|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong đời sống văn học hiện tại, chúng ta có vài lần thay đổi đột ngột. Một lần xảy ra giữa hai thế hệ trước và sau Tản Đà. Một lần nứa giữa thế hệ tiền chiến và thế hệ sau Genève.
Trước Tản Đà và sau Tản Đà, người Việt Nam khác nhau, lạ hẳn nhau. Đến nỗi trong cuộc hội họp đông đảo các thi sĩ thuộc thế hệ sau, Hoài Thanh phải rước anh hồn Tản Đà về chứng giám, để làm trung gian: không có thế, e người đời sẽ bảo đây là cuộc họp của những quái thai thời đại.
Trước và sau Genève, chúng ta cũng khác nhau quá lắm. Khác đến nỗi thế hệ sau vừa mới nâng cây bút lên đã hô nhau từ chối tức khắc thế hệ trước, đến nỗi bấy giờ Nhất Linh hãy còn đó mà không được mời giữ vai trò của Tản Đà trước kia.
Cái thay đổi trước đưa ra phong trào thơ mới. Cái thay đổi sau có đưa tới một cố gắng làm thứ thơ mới-hơn. Văn nghệ dính liên với con người Hễ con người đổi mới thì văn thơ tất đổi mới thôi, làm sao khỏi được.
Trước khi nói thơ, hãy nói đến người.
Người nho học với người tây học khác nhau ra sao? Đã có Lưu Trọng Lư nói tóm tắt: "Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt... Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân; nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi,... cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu..."
Rồi người tiền chiến với người sau Genève, họ khác nhau ra sao? - Khác nhiều. Hình dung cốt cách khác, tâm tư khác. Xin xem qua vài người tiêu biểu: Xuân Diệu chẳng hạn. Thế Lữ giới thiệu ông: "Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng." (Tựa Thơ thơ). Xuân Diệu cũng có lời tự giới thiệu:
"Có đến mà yêu thì hãy đến
Xem đầu mây gợn, mắt mây qua...
... Chàng trai đi học nghe chim giảng,
Không thuộc bài đâu; ấy sự thường"
(Giới thiệu)
Hai bức chân dung so nhau rất hợp: đúng một chàng ấy.
Lại xem Huy Cận chẳng hạn. Xuân Diệu giới thiệu bạn mình rất kiểu cách: "Đời xưa có một người thi sĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng, người ta cảm nghe một nỗi hòa vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình. Xưa kia... nhưng không! Chàng sống bây giờ đây, ở 'nửa thế kỷ hai mươi', đang đi giữa đường phố kia, mặt ngước lên, mái tóc sau đầu vồng vồng như túp lông con cò, con hạc. Ấy là Huy Cận đó." (Tựa Lửa thiêng). Và đây là Huy Cận do chính ông tự trình bày:
Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,
Gió trăng ơi! nay còn nhớ người chăng?
Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng
Nỗi hiu quạnh của hồn buồn không cớ.
... Người ta bảo bà mẹ chàng hay khóc
Chia gia tài cho con quý: lệ đau.
Chàng là con một người mẹ hay sầu,
Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ"
(Mai sau)
Trông qua Huy với Xuân tuy có khác: kẻ tóc mây trước trán người tóc hạc sau đầu, kẻ rộng miệng cười người đầm mắt khóc; nhưng kỳ thực cùng một "nòi tình" cả. Xuân Diệu nhiều lần khoe về niềm vui mà ông mang đến cho thi ca, còn Huy Cận bạn ông lại sụt sùi trọn kiếp. Không sao. Họ có những điểm chung. Họ cùng thương mến cỏ hoa khoái nghe chim hót, thích trăng thích mây, hoạt động chủ yếu của họ là yêu, là "cho" rất nhiều; và tâm hồn họ thì trong trắng kinh khủng v.v...
Còn Nguyên Sa? Ý tôi muốn nói: Còn lớp thanh niên sau Genève? - Xem Nguyên Sa "ném đá" thì biết:
Hòn ném vào giữa đầu
Hòn ném ngang tầm ngực
Hòn ném vỡ dục tình
Hòn ném tan dối trá
Ném thằng khốn nạn đó
Nhằm giữa mặt tội lỗi
Ta ném trúng ngon lành
Ném trúng mặt thằng đó
Thằng cực tả khôi hài
Thằng hữu khuynh lố bịch
Thằng văn nghệ phe nhóm
Thằng trốn lính đê hèn
Thằng chính trị hoạt đầu
Thằng chủ bại tham tiền
Thằng diều hâu bần tiện
Ta ném trúng thằng đó
Ta ném trúng ngon lành...
Ơ kìa? Cái "thằng" rủi ro ấy đứng ở đâu mà lãnh đủ những viên đá ác liệt của nhà thơ vậy cà? - Thưa, "nó" đây:
"Và ở phía trước mặt
Có một chiếc gương vỡ."
"Nó" đứng giữa mặt gương dựng ngay trước tác giả.
Bức tự họa thật tàn nhẫn.
Dĩ nhiên cô con gái nhà lành thực thà nhất cũng không thể trọn tin ở những vẽ vời hoa mỹ về người thi sĩ lớp trước; và nhà đạo đức khắt khe nhất cũng không thể đồng ý với bức tự họa của người thi sĩ lớp sau. Cái đáng ghi nhận không phải là đối tượng được nhìn, mà là hai cách nhìn. Có cái nhìn lãng mạn trông ra toàn ảo tưởng; lại có cái nhìn xuyên qua những hào nhoáng hoa hoè dối trá, nhìn sấn sổ vào thực chất, cái nhìn của một thế hệ đã trải qua nhiều lừa đảo. Cách nhau mười năm xáo trộn đảo điên với bao nhiêu lọc lừa hiểm độc trên chính trường và chiến trường, con người Việt Nam đổi khác. Con người sinh ra để yêu, con người thơ ngây, dạt dào tình cảm, tấm lòng luôn luôn sẵn ân ái, con người ấy lỉnh biến mất rồi.
Người khác, thơ phải khác. Người nào thơ nấy. Sau Genève, chàng Nguyên Sa trẻ trung tất nhiên cũng yêu đương dữ dội chứ, Xuân Diệu được coi như nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu thời trước, rồi Nguyên Sa cũng nổi tiếng bằng những bài thơ tình vậy; nhưng lời tình tự của hai thế hệ được thốt lên bằng hai ngôn ngữ khác nhau.
Xuân Diệu nồng nàn, nhiệt liệt; Nguyên Sa cười cười, như ngượng ngùng trước những biểu lộ nồng nàn. Huy Cận thiết tha, tận tình; Nguyên Sa vẫn cười cười, lời ồn áo mà tình không lộ liễu.
huy Cận kể, một hôm, "em" tạm xa anh, em về thăm nhà. Đưa em, anh bảo: "Tự nhiên em nhé, chớ buồn chi". Rồi em buồn ra sao không biết. Chỉ thấy anh quýnh lên. Suốt ngày anh đứng ngồi không yên, anh nhấp nhỏm lo lắng. À, bóng đứng trưa. Lúc này thuyền em đang qua thác đây. Chắc chắn là qua êm xuôi chứ gì. Tưởng tượng em vượt thác xong, anh mừng:
"Sông êm, bãi cát con cò đứng
Khỏi vực, lòng em hết sợ chưa?"
Em sợ ra sao? Không biết. Chỉ biết anh mới tưởng tượng đã một phen sợ hãi. Quá trưa rồi đến xế chiều, khỏi thác đến ngã ba sông: Lại một cảnh cho anh buồn nữa:
"Tới ngã ba sông, nước bốn bề,
Nửa chiều gà lạ gáy bên đê"
Gà lạ thì hôm nào chẳng gáy; khốn khổ nửa chiều hôm nay nó lại gáy lọt vào tai em, khiến anh tê tái cả lòng. Trong câu thơ, cái buồn bỗng tỏa mênh mông hơn cả nước bốn bề.
Từng giờ từng phút, anh theo dõi thuyền em, phút nào cũng là phút nhấp nhỏm; nhưng tệ nhất là cái "Khi bóng hoàng hôn phủ núi xa". Đó là:
"Khi cầm không được anh ngồi khóc:
Ấy lúc em tôi đã tới nhà"
Anh như thế, thấy mà thương, nghe mà thương. Ở Nguyên Sa không có cái lúc òa ra vậy đâu. Yêu đương bấy giờ nó không có chuyện khóc lên khóc xuống vậy đâu. Thế hệ mới có phong cách yêu đương mới.
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông"
(Áo lụa Hà Đông)
"Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím..."
(Tuổi mười ba)
Câu "chợt mát" là câu đùa. Cũng như chuyện yêu hoa cúc, mến lá sân trường, thay màu mực viết v.v..., là những cách đùa lý thú. Em nghe em thích. Thích như nghe lời tán tỉnh, không phải như nghe câu tỉ tê tâm sự thiết tha. Thông minh, có duyên, là cái đặc biệt của Nguyên Sa, của Hư Trúc. Hoặc trao cho văn nghệ một bông hồng, hoặc mỗi ngày một câu chuyện dí dỏm với độc giả nhật báo, ông Nguyên Sa đâu ông Hư Trúc đó, mang theo nụ cười.
Trong đời người có một thời để yêu và một thời để chết. Trong khi yêu cũng như trước cái chết, vẫn một ông Nguyên Sa ấy. Ông sống giữa thời chiến tranh, thơ ông đề cập tới nhiều cái chết: "Đám tang Nguyễn Duy Diễn", "Cầu siêu cho Nguyễn Quan Đại chết ở Khe Sanh", "Thằng Sỹ chết" v.v... Trong các dịp ấy có la thét, có suy tưởng, tất nhiên có đau nhưng không có nước mắt (món gia tài mà thân mẫu Huy Cận chia cho con quí)
Yêu khác, chết khác, hai thế hệ làm thơ tất khác nhau.
Chúng ta vừa thấy Nguyên Sa thường hay cười cười. Cười cười không phải là cười. Tức không phải vui. Vui gì đâu. Yêu không phải chuyện vui, chết càng không vui. Cười cười chẳng qua là lướt qua, là tránh né các xúc cảm.
Thơ mới đầy nhóc cảm xúc. Thơ mới-hơn chối từ cảm xúc. Đó là chuyện nội dung. Về hình thức, thơ mới-hơn chối từ tiết điệu.
- Chối từ tiết điệu, gì chứ chuyện ấy thì ông Phan Khôi đã làm từ khuya, mới mẻ gì đâu. Học theo tác giả bài "Tình già" thôi.
- Thì thế. Dưới gầm trời này còn có gì thực là mới mẻ đâu. Mùa gặt mới năm nay lặp lại cuộc tuần hoàn từ ngàn vạn năm xưa; năm nay có lúa mới, mọi năm xưa đều từng có lúa mới. Thơ mới hồi tiền chiến từng hung hăng chống phá tiết điệu, nhưng ngay từ 1941 Hoài Thanh đã xác nhận: "rồi thơ mới cũng mất dần tính cách văn xuôi: câu thơ càng ngày càng thêm hàm súc. Đôi khi lại càng hàm súc quá."
Có thế. Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương đều hàm súc, điêu luyện, chải chuốt thái quá. Và Nguyên Sa bèn làm những câu thơ như:
Chim đã bay
Đã tới
Nàng có đi cùng không
Đã tới
Chắc nàng phải mặc áo nhẹ
Đã tới
Chắc ta phải mặc áo nhẹ...
(Chim)
lại làm những câu thơ như:
"Tạp chí Tiếng Nói, trang mười tám, số hai, một nhà thơ nói ở Hậu Giang, phía bên kia Châu Thành Long Xuyên, trên con đường khấp khểnh đi về quận Chợ Mới, đó là nơi phụ nữ đẹp nhất Việt Nam"
(Hỏi bạn)
Đối với những câu thơ rất loãng, rất lỏng, rất văn xuôi như thế, tưởng không nên nói đến chuyện dở hay. Chỉ nên nhận rằng chúng có vai trò của chúng trong thời điểm ra đời của chúng. Ngoài chúng ra, rồi Nguyên Sa lại tìm đến cái tiết điệu riêng cho thơ mình, cái điêu luyện riêng cho thơ mình. Và đã gặp sự tán thưởng rộng rãi một thời.
6 - 1995
- Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận
- Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định
- Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định
- Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định
- Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định
- Nhã Ca Võ Phiến Nhận định
- Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định
- Tường Linh Võ Phiến Nhận định
- Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định
• Thơ Nguyên Sa Và Phái Đẹp (Nguyễn Thị Thu Trang)
• Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)
• Thơ ở Nguyên Sa (Du Tử Lê)
• Đọc lại Sân Bắn của Nguyên Sa (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’ (Vũ Đình Trọng)
• Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ (Đỗ Long Vân)
• Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư (Bùi Tiên Khôi)
• Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa (Phạm Quốc Bảo)
• Nguyên Sa (Vĩnh Phúc)
• Nguyên Sa (Võ Phiến)
• Lục Bát Bí Ẩn Trong Thơ Nguyên Sa (Trần Văn Nam)
• Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi Ca (Trần Văn Nam)
• Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp)
• Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên (Ngô Thụy Miên)
• Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Du Tử Lê)
Nguyên Sa (Tạ Tỵ)
Nguyên Sa (1932-1998) (Thụy Khuê)
Nguyên Sa, Nhà Báo, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)
Nguyên Sa, “Cuộc Hành Trình Tên Là Lục Bát”
(Nguyễn Mạnh Trinh)
Nguyên Sa (Khánh Phương)
• Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)
• Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn (Nguyên Sa)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
• Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)
Thơ Nguyên Sa (luanhoan.net)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |