1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Điểm Sách - Tháng 5.2019 (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-11-2019 | VĂN HỌC

      Điểm Sách

        NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       

      Bất Tương Phùng, Không Tin (Phạm Hiền Mây)

      Lục Bát Tản Thần (Nguyễn Hàn Chung)

      Khi Nhớ Về Bà-Gi (Trần Hoài Thư)

      Buổi Sáng Phủ Định (Như Quỳnh De Prelle)

      Ám Ảnh Đơn Thân (Đoàn Văn Khánh)

      Câu Hỏi Kiếp Người (Võ Kỳ Điền)

      Phóng Sinh Chữ Nghĩa (Phan Trang Hy)


      Tác-phẩm văn-học từ hơn hai thập niên qua đã rơi vào một số tình huống gian nan để đến với người đọc nói chung cũng như các nhà nghiên cứu và các thư-viện. Trước hết, kỹ thuật tin học và mạng lưới Internet đã toàn cầu hóa và “đại-chúng" hóa đưa người viết và người đọc đến gần nhau hơn, trực tiếp hơn, có thể nhiều "người đọc" hơn và đồng thời tạo cơ hội cho các “tác-phẩm” khó khăn xuất-bản hoặc phổ biến ở một nơi có thể ra mắt ở nơi khác. Rồi đến phương tiện xuất-bản cũng cập nhật với hệ thống bán sách giấy và số-hóa qua một số công ty quốc tế như Amazon,... Trong và ngoài nước Việt Nam mất biên giới ở đây (dù đôi khi vẫn có kiểm duyệt đối với trong). Ebook, văn bản tràn ngập không-gian và tính "chính thống" cũng rơi khỏi “luồng”. Với các cách xuất-bản liên mạng và in ấn quốc-tế này thì biên giới trong-ngoài của văn-học Việt-Nam đã dần biến dạng và có thể hết còn biên giới dù con người và chế độ chính-trị có không muốn đi nữa! Tuy nhiên, “độc giả” từ nay gặp phải gian nan về tính văn-chương và “phẩm” của các “tác-phẩm” và “tác-giả” này. Cũng trong tình cảnh đó, Ngôn Ngữ trân trọng điểm sách giới thiệu một số tác-phẩm mới xuất-bản gần đây dưới hình-thức ấn-phẩm.


      Trước hết, ở trong cũng như ngoài nước, thi-ca là thể loại văn chương đang có vấn-đề. Thơ được in ra ngày càng nhiều, dưới nhiều hình-thức, nhưng không còn chỗ đứng trong các nhà sách. Thơ biến chất và trở thành sản phẩm trình diễn ... xã-hội, cộng-đông, cả “hàng giả”; thơ biếu tặng phần nào cũng vì dễ dàng trong con chữ biểu hiện hoặc trong mục-đích không văn-chương. Đối với vài nhà thơ thì thơ tùy hứng tuôn ra, đưa lên không gian toàn cầu Internet, đã như một sản phẩm tiêu thụ, phải có, cho có, đến cả bội thực. Nhưng độc giả thì thiếu vắng hoặc không đón nhận kịp hoặc thờ ơ như bao chuyện chung khác. Thơ loại này khó có thể nói đến thi ca nghệ thuật, cứu rỗi hay tiếng nói (thật) của tâm hồn. Đây trở nên một loại văn-hóa tiêu thụ và thơ đã bị hiểu lầm, sử-dụng sai trái. Tuy nhiên, may thay, vẫn còn có một thiểu số người làm thơ tôn trọng thi-ca như một bộ môn nghệ-thuật và đã có những cố gắng và đóng góp cần được tìm hiểu, đón nhận.


      Thơ lục bát, gia tài riêng của thi ca Việt, được tiếp tục làm mới, cái Ta được biến thể và cập nhật. Hơn ba thập niên qua, thể-loại lục bát đã bị xâu xé giữa truyền thống và mỹ học hôm nay. Lục bát cách tân dưới nhiều hình thức, biến thể tự do về chấm câu và xuống hàng trong cái khuôn tiên-thiên 6-8. Những Du Tử Lê, Ngu Yên, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Tôn Nhan, Huy Tưởng, Nguyễn Nam An đều đã thử nghiệm cách tân thơ lục-bát, mỗi người một cách thế, tư duy và thể hiện. Gần đây thơ lục-bát được thêm nhà thơ thử nghiệm, ở đây chúng tôi điểm qua các thi tuyển của Phạm Hiền Mây và Nguyễn Hàn Chung.



      Bất Tương Phùng, Không Tin

      (Phạm Hiền Mây – NXB Nhân Ảnh Hoa-Kỳ, 2018)


      Thơ Phạm Hiền Mây chủ trì lục bát nhưng là một thể-loại hình thức mới ở chỗ mang tính tự do, tự do ở kỹ thuật thụt chữ khi xuống hàng, con chữ rời rạc, nhiều cách quãng, tự do ở cả ý tình bất chợt, nhiều ngõ ngách, cánh cửa tâm hồn mở rồi đóng, không mong, không đợi chờ,... Ngôn từ thơ ở đây rõ giàu thi-tính, sung mãn và đầy bất ngờ. Thơ tình Phạm Hiền Mây có vẻ muốn bỏ hết những ràng buộc vần, điệu, luật,... nhưng thực sự không phải vậy, bởi những bài có thể thuyết phục người đọc thường vẫn có một cú pháp, một thi-pháp của thi ca, của lục-bát, của văn-chương - ở đây là của Phạm Hiên Mây! Bất cần hậu-hiện-đại hay nữ-quyền, nhà thơ dấn thân trong từng con chữ tài tình gợi nhục cảm (không nhất thiết), nâng cao, công khai những con chữ, để tự giải phóng, như một tiếng nói nữ. Phạm Hiền Mây đã nỗ lực canh tân làm mới thơ dù không diễn văn, lý thuyết,...



      Mới xuất hiện trên thi-đàn, Phạm Hiền Mây với Bất Thương Phùng, Không Tin, thi phẩm thứ ba, đã đến với người thưởng thức thơ như một tiếng hót của loài chim không tên từ rừng hoang lại tìm đến đồng bằng nhân sinh nơi có những tâm hồn khắc khoải đang yêu, tìm yêu và được yêu,... Mỗi tâm hồn nhà thơ là một “không-gian” tàng chứa những ẩn số nhiệm mầu, bất ngờ, nơi đó có thể tìm thấy những ám ảnh cũng như những gì xa lạ, huyền bí nhất. Tất cả như một thế giới mặt chìm nhưng dĩ nhiên có thể bền bĩ hoạt động mà ý thức không kiểm soát được. Một tình yêu chớm nở như một tiếng sét, một chạnh lòng chợt đến chợt đi, một tiếc nuối phải chi, v.v. Đưa đến sáng-tao, đưa huyễn mơ thành thực hữu!


      Phạm Hiền Mây trong Bất Tương Phùng, Không Tin chủ trì ở tình yêu – một tâm trạng đã thăng hoa thành tâm thức, không chỉ giới hạn ở con chữ mà đã là nguồn sống vừa là nguồn cảm hứng thi-ca bất tận, đa dạng như “sóng mãi trăm năm”, tựa một thi-tập trước. Phạm Hiền Mây đã bày tỏ những kinh nghiệm vừa tư duy vừa tâm linh mà cũng là một kinh nghiệm nhân sinh và nữ phận. Nhà thơ lên tiếng về những âu lo, tâm tình, nói thẳng ra những lo âu thực tế, sờ mó được, cảm được, không cần nhiều ngõ quanh, đi vòng, những tâm sinh lý, tự nhiên, phải có, không thiên kiến và mặc cảm. Thi ca như một nhất trí không thể tách bạch, phân tích; thiển nghĩ nên lắng mình để đón nhận và cảm thơ và nên mở rộng mọi giác quan để tiếp nhận thơ! Thơ Phạm Hiền Mây là thơ hôm nay, một thứ thơ đang hình thành - thơ luôn ở tiếng nói của con người sử-dụng nó trong thời gian và không gian! Thơ là thơ hay, thành công, độc đáo, khi tự thi-bản thơ là một vũ trụ, một khối tự lập hình thành từ nhiều cấu trúc, yếu tố, và một khi đã thành, trở nên một ngôn ngữ riêng biệt! Như thơ Phạm Hiền Mây! [Tựa]



      Lục Bát Tản Thần

      (Nguyễn Hàn Chung - NXB Bản Sắc Việt, 2018)



      Nguyễn Hàn Chung sử-dụng lục-bát cho cả tập Lục Bát Tản Thần. Đây là nỗi lòng của người sống ở xứ người vẫn vọng về quê hương, lục-bát do đó đã là thể-loại thích hợp và dễ dàng. 200 bài, đủ dài ngắn, ngắt câu, xuống hàng, cung cách nghiêm nghị pha nghịch ngợm con chữ, ý tình. Ngoài lũy tre, người thân, cõi sau, ... còn là những hình ảnh, dồn nén, tưởng tượng của chốn tình, chốn dục.


      Nguyễn Hàn Chung thể hiện cách tân qua cung cách, qua cắt / ghép số chữ 6-8, qua lên hàng và xuống hàng; nhiều bài khá thành công, chứng tỏ tác-giả chúng có trăn trở, kiếm tìm. Xin trích thêm bài Lục Bát Tình Nhân với “tân hình-thức” hóa điệu lục-bát:

      “Đời tôi khổ nhất là đàn bà mà trước hết là nàng

      chánh thê gì gì thì cũng bị chê trách khi hồn

      phách thuộc về chiêm bao.

      Đời tôi khổ nhất là đào hoa từ ngày xửa nở vào

      cuối đông thiếu tay chưa dám gầy sòng vẫn còn

      ham hố đèo bòng váy xiêm.

      Nước ròng cho chí nước lên đớn đau kia cũng teo

      tim dật dờ hờn tình nhân ráng viết thơ phần chia

      rối rắm cúi chờ tha nhân” (tr. 217)

      200 bài, một số khá đặc sắc, một số nên đọc lớn tiếng vào buổi bình minh, một số khác chỉ nên đọc khi ở một mình!



      Khi Nhớ Về Bà-Gi

      (Trần Hoài Thư – NXB Thư Ấn Quán, 2018)



      Trần Hoài Thư có thể xem là tiêu biểu cho một thế hệ nhà văn đã nhập cuộc chiến-tranh trước năm 1975 và sau đó chịu nhiều bi lụy của người dân Việt (học tập, vượt biển, tị nạn, hội nhập,...) cũng như hạnh-phúc sáng-tác và làm xuất-bản ở hải-ngoại. Ở họ Trần, ký-ức, kỷ-niệm hiện diện trong hầu hết các sáng-tác cũng như bút ký, bài báo. Sau nhiều tuyển tập truyện ngắn, bút ký, nhận định văn-học và thơ, họ Trần hình như dành cho thi ca một địa vị “hôm nay” rõ nét, tiêu biểu với Khi Nhớ Về Bà-Gi Thư Ấn-quán xuất-bản năm 2018 – in theo dạng book-on-demand với hình-thức mỹ thuật bìa cứng nhiều màu và giấy đặc-biệt “dành tặng thân hữu”!


      27 bài thơ xuất phát từ cuộc sống hiện tại của họ Trần, một “hôm nay” của riêng anh. Về hưu, bản thân sức khoẻ hao mòn vì thống-phong (goutte), phải tập nấu ăn và ra vào viện Dưỡng lão chăm sóc chị Y. bệnh nặng; các văn hữu, bạn bè còn sống hoặc đã ra đi (như Đinh Cường), chuyện làm xuất-bản và những hồi tưởng về những dịu danh, những chiến trường ngày trước,... là đề tài và nội-dung của tập thơ. Đặc-biệt là 13 bài thơ về đồi Ba-Gi với hồi tưởng của những năm 1967-1970.


      Chốn cũ ở Trần Hoài Thư đậm nét tâm thức, đã chìm sâu trong não ký-ức vì anh không hề trở lại chốn cũ để tìm lại những cảm xúc chất chứa trong tâm hồn người sống xa xứ và xa quá-khứ; do đó trong sáng-tác của anh, những day dứt, nhung nhớ đó không hề vơi bớt, cũng không cần được soi qua lăng kính phân tích và chú-giải. Ngôn-ngữ thi-ca như cứu-cánh tự tại, thiển nghĩ đã giúp nhà thơ sống thật cái “hôm nay”, ngoài đời thường cũng như trong sáng-tác! Thế-loại lục bát và Tự do đã sử-dụng trong tập này, nghĩ cho cùng, khá thích đáng cho tâm thức và hiện thực của nhà thơ Trần Hoài Thư.


      Thơ Tự-do là thể loại ngày càng được người làm thơ yế| chuộng, phát triển đa dạng với một số nỗ lực canh tân làm mới thơ, nhưng để được đón nhận và thành công, những con chữ tự do ấy p| đầy tính thuyết phục nghĩa là vừa mới và vừa văn-chương!



      Buổi Sáng Phủ Định

      (Domino Books; NXB Đà Nẵng, 2018)



      Như Quỳnh De Prelle, một nhà thơ trẻ hiện sinh sống ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ, gần đây đã xuất hiện trên nhiều thi-đàn, Buổi Sáng Phủ Định là một tác-phẩm vừa được xuất-bản năm 2018, gồm những thi bản Tự do và Tân hình-thức. Đây như là chân dung đa dạng của một người thơ lãng-mạn, trữ tình, nổi loạn nữ quyền,... trong một thế giới đa tính, phức tạp cũng như đơn sơ đời thường.


      Trích đoạn bài Nước:

      “Người đàn bà làm tình với nước trong bồn tắm

      nước làm vơi đi sự nóng nực ngột ngạt trong cơ thể của nàng

      bầu vú tròn

      vòng eo thon gọn

      và chiếc mông gọn gàng không chút mỡ thừa


      (...) Yêu nước như những nỗi nhớ kéo dài, hoài thương thương nhớ, những đớn đau im bặt, không thể sẻ chia. Như tiếc thương một bông hoa dại mất mùa, như trái cây tươi được tẩm thuốc, như ngoài khơi xa những con tàu biến mất vô danh, như kẻ bành trướng đem súng ra khơi chĩa vào đất mẹ... Đớn đau trong im lặng, trong những bất lực. Nội lực của nước ở đâu, ở đâu? Ai cũng có câu trả lời cho riêng mình” (tr. 75, 79-80).

      Như Quỳnh De Prelle đang đi trên con đường cách tân thi-ca Việt và ước muốn đến gần và hội nhập với thế-giới. Chúc nhà thơ thành công!

      *


      Một nhà thơ khác, Đoàn Văn Khánh, thì lại đi vào lãnh vực văn xuôi với tập Ám Ảnh Đơn Thân: Truyện & Ký (NHX Hội Nhà Văn, 2019): truyện ngắn Ám Ảnh Đơn Thân được dùng làm tựa cũng như các truyện ngắn và bút-ký khác đã... ám ảnh người đọc là chúng tôi.


      Đơn thân thường được dùng để nói đến những người mẹ vì hoàn cảnh hoặc do lựa chọn riêng, đã một mình sinh con, nuôi con mà không cần đến một người cha và những thủ tục dân sự, xã-hội. Đơn thân cũng được dùng để nói đến những người nam cũng như nữ sống “độc thân”, “độc mã” cũng như những kẻ đã mất người phối-ngẫu. Trong Ám Ảnh Đơn Thân, nhân-vật Loan vì tự tin nên yêu sự cô độc, nhưng có những lúc – nhất là khi đã đạt được cuộc-sống mong muốn, Loan hãi sợ một mình trong cuộc-sống hiện tồn và cả trong tình-cảm, tình dục,... Xuất thân nhà giáo, lấy chồng cùng nghề, Loan mơ ước một đời-sống vật chất đầy đủ vì nghĩ rằng sẽ được xã-hội kiêng nể và xem là thành đạt. Loạn vô tình là khuôn mẫu của người phụ nữ sống và hành xử theo “nữ quyền” rồi có những lúc bị hụt hẫng và cuối cùng mới thấy cái gì cũng có mặt trái của nó: bình đẳng toán học, vật lý không hẳn tự động chuyên chở quân bình tâm sinh lý và con người còn có tâm thức khiến không thể có bình đẳng hay khuôn mẫu tuyệt đối. “Nữ quyền” xuất phát từ Tây phương và có vẻ thích hợp cho xã hội “mở” và luật-quyền của họ nhưng cũng khiến cho đời-sống nhân sinh bớt quyến rũ, lãng-mạn, “tròn đầy” kinh Dịch!


      Từ chuyện đơn thân của nhân-vật Loan nghĩ xa cũng là thể trạng tâm sinh lý của bất cứ ai, và nỗi ám ảnh đơn thân càng nặng nề hơn khi tuổi đời trĩu nặng hai vai - đề tài được chuyển tải trong các truyện ngắn và bút ký khác. Đoàn Văn Khánh cũng kể lại “đơn thân” của những con người thật - là bạn hữu và thi văn hữu của anh và nhóm Quán Văn (Nguyên Minh, Nguyễn Phú Yên, Hoàng Kim Oanh, Trương Văn Dân, ...) cũng như các nhà văn thơ của miền Nam: Hoài Khanh, Sao Trên Rừng Nguyễn Đức Sơn, Trần Thiện Hiệp, Khuất Đẩu, Chu Trầm Nguyên Minh,... Ban biên tập Quán Văn đã về hưu đời từ lâu nhưng sinh hoạt văn-chương vẫn năng động và khá bền vững - bền vững một cách “đơn thân” và sắc sảo cũng "đơn thân” không kém như một dòng riêng!


      Tác-giả tập truyện và ký đã khiến người đọc không khỏi nghĩ đến thân phận làm người Việt luôn phải “đơn thân” vì phải sống bên lề, vì cảm nhận không được người thân, bạn bè và người đương thời thông hiểu, thông cảm. Đó là nỗi ám ảnh cô đơn ngay trên đất nước mình, giữa đồng loại và có thể giữa đám bạn hữu, cũng như ám ảnh “đơn thân” trên trường văn-nghệ! Và Đoàn Văn Khánh đã khá thành công thuyết phục người đọc với văn tài ở địa hạt truyện tức ngoài thi-ca sở trường của anh! [Tựa]



      Câu Hỏi Kiếp Người

      (Võ Kỳ Điền; NXB Nhân Ảnh, 2018)



      Tuyển tập gồm 30 truyện ngắn, bút ký và tạp văn. Ở họ Vô là văn phong miền Nam nhưng không hoàn toàn Nam-kỳ lục-tỉnh lây miệt vườn - có thể nói là của một người từng sống ở nơi thị-tứ, nhà trường, nay trở về sống hòa đồng giữa lòng “miệt vườn”, vì ông vốn là nhà giáo xuất thân từ Đại học Sư phạm Sài-Gòn, và là một người thích quan sát cuộc-đời, con người cũng như các trào lưu tư tưởng, văn hóa, xã-hội, của nước Việt nói chung cũng như của cộng-đồng ở hải-ngoại. Trong các tạp văn, du ký, ông đã đưa kiến thức, hiểu biết về văn-học, văn-hóa và lịch-sử Á-đông vào, khiến người đọc ngẩn ngơ thích thú như được cùng ngắm hoa, dược thảo hoặc được dẫn đường đi du lịch với hành lý sách vở thánh hiền, văn thi nhân ngày xưa.


      Câu Hỏi Kiếp Người là một truyện ngắn về kiếp người đầy bất ngờ, dang dở kiểu định mệnh của Hoàng nhân tái ngộ nơi xứ người, người tình đầu đời khi đôi bên đã yên bề gia thất, câu hỏi “anh có hạnh phúc không?” trở thành cái nợ đời mà anh “tưởng sẽ không bao giờ trả được và mãi mãi”! Truyện Bếp Lạnh (còn có tựa Bếp Hồng) kể chuyện một Bếp Hồng tức không phải là Bếp Lửa như đối với Thanh Tâm Tuyền thời tuổi đôi mươi; mà ở đây, nơi xứ người, cái làm ấm cuộc đời vẫn là những tình thâm dù hệ lụy. Ngọn lửa không những cần cho những món lương-thực trần-gian, mà còn là cái không thể thiếu cho con người, cái làm sống và đem hương vị đến cho đời! Rêu Phong Mấy Lớp kể chuyện ông bà Năm, một cặp vợ chồng già định cư ở Montréal (!) mà lúc nào cũng cứ ngỡ còn trong tầm mắt thấy “nhà mình” nơi quê-hương xa xôi. Khi gặp lại người quen mới qua định cư hỏi thăm mới biết cơn gió bụi đã đến với cả "nhà mình”: những cây nhãn, cây mận và cả cây mai già giữa sân đã bị con người chế độ mới đốn ngã để làm hợp tác xã. Ngoài các truyện ngắn vừa kể – của một thời thịnh trị của văn-chương lưu vong hải-ngoại, là những bút ký ghi lại cuộc-sống ở xứ người và những chuyến đi xa đi gần của tác-giả, bên cạnh những tâm tình, cảm để của một số bạn văn của ông.



      Phóng Sinh Chữ Nghĩa

      (Phan Trang Hy – NXB Hội Nhà Văn, 2018).



      Phóng Sinh Chữ Nghĩa, truyện ngắn được dùng làm tựa chung, kể chuyện nuôi con cá la hán mang trên mình 4 chữ tùy người nhìn tưởng tượng có thể là “phúc lộc thọ toàn” hay “tấn tài tấn lộc”, “anh hùng, liệt sĩ”, “vì nước, vì dân”, “Hoàng Sa, Trường Sa”, v.v. theo tâm trạng và hy vọng, riêng tư. Một anh công chức nuôi con cá tình cờ được vận hên được thăng quan. Mới đầu là thú vui, dần dà người nuôi con vật tự biến thành nô lệ cho cái tưởng là thú vui và dòng chữ tưởng tượng trên người con cá lại như bị ám. Cuối cùng anh ta đã phóng sinh con cá, dù nó có trị giá hàng trăm triệu, “phóng sinh để cầu an” vì “sợ liên lụy chữ nghĩa”. Chữ nghĩa lừa bịp hay con người tự đày đọa mình trong nhà tù chữ nghĩa?


      Blogger Sợ Chữ kể chuyện một tay viết báo vì muốn sống thực, nói thực vì muốn cứu giúp những người bị bệnh "thiếu óc, thiếu tim". Ông “không tô hồng, cũng không bôi đen cuộc đời. Tôi chỉ viết sự thực. Thế nhưng, sự thực ấy lại mất lòng biết bao người. Và cũng chính những bài ấy khiến tôi phải lao đao trong cuộc sống. Không những tôi lao đao mà ông Tổng biên tập tờ báo “Không dối trá lại phải khốn đốn, điêu đứng, bị chụp mũ là tiếp tay cho thế lực thù địch. Từ đó, nghe đến tên tôi, ai cũng dè chừng... Những bài tôi viết, hầu hết các báo, tạp chí không thể đăng”. Thôi thì viết cho người sau “biết có một thời sự thực bị cấm đoán”!


      Làng Cuồng Mê kể chuyện một ông chủ làng nô lệ người trong làng với những câu thơ sấm làm chấn động dân làng. Nào là hắn sinh ra là do thiên cơ, nào là hắn chính là chân mệnh đế vương. Dẫu bản thân dòng họ nhà hắn không tin vào quỷ thần, không tin vào tâm linh, không tin Trời Phật, nhưng cái quyền uy của chủ thuyết vô thần lại đẻ ra bao huyền thoại nhằm mê hoặc dân chúng, lại tung hê hắn trở thành kẻ kế vị lỗi lạc anh minh”, “cả dòng giống nhà hắn là dòng giống có truyền thống kiên định lập trường với chủ thuyết vĩ đại của cái chủ nghĩa thần thánh bách chiến bách thắng. Và vì cái chủ thuyết thần thánh ấy nên từ ông nội hắn đến hắn phải tuân thủ cái luật định là không thèm giao du, không thèm làm ăn với dân làng khác. Đặc biệt là cấm trai gái trong làng lấy trai gái làng khác nhằm duy trì cơ chế sẵn có từ thời tu huýt tu đế, từ cái thời của tổ tiên nhà hắn là vượn người”. Dân làng rơi vào cuồng mê phản khoa học sẽ đưa đến tận diệt, tự diệt...


      Đó là những truyện ngắn tiêu biểu của tuyển tập, tiêu biểu ở nội-dung và ý hướng tìm kiếm Chân lý và cái Đẹp cho thời nay ở một vùng đất nước.


      Nguyễn Vy Khanh

      Ngôn Ngữ số 1, 1-5-2019

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)