1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhất Linh người định nghĩa sống và định nghĩa chết (Lưu Văn Vịnh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      4-07-2009 | VĂN HỌC

      Nhất Linh - người định nghĩa sống và định nghĩa chết

        LƯU VĂN VỊNH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Nhất Linh
         (Nguyễn Đình Thuần vẽ)

      Hè 1963, cả nước bàng hoàng nghe tin Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tự tử, Vũ Hoàng Chương, một thi hữu trẻ của thời Tự Lực làm câu đối viếng người anh Cả của văn đoàn:

      "Nhất khả đoạn, nhị khả tuyệt, nhi tam bất hủ" (1)


      Ở nhà trường, ban giáo sư xúm quanh thi sĩ họ Vũ tán thưởng vế câu đối của ông, vừa hay, vừa thâm, vừa khéo ... hai chữ đoạn tuyệt nổi rõ, nhất nhị tam rất chỉnh, che được mắt kiểm duyệt vì thâm ý nhà Nho đặt ngầm vào hai câu mang chữ khả như động từ, nhất khả đoạn, nhị khả tuyệt, nghe rờn rợn như lời chú lời rủa, đời cha thì đứt đoạn, đời con tuyệt nòi ...

      Nhưng chẳng phải chỉ có thế hệ 1940 như Vũ Hoàng Chương mới căm phẫn hộ ông, liên tiếp mấy thế hệ quốc gia, 1950, 1960 ... đều ngưỡng mộ ông như cây đại thụ, một người anh Cả ... cho đến lớp trẻ con như người viết, từng trốn học nằm nhà đọc Anh Phải Sống, Gánh Hàng Hoa, Đoạn Tuyệt, Đôi Bạn ... vào tuổi lên 10 ở trường Hàng Vôi Hà Nội, cũng mặc nhiên coi ông như một lãnh tụ tinh thần xứng đáng, một gà nhà mỗi lần phải mang ra so sánh với các ông ở hàng ngũ khác!

      Một mẫu người kẻ sĩ đất Việt, uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di, không thành công thì ít ra cũng thành nhân, chẳng xoay chuyển được thời cuộc bão tố, nhưng ít ra cũng không gây họa cho đất nước, không dối giá dân tộc đồng bào, đánh bài thua nhưng không bịp để thắng ... trong trường kỳ, mẫu người trong Tâm hơn Thuật như Nguyễn Tường Tam sẽ cùng với hào kiệt Lạc Hùng, đứng cao trên bảng danh nhân bất hủ.


      Cuộc đời Nhất Linh tỏa ra sức thu hút, cả một lớp người biết đọc biết viết biết nhìn, luôn luôn hãnh diện được mẫu người như ông trong đẳng cấp, một hình dáng đẹp, hùng, trên mảnh đất quê hương vương đạo Việt Nam. Tôi nghĩ đến Lý Đông A như một kỳ bí, đến Trương Tử Anh như một liệt sĩ, đến Huỳnh Phú Sồ như một lãnh tụ tôn giáo từ đồng cỏ grass root miền Nam dấy lên, đến cụ Nguyễn Hải Thần như một lãnh tụ của thời Đông Kinh Nghĩa Thục chứ không phải là của thời 1945 ... rút lại, vẫn thấy gần với Nhất Linh hơn, có lẽ vì quen ông qua tiểu thuyết, mến hình ảnh cách mạng lãng mạn của Dũng, một nhân vật trí thức dấn thân, bên cạnh Loan, một người nữ bạn đường ... có khác chi sợi dây đồng chí tuyệt đẹp giữa Nguyễn Thái Học và Cô Giang?


      Ông đã sống trọn vẹn lý tưởng mà bất cứ kẻ sĩ nào cũng hoài bão, dùng chất xám, dùng sức lực, dùng bút, dùng lời ... dâng hiến chút gì cho tổ quốc, cho mảnh đất đã nuôi dưỡng mình, cho đàn chim cùng bay trên một bầu trời quê hương ... giá ông hay loại người như ông thành công làm chủ tịch, tổng thống ... thì chắc người dân chẳng phải nghe những lời dối trá kệch cỡm "chẳng gì quý hơn .. Ôi Stalin hỡi Stalin ... thương ông thương mười ..." hoặc ngô nghê như Tầu nói tiếng Việt "làm tốt ... người người thi đua ..." hoặc vớ vẩn cầu ơn dưới ơn trên phò hộ!

      Ông thuộc thế hệ 1900, nhưng không già cỗi, ông có tinh thần khoa học, vượt trên loài ếch ngồi đáy giếng, đủ bản lĩnh để không đi vay mượn Tây Tàu Nga Mỹ về lòe bịp đồng bào, ông là chất men tinh lọc của giống nòi, bất khuất không cầu danh thủ lợi. Nước Văn Lang truyền thống văn hiến, không trọng kẻ sĩ, không lấy kẻ sĩ lãnh đạo thì lấy ai? lấy "con tôm đít lộn đầu" (Học Lạc), lấy cấp sân hận đầy người lumpen proletariat lên chăng?


      Sau khi lớp Yên Bái rơi đầu xuống, quốc gia Việt vương đạo rơi vào khoảng trống lớn ... lớp người Nguyễn Thái Học dấy phát từ đồng cỏ, grasx root của miền đất cổ Việt, tiếp nối mạch sống, mạch Lạc Hùng, luân lưu từ Vạn Hạnh, Công Uẩn, tới Hưng Đạo, Nguyễn Trãi ... lúc chìm, lúc nổi, nhưng chẳng bao giờ mất, vẫn bất tử trong dòng sinh mệnh đất nước ... Lớp này, trạc tuổi Nhất Linh, còn giữ phong thái Việt Nho, vững vàng trong truyền thống đẹp quê hương làng mạc, tuy bắt đầu thâu nhập văn hóa Tây phương, nhưng hai chân đứng rất vững trên đất Viêm Việt, như cổ thụ, chẳng có sức nào bứng lên được. Đấy là những cây Thiện còn lại của dân tộc, bảo vệ giống nòi, thăng hoa đất nước, thiếu những cây Thiện này, thì khu rừng Việt chỉ còn lại khỉ, cáo, rắn độc mà thôi!

      Đôi khi hậu thế ngậm ngùi cho cha anh, cũng như đã ngậm ngùi cho chí Thiện sáng như sao Khuê của Nguyễn Trãi, cha anh thất bại chẳng phải vì thua tài kém trí, mà chỉ tại ôm ấp căn cơ bản thiện, giữ lòng thành với làng nước ... nên phải nuốt hận trên bàn cờ đa trá trước những tay cờ gian bạc lận quốc tế, mang mánh khóe ngụy biện từ xa về lòe bịp đồng bào ... lòe bịp những Lý Toét Xã Xệ ngây thơ, bụng dạ thẳng như ruột ngựa, nên họ hèn hạ ác độc mà vẫn thắng! Nói yêu nước thương nòi thì dễ, nhưng yêu nước thương nòi mà không nhắm danh với lợi thì họa hiếm. Một Nguyễn Xuân Chữ từ chối trợ giúp của quân Nhật để tiêu diệt Việt Minh CS, một Nguyễn Tường Tam bỏ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao ... chẳng phải họ tìm tiếng thơm, cũng chẳng phải họ dại, mà chính vì bản chất "toàn kỳ thiện vi trung" (Trạng Trình) khiến họ không thể nhúng tay vào việc độc, dù là dĩ độc trị độc chăng nữa!


      Trong cõi hỏa mù của Sử Việt, một cây cổ thụ như Nhất Linh vượt lên làm câm họng những ai phỉ báng "phe quốc gia đi theo phong kiến thực dân Bảo Đại," bẻ gãy những lập luận chủ quan phiến diện "những người chống họ Ngô đều do Mỹ giật dây cả"! Nhất Linh khởi đi cùng với lớp sĩ phu muốn cánh tân xã hội, tiếp nối ý chí của Đề Thám, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, cống hiến sức lực cho công tác Ánh Sáng, cống hiến tâm gan cho Phong Hóa Ngày Nay. Từ 1932 đến 1945, chỉ có hơn mươi năm mà ông và các thân hữu đã tự lực gây nên những phong trào văn hóa glasnost đổi mới, từ lối ăn mặc đến văn chương thơ phú, từ kẻ sĩ trói gà không chặt đến trí thức dấn thân xã hội, từ phong kiến quan liêu đến đòi hỏi dân chủ tự do ... để cả một thế hệ thanh niên trí thức sinh viên học sinh hùa theo, tự lực, chẳng có viện trợ từ trung ương quốc tế nào, bám chắc trên đất Việt, thâu hóa Tây học mà không vong thân vọng niệm vào các chủ nghĩa từ Nga Hoa Do Thái truyền nhiễm sang. Đấu óc khoa học, cốt cách văn hào, phong cách phóng khoáng, nên ông không vướng víu mắc kẹt trong ngôn từ chủ thuyết của thời đại giáo điều ý hệ, tư cách ấy, tạo nên tiếng thơm lan tỏa rất xa, mọi phe phái nể ông vì không tìm ra được nét tiểu nhân nơi kẻ cả!


      Nhất Linh đã định nghĩa đời sống: đam mê nhập thế cuộc, đóng một lúc nhiều vai trong cuộc hí trường theo đòi hỏi của đất nước xã hội, lúc dụng văn, lúc dụng võ, lúc ra báo, lúc bôn ba lo liệu cách mạng, lúc ngồi vào bàn hội nghị, lúc rũ áo chơi lan, lúc chống độc tài, lúc tìm kiếm gây dựng văn hữu, lúc là nhà khoa học, lúc thổi hắc tiêu, lúc vẽ tranh ... ông đã sống nhiệt thành cho chính mình và cho người, ông, như Nguyễn Công Trứ, không phí phạm cuộc sống, không chịu "nát với cỏ cây", ông tận kỳ tính chứ không tiêu cực "mọi cố gắng đều vô ích" (tous les efforts sont inutiles) như chủ trương hiện sinh ... Tôi nhớ tới lời khuyên đâu đó của ông: rửa chén bát mà rửa một cách kỹ càng say sưa như nghệ thuật thì không thấy việc rửa bát là nặng nhọc nữa ... đặt giấy bút sẵn sàng trên bàn, cứ ngồi vào viết, đừng chờ có hứng rồi mới chịu ngồi xuống, mỗi ngày viết một trang, một năm sẽ xong tác phẩm 365 trang ... tiểu thuyết hay trên thế giới thường chẳng có xếp đặt tình tiết cốt truyện gò bó gì cả, mà lời văn thường giản dị như chẳng có bút pháp ...


      Ông sống chưa đầy 60 tuổi (2), nhưng đời ông trải rộng và dài ra như cuộc sống nhân lên dăm bảy lần, bằng mấy cuộc đời cộng lại, ăm ắp tri hành, đúng như Shakespeare đã viết về loại người sống hết mình, sống đam mê, biết định nghĩa sống cho mình và cho người trên cõi "nhân sinh thị bi kịch, càn khôn nhất hí trường" này:

      All the world's a stage

      and all the men and women merely players:

      and one man in his time plays many parts,

      his acts being seven ages

      Shakespeare - As You Like It

      Thế gian sân khấu hí trường

      vào ra bao kẻ đóng tuồng mà thôi

      một người sống trọn cho đời

      sắm vai đa dạng bằng mười kiếp ta ...


      Nhưng hơn thế, Nhất Linh không những đã chọn lựa lối sống mà còn chọn lựa cả lối chết, ông vào ra sân khấu như một thiền sư đạt đạo vô úy vô chấp, vượt trên sinh tử, ngồi ngay ngắn trên chiếu, định, quán, rồi xuất, rồi thăng ... Thời 1951 trước khi vào Sài Gòn, Nhất Linh từng ngồi vẽ một bức chân dung lớn ghi dấu hình ảnh bà mẹ ông mặc áo nâu ngồi tụng kinh như bao bà mẹ hiền Việt Nam ... Ông nói từ lâu "tôi mà tự tử thì chẳng ai biết tôi dùng loại độc nào ..." và ông đã làm, đã chọn cách chết, đã chọn lúc chết ... "đời tôi để cho lịch sử xử ...", ông là loại "hổ nhớ rừng" chẳng thể để cho đàn kiến đen bọ hung bọ xít xúc phạm ... Một ngọn lửa bi trí dũng vừa bùng lên thì một vì sao Bắc đẩu chọn giờ lặn xuống, ngọn lửa có tác dụng soi sáng vô minh, ngôi sao tắt có tác dụng dìm cung đường thành quách bất lương vào bóng tối ... Cái chết của ông đã định nghĩa luôn cả cuốc sống, sống cho ra sống, chết cho ra chết, ông là một chiến sĩ, tới cùng, chọn da ngựa bọc thây.

      Dòng sử Việt, quả thât lâu lâu mới phát ra một hào kiệt như vậy.


      Lưu Văn Vịnh

      (Thế Kỷ 21 số 159 July 2002, trang 81)

      (1) Chúng tôi chỉ nhớ được một vế, đăng trên báo Ngôn Luận, Sài Gòn, năm 1963 - Độc giả nào nhớ được cả hai vế câu đối của Vũ Hoàng Chương xin bổ túc. Đa tạ.

      (2) Cứ theo tài liệu thì Nguyễn Tường Tam sinh năm 1905, Nguyễn Tường Long sinh năm 1906. Theo số tử vi do cụ Thiên Lương ghi lại thì ông tuổi Bính Ngọ, sinh ngày 25 tháng 7 giờ Dần, mà tháng 7 ta thì thuộc năm 1906. Lá số cho thấy Mệnh đóng cung Ngọ có Thái tuế, đường đường chính nhân quân tử, sống có sứ mệnh sống, cốt yếu văn khúc kình dương hai sao chủ văn nghiếp, thêm tấu thư chiếu, nên ông là lãnh tụ văn hóa hơn là chính trị. Cung Ngọ thuộc Hỏa bị Thủy từ Tý cung Di chiếu lên áp đảo, nên quân tử thua tiểu nhân. Kình dương cũng có khì biến thể thành lưỡi gươm, hợp với bọn Thiên khốc thiên hư đại hao ... đưa ông vào cửa tử. Năm 58 tuổi ta, 1963, tiểu hạn gặp phục binh thiên hình, ông phải lìa đời. Nhìn cung Phúc, dòng họ làm nên (Văn Xương, Khoa, Quyền, Lộc) phát khoa bảng, phá cách Đại Tiểu hao, Thiên mã, Tang môn, Cô thần, Khốc Hư: anh em lý tán, chết yểu ... So với thực tế, lá số này có thể đúng là số Nguyễn Tường Tam.


      Sau đây là các câu đối của Vũ Hoàng Chương:

      Câu đối thứ nhất

      - Sổ thập niên bút mặc thành danh, nhất khả đoạn nhị khả tuyệt, nhi tam bất hủ.

      - Song thất dạ vân tiêu lạc phượng, tiền phong hóa hậu văn hóa, ư trung lập ngôn.

      Câu đối thứ hai

      - Người quay tơ đôi bạn tối tăm, anh phải sống lẽ nào đoạn tuyệt?

      - Đời mưa gió lạnh lùng bướm trắng, buổi chiều vàng đâu nữa nắng thu?

      Câu đối thứ ba

      - Đời nay mấy mặt tiên tri, thế đó: nửa thương nửa giận!

      - Văn bút hai ta cố vấn, giờ đây: một mất một còn!

      (Sài Đô, 11-7-1963)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Âm Thanh Từ Một Bọc Trứng Lưu Văn Vịnh Nhận định

      - Nhất Linh người định nghĩa sống và định nghĩa chết Lưu Văn Vịnh Khảo luận

    3. Bài viết về văn hào Nhất Linh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nhất Linh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhất Linh Sống Mãi (Trần Yên Hòa)

      Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... (Nguyễn Tường Thiết)

      Nhân ngày giỗ Nhất Linh 7/7 Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (Đặng Tiến)

      Nho Phong và Người Quay Tơ như là những báo hiệu thiên tài của một nhà văn (Nguyễn Văn Sâm)

      Những ngọn cỏ may trong truyện Nhất Linh (Lê Hữu)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)

      Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Nhất Linh người định nghĩa sống và định nghĩa chết (Lưu Văn Vịnh)

      Cúc Xưa (Nhất Linh)

      Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (T. V. Phê)

      Nhất Linh (Thụy Khuê)

       Tủ sách Talawas:

      - Chân dung Nhất Linh (Hồi ký, nhiều tác giả)

      - Đọc bản thảo của Nhất Linh (Võ Phiến)

      - Tạp chí VĂN, Hoài niệm Nhất Linh (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Nhất Linh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Cúc Xưa (Nhất Linh)

      - Giòng sông Thanh Thủy, Xóm Cầu Mới

      - Viết và đọc tiểu thuyết (Talawas)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)