1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-12-2002 | VĂN HỌC

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như

        T.V. PHÊ
      Share File.php Share File
          

       

      Phổ Chiêu Thiền sư hộ tống linh cửu một người bạn cùng chí chiến đấu là Trương Ðăng Thụ từ Lạng Sơn về Nam Ðịnh - quê bạn- và ở đấy ít lâu. Cha bạn là Kiến Xuyên Hầu Trương Ðăng Quỹ làm bữa tiệc cảm tạ. Trong khi chủ khách chuyện trò, thiền sư vô tình nhìn thấy tấm rèm che cửa buồng gian bên động đậy, thiền sư đoán biết là có người đứng trong ghé mắt nhìn ra. 


      Thấy nhà sư đảng trí, luôn đưa mắt nhìn về phía cửa buồng bên, Kiến Xuyên Hầu hỏi:

      - Sư ông nhìn gì vậy?


      Nhà sư luống cuống. May sao ở ngay vách kề bức màn gần đấy có treo bức tranh lớn vẽ một tố nữ. Nhà sư bèn chữa thẹn bằng cách khen bức tranh đẹp và xin phép hỏi ai là tác giả bức danh họa này.


      Trương công cười:

      - Sư ông quá khen chứ nét vẽ còn non nớt lắm, vì họa sĩ chỉ là một người con gái mười sáu tuổi.


      Thiền sư kinh ngạc hỏi lại:

      - Bẩm tướng công, vậy ra ...


      Thấy thiền sư ngập ngừng, Kiến Xuyên Hầu tiếp lời:

      - Phải, tranh ấy chính tay tiện nữ Quỳnh Như phác họa.


      Thiền sư khen, cốt để Quỳnh Như đứng sau bức rèm nghe rõ: "Ðại tài kỳ nữ!" Và theo lời yêu cầu của Kiến Xuyên Hầu, thiền sư ngẫm nghĩ một lát rồi viết một mạch tám câu thơ chữ Hán vào chỗ trống của bức tranh:


      Thanh xuân tỏa liễu lãnh tiêu phòng.

      Cầm trục đình châm ngại điểm trang.

      Thanh rạng đỗ liên phi bất lục,

      Ðạm bi tạn cúc thái sơ hoàng.

      Tình si dị tố liêm biên nguyệt,

      Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.

      Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mỗi bận.

      Oanh ca nhật vĩnh các tiêu hương.


      Kiến Xuyên Hầu lại gần bức tranh dương mục kính đọc đi đọc lại bài thơ, bỗng ông giật mình thốt lên:

      - Trời ơi! Sư ông ... Phải rồi: Oanh, tranh, tình, thanh, xuân ... Giỏi thực, giỏi thực! Ðại tài, đại tài! Thật là Lý Bạch tái thế.


      Rồi ông đọc đảo ngược bài thơ chữ thành một bài thơ nôm, lời văn chải chuốt và tự nhiên:


      Hương tiêu gác vắng nhặt ca oanh,

      Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh,

      Sương đỉnh tường gieo từng dục mộng,

      Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.

      Vàng thưa thớt, cúc tan hơi đạm,

      Lục phất phơ, sen đọ rạng thanh,

      Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm,

      Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh.


      Kiến Xuyên Hầu ban thưởng thiền sư chén rượu đầy và nói:

      - Sao sư ông không đề ba chữ 'hồi văn cách' để người đọc hiểu ngay."


      Thiền sư vâng lời. Và theo yêu cầu của Kiến Xuyên Hầu, thiền sư cố sửa sang cho giọng mình lên bỗng xuống trầm, nhịp nhàng tình tứ để cất giọng bình văn. Ðến câu "nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình" thì không biết ngẫu nhiên hay định ý, thiền sư đăm đăm nhìn cái rèm rung động.


      Ðang lúc hứng chí, Kiến Xuyên Hầu dốc cạn nậm rượu vào chén mình rồi mở chóe, thân cầm gáo và phễu chiết đầy nậm, dù thiền sư đứng lên xin giúp ông cũng không chịu:

      - Tráng sĩ để mặc lão gia.


      Phạm Thái (chính chàng đang giả dạng thiền sư để dễ bề hoạt động) giật mình nhìn Trương công:

      - Thôi tướng công say rồi. Có tráng sĩ nào ngồi hầu rượu tướng công đâu?


      - Ờ mà có lẽ lão gia say thực. Lão gia nhìn thiền sư ra hẳn một tráng sĩ, nét mặt đầy dũng cảm, chí khí.


      Men rượu mỗi lúc một làm cho không còn ai tưởng đến giữ gìn nữa, bao tâm huyết về thời thế đem dốc hết ra trên mâm rượu. Rồi ánh sáng mấy ngọn sáp le lói chiếu vào hai cái đầu gục lên hai góc bàn, một cái bạc phơ và một cái tóc đen mới mọc lởm chởm (1).


      Phạm Thái là một danh sĩ cuối đời Hậu Lê, sinh năm 1777 (2) tại xã Yên Thượng, huyện Ðông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Thân phụ ông là Thạch Trung Hầu Phạm Ðạt, từng khởi binh chống Tây Sơn. Ông nối chí cha, đi tìm người cùng chí hướng để lo khôi phục nhà Lê. Vì bị truy nã, ông phải trá hình đi tu ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh), lấy hiệu là Phổ Chiêu Thiền Sư.Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, do cha ông từng làm quan nhà Lê, ông nối tiếp lý tưởng cần vương phục Lê. 


      Dưới cái nhìn của lịch sử hiện tại, phong trào Tây Sơn là lực lượng cách mạng cần có để thay thế chế độ vua Lê chúa Trịnh đã ruổng nát; nhưng Phạm Thái và đẳng cấp sĩ phu Bắc Hà thời đó hụt hẫng khi chứng kiến quyền lực của vua chúa mà họ từ lâu đời phục vụ, hưởng lộc, bỗng dưng sụp đổ, đổi đời. Họ càng không chịu nỗi khi thấy "giang sơn" của họ đã có chủ mới:

      Chư thần Tây Sơn ngả nghiêng truy hoan suốt đêm,

      Phía tả phía hữu tranh nhau ném thưởng

      Tiền bạc coi rẻ như đất bùn

      (Long Thành Cầm Giả Ca - Nguyễn Du)

      Do đó ông càng khinh bỉ khi thấy những kẻ xu nịnh hùa theo chế độ mới kiếm miếng đỉnh chung. Năm 24 tuổi ông viết bài phú "Chiến Tụng Tây Hồ" để "đập" lại bài "Tụng Tây Hồ" phú của Nguyễn Hữu Lượng rất thú vị. Ông từng nói về Nguyễn Hữu Lượng: "Xưa hắn làm tôi nhà Lê, nay ra làm ngụy, lại còn tụng Tây hồ mà chẳng thẹn mặt? Ghét đứa nịnh làm sao!"

       

      Bài Tụng Tây Hồ phú đã hết sức ca ngợi cảnh đẹp đẻ, tươi vui của Hồ Tây để gián tiếp ca tụng công đức, khí vận Tây Sơn. Ngược lại, bài Chiến Tụng Tây Hồ nêu ra những nét tiêu điều, ảm đạm của Hồ Tây, ngụ ý phỉ báng Tây Sơn bạo ngược, vận nước suy đồi! Mỗi bài có 86 liên, thí dụ 2 liên sau đây:

      Bài xướng (liên 60): Nay mừng: Trời phù chính thống - Ðất mở hoành mô!

      Bài họa: Ðến nay: Tan tành phong cảnh - Nát bét quy mô!


      Bài xướng (liên 62): Nền hoàng thành đặt vững Long Biên, ngôi bắc cực muôn phương đều củng hướng - Ðàn bắc trạch xây kề Ngưu chử, cảnh Tây Hồ trăm thức lại phương phu.

      Bài họa: Nhận cố cung phai lạt màu xưa, tới mộc thạch cũng đeo sầu tiêu sắc - Xem hồ thủy thẹn cùng sắc nước, đến cỏ hoa đều ê ủ phân phu (2).

      Hai bài phú đều là những áng văn trác tuyệt, có ý tứ tân kỳ, lời lẽ bóng bẩy, gò chắp công phu; đều được xếp vào chương trình học văn của nhà trường.


      Ðoạn văn ở đầu bài phỏng theo một đoạn tiểu thuyết lịch sử "Tiêu Sơn Tráng Sĩ" của Khái Hưng, mô tả cơ duyên tạo ra mối tình thật đẹp nhưng kết cuộc quá thương tâm của Phạm Thái và Trương Quỳnh Như. Nhờ xướng họa thơ văn, hai người mến tài nhau và thầm lén yêu nhau. Trai tài gái sắc, khó tránh khỏi cơn lốc của một cuộc tình thơ mộng. Ðây là một trong những bài thơ tỏ tình thương nhớ của Phạm Thái:

      GỬI TRƯƠNG QUỲNH NHƯ


      Dảy hoa dun lá bởi tay trời,

      Nghĩ lại tình duyên luống ngậm ngùi.

      Bắc yến nam hồng thư mấy bức,

      Ðông đào tây liễu khách đôi nơi.

      Lửa ân dập mãi mà không tắt,

      Bể ái khơi hoài cũng chẳng vơi.

      Ðèn nguyệt trong xanh mây chẳng bợn,

      Xin soi xét đến tấm lòng ai.

      Trương Quỳnh Như cũng là một nữ sĩ. Ái tình đã khơi dậy nguồn thơ của nàng. Nàng mượn cảnh vật để nói lên cái sầu tương tư, đêm đêm thao thức nhớ người yêu:

      VỊNH GIỜ SỬU


      Ðằng đẳng canh dài khá cách đêm,

      Ðìu hiu giờ sửu giấc nào êm.

      Tiếng hàn-chiêm nện hơi sương lạnh,

      Trận hỏa thang nung dạ sắt mềm.

      Eo óc giục người gà nội quạnh,

      Véo von gọi khách dế bên thềm.

      Vắt tay ngang mặt mong cho sáng,

      Thấy sáng mà sầu đã lại thêm.

      Phạm Thái cũng để lại một truyện bằng thơ lục bát có tên "Sơ Kính Tân Trang" (sơ: cái lược, kính: cái gương) mục đích ký thác tâm trạng và mối tình của chính tác giả qua hai nhân vật Phạm Kim và Quỳnh Thư. Truyện này từ kết cấu đến lời thơ không có gì đặc sắc lắm. Ngoài ra trong những sáng tác của Phạm Thái và cả Quỳnh Như còn lưu lại mươi bài Từ (thể thơ với câu dài ngắn không đều, xuất hiện sau Thi, nhằm đem lại cho điệu thơ nhiều biến đổi, dễ phổ nhạc). Theo GS Phạm Thế Ngũ thì trong văn học ta bài Từ chữ Hán có ngay từ đời Lý, song về Việt văn thì có lẻ Phạm Thái và Quỳnh Như là hai người khởi đầu (2).


      Mối tình thơ mộng ấy kết thúc thật đau thương: mặc dầu cha Quỳnh Như biết rõ gốc gác, mến phục tài năng cũng như chí hướng cuả Phạm Thái nên muốn gả con gái cho; nhưng bà mẹ không bằng lòng. Bẻ bàng chàng ra đi. Bị ép lấy một người nàng không thuận, Quỳnh Như quyên sinh. Khi trở lại chàng chỉ còn biết khóc nàng bằng bài văn tế trước mộ rất thảm thiết:

      "Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi tình cho nấn ná nhân duyên - Mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh.

      Cho đến nổi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm, chua xót cũng vì đâu, não nuột cũng vì đâu. Nay qua nấm cỏ xanh, thương người phận bạc, xụt xùi hai hàng tình lệ, giải bày một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử."

      Chí lớn không thành, mộng tình tan vỡ, Phạm Thái sinh ra chán đời, tìm quên lãng trong men rượu. Chàng đi lang thang khắp nơi, nốc rượu như nốc nước vối, uống li bì chẳng nói chẳng rằng với ai nên có biệt hiệu là Chiêu Lì. Thật là thương tâm khi tưởng tượng hình ảnh một người thất chí, thất tình, luôn say sưa, ngất ngưởng, xiêu vẹo với be rượu thường cặp bên mình:

       

      Sống ở dương gian đánh chén nhè,

      Thác về âm phủ cắp lè kè.

      Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?

      Be!


      Trong giai đoạn này Phạm Thái để lại nhiều bài thơ rất đặc sắc, giọng điệu khinh đời, ngạo mạn:


      TỰ THUẬT


      Năm bảy năm nay cứ loạn ly,

      Cảm thương thân phận lỡ qua thì.

      Ba mươi tuổi lẻ là bao tá,

      Năm sáu đời vua thật chóng ghê.

      Một tập thơ sầu ngâm đã chán,

      Vài be rượu lạt uống ra gì!

      Thôi về Tiên Phật cho xong nợ,

      Cái kiếp trần gian sống mãi chi!


      Ông chết năm 1813 ở Thanh Hóa, hưởng dương 37 tuổi. Ông chỉ sống rất ngắn nhưng khá trọn vẹn kiếp nhân sinh: ông đã có một người tình chết vì mình, đã đeo đuổi họp đàn với đẳng cấp để thực hiện một lý tưởng và lao mình vào kháng chiến từ những năm còn rất trẻ, ông đã là một nho sĩ, một chiến sĩ từng khoác áo thầy tu để đi khuyến phả ... ông đã lựa chọn và đam mê sống gần như trọn vẹn ý hướng của mình, kể cả mươi năm cuối đời li bì trong sóng rượu! (3)

       

      Trong văn học sử nước ta, chuyện tình Phạm Thái & Trương Quỳnh Như quả là đặc biệt. Nàng là gái khuê các -trong xã hội nho giáo khe khắc ngày xưa- đã dám tự do yêu đương, dám phản kháng lệnh của cha mẹ để hiến dâng cho tình yêu cả linh hồn và sự sống! Tưởng chuyện như mới xảy ra ở thời đại ngày nay! Còn chàng là công tử tài hoa con nhà hiển quí, văn võ song toàn; dũng cảm đeo gươm tráng sĩ, làm trai thời loạn quyết khôi phục lại vương triều mà cha ông đã từng lâu đời phục vụ. Ðối với tình yêu cũng thật nồng nhiệt. Về mặt hành động tuy không kết quả, rốt cuộc chỉ là "Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt mỹ nhân"; nhưng về mặt biểu tượng, hình ảnh của ông thật là lãng mạn, quyến rũ!


      T. V. Phê

      (5/12/02)

      (1) Phỏng theo một đoạn trong tiểu thuyết lịch sử "Tiêu Sơn Tráng Sĩ" của Khái Hưng

      (2) Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên II (Phạm Thế Ngũ) NXB Ðại Nam trang 247-256

      (3) Sống ở dương gian (Lưu Văn Vịnh), Khởi Hành số 58 tháng 8/2001 trang 28.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Link (Pham Thai & Truong Quynh Nhu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Pham Thai & T. Q. Như

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (T. V. Phê)

      Trường hợp Phạm Thái Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Chiến tụng Tây hồ phú (Phạm Thái)

       

      Tác phẩm của Pham Thai & Trương Quỳnh Như

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Chiến tụng Tây hồ phú (Phạm Thái)

      Chiến tụng Tây hồ phú (Thi Viện)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)