|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Khi nghiên cứu về văn học miền Nam 1954-1975 và văn học hải ngoại từ sau 1975, chúng tôi nhận xét có ít ra hai vấn đề trước sau gì rồi cũng phải được đặt ra và giải quyết thỏa đáng – theo nghĩa văn học, văn chương! Thứ nhất là mảng văn học của những nhà văn thơ trong nước từng sinh hoạt văn nghệ trước biến cố 30-4-1975 và sau 1975 đã xuất bản và cộng tác, đăng báo ở ngoài nước. Họ không được nhìn nhận hoặc không sinh hoạt ở trong nước và từ thời gọi là “đổi mới 1987, họ đến với độc giả văn học ở ngoài nước hơn là với người đọc trong nước nơi họ đang sinh sống. Có những tác-phẩm đã hoàn thành trước 1975 và có nhiều văn thơ, bút ký mới sáng tác sau này, do các nhà xuất-bản ở ngoài như Văn Nghệ, Người Việt, Tân Thư,... ở California, Trẻ ở Texas, Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, Tiếng Quê Hương ở vùng Washington D.C. và nhất là Thư Ấn Quán ở New Jersey, Hoa-Kỳ, Quê Mẹ và Lá Bối ở Paris, Pháp. Những tác-phẩm này không thể đặt trong “khuôn” văn học miền Nam trước 1975 vì văn học sử chỉ ghi nhận tác phẩm thời nào thì thuộc về thời ấy. Cũng không thuộc về văn học chính thức của trong nước cũng như không chính xác thuộc về văn học người Việt hải ngoại (vào thời điểm sáng tác). Chúng tôi ghi nhận các tác giả và tác phẩm này như là thành phần “văn học miền Nam nối dài” trong biên khảo về văn học hải ngoại. Điều này có thể sẽ gây tranh luận, chúng tôi chờ đợi mọi ý kiến, phế bình về điểm này.
Vấn đề sau là biên giới trong ngoài đối với văn học hải ngoại cũng như văn học của trong nước, vì chính trị đã bị đội bên trong ngoài vạch rõ trắng đen và hình như lằn ranh vẫn còn nổi cộm!
Dù gì thì văn học ở ngoài nước sau hơn 44 năm theo thiển ý đã có công thay đổi ... cục diện chiến trường văn học, dù rằng trên báo chí và nhiều diễn đàn, có những người dù chỉ là thiểu số vẫn tiếp tục duy trì chiến tranh, phục quốc, vẫn không công nhận văn học của phía bên kia - và phía kia thì vẫn cố tình xem bên ngoài là văn học của “ngụy”, không trong luồng; nhưng chúng tôi nghĩ cả hai khuynh hướng này sẽ trở thành quá khứ với thời gian và tình thế hoặc thế hệ, dù tinh thần sẽ vẫn sống trong tâm tư và ý chí của người xa xứ cũng như trong nước. Thiển nghĩ, cuối cùng rồi ra chỉ có một văn học Việt của người Việt Nam.
Ngay từ thập niên đầu của văn học hải ngoại đã có những tác phẩm của nhà văn thơ sống trong nước được kín đáo chuyển ra xuất bản ở hải ngoại và dĩ nhiên tác giả chúng phải đổi danh tánh, bút hiệu: Đi! (Paris: Lá Bối, 1982) của Hồ Khanh tức Doãn Quốc Sỹ, một số thơ của Trần Kha tức Thanh Tâm Tuyền thơ in chung trong Tắm Mát Ngọn Sông Đào: thơ, văn, nhạc sáng tác từ quốc nội (Lá Bối, 1981), Hoàng Hải Thủy, v.v... Trong số đó nhiều người sau này được ra đi qua các chương trình H.O và đoàn tụ gia đình. Một số trường hợp khác công khai có tác phẩm xuất-bản ở ngoài nước trước khi dời cư ra sinh sống ở hải-ngoại, như Tạ Chí Đại Trường (Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hòa Nối Dài và viết chung với ngoài - Nguyễn Xuân Nghĩa, tập Việt Nam: Nhìn Từ Bên Trong và Bên Ngoài (Văn Lang, 1994), như Cung Tích Biền (Thằng Bắt Quỷ, Tân Thư, Hoa Kỳ 1993),... Bùi Giáng trước khi mất (ngày 7-10-1998) đã có Thơ Bùi Giáng (Montréal: Việt Thường, 1990; Thế Kỷ 1994). Khoa Hữu in Hai Mươi Bài Lục Bát (Trình Bầy, 1994) và Thơ Khoa Hữu, (Văn Học, 1997). Nguyễn Hiến Lê có bộ Hồi Kí nhờ xuất bản ở hải ngoại (nhà Văn Nghệ) mà người đọc mới có được văn bản trọn vẹn không bị kiểm duyệt như bản in trong nước. Ngoài ra, nhà Văn Nghệ còn xuất bản các sách khác của ông như Khổng Tử, Tuân Tử, ... và Con Đường Thiên Lý (tiểu thuyết, được xuất và tái bản nhiều lần từ 1987).
