ nổi tiếng của sư Ngô Chân Lưu tiễn sứ giả Lý Giác, theo điệu Tống Vương Lang quy). Song về Việt văn thì có lẽ chỉ tới đây ta mới băt gặp lần đầu dưới ngòi bút của Phạm Thái và Quỳnh Như (1). Cũng bởi Từ (ngay trong tinh thần Trung hoa) là lối sáng tác nặng màu tình cảm, thường mượn tiết tấu uyển chuyển, lời lẽ nùng diễm, để đạo đạt những u tình, kiến ngộ, nhất là rất xứng hợp để bọn tài tử giai nhân khơi tả nỗi sầu tư luyến tưởng. Cho nên ta không lấy làm ngạc nhiên thấy xuất hiện dưới bút của đôi công tử tiểu thư Lê mạt này trong câu truyện tình duyên của họ. Tuy nhiên loại Từ này không thấy nẩy nở về sau, trừ có ngành ca Huế về sau lợi dụng nó rộng rãi, còn không thấy dưới ngòi bút các thi gia. Có lẽ phần vì nó lả lướt, phóng túng, không mực thước nghiêm trang như bài Đường Luật, nên không hợp với óc quy củ của nho gia ta, phần nữa vì nếu chỉ cần cho âm điệu biến đổi, tiết tấu phong phú thì ta đã có sẵn những lối song thất, hát nói, giầu nhạc tính hơn nhiều.
Trong những sáng tác của Phạm Thái và Quỳnh Như, bài Từ thường được lồng vào những câu lục bát hoặc song thất. Đây là hai thí dụ:
THĂM CHÙA NON NƯỚC
Trèo lên Dục thúy thăm chiền,
Non xanh nước biếc cảnh tiên dưới trần.
Thướt tha mây trắng một làn,
Như buông bốn phía cánh màn bạch sa.
Chim hót véo von chào khách,
Cỏ thơm hớn hở mừng ai.
Gió thu rung động mấy cành mai,
Khêu gợi hồn thơ lai láng.
Cầm bút đề lên thạch tảng,
Một bài cổ tích cảm hoài.
Nào người chiến sĩ kẻ văn tài,
Khôn hỏi Nước non đâu tá? (Trương Quỳnh Như)
GỞI TRƯƠNG QUỲNH NHƯ
Ai lên tử các thanh vân,
Hỏi thăm ả Tố, chiều xuân thế nào?
Cầm âm một khúc gửi trao,
Cậy lòng dì gió, đưa vào xuân cung.
Oanh yến véo von gọi khách,
Cỏ hoa hớn hở mừng ai.
Gió xuân hây hẩy giục đưa người,
Dễ khiến lòng thơ bối rối.
Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu,
Thung thăng phấn bướm dồi mai.
Vũ lăng xa diễn biết bao vời!
Khôn hỏi Đào Nguyên đâu tá?
Khôn hỏi Đào Nguyên đâu tá?
Giòng ngự câu đeo lá tình thi.
May thay một hội tương kỳ,
Đã bên tình phận lại bề phong lưu. (Phạm Thái)
Hai bài Từ trên đều theo điệu Tây giang nguyệt (2), có 8 câu, 50 chữ. Bài Từ Trung hoa hiện rõ ra giữa các câu thơ ta vì chỉ có cước vận.
Ghi Chú:
1) Thật ra ở "Tư Dung vãn" của Đào Duy Từ ta đã thấy có xen những bài đoản ca gồm vài câu trường đoản cú song không theo rõ một điệu từ nào. Trong nhiều truyện nôm (như Truyện Kiều) ta cũng thấy giữa lời thuật sự, tác giả thường xen vào những bài thi, từ của nhân vật, nhưng các bài thi từ ấy thường đều bằng Hán văn cả.
2) Tây giang nguyệt (cũng gọi là Bộ hư từ) là một trong những điệu từ ưa thích của nhà thơ Tàu. Để nhận rõ cách thức ta đã bắt chước như thế nào, có thể xét theo một bài từ chữ Hán, cũng điệu ấy, của Tô Thức đời Tống:
Hoàng châu trung thu
Thế sự nhất trường đại mộng
Nhân sinh kỷ độ tân lương.
Dạ lai phong diệp dĩ minh lang,
Khán thủ mi đầu mấn thương.
Tửu tiện thường sầu khách thiểu,
Nguyệt minh đa bị vân phương.
Trung thu thủy dữ cộng cô quang,
Bả tràn thể nhiên bắc vọng.
(Trong Tống từ Tam bách thủ)
Trong sách VNVHSGUTB có in thêm phần chữ Hán)
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (T. V. Phê)
• Trường hợp Phạm Thái Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
• Chiến tụng Tây hồ phú (Phạm Thái)
• Chiến tụng Tây hồ phú (Phạm Thái)
Chiến tụng Tây hồ phú (Thi Viện)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |