1. Head_

    Anh Bằng

    (5.5.1926 - 12.11.2015)

    Cao Xuân Huy

    (.9.1947 - 12.11.2010)

    Trần Thái Đỉnh

    (14.11.1922 - 12.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cúc Xưa (Nhất Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-09-2002 | VĂN HỌC

      Cúc Xưa

        NHẤT LINH
      Share File.php Share File
          

       


      Tranh Hoa Cúc, Nhất Linh vẽ năm 1948

      Mấy bông cúc này tôi vẽ cách đây đúng 12 năm (1948) và lại đúng vào năm Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long mất. Chậu cúc này do chính tay Hoàng Đạo mua về để bày tết, trang hoàng một gian nhà tiều tụy ở một làng hẻo lánh Quảng Đông, nơi mà hai anh em, sau việc Bảo Đại ký kết hiệp ước Bolaert, rút lui về để nghiên cứu một lý thuyết quốc gia khà dĩ tập trung được hết thảy các khuynh hướng rời rạc trong hàng ngũ chống cộng. Năm ấy công việc nghiên cứu đương tiếp tục thì cái chết đột ngột của Hoàng Đạo làm gián đoạn.

      Ngoài việc bày cúc mừng tết, chúng tôi có dán câu đối, Hoàng Đạo thì nghĩ câu đối, tôi thì viết chữ. Đôi câu đối dán ngay chỗ Hoàng Đạo ngồi viết đến nay tôi còn nhớ:

      Tĩnh chỉ thanh u xứ

      Nhàn quan thiên hạ xuân

      (ngồi yên ở một nơi thanh u

      nhàn nhã ngắm xuân thiên hạ).


      Câu ấy diễn đúng cái cảnh của hai anh em chúng tôi vì ở một nơi hẻo lánh và cũng tả đúng cái cảnh ngắm xuân thiên hạ (xuân ở hải ngoại). Nhưng cũng là báo trước cái chết của Hoàng Đạo.

      Ngồi yên ở nơi thanh u tức là nằm trong mộ lạnh, mà xuân từ nay chỉ là xuân của thiên hạ thôi, riêng mình không bao giờ có mùa xuân nữa.

      Cũng năm ấy làm thơ khai bút Hoàng Đạo lại có viết một câu:

      Nhất chiêu, thừa Bạch hạc

      (một sớm cưỡi con hạc trắng)


      Bạch Hạc là tên làng chúng tôi ở.

      Quả nhiên, một sớm Hoàng Đạo ra đi không trở về nữa, đúng như câu thơ Đường:

      Hạc vàng đi không trở lại.



           Bìa báo Văn Hóa Ngày Nay
          do Nhất Linh chủ trương

      Ở cái buồng nhỏ của tôi dán đôi câu đối:


      Nhàn muôn hướng sơn lộ

      Thu nguyệt mãn thư phòng

      (Cửa nhà mở nhìn ra con đường núi

      Trăng thu chiếu vào đằng phòng khách)


      Câu ấy cũng vận vào cái cảnh 9, 10 năm sau tôi về rồi ở vùng rừng núi Đa Mê. Tết này vừa đúng mười năm; trông hoa lại nhớ tới người và bông hoa như còn giữ lại cái vui của mùa xuân tha hương cũ và nỗi buốn thương nhớ người xưa. Nhưng tôi tự an ủi hai mươi nhăm năm nữa (tôi tin thế) sẽ lại gặp Hoàng Đạo ở một thế giới khác!

      Mắt mờ lệ nhớ người xưa

      Mười năm thương nhớ bây giờ chưa nguôi.

      Trông hoa lại nhớ đến người,

      Hoa xưa xuân cũ biết đời nào quên,

      Cảnh tiên còn gặp người tiên,

      Đôi lòng muôn thuở còn nguyên vẹn lòng.

      Nhất Linh, 7-1-59

      Nhất Linh

      (Trích Văn Hóa Ngày Nay số Xuân 1959)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cúc Xưa Nhất Linh Tạp bút

    3. Bài viết về văn hào Nhất Linh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nhất Linh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhất Linh Sống Mãi (Trần Yên Hòa)

      Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... (Nguyễn Tường Thiết)

      Nhân ngày giỗ Nhất Linh 7/7 Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (Đặng Tiến)

      Nho Phong và Người Quay Tơ như là những báo hiệu thiên tài của một nhà văn (Nguyễn Văn Sâm)

      Những ngọn cỏ may trong truyện Nhất Linh (Lê Hữu)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)

      Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Nhất Linh người định nghĩa sống và định nghĩa chết (Lưu Văn Vịnh)

      Cúc Xưa (Nhất Linh)

      Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (T. V. Phê)

      Nhất Linh (Thụy Khuê)

       Tủ sách Talawas:

      - Chân dung Nhất Linh (Hồi ký, nhiều tác giả)

      - Đọc bản thảo của Nhất Linh (Võ Phiến)

      - Tạp chí VĂN, Hoài niệm Nhất Linh (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Nhất Linh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Cúc Xưa (Nhất Linh)

      - Giòng sông Thanh Thủy, Xóm Cầu Mới

      - Viết và đọc tiểu thuyết (Talawas)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thây Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)