Các nhà văn của văn học miền Nam đã vậy, mà các nhà văn trưởng thành trong chế độ cộng sản, hoặc thân hay theo Cộng, cũng bí mật gởi tác-phẩm ra in ở ngoài nước như Dương Thu Hương, hoặc cách khác như Lê Đạt (Từ tình Ép-Phen, 1998), Nguyễn Huy Thiệp, Trần Quốc Vượng (Trong Cõi, Trăm Hoa, 1993), Nguyễn Ngọc Lan (Nói Thẳng Nói Thật, Nhật Ký 1990-1991, NXB Tin Paris), Hà Sĩ Phu, Đào Hiếu (Nổi Loạn), Tiêu Dao Bảo Cự (Nửa Đời Nhìn Lại, 1994), Trần Vàng Sao (Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình, 1994), v.v...
Vào đầu thiên niên kỷ mới, việc chuyển tác phẩm ra xuất bản ở hải ngoại bình thường hơn, có những hồi ký của Nguyễn Thụy Long (Hồi Ký Viết Trên “Gác Bút” 1999, Thuở Mơ Làm Văn Sĩ 2000, Giữa Đêm Trường 2000, Thân Phận Ma Trơi 2000), Thế Phong (Hồi Ký Ngoài Văn-Chương), thơ Hữu Loan (Thiên Đường Máu do nhóm Quê Ngoại của Hà Thượng Nhân ở San Jose CA năm 1991), Văn Quang gửi bài đăng trên Internet, trở thành giây liên lạc trong ngoài và xuất-bản Sài-gòn Cali 25 Năm Gặp Lại 2000, Ngã Tư Hoàng Hôn 2001, Soi Bóng Cuộc Tình, các phóng sự tiếu-thuyết Lên Đời 2004-5, v.v..., Tạ Duy Anh có Đi Tìm Nhân Vật (Tủ sách Tiếng Quê Hương), Nguyễn Viện mạnh sáng tác và in ở ngoài Rồng và Rắn (THXBMĐ, 2002), Chữ Dưới Chân Tường (Văn Mới, 2004), Đĩ thúi & phần còn lại ở cõi chết (Chương Văn, 2015), Ma & Người (Tiếng Quê Hương, 2018). Trong hàng rào kẽm gai, tôi thở (NXB Nhân Ảnh, 2018), Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Bình Phương (Xe Lên Xe Xuống - NXB Diễn Đàn Thế Kỷ, 2011), v.v... Ngoài ra, Cung Tích Biền trước khi sang định cư tại Hoa Kỳ đã cộng tác đăng tác phẩm như Mùa Hạ [tiểu thuyết đăng từng kỳ - 194 số nhật báo Người Việt năm 2012] và tập 20 tân truyện Xứ Động Vật đăng trên tạp chí liên mạng Da Màu Văn chương Không Biên giới năm 2008, và đã xuất bản Đành Lòng Sống Trong Phòng Đợi Của Lịch Sử (2015, tái bản 2018).
Thư Ấn Quán của nhà văn Trần Hoài Thư từ năm 2000 xuất bản theo hình thức book-on-demand, đã in nhiều tuyển tập, xuất và tái-bản các tác-phẩm của nhà văn thơ miền Nam nhất là giới trẻ thời cuối thập niên 1960 và đầu 1970 trong đó có người đã quá cố. Xin ghi nhận vài tên tuổi sống ở trong nước: Từ Thế Mộng, Trần Dzạ Lữ, Lê Văn Thiện, Linh Phương, Nguyễn Bắc Sơn, Hoài Khanh, Hạc Thành Hoa, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Vũ Hữu Định, Nguyên Minh (Tưởng Chừng Đã Quên, 2005), Nguyễn Lệ Uyên (Sông Chảy Về Núi, 2003, Mưa Trên Sông ĐaKbla 2003, Trang Sách và Những Giấc Mơ Bay, 3 tập; v.v...), Khuất Đẩu (truyện dài Những Tháng Năm Cuồng Nộ, tập truyện Người Giữ Nhà Thờ Họ, v.v...), Khoa Hữu (Nửa Khuôn Mặt, thơ), Phạm Ngọc Lư (Đan Tâm 2004; Mây Nổi 2007), Mang Viên Long (Biển Của Hai Người), v.v...
Bên cạnh đó là hiện tượng xuất bản tác phẩm của các tác giả trong nước hoặc những tiếng nói phản kháng, như Phùng Cung (Truyện và thơ chưa hề xuất bản, Văn Nghệ, 2003; Montreal: Trung tâm Dân chủ cho Việt Nam, 2004), Tạ Phong Tần (Tuyển Tập), Người Buôn Gió (Đại Vệ Chí Dị), Trần Đĩnh (Đèn Cù, 2014),... Những người chống đối chế độ Hà Nội khi ra tị nạn ở ngoài nước cũng có tác phẩm xuất bản như Bùi Tín (Mặt Thật, Hoa Xuyên Tuyết,...), Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy (Chết Ngoài Kế Hoạch, 2013),...
Ngoài ra, một, hai thập niên gần đây, khối người làm văn học ở hải ngoại có thêm thành phần từ trong nước ra định cư sống ở hải ngoại (do bảo lãnh, di trú) nhưng có người tiếp tục viết báo và xuất bản cho khối độc giả trong nước như Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Mục Can (Tấm Ván Phóng Dao, NXB Trẻ TX), ...
Ngược lại, có những tác giả hải ngoại xuất bản sách ở trong nước (do họ chủ động - vì không kể những trường hợp xuất và tái bản không chắc có sự thỏa thuận với tác giả) như Nguyễn Mộng Giác (Sông Côn Mùa Lũ), Nam Dao, Nguyễn Ước, Nguyễn Đức Tùng, Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ (Nam Quốc Sơn Hà 2003, Anh Hùng Tiêu Sơn - NXB Trẻ 2003, Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mộng 2004), Phạm Ngọc (Mùa Khát Vọng - NXB Đà Nẵng, 2004), Cổ Ngư (Đêm Nghi Ngại - Hội Nhà Văn, 2005), Đỗ Kh. (Kí Sự Đi Tây - Văn Hóa Thông Tin tb, 1990), Trần Kiêm Đoàn (Tu Bụi xuất bản cùng năm 2006 ở ngoài, nhà Titan, và ở trong, NXB Thuận Hóa & Phương Nam), Hoàng Khởi Phong (Người Trăm Năm Cũ - NXB Hà Thế & Hội Nhà Văn tb 2009), Phan Xuân Sinh (Khi Tình Đang Ru Đời - NXB Văn Nghệ TpHCM, 2007), Đặng Tiến (Thơ: thi pháp và chân dung - NXB Phụ nữ, 2009), Cao Huy Thuần (Tôn giáo và xã hội hiện đại - Thuận Hóa/Phương Nam, 2006; Nắng và Hoa - Văn Hóa Sài Gòn, 2006, v.v...), Phan Huy Đường (Tư duy Tự do - NXB Đà Nẵng, 2006), Du Tử Lê (các tập thơ Thơ Tình Du Tử Lê - NXB Văn Nghệ TpHCM, 2005: Giỏ Hoa Thời Mới Lớn - LiênViệtBooks, 2014, và mới đây 2018, 2 tập thơ Khúc Thụy Du - Phanbook & NXB Hội Nhà văn, Trên ngọn Tình sầu và tiểu thuyết Với nhau, Một ngày nào - NXB Hội Nhà văn và Saigonbooks),... Mới nhất là Trần Vũ được Nhã Nam và Hội Nhà Văn Hà-nội xuất bản tập truyện ngắn Phép Tính Của Một Nho Sĩ (2019). Phạm Văn Ký nhà văn Pháp thoại cuối đời xuất bản tập thơ Đường Về Nước (NXB Hội Nhà Văn, 1993),... Thật khác với các nhà văn Cuba lưu vong hình như không xuất bản ở nước cũ do cộng sản cai trị vì đó là lý do khiến họ phải ra đi – một lưu vong có thể xem là đúng nghĩa nhất!
Hoặc những nhà văn xuất thân từ miền Bắc sang Đông Âu hoặc từng đi lao-động và tị nạn hay du học sinh nay xuất bản trong nước: Nguyễn Văn Thọ (in thơ Mảnh Vỡ, Cửa Sổ, Bên Kia Trái Đất, tập truyện Gió Lạnh, Vàng Xưa (2004), giải thưởng của báo Văn Nghệ, hội Nhà văn và báo Văn nghệ Quân đội, tập tùy bút Đào Ở Xứ Người (2005), tiểu thuyết Quyên (NXB Hội Nhà văn, 2009),... Lê Minh Hà sau khi đã thành công với độc giả Việt Nam ở hải ngoại, xuất-bản các tập truyện Gió Từ Thời Khuất Mặt và Những Giọt Trầm và Thương Thế Ngày Xưa (NXB Văn Hóa, 2005) và đến nay 2019, hơn 10 tập khác; Phạm Hải Anh, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2003 với Đi Hết Đường Mưa (NXB Hội Nhà văn 2002) sau Huyết Đằng 2001 in ở Cali và Tìm Trăng Đáy Nước, 2003 đều do nhà Văn Mới CA - hai nhà văn nữ này in chung tập truyện Sâm Câm (NXB Phụ Nữ 2004), Thế Dũng với tập thơ Hoa Hồng Nở Muộn (1992) rồi tiểu thuyết Hộ Chiếu Buồn (từng in thơ ở Hoa-Kỳ, Từ Tâm 1977), Lê Xuân Quang (3 tập Những Mảnh đời Phiêu bạt, 2002-2011), v.v. Thuận sống ở Pháp, sau khi in Made in VietNam – Văn Mới, 2003 ở ngoài, xuất bản trong nước từ 2005 các Paris 11 tháng 8, China Town/ Phố Tàu, T. Mất Tích, Thang Máy Sài Gòn,... Hoặc sinh viên rồi ở lại ngoài nước làm giáo sư, nghiên cứu và in sách như Đoàn Cầm Thi,... Những người này có thuộc về văn học hải ngoại không? Câu trả lời để cho thời trước, nhưng dần dà sẽ khó vì nay họ đã trở về hoặc sinh hoạt văn hóa, xuất bản với trong nước. Cũng cần ghi nhận trong nước đang chỉ... chính thức nhắc tên những người xuất thân từ miền Bắc, như một luận án tiến sĩ gần đây, 2016 “Tư Duy Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết của một số Nhà Văn Nữ Hải Ngoại Đương Đại” - tựa thì vậy nhưng cũng chỉ phiến diện thu hẹp trong 12 cuốn của 4 bà nhà văn “của họ”(!): “Thuận, Đoàn Minh Phượng, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà... nổi bật lên như một hiện tượng, chứa đựng nhiều đổi mới quan trọng trong tư duy nghệ thuật. Cùng với các nhà văn nữ trong nước, những nhà văn nữ kể trên đã thể hiện một cuộc “tự vượt” của giới nữ để vinh dự đứng trong hàng ngũ những người đại diện cho khuynh hướng cách tân thể loại...”(!).
Ở đây, chúng tôi ghi nhận sự việc có những tác giả xuất bản tác phẩm của mình ở trong nước, chúng tôi ghi nhận để có cái nhìn đầy đủ hơn. Vì thiển nghĩ văn-học hải-ngoại gồm những nhà văn sinh sống thật sự ở ngoài nước hoặc hiếm hoi người trong nước thuộc dòng văn học miền Nam trước 1975, mà tác-phẩm của họ vì lý do chính trị hoặc văn học như Nguyễn Hiến Lê, Cung Giũ Nguyên, Cung Tích Biền, v.v... đã gởi xuất bản ở ngoài nước, hoặc đã xuất bản trước khi ra định cư ở hải-ngoại.
Như vậy, biên-giới văn-học trong-ngoài hiện có còn không? Một số dùng phương tiện hoặc bảng hiệu nhà xuất bản trong nước để in "tác phẩm” đem/gửi từ ngoài về, số khác có liên hệ, như Nam Dao (Trăng Thuê Ảo Ảnh - NXB Lao Động và TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây 2008; Trăng Nguyên Sơ, Đất Trời), Mai Ninh (Ảo Đăng - Hội Nhà Văn Hà Nội, 2003 rồi Cá Voi Trầm Sát - NXB Trẻ, 2004). Hai cây viết “du học” trước 1975 này đi theo khuynh hướng thời thượng ngoài-in-trong của nhiều nhà văn đi trước. Rồi những di dân Kiệt Tấn với (Em điên xõa tóc (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009), Người em xóm học (NXB Thời đại, 2011), Lớp lớp phù sa (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2012), Đêm cỏ Tuyết (NXB Hội Nhà văn, 2014) và Vườn chanh miệt biển (Công ty Thiện Tri Thức và NXB Đà Nẵng, 2018); ... Những bước đi thử trước đó đã có như dự án của Khánh Trường chủ biên tạp chí Hợp Lưu thời 1990, dự án 'chết non' - ngược lại, cũng vì cái “kỷ luật” đó mà nhóm Montréal thân trong nước thời đó đã ra tuyển tập Việt Kiều Với Quê Hương: Thơ Văn Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, 1975-1990 (Nguyễn Phúc biên tập: NXB TpHCM, 1990). Sau đó thì đã có nhiều tuyển tập nhiều cây viết trong ngoài đáng kể có tuyển tập 26 Nhà Thơ Việt Nam Đương Đại (Tân Thư, 2002) in ở ngoài và nhất là khuynh hướng thời thượng dịch thuật đáp ứng nhu cầu “tò mò” (voyeurisme) chính trị hơn là văn chương của vài tác giả trong nước và lâu lâu xen kẽ vài cây viết hải ngoại hoặc miền Nam tự do như các tuyển dịch của Phan Huy Đường, của Đoàn Cầm Thi, hoặc tập truyện ngắn The Other Side of Heaven (1995) hợp lưu 3 phía CS-VNCH và Hoa-Kỳ do Wayne Karlin, Trương Vũ và Lê Minh Khuê biên tập, cùng tinh thần biên tập của Nguyễn Quý Đức (Once Upon A Dream - The Vietnamese-American Experience (1995) viết bằng Anh ngữ của các cây viết trẻ như Andrew Lâm, Trần Đệ, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Đại Hải. Ở Pháp, Lê Hữu Khóa làm tuyển tập La Part d'exil (Univ. Provence, 1995),...! Các nhà văn ở ngoài cũng có mặt trong một số tuyển tập xuất-bản trong nước như các Tuyển Tập Văn Mới (2005-), Truyện ngắn 12 tác giả (Thanh Niên, 2011), v.v... Nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật chân chính chắc chắn không có biên giới trong ngoài, nếu có là do chính trị bày trò, kiểm soát.
Tưởng cũng cần ghi nhận là Internet và toàn cầu hóa đã đưa người viết và người đọc đến gần nhau hơn, trực tiếp hơn, và đồng thời tạo cơ hội cho các “tác phẩm” khó khăn xuất bản ở một nơi có thể ra mắt ở nơi khác - như trang Talawas (cuối cùng đã ngưng hoạt động) và damau.org với mục Trên Kệ Sách http://kesach.org “xuất bản” dưới hình thức ebook từ các tác phẩm đã hoặc sẽ xuất bản, bên cạnh chương trình “Cho & Nhận” với mục đích “hỗ trợ các tác giả trong và ngoài nước gặp khó khăn trong việc ấn hành và phổ biến tác phẩm văn học của mình. “Khó khăn” bao gồm những trở ngại tài chánh, kiểm duyệt văn hóa/chính trị, và rào cản địa lý”. Cũng từ đó sinh ra các hiện-tượng Đỗ Hoàng Diệu, Vị Thùy Linh, thơ Tân Hình-Thức, nhóm Mở Miệng và nhóm Ngựa Trời, v.v... Các ấn phẩm bị thu hồi, cấm lưu hành ở trong nước cũng có thể “ra mắt” “đến tay" người đọc trong và ngoài nước qua phương tiện Internet như tập truyện Tột Đỉnh Tình Yêu (2008) của Nguyễn Thúy Ái, các tác phẩm của Nguyễn Viện lo NXB Giấy Vụn xuất và tái bản hoặc do các NXB hải ngoại, v..v... Tại Sài-Gòn, nhóm Mở Miệng đã xuất-bản Khoan Cắt Bê Tông, một tuyển tập thơ, dưới tên nhà xuất bản Giấy vụn, in 100 bản với lời chú "In xong & nộp bản lưu cho các tác giả 9-2005”, với sự góp mặt của 23 tác giả trong và ngoài nước, nhưng xuất bản “ngoài luồng, trong khi sau đó, tháng 11-2009, có sự việc tuyển tập phỏng vấn được gọi là “chuyên luận” Thơ Đến Từ Đâu của Nguyễn Đức Tùng được NXB Lao Động ở trong nước ấn hành thì được, nhưng đến giữa năm 2013, Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên, trình một luận văn Thạc sĩ ở Hà Nội Về Nhóm Mở Miệng thì lại trở thành scandal và người nghiên cứu lẫn giáo sự bảo trợ - cả hai đều là phụ nữ, đều bị ... trừng phạt bởi lực lượng “bảo thủ” vẫn tiếp tục canh gác! Hai trường hợp này, vì quan điểm chính trị hay ô dù?
Trong nước, nói đến sinh hoạt văn học là luôn luôn và vẫn phải phân biệt, nào là “chính thống”, “ngoài luồng”, “trong luồng”,... Trong số các nhà văn thơ xuất bản ở hải ngoại đã có một số nhỏ được trong nước giới thiệu, nhắc nhở như là những nhà văn của “dòng chảy trầm của văn học xa xứ” như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Du Tử Lê,... -cũng có nghĩa là "hải ngoại”. Cụm từ “hải ngoại” trong nước thường dùng như ngôn ngữ tuyên truyền, dùng để “hỏa mù” như gọi là “cộng đồng", “hội” Việt Nam để tung hô những quầy hàng ở rải rác vài lễ hội nơi hẻo lánh như Yukon Canada hoặc những nhóm họp của người đi từ miền Bắc, ... Tờ Thể Thao & Văn Hóa ngày 3-10-2003 đăng nhận xét của một số nhà nghiên cứu về dòng “văn học lưu vong” theo đóđược biết các tác phẩm văn học hải ngoại được in trong nước phần lớn đều được “tuyển chọn trên cơ sở “tự tình dân tộc”! “Tự tình” là chi và "dân tộc" nào đây? Dù lấy “tiêu chí” này nhưng đã có những cái nhìn bắt đầu mở ra dù chưa trọn và thật sự! Trong nước hô hào “dân tộc” như bình phong thời nhắm chiếm miền Nam, nhưng không dám nhìn nhận là “dân tộc” những người Việt hải ngoại và tác phẩm của họ, trong khi chính các tác giả hải ngoại đã có công duy trì ngôn ngữ và văn hóa truyền thống Việt! Dù gì đi nữa thì thời điểm hiện nay - thời toàn cầu hóa, thời văn hóa số, liên mạng, .... đã khiến biên giới trong ngoài thu hẹp lại rất nhiều. Đọc tác phẩm xuất bản, cả bản thảo, tham khảo tác phẩm và bài viết trong ngoài, trong sử dụng tài liệu ngoài (ngược lại thì hiếm hơn!) để làm luận văn, biên khảo, nghiên cứu,... về văn học hải ngoại và văn học miền Nam trước 1975 cũng như các giai đoạn văn học trước đó nữa! Đến độ khiến một số người bảo thủ hoặc sống trong ảo tưởng “chiến thắng”, “đỉnh cao trí tuệ”, “chính thống” ... phải trở ... mình và lên tiếng, hằn học, “cảnh giác”, v.v...
Và thời đại mới phương tiện xuất bản cũng cập nhật với hệ thống bán sách giấy và số hóa qua một số công ty quốc tế như amazon.com, ... Với cách xuất-bản này thì biên giới trong ngoài của văn học Việt Nam đã dần biến dạng và có thể hết còn biên giới dù con người (“chống đến cùng”, “canh gác”) và chế độ (“đỉnh cao”, “ưu việt”) có không muốn đi nữa! Trên amazon.com, lulu.com, barnes&noble, ..., độc giả người Việt ở bất cứ đâu (và người ở các nước muốn nghiên cứu, học tập) có thể mua tuyển tập tùy bút và phê-bình của Ban Mai Biết Đâu Nguồn Cội (Chương Văn, 2015), hay Bên Thắng Cuộc (Người Việt, 2012) của Huy Đức, Đèn Cù của Trần Đĩnh, hay của Cung Tích Biền Đành Lòng Sống Trong Phòng Đợi của Lịch Sử (“phỏng vấn do Lý Đợi, Đặng Thơ Thơ, Mặc Lâm thực hiện”, 2015), của Inrasara Văn Chương Tan Rã (Lotus Media, 2019), cũng như Thơ Việt Đầu Thế Kỷ 21 (Nhân Ảnh, 2018), bộ 44 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (Mở Nguồn, 2019), hay các tạp chí Ngôn Ngữ, Văn Học Mới,... - tức là sách báo của các nhà văn hải ngoại và trong nước nói chung. Người Việt Books, Lotus Media, Nhân Ảnh, ... ở California là những nhà xuất bản khá năng động của thời xuất bản book-on-demand “hậu hiện đại” này!
Thế hệ này qua đi, thế hệ khác tiếp nối, nhưng với cộng đồng người Việt hải ngoại thì sự tiếp nối có những điều kiện hữu hình và vô hình ràng buộc và khó khăn hơn, đó là văn hóa cội nguồn. Luật tuần hoàn vẫn khiến có những nhân tố có thể gây hồi sinh, nhập dòng trong ngoài, có người trở về quê hương sinh sống cuối đời thì cũng có kẻ tìm đủ cách để ra đi! Chân dung cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay đã khác nhiều so với những thập niên đầu tị nạn Cộng sản.
So với các ngành khoa học nhân văn khác luôn có mục đích, văn học có sứ mệnh đặc thù tiên thiên và cho mỗi thời đại; sứ mệnh tự tại mang tính căn nguyên trước khi con người xã hội, chính trị can thiệp. Nhà văn Việt Nam trong ngoài thật ra đều là nạn nhân của văn học chiến tranh và một thứ văn học bị chính trị chi phối, điều khiển; chỉ có người thật lòng hoặc can đảm mới thành công đưa tác phẩm mình ra ngoài vòng cương tỏa của cái nhìn chung. Nhà văn phải viết với tấm lồng và có tinh thần, mục đích sáng tạo. Do đó với thời gian, tình cảm nạn nhân đó rõ hơn, rồi sẽ dễ cảm thông nhau. Con người phải được đề cao là con người thực thể, toàn diện - chứ không phải là trừu tượng kiểu truyền thống dân tộc (!), công nông đắp tượng những “anh hùng siêu thực” hoặc “phải là”! Đến nay, dù bớt cường độ và số lượng, nhưng chính trị, chiến tranh vẫn tiếp tục trên diễn đàn văn chương. Cuộc chiến xong một cách chính thức năm 1975 vẫn chưa giải quyết hết mọi vấn đề. Đau thương, mất mát, vết hằn đã in sâu, gây mất mát, chia rẽ, những người làm văn nghệ vẫn sống cái chiến tranh đó. Mà chính trị trong nước cũng đã chẳng có gì tốt đẹp hơn dù đã đánh bóng, nói ngược tưởng sẽ giữ được vẻ “hào nhoáng”!
Nay hoàn cảnh mới cho phép nhà văn nhìn và viết khác, nếu muốn, với những dữ kiện, sự thực lịch sử mới, rõ hơn, thì cái lòng yêu nước này cần được tiếp tục để tính cách “dân tộc”, “Việt” ngày càng rõ dấu trong văn học. Chính trị, ý thức hệ chỉ là giai đoạn, văn hóa dân tộc và văn học Việt mới thật sự lâu dài!
26-7-2019
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |