|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Nguyễn Vỹ
(1909 - 1971)
Nhà thơ Nguyễn Vỹ sinh năm 1909 (Vũ Ngọc Phan trong Thi Nhân Việt Nam viết khác: 1910 và theo Hội Nhà Văn Hà Nội lại ghi là 1912) tại Ðức Phổ Quảng Ngãi; in tập Thơ Ðầu năm 1934, rất nổi danh với hai bài thơ điển hình: Sương Rơi (thơ hai chữ), kiểu trường thơ Bạch Nga của ông, và bài Gửi Trương Tửu kiểu thơ khẩu khí, trong có hai câu được nhiều người truyền tụng.
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó - Nhà văn An Nam khổ như chó! Vũ Ngọc Phan cho rằng “bài này mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ.” Ông còn là tác giả nhiều cuốn truyện như: Giây Bí Rợ, 1957; Hai Thiêng Liêng, 1957; Hoang Vu, thơ, 1962; Mồ Hôi Nước Mắt, truyện dài, 1965; Tuấn, Chàng trai Nước Việt, ký sự, 1970, Văn Thi Sĩ Tiền Chiến, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1994, ngoài tập này, các tập trước đều in tại Sài Gòn. Nguyễn Vỹ còn là chủ nhiệm chủ bút tạp chí Phổ Thông và nhật báo Dân Ta. Cả hai tờ đều có nhiều độc giả. Ông từ trần vì tai nạn lưu thông trên đường Mỹ Tho-Sài Gòn ngày 4 tháng 2, 1971. Ðọc cáo phó, người ta được biết ông còn có pháp danh là Tâm Trí.
Một người bạn, một cộng sự viên, một thành viên trong Tao Ðàn Bạch Nga, nữ sĩ Thu Nhi vào năm 1994 trong cuộc nói chuyện về Nguyễn Vỹ tại Diễn đàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Little Saigon đã cho biết rất nhiều điều cặn kẽ về cuộc đời Nguyễn Vỹ. Bài nói chuyện của bà lần đầu tiên đã đưa ra những điều trước đó chưa được phổ biến về một thi sĩ từng nổi tiếng từ thời tiền chiến. Người ta nghe nói về “cô Diệu Huyền,” bút hiệu nữ của Nguyễn Vỹ khi ông viết mục “Mình Ơi!” trên tạp chí Phổ Thông, hay những lời đàm tiếu (dù rằng vô hại) về bài “thơ hai chữ Sương Rơi!”, thơ Bạch Nga! Mà không biết hơn rằng Nguyễn Vỹ là một nhà văn, nhà báo tranh đấu, bị đưa ra tòa án bị phạt tiền và phạt tù, đã vào tù ra khám cả tù Tây lẫn tù Nhật.
Theo Thu Nhi trong cuộc nói chuyện:
“Nguyễn Vỹ là con thứ năm trong một gia đình chín anh chị em. Thân phụ ông làm tri huyện. Thuở thiếu thời ông theo học trường tiểu học Quảng Ngãi. Cuối niên khóa 1923-1924 đậu xong bằng tiểu học Qui Nhơn là một trong chín trường trung học trong toàn quốc lúc bấy giờ. Là một học sinh dở toán nhưng giỏi văn chương lại gặp ông Hồng Tiêu em ông Nguyễn Ðức Nhuận đang làm báo tại Sài Gòn khuyến khích nên ông ôm mộng làm thơ, viết văn làm báo kể từ lúc đang là học sinh trung học. Lễ Phục Sinh năm 1927, Nguyễn Vỹ hưởng ứng phong trào sinh viên học sinh bãi khóa trong toàn quốc do sinh viên trường Cao Ðẳng Hà Nội đề xướng để phản đối người Pháp khinh khi miệt thị dân Việt Nam. Vì vậy cuối niên khóa 1926-1927 ông bị đuổi khỏi trường.”
Bìa sách của Nguyễn Vỹ
(Kệ sách Học xá)
Ðoạn trên là nguyên văn của bài nói chuyện. Trong một tiếng đồng hồ, người nghe được biết nhiều hơn về tác giả cuốn tự truyện “Tuấn, chàng trai nước Việt”: Bị bắt buộc rời trường, người học sinh học hành dở dang nhảy vào làng báo. Bài viết đầu tiên của ông được chọn đăng trên tờ báo nổi tiếng tranh đấu vào giai đoạn đó là tờ Tiếng Dân của nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng. Bài được đăng lên đã là một khích lệ, ông còn “sung sướng” vì số nhuận bút “4 đồng” tờ báo trả cho tác phẩm của mình. Ðược đà để tiến xa hơn, lại vừa đúng lúc tới tuổi trưởng thành, chàng trai 18 tuổi mua vé xe lửa lên tàu ra Hà Nội, “là nơi có trường cao đẳng, là nơi xuất bản nhiều sách báo là nơi giới cầm bút đông đảo và dễ dàng vẫy vùng”.
Năm 1932 Nguyễn Vỹ đậu tú tài và đi dạy học. Trong thời gian đó, ông liên lạc với những người bạn có chân trong các đảng phái hoạt động chống Pháp, dành độc lập cho đất nước. Phần ông, với tài năng văn chương và tấm lòng yêu nước, Nguyễn Vỹ trở thành một cây bút tranh đấu, hơn nữa một chủ báo, vì ông tự xuất bản một tờ báo viết bằng Pháp ngữ có tên là Le Cygne, viết những bài luận thuyết đả phá chính sách thuộc địa của thực dân, cũng như đường lối của triều đình bù nhìn. Chỉ mới hiện diện được 6 số, tờ báo bị đóng cửa, chủ nhiệm bị đưa ra tòa và lãnh án 6 tháng tù, bị phạt hai ngàn quan (tiền Pháp).
Về giai đoạn Thế Chiến Thứ Hai, khi phát xít Nhật vào Việt Nam, bà Thu Nhi cho biết rất chi tiết về hoạt động của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ:
“Ngày 27 tháng 7 năm 1941, chính quyền Pháp tại Ðông Dương ký hiệp ước cho Nhật vào đóng quân trên lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Vỹ lại viết những bài chống cả Nhật lẫn Pháp nên giao thừa năm Nhâm Ngọ, vào đầu tháng 2 năm 1942, ông bị hiến binh Nhật bắt giam. Sau mười lăm hôm ở tù Nhật ông vượt thoát được một ngày thì bị Pháp bắt lại rồi đầy vào trại tù Trà Khê gần Củng Sơn thuộc tỉnh Phú Yên. Tròn 3 năm ở tù tại đây đến đầu tháng 2 năm 1945 ông mới được phóng thích. Rồi một tháng sau chứng kiến vụ Nhật đảo chánh, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, v.v.”
Những chuyện sau đó ở miền Nam của Nguyễn thì chúng ta đã biết. Năm 1962, ông tái lập Tao Ðàn Bạch Nga gồm 12 người: Nguyễn Vỹ, Bác Sĩ Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Thu Minh, Lâm Vị Thủy, Ðào Thanh Khiết, Nguyễn Văn Cổn (ông Cổn ở Pháp), Tuệ Mai, Phương Ðài, Thanh Nhung, Tôn Nữ Hỷ Khương và Thu Nhi.
Sau cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963 ông được mời vào Hội Ðông Nhân Sĩ.
Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng tâm sự với người viết bài này: “Bọn vừa làm thơ vừa làm báo như chúng ta thường bị một thiệt hại do nghề báo mang lại. Ấy là cái nghề báo nó làm át đi mặt văn chương của mình.” Quả có thế. Ít ai biết khía cạnh thơ tranh đấu của tác giả Sương Rơi. Xin dẫn chứng một bài:
Trăng chó tù
(Thơ Nguyễn Vỹ)
Ngục Trà Khê, đoàn tù nằm trong tối
Chỗ giường tôi đối diện với Trăng Thu
Nhưng kẽm gai giăng lưới bọc âm u
Ngoài sáng tỏ trong mịt mù bưng bít
Ai nấy ngủ, hai dãy sàn kê khít
Cửa nhà lao giây xích khóa ba vòng
Một ánh vàng lóng lánh lọt qua song
Nằm âu yếm bên lòng tôi khẽ bảo:
“Ðêm nay rằm em giăng tơ huyền ảo
Ngồi dậy xem, chàng hỡi giữa khuôn xanh
Em dệt thơ dệt mộng kết muôn vần
Ðể em tặng người yêu em muôn thuở
Sau lưới sắt tôi nhìn trăng mê mải,
Núi rừng hoang Trăng giải ánh sầu bi
Trước sân tù con chó L'Anie
(Con chó trắng dễ thương và ngoan ngoãn
Chó độc nhất và trung thành như bạn
Lạc ngoài rừng chúng tôi bắt về nuôi)
Giỡn với Trăng chó phe phẩy mừng vui
Chó nhảy tới, nhảy lui đùa với bóng.
Trăng tha thướt yêu kiều trong ảo mộng
Rải trên sân lồng lộng ánh huyền mơ
Mỗi nét trăng là dệt một vần Thơ.
Mỗi sóng trắng là một đường tơ thắm.
Chó đùa bỡn, chạy quanh rồi đứng ngắm
Mắt nhìn Trăng lóng lánh ánh trăng ngà
Tôi thằng tù, như một mảnh hồn ma,
Trong ngục thẳm nhìn qua song lưới sắt
Nhìn mê-mải-thèm-thuồng không mỏi mắt
Nhìn khát-khao, ngây-ngất ánh Trăng say
Muốn phá tung cửa ngục chạy ra ngoài
Ðể ngắm nó để ngất ngây với nó,
Ðể đùa bỡn với bóng Trăng, bóng chó,
Ðể dệt tình, dệt mộng với Trăng tơ
Nhưng bỗng dưng đôi mắt lệ hoen mờ
Tôi quị xuống sàn tre nằm thổn thức
Trăng với Chó tự do ngoài sân ngục
Tôi bị giam sau bốn bức tường cao.
Ôi Tự Do! Mi quí biết nhường bao!
Mi là cả Trăng, Sao, Trời, Thơ, Mộng!
Mi là giòng huyết thống
Của Thiêng Liêng!
Có Tự Do là cả Thần Tiên.
Không có nó, trần duyên là ngục thẳm!
Tù Trà Khê say mê trong giấc đắm
Trên giường tù ai lệ đẫm trong đêm...!
1944
(Viên Linh, trích bài Nhớ Nguyễn Vỹ)
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Thơ và Con Người Nguyễn Vỹ (Thu Nhi)
• Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ (Viên Linh)
Nguyễn Vỹ (Nhị Linh)
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa (Nhị Linh)
Nguyễn Vỹ, Nhà hoạt động văn hóa không mệt mỏi (Đào Đức Nhuận)
• Lan Khai (Nguyễn Vỹ)
• Lê Văn Trương (Nguyễn Vỹ)
• Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Vỹ)
• TchyA Đái Đức Tuấn (Nguyễn Vỹ)
• Khái Hưng (Nguyễn Vỹ)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |