1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tô Đình Sự, Người Ngoài Chân Mây Thênh Thang (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-9-2019 | VĂN HỌC

      Tô Đình Sự, Người Ngoài Chân Mây Thênh Thang

         NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Tô Đình Sự
         (1-5-1944 - 13-10-1970)

      Trong những bạn bè văn nghệ thân quen và có nhiều giao tế liên tay trên bước đường hoạt động nghệ thuật ở thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, có lẽ Tô Đình Sự là một trong những người bạn đồng hành, thường xuyên liên lạc trao đổi sáng tác và tin tức liên quan nhau. Tuy nhiên, không như những bạn hữu hoạt động tại Sài thành như Nguyễn Lê La Sơn, Hà Thúc Sinh, Phạm Nhã Dư, Trần Phù Thế, Phù Sa Lộc, Lộc Vũ, Thụy Miên... thì chuyện gặp gỡ trà dư tửu hậu hầu như thường xuyên không bao giờ có khoảng cách của thời gian hò hẹn.


      Với Tô Đình Sự, những lần du ngoạn về phố thị phương Nam, là cả một sắp đặt dự trù của người đi và cả người đón. Trong giai đoạn chiến tranh bộc phát, đường xá cũng đầy trở ngại, giao thông lạc hậu nên con đường quốc lộ dài hơn 400 cây số từ Phan Rang vào Sài Gòn, cũng khiến khách viễn du mất nhiều thời gian chờ đợi. Nhiều lúc cái khó khăn trở ngại trong cuộc hành trình cũng giúp sự tao ngộ tăng thêm phần giá trị quý giá hơn. Quen biết với Tô Đình Sự trong những năm tháng tuổi trẻ còn mang nặng nhiều say mê văn nghệ, những chú ý danh tính nhau trên từng bài thơ đăng trên các tờ nhật báo hay tạp chí, hầu như là chuyện thường tình. Có lúc thích thú một vài câu thơ tâm đắc khiến tự dưng ghi nhận nhau như những bằng hữu đã thân quen từ những góc nhỏ trí nhớ xa xôi nào.


      Khoảng năm 1964 - 1967, thỉnh thoảng Tô Đình Sự và tôi thường đang chung trên trang thơ Tiền Tuyến do nhà thơ Viên Linh và Hoàng Anh Tuấn tuyển chọn, lúc này Tô Đình Sự còn bút hiệu Song Nguyên Hoài Thảo. Song Nguyên Hoài Thảo được dùng đăng rải rác ở các báo, đến năm 1967 khi xuất bản thi phẩm Vùng Trú Ngụ, thì anh đoạn tuyệt với dĩ vãng và dùng chính tên họ Tô Đình Sự để chuyển sang một hướng sáng tác mới. Tình trạng này cũng có khá nhiều anh em thời đó, can đảm dùng chính thức tên họ như một cầu chứng với bước đi mới trong văn học nghệ thuật, như một Vũ Thúy Thụy Ca (Đặng Tấn Tới), Mây Viễn Xứ (Lâm Hão Dũng)... Giao thiệp với Tô Đình Sự trong thời gian này, cũng chỉ là một sự tương đắc kính trọng nhau qua tài hoa, nên sự thân quen chỉ đến lúc gặp Tô Đình Sự qua hướng dẫn của Phạm Nhã Dự, Nguyễn Lê La Sơn và Yên Bằng, thì tình cảm càng đậm đà.


      Lối sống phiêu bạt, mang chút dáng dấp thư sinh hiền dịu nên Tô Đình Sự dễ dàng trao đổi cảm thông với bạn bè. Chúng tôi thường hẹn hò những buổi sáng tương giao tại Quán sách cô Nga đường Nguyễn Trung Trực - Lê Lợi, nơi đó bắt gặp nhiều nhân tài tứ phương hội ngộ. Phạm Nhã Dự và Tô Đình Sự như cặp bài trùng, đối xử nhau tương kiến như giữa người thân ruột thịt, chính hai anh đã liên tay thực hiện tạp chí Thế Đứng, Tiếng Nói Văn Học Nghệ Thuật với cộng tác của nhiều anh em văn nghệ tỉnh thành, tạo một tiếng nói đầy thực lực và uy tín trong giai đoạn cùng cực của đất nước.


      Cuộc đời nếu trôi chảy xuôi dòng, chắc chắn sẽ giúp Tô Đình Sự tạo dựng được nhiều sáng tác góp phần không nhỏ với văn học Việt Nam. Ngày anh gặp tôi tại Sài Gòn đầu năm 1970 là lúc tôi vừa sửa soạn hoàn chỉnh tờ báo Khai Phá 1, nhưng bước đầu của hình thành luôn luôn vấp váp thiếu nhiều kinh nghiệm, nên tôi và Lưu Nhữ Thụy phải chuyển về in tại Long Xuyên cho kịp giới thiệu với người đọc. Chính vậy, tôi bẵng đi một thời gian xuôi ngược đi - về, để chăm sóc tờ bào kịp với quy ước, nên sự gặp gỡ Tô Đình Sự cũng có vơi chút nào, mà thời khắc với một công chức như anh cũng sắp xếp khá ít ỏi, giữa hai đoạn đường Phan Rang - Sài Gòn chỉ trông chờ ở những cuộc phép để gặp gỡ anh em (Lúc này Tô Đình Sự về công tác tại Ty thuế vụ Phan Rang).


      Tháng 04/1970, khi Khai Phá 1 được phát hành gần 20 tỉnh thành, từ Phan Rang, Tô Đình Sự có tin nhắn chúc mừng thành công của nhóm chủ trương, Tâm hồn chân thành của một người nghệ sĩ là vậy, cái vui của bằng hữu chính là cái vui của bản thân mình. Hơn trăm lá thư gởi về chan hòa đầy hạnh phúc, có thư Tô Đình Sự gởi kèm cho tôi hai bài thơ Dựng Bóng NgàyTrông Theo Vô Cùng Buồn mà anh tâm sự không giúp được gì hơn cho anh em, chỉ có cách là hiện diện chung sức và giới thiệu Khai Phá với anh em văn nghệ Phan Rang.


      Chính Tô Đình Sự đã thông báo với Ngọc Thùy Khanh, lúc đó đang ở tại Đà Lạt và nhờ Ngọc Thùy Khanh đại diện cho tờ báo tại xứ sương mù này. Tình cảm văn nghệ ngày xưa thật chan hòa cao đẹp như giọt sương mai nhẹ nhàng hóa thân trên từng cánh tường vi chợt nở. Đón nhận thêm một người bạn mới bằng tất cả tấm lòng và đầy nghi lễ khí tiết Đông phương, đã làm kỳ diệu hơn một tình người đầy chân chất.


      Tôi vẫn như con thoi bay liên tiếp về các nơi anh em văn nghệ ẩn trú, hầu giao tế và góp nhặt tài liệu để tờ báo được ra mắt định kỳ, dù rằng cơm áo gạo tiền cũng là một nỗi khổ của tay trắng hoạt động tự lực. Bằng hữu góp mặt và tiêu thụ tờ báo một cách vô lợi, nhưng vẫn không đắp đổi cho hơi thở được đầ sinh khí hơn. Khoảng đầu tháng 10/1970, Tô Đình Sự nhắn vào sẽ ghé thăm lại bằng hữu chí cốt ở Sài Gòn. Yên Bằng, Phạm Nhã Dự, Nguyễn Lê La Sơn... sắp xếp những hẹn hò chào đón đế có dịp anh em chung vui một cách đầy đủ.


      Sáng 10/10/1970, Hà Thúc Sinh bằng người qua cầu chữ Y vội vã báo tin tai nạn thảm khốc vừa xảy ra trong đêm qua (09/10/1970) với Yên Bằng, Tô Đình Sự và Lâm Chương trên một chiếc xe định mệnh. Cùng lúc Nguyễn Lê La Sơn cũng chạy lướt qua tư gia, đang đông đủ anh em văn nghệ vừa tụ họp, ngơ ngẩn nhìn nhau. Tất cả thống nhất cùng đèo nhau chạy vội về hướng Gò Vấp đến Tổng Y viện Cộng Hòa, kẻ trước người sau đều mang nặng trong lòng một rung cảm lo sợ bâng quơ.


      Bên giường bệnh, Tô Đình Sự đang được truyển dịch liên tục, thần thái vẫn nói cười tỉnh táo, bên cạnh Lâm Chương mặc bộ đồ ngủ sọc xanh, không biết đã thay đổi lúc nào trong đêm vừa qua, ngồi trò chuyện với anh em. Tô Đình Sự nắm tay tôi hỏi thăm công việc của tờ báo. Lúc này bên cạnh giường bệnh, Tô Đình Sự đã được thông tiểu bằng một bọc nhựa đầy máu, tôi âm thầm lo lắng hơn các bạn khác tưởng chừng Sự vẫn an bình. Cơn vật vã hôn trầm đã đẩy đưa Tô Đình Sự bước rời cõi sống ngày 13/10/1970.



      Tài liệu cuộc nói chuyện văn nghệ do Tô Đình Sự chủ trì (trích tạp chí Khai Phá 2 năm 1971) và giới thiệu các tác phẩm xuất bản trước năm 1975.


      Khai Phá 2 sắp xếp ra mắt, cũng vội vã dành lại cho Tô Đình Sự một phút tưởng niệm hầu an lòng người bạn quá cố tài hoa. Ngoài hai bài thơ Tô Đình Sự gởi mấy tháng trước, và tôi nhận được thêm một bản thảo của cuộc họp bàn tròn do Tô Đình Sự chủ trì với chủ đề: Nói Chuyện Với Nhau Cho Nhau Về Con Đường Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Trong 10 Năm Qua, với khoảng 10 văn nghệ sĩ góp mặt gồm: Tô Đình Sự, Lâm Chương, Nguyễn Lăn Viêm, Hà Nghiêu Bích, Nguyễn Nguyên Như (Nguyễn Thành Xuân), Lưu Vân, Trần Văn Sơn, Phạm Nhã Dự, Trần Phù Thế, Lưu Nhữ Thụy.


      Nhiều lúc ngồi đọc lại những bài thơ hiếm hoi còn sót lại của Tô Đình Sự, chợt bàng hoàng: Tôi dẫm hồn lên dấu mây qua / một khoảng dài lâu hổng gió / lêu bêu buồn rợn cánh chim. Không khí trong thơ Tô Đình Sự đầy rập khoảng không u buồn trong một thế giới thật hoang sơ. Tất cả trang trải trong thơ anh như hồi tưởng của tôi, về 40 năm qua trong những lần đã đọc suốt thi tập Vùng Trú Ngụ rồi tác phẩm mới Thơ Viết Ngày Yêu Em mà anh vừa hoàn thành trước khi có cuộc chia tay nghiệt ngã, tất cả đều mang một khí sắc loang lổ bi thiết mà chính anh đã thảng thốt bày tỏ em đâu hiểu / anh đã ngoài chân mây thênh thang, như một cuộc vẫy tay định mệnh chào vĩnh biệt với bóng đời trôi nổi...


      Viết xong ngày 05/09/2009

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi II
      Nxb Thanh Niên, 2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài viết về những nhà thơ chết trẻ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      NHỮNG NHÀ THƠ CHẾT TRẺ

       

      1. Bài viết về Quách Thoại

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Quách Thoại, Nhà Thơ Thời Dựng Nước Cộng Hòa (Viên Linh)

      Nhà Thơ Quách Thoại (Lý Hoàng Phong)

      - Tưởng nhớ Thi sĩ Quách Thoại tại Tiểu Sài Gòn   (dutule.com)

      - Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của Việt Nam (1930-1957)    (Mặc Lâm, RFA)

      - Tiểu sử thi sĩ Quách Thoại   (tiengquehuong)

      - Huyền thoại về một nhà thơ Huế   (Võ Công Liêm)

      - Ra mắt tập thơ ‘Giữa Lòng Cuộc Đời’ của Quách Thoại   (Thanh Phong)

      - Quách Thoại - Giữa lòng cuộc đời   (Nhiều tác giả)

      - Thanh Tâm Tuyền về Quách Thoại   (Nhị Linh)

      - Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại   (Nhị Linh)

       

      Tác phẩm của Quách Thoại

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Quách Thoại (Quách Thoại)

      Thơ trên mạng:

         - thivien.net    - thica.net



      2. Bài viết về Nguyễn Nho Sa Mạc

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Nho Sa Mạc (Nguyễn Nho Châu)

      Nén Nhang Cho Người Bạc Mệnh (Phạm Ngọc Lư)

      Vàng Lạnh Câu Thơ (Nguyễn Lệ Uyên)

      Một Thoáng Nguyễn Nho Sa Mạc (Nguyễn Vy Khanh)

      - Nguyễn Nho Sa Mạc: nguời thi sĩ tiên tri (Trần Hoài Thư)

      - Gặp Nguyễn Nho Sa Mạc từ Nguyễn Thị Liên Phượng (Luân Hoán)

      - Một nhà có 9 người làm thơ ở làng La Qua, Quảng Nam (Lý Đợi)

      - Nguyễn Nho Sa Mạc Một ngôi sao xẹt qua bầu trời thi ca (Đỗ Trường)

      - Nguyễn Nho Sa Mạc: Một tấm chiếu cho khổ nạn VN… (Blog Trần Hoài Thư)

      - Thơ học trò, Nguyễn Nho Sa Mạc (Đặng Tiến)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Nho Sa Mạc

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Nguyễn Nho Sa Mạc)

      Thơ trên mạng:

         - thivien.net    - thica.net



      3. Bài viết về Tô Đình Sự

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tô Đình Sự, Người Ngoài Chân Mây Thênh Thang (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Tô Đình Sự, Một Người Bạn (Phạm Nhã Dự)

      Nhà thơ Tô Đình Sự (T. V. Phê)

      Mấy Ngày Sau Cùng Của Tô Đình Sự (Yên Bằng)

      - Tô Đình Sự (Linh Phương blog)

       

      Tác phẩm của Tô Đình Sự

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Tô Đình Sự (Tô Đình Sự)



      4. Bài viết về Nguyễn Nho Nhượn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Một Người Thơ Quảng Nam: Nguyễn Nho Nhượn (Diên Nghị)

      - Nguyễn Nho Nhượn - một ánh sao bay qua bầu trời (Nguyễn Nhã Tiên)

      - Nguyễn NHo Nhượn - Một tiếng thơ về thân phận, một trái tim yêu quê hương (Huỳnh Văn Hoa)

      - Tưởng Nhớ Một Nhà Thơ Tài Hoa & Mệnh Bạc, Nguyễn Nho Nhượn (Mang Viên Long)

      - Tưởng Nhớ Nguyễn Nho Nhượn (Lê Đình Phạm Phú)

      - Nguyễn Nho Nhượn-Tiêu Biểu Qua Bài Thơ “Khi Trở Về Vĩnh Điện” (Mang Viên Long)

      - Vài nét về nhà thơ Nguyễn Nho Nhượn 

      (Nguyễn Nho Khiêm blog)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Nho Nhượn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Nguyễn Nho Nhượn)

      Thơ trên mạng:

         - nhokhiem.wordpress.com   



      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)