|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Vỹ
(1912 - 1971)
Xét Về phương diện lịch sử, hầu hết các hoạt động văn nghệ của Việt Nam hồi Tiền chiến đều tập trung ở Hà Nội, thủ đô Văn học, phát xuất mạnh mẽ nhất nơi đây và tiến triển phồn thịnh nhất nơi đây.
Do dĩ vãng lịch sử vẻ vang của nó, với những di tích cổ truyền vĩ đại, với đền Ngọc Sơn, với tháp Bút, với Văn miếu thờ Khổng Tử, với những tấm bia của các ông Nghè từ đời nhà Lê; do trường Cao đẳng đồ sộ và duy nhất của nó, và Viện Bác Cổ Viễn Đông, một kho sách quí giá vô ngần, Hà Nội, cựu kinh đô Thăng Long, đã gây ra được tính cách thần bí thu hút những trí óc, và rực rỡ một hào quang mà thời gian càng làm chói sáng thêm mãi. Cả uy tín gần như thiêng liêng ấy đều gom trong một câu thơ:
"Nghìn năm văn vật đất Thăng Long"
Mà người Hà Nội không mấy ai là không hãnh diện ngâm nga.
"Sông Nhị" từ bên Tàu chảy về đến Hà Nội chia ra thành hai con sông nước đỏ ngầu và cuốn cuộn. "Núi Nùng", theo lời các cụ bô lão cho biết, là một mô đất chỉ cao chừng mười thước ở trong vườn Bách Thú, nhưng bốn tiếng Sông Nhị, Núí Nùng đã khêu gợi cho người Việt Nam cả một thần bí vẻ vang thơ mộng. Nó đã thành một tượng trưng của hồn thiêng Đất Nước, đầy nhựa sống vô vận, đầy phấn khởi bất ngờ, chứa đựng trong lòng đất cả một kho tàng của tinh hoa bất diệt.
Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta không khỏi ngạc nhiên là Hà Nội, kinh đô văn hóa, nơi tập trung của đa số các tao nhân mặc khách thời Tiền chiến, lại không phải là quê hương chính của họ. Hầu hết các Văn nhân Thi sĩ hoạt động văn nghệ ở Hà Nội đều quê quán ở các tỉnh Bắc Việt hay Trung Việt, còn chính sinh trưởng ở Hà Nội thì không có mấy người. Kể đại khái như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là người ở Sơn Tây, Nguyễn Văn Vĩnh quê ở Hà Đông, Nhất Linh quê ở Quảng Nam, Nguyễn Tuân ở Thanh Hóa, Trương Tửu ở Bắc Ninh, Lan Khai ở Tuyên Quang, Vi Huyền Đắc ở Hải Phòng, Lưu Trọng Lư ở Quảng Bình, Xuân Diệu ở Hà Tĩnh, Anh Thơ ở Bắc Giang, Nguyễn Công Hoan ở Nam Định, Mộng Sơn ở Nam Định, v.v...
Sinh trưởng ở Hà Nội, chỉ có Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Nhược Pháp... Phạm Duy Thông cũng sinh trưởng ở Hà Nội, nhưng quê ở Hải Dương.
Như vậy Hà Nội "Nghìn năm văn vật" không sản xuất được nhiều nhân tài Văn nghệ, nhưng lại là nơi nung đúc các văn tài trong thời Tiền chiến.
Thời Tiền chiến, ảnh hưởng của văn hóa Pháp rất sâu rộng trong các giới trí thức, cho nên hầu hết các nhà văn nhà thơ Việt Nam thời kì ấy đều hấp thụ văn hóa Pháp và tất cả đều chịu ảnh hưởng của văn hóa ấy, không nhiều thì ít.
Ảnh hưởng của văn hóa Tàu có thể nói là đang lúc suy tàn: một vài nhà nho chính tông như cụ cử Dương Bá Trạc, cụ Nghè Ngô Đức Kế, v.v... chỉ viết báo và thiên về chính trị nhiều hơn. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là một trường hợp đặc biệt. Nguyên gốc Nho học, ông biết tiếng Pháp chút ít thôi, cho nên văn thơ của ông theo cảm hứng hoàn toàn Việt Nam, với một ít phong độ của con nhà Nho "ngông nghênh". Chính ông tự cảm thấy như cô độc giữa một "chợ văn" hầu hết là mang sắc thái của Văn hóa Âu Tây đang thịnh hành.
Ảnh hưởng của văn hóa mới đã tràn ngập trong các báo sách của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Bùi Kỷ, là những người thuộc về thế hệ tiền bối. Lớp thanh niên từ 1925 chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp càng nhiệt thành hơn.
Mở đầu phong trào văn nghệ lãng mạn theo ảnh hưởng Pháp là một sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hoàng Ngọc Phách. Quyển tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên ra đời trong lúc ấy nhan đề Tố Tâm, do ông viết ra, có một sức mạnh hấp dẫn vô cùng mãnh liệt và mau chóng, lôi cuốn cả một thế hệ thanh niên nam nữ vào một đời sống tình cảm mới lạ. Quyển Tố Tâm ngày nay không còn hấp dẫn nữa, vì nó đã bị các lớp trào lưu khác vượt quá nhanh, nhưng lúc bấy giờ nó là quyển truyện gối đầu giường của tất cả các tầng lớp thanh niên ở các học đường.
Ấy là thời kì mà sinh viên trường Cao đẳng Hà Nội được coi như là đại diện cho lớp trí thức mới, được trọng vọng kính nể và âu yếm
Ấy là thời kì mà một câu chữ Nho được truyền tụng trong đám nữ sinh Trung học và các thiếu nữ trong các gia đình thượng lưu, quí phái:
"Phi Cao đẳng bất thành phu phụ".
(Không phải sinh viên trường Cao đẳng thì không thành vợ chồng).
Hoàng Ngọc Phách, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm ra làm giáo sư, rồi không viết tiểu thuyết nữa. Tôi không được biết về sau này ông còn viết gì nữa không, nhưng dù có, cũng không còn tiếng vang, và tôi không có co hội gặp ông để dò hỏi xem vì duyên cớ gì.
Hầu hết các văn sĩ, thi sĩ kế tiếp Hoàng Ngọc Phách cho đến năm 1939 là khỏi sự chiến tranh, đều có trình độ học thức căn bản là "Cao đẳng tiểu học Pháp Việt" tức là Diplôme d'Etudes primaires supérieures franco-indigènes (quen gọi là bằng Thành Chung) hoặc Baccalauréat local (Tú tài bản xứ) hay Baccalauréat métropolitain (Tú tài Tây).
Một số nhà văn là cựu trợ giáo (Instituteur), hoặc đang dạy học, đã đỗ bằng Thành Chung, như Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Công Hoan, Khái Hưng, Tú Mỡ làm công chức Sở Tài chính Pháp... hoặc có sức học tương đương với bằng ấy, như Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng v.v... Nguyễn Tường Tam đỗ Cử nhân Khoa học. Một số nhà văn khác có bằng Tú tài Pháp, như Vũ Bằng, Vũ Ngọc Phan hoặc là sinh viên trường Cao đẳng Luật khoa, như Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông (lúc chưa du học sang Pháp), Từ Bộ Hứa...
Một vài trường họp đặc biệt ra ngoài thông lệ này, như Nguyễn tính, chưa học đến trình độ Thành Chung, Mộn(t~ Sơn không có học tỉ ương nào hết, Anh Thơ thi tốt bằng So học (Certificat d'Etudes primaires élémentaỉres) .
Phần nhiều các nhà văn đều có tự học thêm, mặc dầu đã thi đỗ được bằng cấp ở học đường, hoặc chưa đỗ đạt gì như Mộng Sơn có thầy dạy riêng cả Pháp văn và Hán văn, Trương Tửu, nghiên cứu các sách triết lí và Xã hội học, Nguyễn Tuân nghiên cứu về sách cổ, Lưu Trọng Lư ưa những sách Pháp dịch thơ Ấn Độ và thơ Nhật, Lan Khai chuyên đọc các sách về khoa tâm lí và các tiểu thuyết của Paul Bourget và Pierre Benoit, Vũ Trọng Phụng chuyên môn nghiền ngẫm các tiểu thuyết của Jack London và Maxime Gorki, v.v...
Hầu hết các nhà văn Tiền chiến đều ham mê đọc sách Pháp, nhất là các văn thơ Pháp từ Moyenâge (Trung cổ) đến thế kỉ XX.
Nhờ thông thạo Pháp ngữ, họ đọc được cả các sách dịch ra Pháp ngữ của các tác phẩm Hi Lạp, La Mã, Anh, Đức, Ý, Nga, Mỹ, Nhật, v.v... Những người có học Anh ngữ (từ Tú tài trở lên) đều có đọc ít nhiều nguyên văn các tác phẩm của Anh, Mĩ, Ấn Độ, Ả Rập.
Đó là đại để căn bản văn hóa của một số đông các văn sĩ, thi sĩ thòi Tiền chiến.
Do đó mà từ lối hành văn cho đến các nguồn cảm hứng trong văn thơ của họ đều chịu ảnh hưởng sâu đâm của văn học Âu Tây, nhất là văn học Pháp của thế kỉ XIX và XX.
Hình như tiếng Pháp, với cách thức diễn đạt lời nói rõ ràng và tế nhị của nó, có một sức hấp dẫn khá mạnh mẽ đối với các tầng lớp dân chúng Việt Nam hồi Tiền chiến, từ những các anh em nam nữ học sinh Tiểu học cho đến các Tiến sĩ, Thạc sĩ văn chương, cho nên nó đã được gần như thông dụng khắp nơi. Cho đến cả trong ngôn ngữ thông thương nhiều tiếng Việt đã bị tiếng Pháp thay thế, bị tiếng Pháp chi phối, với sự đồng lõa lặng lẽ và gần như tự nhiên của mọi người. Cho đến đỗi không còn ai ngạc nhiên nữa khi ta nghe một chị bán hàng rau ngoài chợ ưa nói chữ "lêgumes" mặc dầu đôi khi nói sai thành ra "la ghim", hơn là nói "rau", anh phu xe nói chạy một "course" (một cuốc), một "tour" - hơn là "chạy một chặng, một vòng" v.v...
Nhưng ham mê tiếng Pháp hơn hết, nhất là văn chương và tư tưởng Pháp, là các nhà trí thức, trong số đó dĩ nhiên có các nhà văn nhà thơ. Hầu hết các văn sĩ thi sĩ Tiền chiến tuy viết văn bằng Việt ngữ, nhưng vẫn thích chêm nhiều tiếng Pháp trong câu nói Việt Nam. Không kể những bậc tiền bối Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh nhất là Nguyễn Văn Vĩnh, chuyên môn nói tiếng Pháp cả trong những câu chúc mừng năm mới, trong những ngày Tết ta, mà đến cả thế hệ các nhà văn trẻ tuổi 1925-1940, cũng ưa dùng tiếng Pháp trong khi trò chuyện với nhau.
Những nhà văn đã học đến bậc Tú tài và Đại học (phần nhiều là ở trường Cao đẳng Sư phạm và Cao đẳng Luật khoa) đều viết cả Việt văn và Pháp văn, như Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Ngọc Phan, Vi Huyền Đắc v.v... Một số người chuyên viết Pháp văn như Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Mạnh Tường Lê Tài Triển, Nguyễn Đức Bính, Vũ Đình Dy v.v...
Như đã nói trên, hầu hết các nhà văn Tiền chiến, dù là đã viết Việt văn, đều thích nói tiếng Pháp, chỉ khác là nói nhiều hay ít, thường xuyên hay thỉnh thoảng mà thôi. Đó là một căn bệnh của thời đại
Khái Hưng, Lan Khai, Lê Văn Trương, Trương Tửu, Nguyễn Tuân v.v... một đôi khi nói chuyện toàn bằng tiếng Pháp. Cho đến đỗi tặng sách cho nhau cũng đôi khi đề bằng chữ Pháp. Thí dụ như hầu hết những quyển tiểu thuyết của Khái Hưng, Lan Khai, Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương gỏi biếu các bạn trong làng văn, đều đề trên trang đầu một câu tiếng Pháp, đại khái:
Hommage cordial de l'auteur (do tác giả thân ái tặng)
Cả Vũ Trọng Phụng, Lưu Trọng Lư cũng thế. Đó là một thời thức, thành ra một thói quen. Nếu các bạn cho rằng đó là một thói xấu, thì kẻ viết bài này xin thú nhận rằng chính nó cũng đã không tránh được thói xấu ấy.
Nhưng lúc bấy giờ vì tiếng Pháp đã được coi như là một mĩ phẩm thông dụng, nên các nhà văn tiền chiến đã dùng nó cũng gần như một xa xỉ phẩm của tinh thần, một món trang trí ngoại quốc để tô điểm thêm phần thẩm mĩ đó thôi
Đôi khi lạm dụng hình thức ấy cũng thành ra lố bịch thật, thí dụ nữ sinh Anh Thơ, tác giả tập thơ Bức tranh quê, chữ Pháp rất kém (thi rớt Tiểu học) mà cũng đề tặng tập thơ Việt rất có giá trị của nàng, bằng một câu chữ Pháp viết sai chính tả: "Homage cordial..." Chữ "Homage" nàng chỉ viết có một m. Nhưng đó là trương hợp hi hữu.
Đó là về hình thức. Nhưng hình thức ấy chính là tượng trưng tinh thần ham chuộng Pháp văn.
Ham chuộng Pháp văn cho nên hầu hết các nhà văn, nhà thơ thời Tiền chiến đều thích đọc sách Pháp. Những tác giả Pháp được các Văn sĩ, Thi sĩ Việt Nam yêu nhất lúc bấy giờ là ở thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX: Về thơ thì Hugo, Lamartine, Musset, Vigny, Chénier, Sully Prudhomme, Leconte de l'Iste, Verlaine, Baudelaire v.v... Về tiểu thuyết, thì Alexandre Dumas, P. Bourget, P. Benoit, Maxime Gorki, Anatole France...
Về kịch: Racine, Corneille, Sacha Guitry, Jules Renard, Courteline... Về tác giả ngoại quốc khác, Virgile (Latin), Hommère (Hi Lạp) Dante (ý) , Goethe (Đúc), Schiller (Đức), Tolstoi (Nga), Dostoieswky (Nga), Shakespeare (Anh), Edgar Poe (Mĩ), Tagore (Ấn Độ), Omar Khayyam (Ba Tư), Firdowsi (Ba Tư)...
Người ta thường thấy các nhà văn Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Vũ Bằng... nằm trong các tiệm thuốc phiện với những quyển sách Pháp, tiểu thuytết hoặc thơ, mới mua hoặc mượn trong Thư viện với tên sách in bằng chữ vàng trên gáy da: Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, v.v... nằm trong các nhà hát ả đào ở Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Vạn Thái, đầu thì gối trên bắp đùi mềm mại của mấy cô ả đào mơn mởn duyên tơ, tay thì cầm một quyển tiểu thuyết đạo đức của Anatole France, hay của Léon Tolstoi...! Sự thật không phải các nhà văn ấy muốn "vây" với "các em", nhưng vì họ mê một trang văn chương bóng bẩy của Pháp cũng như mê nụ cười hoa lệ của các cô "tiểu thư", họ say sưa một vài câu thơ của Firdowsi, Virgile, cũng không kém một vài hơi mây gió ảo huyền của nàng Tiên Nâu vậy.
Tuy nhiên xin đừng tưởng rằng tất cả các nhà văn thơ Tiền chiến đều ghiền thuốc phiện, hay ả đào, hay rượu. Đại khái có những nhà văn không bị "nhiễm" chứng ấy như Nguyễn Nhược Pháp, Phạm Huy Thông, Vũ Bằng (anh nghiện thuốc phiện một thời gian rồi bỏ hẳn), Vũ Trọng Phụng, v.v... Có những người chỉ ghiền rượu nhưng rất ghét ả đào và thuốc phiện như Trương Tửu, Khái Hưng nghiện thuốc phiện nhung không ưa ả đào, Nhất Linh cũng vậy. Thời kì chiến tranh, Nhất Lĩnh bỏ thuốc phiện lại ghiền rượu. Rồi vài năm sau anh đã bỏ hẳn cả rượu. Phạm Quỳnh không ghiền gì cả. Nguyễn Văn Vĩnh ưa đánh tổ tôm, tài bàn. Thế Lữ nghiện thuốc phiện, Nguyễn Tuân thì rượu.
Một vài nhà văn rất thích đánh cờ tướng như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân. Nhưng tuyệt nhiên, theo tôi biết, ít có nhà văn nào ưa rượu, khiêu vũ, trừ Tchya. Họ không thích trụy lạc với mấy cô gái nhảy. Và lạ nhất là phần đông cũng không ham xi nê. Thỉnh thoảng có phim nào thật hay, thật cảm động, có ý nghĩa về xã hội (như La Maternelle, Quel est le Coupable?...) có ý nghĩa về hòa bình, nhân đạo (như A l'Ouest rien de Nouveau của Erich Maria Remark, L'Aiglon của Ed Rostand) hoặc có nghệ thuật kì diệu (như Blanche Neige của Walt Disney, La Ruée Vers l'Or của Chaplin) thì họ mới đi coi.
Chủ nhật, các nhà văn thường đi chơi ngoài châu thành Hà Nội như Chùa Láng, Nghi Tàm, Ô Cầu Giấy, Đền Voi phục, Hà Đông, Bạch Mai, Bưởi v.v... Họ chỉ đi chơi lang thang từng nhóm vài ba bạn thân thiết nhất trong làng Văn để chụp hình hoặc để bàn luận về văn chương và ngắm phong cảnh. Hoặc họ đi với vài ba bạn gái, phần nhiều là các nữ sinh yêu mến văn thơ của họ. Những cuộc ngao du tâm tình này thường rất say sưa mơ mộng, có vẻ tiểu thuyết hơn là thực tế. Nhưng thường hơn hết là họ gặp gỡ thăm viếng lẫn nhau để trò chuyện về văn chương. Thỉnh thoảng mới bàn về chính trị. Những người hút thuốc phiện, thường không có bàn đèn ở nhà (trừ một số có tiền), nên họ nằm trong các tiệm quen ở các phố Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Gạch, Chợ Hôm và chỉ nằm ban đêm thôi.
Ban ngày thường có nhũng cuộc gặp gỡ thân mật tại các toà báo hoặc ở nhà riêng, nơi đây có rất nhiều các cuộc bàn bạc, phê bình, về các tác phẩm văn học mới xuất bản, hoặc trao đổi cảm tưởng về các tác phẩm của ngoại quốc mới qua. Hầu hết các nhà văn tiền chiến đều rất ghét ngồi nơi các tiệm ăn để nhậu nhẹt say sưa, nói chuyện nhảm nhí. Những kẻ ghiền rượu thi mua rượu về nhà uống với vài ba bạn đồng nghiệp. Có những người thích uống rượu với thịt chó, như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Huy, Lan Khai... Trương Tửu thường say mèm bên mâm chả cá. Nguyễn Tuân thích uống rượu với thịt chuột. Còn Tản Đà thì bất cứ gặp món gì, lạc rang, nem, ớt, củ kiệu, thịt chim đều dùng được cả
Có thể nói rằng Văn sĩ, Thi sĩ tiền chiến ở Hà Nội chia ra vài ba nhóm, nhưng không phải vì chủ trương văn nghệ khác nhau, mà đúng hơn là vì sự giao du thân mật riêng biệt nhau. Trừ ra nhóm Tự Lực Văn đoàn với Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Tú Mỡ, Hoàng Đạo... mấy anh này muốn tách hẳn ra, không choi chung với ai hết, còn thì không có "Văn đoàn" nào khác cả
Đôi khi người ta gọi nhóm Tiểu thuyết thứ bảy chỉ vì một số nhà văn viết truyện dài, truyện ngắn bán cho ông chủ nhiệm tập san Tiểu thuyết thứ bảy chứ không phải các nhà văn ấy qui tụ lại thành một văn phái. Viết cho Tiểu thuyết thứ bảy thì nhiều cây bút lắm, nhung thay đổi bất thường như Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Tchya, Thanh Châu, Vũ Bằng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Triệu Luật v.v... hễ gặp báo nào thuận tiện thì viết cho báo ấy, được nhà xuất bản nào mua bản quyền khá hơn thì bán bản thảo cho nhà xuất bản ấy. Thế thôi. Nhưng theo sự giao du thân mật và riêng biệt, người ta có thể đếm đại khái nhũng "nhóm" như sau đây: nhóm Lan Khai, Đỗ Thúc Trâm, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Triệu Luật... Nhóm Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, Nguyễn Xuân Huy, Nguyễn Tuân... Nhóm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp v.v...
Dĩ nhiên là làng văn đều quen thân với nhau tất cả nhưng những nhà văn ở mỗi nhóm chơi thân mật với nhau hơn, tri kỉ với nhau hơn, cùng nhau hội họp, hoặc đi chơi với nhau thường xuyên hơn. Trương Tửu thì thường ở với tôi hoặc đi với Lê Văn Trương.
Viết văn cũng mỗi người có mỗi lối viết, Trương Tửu lúc viết rất nghiêm nghị, trầm mặc hằng giờ, viết xong mới nghỉ. Trái lại, Lưu Trọng Lư viết một lúc, rồi bỏ bút đi lang thang, rồi trở lại viết nữa. Có khi anh trở vào bàn thì tờ giấy đang viết dang dở đã bị gió cuốn bay đâu mất, anh lục lọi vài nơi, la hét vài câu rồi ngồi xuống viết lại trên tờ giấy khác. Lưu Trọng Lư những lúc làm thơ y như người mất trí, nhìn vơ vẩn, cười ngơ ngẩn, đi thơ thẩn... có khi nói lảm nhảm trong mồm. Lan Khai cứ viết vài trang phải bỏ bút xuống đi hút một hơi thuốc lào cho đã ghiền. Phạm Huy Thông ngồi làm thơ, đầu tóc bờm xờm, với cặp kiếng cận thị đóng chặt trên tờ giấy, như Jean Cocteau. Nguyễn Nhược Pháp vừa viết vừa tủm tỉm cười một mình, với cái miệng như móm.
Viết mà xóa bỏ nhiều nhất là Lan khai, và Nguyễn Tuân. Tôi đã thấy một trang nháp của Lan Khai, sửa chữa rậm rì rậm rịt, đọc không ra chữ. Nguyễn Tuân có cho tôi mấy trang bản thảo thứ nhất của Vang bóng một thời, tôi cũng không đọc trôi một câu nào. Viết mà không sửa chữa gì mấy, nhiều trang cứ suôn đuột một mạch từ trên xuống dưới không chấm câu là Lê Văn Trương. Còn Vũ Trọng Phụng thì có nét chữ lí tí, lí tí, và đều đều, thỉnh thoảng mới xóa bỏ vài chữ, vài câu. Anh ấy đang ngồi viết mà ai đột ngột bước vào nhà thì anh đến ghét, không thèm chào hỏi. Có khi anh bỏ khách ngồi trong xó, ngồi chán rồi đứng dậy đi ra. Mặc kệ.
Về tình cảm, có thể nói tổng quát rằng số đông văn thi sĩ Tiền chiến đều lãng mạn nhưng không trụy lạc, không bị đời sống bê bối làm cho con người hư hỏng, về tư cách cá nhân cũng như về tinh thần hay thể chất.
Trừ ngột số nhà văn có chức nghiệp khác, công chức, giáo viên, hoặc có gia đình hẳn hoi, hoặc sống trong một khuôn khổ trưởng giả nào đấy, như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Vũ Ngọc Phan, Phạm Huy Thông v.v... còn đa số thích sống cuộc đời tự do phóng túng xa gia đình, hoặc không thích ở trong khuôn khố gia đình, như Lan Khai, Vũ Bằng, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Trương Tửu v.v... Họ thích sống lang thang, nay đây mai đó, "lang bạt kì hồ", đời sống của nhũng kẻ mà anh em thường gọi là "Bohémiens" phiêu lưu tử. Trương Tửu lặng lẽ theo gót một người yêu (đã có chồng làm nghề xem tướng số) từ Hà Nội, xuống Hải Phòng, đi Đồ Sơn, biệt tích hơn một tháng trời, gia đình và bạn làng văn chẳng ai biết anh đi đâu. Nhưng lúc trở về Hà Nội, anh đem theo về bản thảo một quyển sách nghiên cứu văn học mà anh viết trong một chòi lá ở bãi biển Đồ Sơn, bên cạnh "người yêu cửa một tháng". Và chỉ một tháng thôi Vũ Bằng gắn bó khá lâu với một bà tình nhân lớn tuổi hơn anh, và cũng nhờ đó mà đã viết ra nhiều chuyện ngắn rất hay. Nhược Pháp đeo đuổi một cô nàng mà anh chỉ say mê vì một chiếc áo đen và đôi mắt đen như hai hạt huyền. Vì nàng mà anh có viết mấy bài thơ tuyệt diệu.
Xét kĩ, thấy rằng đại để những cuộc tình duyên của văn thi sĩ Hà Nội hồi Tiền chiến gần như hình ảnh của những cuộc tình duyên lãng mạn của các văn thi sĩ Âu châu hồi thế kỉ XIX, như Lamartine, Hugo, Musset, Alexandre Dumas, Balzac, G. Sand, Chateaubriand chẳng hạn. Những cuộc tình duyên ấy li kì, lí thú, có vẻ "tiểu thuyết" thơ mộng nhiều hơn là thực tế.
Một bài thơ, một quyển truyện của các anh ấy phần nhiều là đầu dây mối nhợ của nhũng gặp gỡ ngẫu nhiên, mà chính họ cũng không ngờ. Tần Ngọc của Huy Thông, Thanh của Nhược Pháp, Mộng Hoàng của Vũ Đình Dy, Tuyết Anh của Lan Khai, Angèle của Tchya, Lan của Nguyễn Tuân v.v... và v.v... đều là những nhân vật xinh đẹp tuyệt trần mà người ta chỉ có thể gặp được trong văn chương mà thôi, vì họ lộng lẫy như Tiên, ảo huyền như Mơ, rực rỡ như Sao, vì họ là hình ảnh của văn thơ, và họ chỉ có thể là nhũng người yêu của văn sĩ thi sĩ mà thôi. Đến khi chạm phải các khía cạnh của thực tế, các cuộc tình duyên kia dù phải tan vỡ, nhưng bóng dáng yêu kiều của ai ai, nụ cười duyên dáng, đôi mắt mộng huyền, vẫn còn mãi mãi trong thi văn của thời đại.
Các bạn cứ tin rằng đa số các nhân vật phụ nữ đáng yêu nhất mà các bạn gặp trong các quyển tiểu thuyết của thời Tiền chiến và trong những bài thơ du dương thuở ấy, đều không phải hoàn toàn do ngòi bút của các văn thi sĩ thêu dệt ra đâu. Các hình ảnh diễm lệ kia hiện lên trong nét chữ, trên vần thơ, là bởi Thượng đế đã đặt họ vào đấy, để cho nhà văn nhà thơ, trong giấc mơ say huyền linh của văn nghệ, nhìn họ mà ca ngợi những cảnh đẹp trên trần ai, và cũng nhìn họ mà than khóc những đau khổ của loài người, những đoài đoạn bi thương của xã hội.
Angèle, Tuyết Anh, Mộng Hoàng, Tần Ngọc... và các nàng thơ khác, cũng như Elvire, như Mme de Bovary, đâu có phải là người yêu của các văn sĩ, thi sĩ. Họ chính là hồn thiêng liêng của Thượng đế. Họ chính là ngấn lệ sầu bi, hoặc nụ cười an ủi của thế gian.
Xét về văn học sử, người ta có thể nói chung rằng thời kì 1925-1940 là thời kì văn chương lãng mạn, theo đúng nghĩa "lãng mạn" trong văn học Pháp, Anh, Ý, Đức, hồi thế kỉ XIX. Điều đó rất dĩ nhiên, vì thế hệ văn nhân thi sĩ Việt Nam ra đòi sau đệ nhất Thế chiến đã chịu ảnh hưởng của văn học Âu Tây rất sâu đậm của thế kỉ trước. Vả chăng, không những riêng ở Việt Nam mà cả văn học sử của các nước Á Đông vừa tiếp xúc với Âu Tây, nhất là Nhật Bổn, Nam Dương, Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, đều chịu ảnh hưởng của văn chương và tư tưởng Âu Tây đồng một loạt như nhau cả. Thời kì mà nước ta nẩy ra phong trào "Thơ Mới" và Tiểu thuyết lãng mạn thi văn học sử Nhật Bổn cũng đang trải qua phong trào Shintaishi, ở Nam Dương phong trào Pudjangga Baru, ở Xiêm đã có từ Thời đại Narai, chịu ảnh hưởng văn học Pháp của thời Louis XIV. Bởi làn sóng văn chương lãng mạn của thế kỉ XIX Âu Tây không riêng gì của Pháp, mà cả Anh, Ý, Đức, Hòa Lan tràn qua Á Đông trễ gần một thế kỉ, đến khi nó ào ạt ngập cả địa hạt văn chương và tư tưởng Việt Nam và Đông Nam Á, thì sức lôi cuốn của nó vô cùng mãnh liệt.
Hậu quả là sự xuất hiện thế hệ văn sĩ thi sĩ lãng mạn giữa hai thế chiến.
Lãng mạn trong văn thơ, lãng mạn trong tư tưởng, lãng mạn cả trong đời sống tinh thần và vật chất của văn nhân.
Tuy nhiên, sinh trưởng nơi nguồn gốc Nho giáo và Phật giáo, các nhà văn nhà thơ Việt Nam vẫn còn giữ được phong độ con nhà Nho. Có điều rõ rệt là thế hệ văn sĩ thi sĩ Việt Nam thời Tiền chiến không chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo.
Trừ một số rất hiếm trong đó đặc biệt có Hàn Mặc Tử ở Qui Nhơn (miền Trung) là người Thiên Chúa giáo, còn thì hầu hết làng văn ở Hà Nội thòi bấy giờ đều là những người có gốc Nho giáo và Phật giáo.
Bới vậy, không những trong văn thơ mà cả trong đời sống tinh thần và vật chất, làng văn ở Bắc Việt vẫn dung hòa được tư tưởng lãng mạn, phóng đãng, trong văn chương Pháp với nề nếp lễ giáo cổ truyền của dân tộc ta.
Hai chữ Làng Văn rất là thông dụng thòi bấy giò, "làng" chính là ngụ ý đại gia đình, ý nghĩa anh em thân thuộc. Cho nên, trong sự thù tiếp xã giao, anh em trong làng văn làng thơ Bắc Hà vẫn giữ được một chút tình thân thiện rất quí. Thí dụ như việc đổi báo và biếu sách cho nhau.
Một bạn chủ trương một tờ báo bất luận hằng tuần hay hằng tháng, là rất sẵn sàng vui vẻ trao đổi với tờ báo khác của bạn đồng nghiệp, mặc dầu không đồng một khuynh hướng hay một tôn chỉ. Không so đo giá tiền hơn thua. Không câu nệ vì tổn phí lặt vặt. Chỉ giữ tình đồng nghiệp cho tốt đẹp là được rồi. Nhờ vậy các báo vẫn được trao đổi lẫn nhau, hoặc biếu cho những bạn không có báo, và tình thân hữu văn hóa vẫn duy trì được mãi mãi giữa anh em làng văn. Mặc dù có cuộc bút chiến về lí tưởng, về văn nghệ, về tôn chỉ, hai tờ báo vẫn không vượt qua lễ độ của "con nhà văn".
Đó là nói về phần đông. Dĩ nhiên cũng có vài ba người đứng hẳn ra ngoài vòng xã giao thanh nhã ấy, và đối với anh em, họ vẫn muốn "riêng biệt" trên một địa điểm đề họ tự phụ với bộ mặt kiêu căng, mặc dầu trình độ học thức và tài năng của họ cũng chẳng hơn ai.
Về việc biếu sách cũng thế. Mỗi khi một bạn làng văn vừa xuất bản một quyển sách, thì hầu hết các nhà văn nhà thơ đã quen biết nhau và thân nhau, đều nhận được một quyển sách tặng. Ít khi do nhà xuất bản biếu. Chính tác giả viết lời tặng đàng hoàng thân mật, trân trọng kí tên, rồi mới nhờ nhà xuất bản gởi đến tận tay các nhà văn. Vì thế, một quyển sách ra đời, là được anh em sốt sắng giới thiệu ngay và được nhiều báo nói đến, phê bình, khích lệ.
Lối biếu sách mà gởi đến các báo, với mỗi một con dấu đóng "sách biếu" chớ không có một lời đề tặng ân cần, không có chữ kí của người gởi tặng, như người ta thấy hiện nay, tuyệt nhiên không bao giờ có trong thời Tiền Chiến. Và các nhà Văn của các nước văn minh tân tiến cũng không bao giờ tặng tác phẩm của mình theo kiểu đó.
Trong các hợp đồng xuất bản giữa tác giả và nhà xuất bản, đều có ghi rằng, ngoài số tiền bản quyền, tác giả còn được một số sách đặc biệt để tặng các bạn làng văn, và các thân hữu.
Thường thường số sách tặng này đều được in trên các loại giấy đẹp, glacé, surglacé, vergé baroque crême, alpha, impérial, Japon, bouffant, v.v...
Thời tiền chiến, nhà văn ít khi gửi tặng nhũng quyển sách in trên giấy thường là những sách để bán. Ngày sách được phát hành là một ngày long trọng. Thường thường nhà xuất bản mời tác giả và một số văn hữu thân nhất của tác giả đến nhà dự một bữa tiệc kỉ niệm. Chính trong bữa tiệc ấy, tác giả kí tên đề tặng sách của mình. Ấy là những giờ phút cảm động đón mừng đứa con tinh thần được ra chào đòi, và trình diện vơi các bạn Thi Văn.
Rồi ngày hôm sau chính các bạn ấy niềm nở giới thiệu nó với công chúng.
Có thể nói rằng làng văn Việt Nam hồi Tiền chiến không đông lắm. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Vì đại đa số người trí thức đều vào làm việc trong các công sở, được lương bồng tương đối khá đầy đủ so với nếp sống chung của dân tộc.
Chỉ còn lại những người nào quá ham chuộng văn chuông mới tách ra ngoài để viết văn. Trừ một vài ngoại lệ, như Anh Thơ, Nguyễn Bính, còn thì đa số các nhà văn thơ hồi bấy giờ đều có sẵn căn bản học thức và văn hóa khá vững vàng.
Như các bạn đã biết, ảnh hưởng của văn chương và tư tưởng Pháp đã đóng một vai trò quan hệ trong việc nẩy nở các tài năng văn nghệ hồi tiền bán thế kỉ XX.
Nguyễn Khắc Hiếu là một trong thiểu số đại diện cuối cùng của văn chương Việt - Hán. Nhiệm kì lịch sử của phái này đã mãn, nhường bước cho lớp thanh niên Âu học đã được ít nhiều tẩm nhuần văn chương tư tưởng Âu Tây, hăng hái đem vào thi văn của dân tộc một thời thức mới về cách phô diễn, về cảm tình, về tư tưởng.
Đám người mới này rất say sưa với văn nghệ. Hầu hết đã gạt bỏ những hào nhoáng vật chất, những thích thú tầm thường về tiền tài, danh vọng, để xả thân vào lí tưởng phục vụ cho trí óc. Họ không phải là những kẻ đã thất vọng ngoài đời thực tế, nhũng kẻ đã hư hỏng hoặc những chàng thất nghiệp không nơi nương tựa, ôm cây bút mà nhảy đại vào làng văn để kiếm chỗ dung thân.
Nói thực ra bởi vì làng văn là một địa hạt phiếu diễn mênh mông, mở rộng ra bốn gió tiếp đón nhân tai bốn phương không có hàng rào, không có biên giới, cho nên cũng có một số người vào đấy để lập thân, nhưng dần dần bị thời gian sa thải, hoặc bị hất trong bóng tối, bị chìm rơi trong quên lãng. Có lẽ tại vì những người ấy thiếu các khả năng văn hóa chăng? Dù sao, lịch sử văn học cũng đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng luật đào thải thiên nhiên không thu nạp những kẻ kém tài năng và kém căn bản văn hóa trong địa hạt thanh cao của văn chương và tư tưởng.
Như các bạn đã biết, hầu hết các nhà văn thơ Tiền chiến đều có một trình độ học thức có thể gọi là khá cao. Nhờ sự cố gắng tự học thêm sau khi thi đỗ các bằng cấp, và cố gắng trau giồi văn hóa ngoài chương trình học vấn của học đường, đọc nhiều các sách báo ngoại ngữ, hiểu biết khá sâu rộng về các môn văn học, sử học và triết học Đông Tây, rút được một số kinh nghiệm mới về nghệ thuật viết văn, nghĩa là nghệ thuật phô diễn tư tưởng. Các nhà văn thơ ấy đã tỏ ra thèm khát các món ăn tinh thần đến cao độ, và đã hấp thu được khá nhiều các tinh túy văn hóa kim cổ. Đó là những hạt giống quí báu mà họ đã lượm được qua mấy nghìn năm văn hóa của loài người. Tài năng chỉ là một miếng đất thiên nhiên của Thượng đế đã ban riêng cho họ, để họ gieo rắc những hạt giống kia vào, để rồi chúng ta được thấy nẩy nở cả một mùa văn thơ phong phú, bất diệt, phảng phất bao nhiêu hương sắc đậm oà, bát ngát, thơm tươi, trong vườn hoa văn nghệ của giống nòi.
Họ say mê lí tưởng Văn nghệ, cho đến đỗi một số đông các văn thi sĩ Tiền chiều đã sẵn sàng gạt bỏ hết những xa hoa của danh vọng, cửa chức tước, và khinh mạn cả uy quyền của chế độ đương thời. Người ta thấy, thí dụ như Nguyễn Nhược Pháp, Phạm Huy Thông thi đỗ Cử nhân Luật, mà vẫn không đi làm việc cho chính phủ: Khái Hưng, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật bỏ nghề giáo viên, Nguyễn Tuân từ chối hết các chỗ làm v.v... để phụng sự hoàn toàn cho văn nghệ.
Mặc dầu hồi tiền chiến cuộc sinh hoạt chung trong nước không đến nỗi khó khăn lắm, và nghề xuất bản sách tương đối còn khá hơn ngày nay nhiều, nhưng ngòi bút vẫn không sao nuôi được nhà văn và đa số văn sĩ, thi sĩ chỉ biết sống ngày nào là hay ngày nấy.
Tuy nhiên, hình như các nhà văn thích sống như thế hơn. Đời sống tinh thần, tự do phóng túng, đầy thi vị, thích hợp với tâm tính của họ và lí tưởng của họ hơn. Quan niệm chung của các lóp Văn Thi sĩ Tiền chiến, về tư cách của "con nhà Văn", là giữ tinh thần được thanh cao trong lãng mạn, thanh cao trong tự do phóng đãng, thanh cao cả trong trụy lạc vật chất nữa.
Vì thế nên chính quyền thuộc địa của người Pháp không bao giờ mua chuộc được các Văn thi sĩ Tiền chiến. Trừ ra một vài cá nhân hầu như đã cam lòng phục vụ cho chính sách của "Nhà nước Bảo hộ" - như Phạm Quỳnh, Nguyễn Tiến Lãng... còn thì tất cả các nhà văn khác, đều đứng biệt lập trên một địa điểm hoàn toàn văn hóa. Nghèo như Nguyễn Văn Vĩnh, nợ nần lung tung, nhà cửa bị hăm dọa tịch biên mấy lần, ấy thế mà ông chủ nhiệm báo L'Annam Nouveau và Đông Dương tạp chí vẫn cương quyết từ chối mề đay vẻ vang nhất của Pháp là "Bắc đẩu Bội tinh" mà chính phủ Pháp tặng ông, với một món tiền phụ cấp.
Nguyễn Khắc Hlếu, suốt trong thòi kì cơ cực, vẫn không hề ngửa tay nhận lấy một ân huệ gì của Phủ Toàn Quyền. Mãi sau khi Thi sĩ đã chết rồi, bà vợ của ông mới nhận một môn bài bán rượu do Nguyễn Tiến Lãng, là em ruột của bà, xin Phủ toàn quyền cấp dưỡng cho.
Không hề có những nhà văn chạy theo "bợ đít" chính quyền thuộc địa. Không có những kẻ bần tiện bỉ ổi chuyên môn đi "liếm gót giày" - des lèche-botles - của các quan Nam triều hay cửa Pháp. Không có "những nhà văn ăn tiền của Chính phủ". Tất cả là nhà văn ăn rau muống của nhân dân, những nhà văn của dân tộc. Nhưng nhà văn Việt Nam. Thời Tiền chiến không có văn hóa nô bộc.
Trái lại, phản đông văn sĩ, thi sĩ Tiền chiến đều có tinh thần quốc gia rất mạnh. Trừ một số ít khi quan tâm đến quốc sự, như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương v.v... còn thì hầu hết đều thiết tha một hoài bão tự do độc lập cho Quốc gia. Những người như Lan Khai, Vũ Trọng Phụng, Khái Hưng, Nguyễn Triệu Luật, nếu có chiến tranh, đều sẵn sàng "xếp bút nghiên mà lo việc binh đao". Chứng cớ đau nhất là từ 1945 về sau, một số khá đông văn thi sĩ Tiền chiến phải đi ở tù, hoặc đã bỏ mình ngoài trận địa, hoặc chết dưới gươm đao của kẻ thù.
Có điều này mới nghe hình như mâu thuẫn, mà chính là một thực tế rất tốt đẹp, là các văn thi sĩ Tiền chiến hấp thu được rất nhiều các tinh hoa văn nghệ Pháp, thấm nhuần rất nhiều những tư tưởng Pháp, họ rất yêu chuộng các văn sĩ, thi sĩ Pháp cũng như các văn sĩ Tây Âu, ấy thế mà họ vẫn không chịu cho người Pháp cai trị Đông Dương, họ vẫn có hoài vọng đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, để thu hồi độc lập cho Quốc gia.
Bởi vì tinh thần quốc gia chủng tộc bao giờ cũng mạnh hơn văn hóa. Xưa kia các cụ nhà ta học chữ Hán, làm thơ Hán, viết văn Hán, ca ngợi các nhà thơ Tàu, và chuyên môn theo nề nếp của Tàu, thế mà trải qua các triều đại, vẫn không chịu cho người Tàu cai trị. Ngày nay cũng thế. Các văn thi sĩ Việt Nam có thể rất yêu chuộng Ronsard, Corneille, Victor Hugo, La Comtesse de Noailles, Colette, Sacha Guitry..., nhưng nhất định không muốn có một ông Toàn quyền Pháp ngồi trên đầu Tổ quốc của ta.
Tôi đã nới: trừ một vài cá nhân, còn thì hầu hết các nhà văn nhà thơ Việt Nam thời kì Pháp đô hộ, dẫu có yêu chuộng văn thơ Pháp đến mức nào chăng nữa cũng không bao giờ chịu cho nòi giống mình bị kiềm chế dưới ách nô lệ của thực dân Pháp. Văn hóa là văn hóa, chính trị là chính trị. Tính chất trường tồn bất diệt của văn hóa chính là ở chỗ đó. Nhà văn sĩ chân chính của Dân tộc chỉ quan niệm văn hóa là phục vụ cho chân lí thuần túy, cho nghệ thuật tuyệt vời, cho tư tưởng cao siêu. Nhà văn sĩ của Dân tộc không bao giờ chịu đem văn hóa mà quị lụy dưới một chánh thể nào, một uy quyền nào cả.
Vì vậy, ở các nước văn minh tân tiền, chính quyền thông cảm nhiệm vụ thiêng liêng của nhà văn và rất kính trọng các nhà văn. Còn ở nước ta, dưới thời đô hộ Pháp, giữa các nhà văn nhà thơ Việt Nam với chính quyền thuộc địa có sự cách biệt hoàn toàn. Người Pháp không để ý đến lớp văn sĩ mà họ không mua chuộc được, còn nhà văn thì không muốn có một liên hệ gì với chính phủ Thuộc địa mà họ không ủng hộ trong nguyên tắc, không tán thành trong lí tưởng.
Nhà văn Tiền chiến chỉ sống riêng trong nếp sống của Dân tộc mà thôi.
Thời gian kể từ 1925 đến 1940, chỉ trong khoảng 15 năm ấy, là Hoàng kim thời đại của văn học sử Việt Nam hồi tiền bán thế kỉ XX. Ấy là thời kì mà các nhà thơ nhà văn sống cuộc đời tự do phóng túng nhất, và sản xuất được nhiều tác phẩm nhất, đủ các bộ môn.
Vả lại, cũng đúng vào thời kì mà văn học sử Nhật, Nam Dương, Ấn Độ, đang bành trướng mãnh liệt theo làn sóng lãng mạn mới mẻ và xôn xao của văn học Âu Tây, thế kỉ XIX, nghĩa là với sự chậm trễ gần một thế kỉ.
Bởi nếp sống tự do lãng mạn ấy, nên đám văn thi sĩ Tiền chiến không chịu tự giam hãm trong khuôn khổ chật hẹp nào của cổ điển.
Về văn thơ, họ vội vã thoát ra ngoài bốn bức tường nặng nề và đồ sộ của Thơ cũ, của "văn xưa", và họ ùa nhau tản mác trên một cánh đồng bao la bát ngát hơn, đây hương sắc muôn màu, nhạc tơ muôn điệu, mà họ gọi là "Thơ Mới", "Văn Mới", mặc dầu chính họ cũng chưa biết rõ đích thị nó là cái gì. Họ gán cho nó ý nghĩa và danh từ "mới" chẳng qua để phân biệt với cái cũ mà thôi, chứ bảo họ phân tách và giảng giải thế nào là Thơ Mới, thế nào là Văn Mới, họ cũng chỉ đáp lại bằng một nụ cười hồn nhiên, mơ mộng.
Họ đang say sưa hoan lạc như những kẻ mới tìm ra Châu Mĩ, và lần đầu tiên bước chân trên một mảnh đất mới mà do một tiền đinh gần như ngẫu nhiên của lịch sử đã đưa đẩy chiếc thuyền họ cập bến, họ ngơ ngác reo to lên: "Một thế giới mới!"
Và họ đuổi theo ảnh tượng của những chân trời mới lạ.
Cả phong trào lãng mạn của văn chương Tiền chiến Việt Nam, tóm lại, chỉ là một cuộc phiêu lưu vĩ đại, bất ngờ, đầy những vinh quang.
Nhận xét đúng mức như vậy, chúng ta mới hiểu rõ phong độ của các nhà văn thơ Tiền chiến, và tính chất tự do phóng túng của họ.
Đời sống tinh thần của họ chỉ là phản ảnh dĩ nhiên của hiện trạng lịch sử và tâm lí xã hội thời bấy giờ.
Một dịp khác, - trong một quyển sách nghiên cứu tường tận hơn nữa về lịch trình tiến triển của văn chương và tư tưởng Việt Nam, - chúng tôi sẽ nhận xét và phân tách tỉ mỉ những mâu thuẫn và những nhịp điệu điều hòa của thời đại hoàng kim ấy, giữa mới và cũ.
Nơi đây, chúng ta chỉ nên ngó phớt qua tính chất đại cương của một hiện tượng, để hiểu rõ lí do tạo ra đời sống tự do lãng mạn của Thi Văn sĩ Việt Nam hồi tiền bán thế kỉ. Bởi họ muốn vượt ra các khuôn khổ cổ điển, nên mới có những trái ngược lạ thường. Họ vẫn công nhận được một André Maurois, một Anatole Erance mà cũng say mê một André Gide - (Gia đình ơi, ta ghét mi! - Famille, je te hais!), cả một Nietzche, một Mallarmé, một Paul Elưard!
Cho nên khi Nguyễn Văn Vĩnh từ giã vợ con đi phiêu lưu trên đất Lào với một bạn đồng nghiệp Pháp, để tìm vàng trên dòng sông Mékông, rồi chết luôn bên ấy, các nhà văn đương thời thương ông chính vì cuộc phiêu lưu giang hồ của ông đã mang vết tích vẻ vang của thời đại. Nguyễn Văn Vĩnh đã ngã gục giữa oanh liệt của thời lãng mạn.
Nguyễn Tuân cũng vậy, anh đã xách vali đi mấy lần. Dù không đi đâu xa, ra khỏi Ha Nội, ít nhất cũng đi đến ga xe lửa rồi xách vali trở về! Huy Thông chỉ ngày đêm mơ tưởng tiếng địch sông Ô. Mộng Sơn ở nơi rừng núi của Phủ Lạng Thương, ham mê phi ngựa trên các đồi sim, dưới lớp sương mù, đuổi theo một thần tương xa xăm. Lan Khai ngồi trên bờ hồ Trúc Bạch mà mắt đăm đăm nhìn về trời Tây, sống với tiếng vó ngựa mơ hồ của những chàng kị mã Tuyên Quang. Cho đến cả Vũ Trọng Phụng anh thư sinh nghèo khổ, chỉ ăn cơm với cà muối, dưa chua, nét mặt gầy gò, hốc hác, cũng không thoát được cái bịnh lãng mạn của thời đại, lãng mạn trong Số Đỏ, trong Kĩ nghệ lấy Tây, trong Lục xì. Đó là cái lãng mạn của Tam Lang muốn làm anh phu xe, của Lưu Trọng Lư lạc loài trong triết lí của Người sơn nhân của Con đười ươi, theo tiếng bước xào xạc của con nai vàng. Đó cũng là cái lãng mạn của Trương Tửu ôm một quyển Kinh Thi Việt Nam đi tìm Karl Max, của Khái Hưng trong Hồn bướm mơ tiên, của Tản Đà trong lời Thề non nước, của cô Anh Thơ khi ngồi trong đêm tối nhìn một đôi đom đóm "bay dập dìu như muốn phải lòng nhau".
Sau thế chiến thứ nhì ở Nga sô khi Staline đã chết rồi đến Khroutchev lên cầm quyền, nhà văn Illya Erhimburg viết ra một quyển truyện, nhan đề là "Dá tan" - Degel. - Quyển tiểu thuyết vừa ra đời, là cả văn chương Nga Sô gần như "Dá tan" hết. Cái nụ hôn ghi dấu nơi cuối quyển truyện lạ lùng ấy nổ lên như một tiếng pháo giao thừa báo hiệu cho một trận pháo giòn tan rền cả trong văn học Nga sô và trong đám thanh niên Nga bắt đầu quậy cựa, muốn hất vòng cương tỏa, để đón mùa xuân mới của Tự Do.
Trong văn học sử Việt Nam, "Dá tan" đã bắt đầu sớm hơn 30 năm, từ sau Đệ Nhất Thế chiến.
Hoàng Ngọc Phách, với quyển Tố Tâm đã đốt trái pháo giao thừa trước nhất.
Thời đại Hoàng kim của văn học sử Việt Nam, từ 1925 đến 1940, là cả một mùa Xuân say bướm, say hoa, cả một mùa hương mới bắt nguồn từ Tây Đông Kim Cổ.
Các Thi sĩ rủ nhau "đi hái vần thơ". Đỉnh núi Nùng tượng trưng ngọn núi Parnasse của Hi Lạp ngàn xưa.
Tựu trung, tình thế xã hội Bắc Việt đương thời đã tạo ra một phần nào khung cảnh ấy và phong độ ấy. Tuy rằng đời sống vật chất của các nhà văn nhà thơ không rực rỡ gì mấy, nhưng tinh thần không bị xáo động bởi ngoại cảnh. Nếp sống toàn thể, trên bình diện tổng quát, có vẻ yên ổn, thái bình. Công chúng vui vẻ thu nạp những yếu tố mới lạ của văn minh Âu Tây, và đón nhận niềm nở các sản phẩm văn chương có mang sắc thái tân kì của văn chương ngoại quốc.
Người ta đã thấy một vài vị phụ nữ tân tiến mở phòng tiếp khách đón các nhà văn như ở bên Pháp.
Một nữ sĩ, bà Vân Đài, có mở một phòng khách ở đường Hàng Trống. Vân Đài là một bậc nữ lưu có tên tuổi trong làng văn lúc bấy giờ. Rất yêu kiều diễm lệ và rất ham chuộng thi văn. Những thi sĩ, văn sĩ quen biết bà, thường đến hội họp nơi phòng khách của bà như một tao đàn, Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Thao Thao thường đến đó, ăn bánh, uống trà, nghe đờn, ngâm thơ.
Phố Hàng Đẫy, trên một căn lầu mát mẻ, bài trí xinh xắn, gọn gàng, dưới nhà là một tiệm sửa xe đạp, là phòng khách của bà Ngọc Trân (Mỹ Chân) vợ li dị của một nhà viết báo ở Sài Gòn. Nơi đây thường tụ hội một số thi sĩ trẻ tuổi, phần nhiều là cựu sinh viên Cao đẳng, Từ Bộ Hứa, Nhược Pháp, Huy Thông, Nguyễn Vỹ. Họ đến đây toàn nói chuyện văn chương, say mê, tao nhã.
Những nhà văn đã già, như Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Văn Vĩnh có những thú choi riêng.
Những nhà văn đứng tuổi như lớp Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bâng nếu không nằm bên bàn đèn thuốc phiện, thì ở nhà hát ả đào, hoặc ngồi chung quanh mấy chai rượu nói chuyện thơ Tàu, thơ Tây, phê bình thơ cũ, thơ mới. Còn lóp trẻ từ 23, 24 tuổi đến 27, 28 tuổi thì thường ưa đi lang thang vô mục đích. Họ đi, hoặc một mình hoặc "haí mình", đôi khi trong túi có đồng bạc nào là một cặp rủ nhau lên ga xe lửa, gặp chuyến tàu nào là mua vé tàu ấy, chẳng biết đi đâu. Có khi xuống một ga nhỏ ở giữa một đồng quê, rồi đêm nằm trong đám mía, tay ngủ trong đình làng, làm thơ, họa thơ, ngâm thơ.
Nhưng rốt cuộc, già hay trẻ, thi sĩ hay văn nhân, rồi một sớm một chiều cũng gặp nhau gần đủ mặt ở giữa trái tim Hà Nội, trên bờ hồ Hoàn Kiếm, hay trong các tòa báo. Một người đi vắng đâu trong bảy ngày, cả làng văn đều hỏi. Chàng đi với cô nào, cả làng văn đều biết. Một người đau, ai cũng đến thăm. Một người chết ai cũng đến viếng. Và ai cũng khóc.
Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Trọng Phụng, Đỗ Thúc Trâm đã chết, là năm cái tang chung cho cả thi sĩ, văn sĩ Hà Nội. Các tờ báo đều để băng đen.
Trù đôi ba kẻ, tài không hơn, học không giỏi, thơ không xuất sắc, nhưng phách lối quá chừng, kiêu căng quá độ, chuyên môn ca tụng lẫn nhau, với vài tên xu nịnh, những kẻ ấy không thương ai, và chẳng khóc ai...
- Lan Khai Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Lê Văn Trương Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Vũ Trọng Phụng Nguyễn Vỹ Hồi ức
- TchyA Đái Đức Tuấn Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Khái Hưng Nguyễn Vỹ Nhận định
- Sinh Khí Văn Nghệ Tiền Chiến Nguyễn Vỹ Biên Khảo
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |