1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyên Sa (Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-07-2013 | VĂN HỌC

      Nguyên Sa

        VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       

      Nguyên Sa là bút hiệu của nhà giáo Trần Bích Lan. Ông học ở Pháp, và về nước khoảng giữa thập niên 1950, khi chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm có chính sách mở cửa đãi ngộ các sinh viên du học muốn hồi hương phục vụ đất nước. Ông không phải là người thuần túy sống bằng ngòi bút, tuy có viết nhiều trên các tạp chí như Sáng TạoHiện Đại.


      Hồi còn trong nước, ông dạy triết và văn chương bậc trung học, trước khi mở và điều khiển trường trung học tư thục Văn Học trên đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Ngoài ra cũng có một thời gian ông phải nhập ngũ, mà kết quả là những chất liệu ông có được để viết "Một Mình Một Ngựa""Vài Ngày Làm Việc Ở Chung Sự Vụ". Nếu Nguyên Sa nhà thơ được coi là thi sĩ của tình yêu, thì nhà giáo Trần Bích Lan lại nổi tiếng trong giới học sinh vì dạy triết giản dị dễ hiểu chứ không rắc rối nhức đầu như các ông giáo sư triết khác. Mà trong thơ ông cũng không hề thấy giọng triết lý. Ngoài đời thì nhìn con người ông chẳng có vẻ gì là thi sĩ của tình yêu vì vốn dĩ ông mang một cái bụng hơi quá khổ. Bởi vậy mới có giai thoại về nhà giáo (do chính ông kể lại) trong một kỳ thi vấn đáp Tú tài phần hai như sau:


      Hồi đó vào khoảng cuối thập niên 50, đầu 60, thí sinh thi bằng Tú tài II còn phải qua một kỳ vấn đáp nếu đã đậu kỳ thi viết. Vì thầy giáo Lan có cái bụng quá khổ nên bị học sinh đặt cho cái tên là "Lan Phệ". Trong kỳ vấn đáp đó, một thí sinh thấy tên mình phải vào thi vấn đáp môn triết với giáo sư Trần Bích Lan nhưng chưa biết mặt biết người ông mà mới chỉ nghe "hỗn danh", thì hỏi một bạn: "Ê mày, Lan Phệ ở đâu, phòng nào?", chẳng dè, đúng lúc đó ông Lan đi ngang sau lưng nghe thấy, bèn nổi máu tếu, vỗ vai cậu thí sinh và bảo: "Đây, Lan Phệ đây này". Mười phút sau, cậu thí sinh này bước lên bàn thi vấn đáp, mặt như đổ chàm. Tuy nhiên "Lan Phệ" không hành hạ gì cậu ta cả.


      Nguyên Sa tiếp tôi ở văn phòng phía trước của một nhà in thì phải. Bên trong máy in chạy rần rần nên ông phải quay vào trong bảo nhân viên tạm ngưng chạy máy, chúng tôi mới nói chuyện được. Sau khi thăm hỏi, tôi xin ông cho biết đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm kể từ khi phải ra đi hồi tháng Tư năm 1975.


      - Dạ gần nhất thì chúng tôi in bộ trường thiên tiểu thuyết "Giấc Mơ", đã được 2 cuốn, dự tính 5 cuốn. Bắt đầu in từ năm 1991 đến nay (tháng 10-1992) xong cuốn số 2. Tới lễ Giáng Sinh này thì in cuốn số 3. Trước đó, năm 1988, tôi in cuốn "Thơ Nguyên Sa" tập II. Tập I in lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1958, và 30 năm sau in tập II tại Mỹ.


      - Ngoài tập thơ thứ 2 đó ông có những bài thơ rải rác đăng trên các báo?

      - Tôi nghĩ là có.

      - Thưa ông, khi sang lập nghiệp ở bên này, ông có thấy nguồn cảm hứng của ông nó thay đổi theo hoàn cảnh hay không?

      - Dĩ nhiên hoàn cảnh có ảnh hưởng đến việc sáng tác.


      - Thưa ông, theo ông nó thay đổi như thế nào? Ví dụ như ngày xưa ở Việt Nam khi Nguyên Sa còn trẻ, thì nguồn cảm hứng của Nguyên Sa là những tà áo lụa Hà Đông, những mảnh nắng Sài Gòn, những hàng me. Sang đây Santa Anna nắng rực thế này và với đời sống ở nước Mỹ trong đó người ta chạy đua với thời gian, thì cuộc sống vật chất ở đây chắc chắn có ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng của nhà thơ?


      - Vâng, tất cả những cái gì tôi có thể nói được là những điều tôi viết trong thời gian ở hải ngoại nó không giống với những điều tôi viết trước kia. Còn sự khác biệt thế nào thì đòi hỏi một sự suy nghĩ có tính cách phân tích. Tôi chưa làm việc đó thành ra không thể trả lời chính xác được. Nhưng khác biệt về hoàn cảnh địa dư, khác biệt về sinh hoạt xã hội, khác biệt về nghề nghiệp, và khác biệt cả về tuổi tác, tự nhiên sáng tác nó khác đi.


      - Thưa ông, những sáng tác sau này ông có nhắm vào một đối tượng đặc biệt nào không?

      - Về văn vần thì sự sáng tác hoàn toàn do sự xúc động. Thơ, chắc ông Vĩnh Phúc hiểu là sự tính toán ý thức không có. Hoàn toàn bột phát do cái cảm hứng gần như tuyệt đối. Và cũng như hồi ở Việt Nam thì cái cảm hứng nhiều nhất, cái điều làm cho tôi cảm xúc nhiều nhất vẫn là tình ái. Còn văn xuôi, thì đấy là một cuộc thử thách mà tôi đang tiến hành. Cái nhắm tới của văn xuôi cũng như thơ đều là cố gắng làm ra một cái gì mới chứ không phải là một cái đối tượng nhất thời.


      - Thưa ông, xin ông cho một nhận xét về hoàn cảnh sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Việt mình .

      - Tại vùng tôi ở hay ở những vùng khác, thì tất cả những gì tôi có thể nói được là cái sinh hoạt nó biến đổi tùy theo vùng. Chỗ có đông người Việt thì sinh hoạt văn hóa nó khác. Chỗ ít người Việt thì sinh hoạt lại khác. Điều mà tôi muốn nói là, tôi mừng vì cái sinh hoạt ấy còn, nhưng tôi không nghĩ là với thời gian lâu dài sinh hoạt đó giữ được nguyên cái sự phong phú hiện nay.


      - Thưa tại sao ạ?

      - Dân tộc những người tỵ nạn, những người di cư sớm muộn cũng bị đồng hoá ít nhiều vào trong cái tập thể lớn của quốc gia mà họ sinh sống.

      - Như vậy những cuốn tiểu thuyết mà ông mới xuất bản hay sẽ xuất bản, ông có nghĩ rằng có được số độc giả đông đảo hay không?

      - Tôi nghĩ là chỉ trong một thời gian ngắn nữa chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ xụp đổ. Và tôi sẽ trở về Việt Nam. Và tôi chỉ trở về Việt Nam khi nào chế độ độc tài hết. Tôi không thích trở về với tư cách một người du khách thăm quê hương. Khi chế độ độc tài chấm dứt, tôi trở về quê hương tôi ở, tôi nghĩ là tác phẩm của tôi sẽ có một số đông độc giả.


      - Ý ông muốn nói rằng độc giả của bất cứ nhà văn nào cũng phải là người ở trong nước, chứ chả trông mong gì cái số độc giả ở hải ngoại?

      - Tôi không muốn nói như thế. Nhà văn nào cũng có một ước vọng to lớn là độc giả của mình là người trong nước, người ngoài nước, người cùng một tiếng nói với mình, và người không cùng tiếng nói với mình khi tác phẩm được phiên dịch ra. Trong hiện tình của nhà văn Việt Nam thì số người trong nước đông hơn ở ngoài nước, thì ai cũng thích là độc giả của mình ở trong và ngoài nước, chứ không ai viết văn cho một số người Việt Nam chỉ ở ngoại quốc thôi. Vì tiếng Việt Nam là tiếng chung cho người ở cả trong nước lẫn ngoại quốc. Sở dĩ hiện nay tác phẩm mình không phổ biến ở trong nước được là vì chính phủ cộng sản không cho phổ biến.


      - Nhưng có phải một phần ảnh hưởng tới cái mức độc giả thấp ở ngoại quốc là vì giới trẻ sau này ít chú trọng tới văn hóa Việt Nam?

      - Tôi không nghĩ thế. Ngay như ngày xưa ở Việt Nam, những tác phẩm văn chương mức phổ biến cũng giới hạn chứ không nhiều lắm.

      - Thưa ông, theo ông bây giờ loại độc giả ở lứa tuổi nào còn đọc tiếng Việt nhiều?

      - Dĩ nhiên là các độc giả trước khi ra ngoại quốc đã có một trình độ học vấn nào đó, ví dụ những người đã học trung học ở Việt Nam thì họ đọc sách tiếng Việt nhiều hơn là những người học tiểu học bằng tiếng Anh.



            Kệ sách Học Xá

      - Thưa ông Nguyên Sa, được biết có một hồi ông làm chủ tịch hội nhà báo?

      - Ở Quận Cam. Ngày xưa tôi là sáng lập viên Trung Tâm Văn Bút Việt Nam ở hải ngoại. Một sự kiện nữa là vào thời điểm năm 1983 thì phải, ở Quận Cam có thành lập một hội báo chí, thì tôi làm chủ tịch hội báo chí đó. Nhưng cái hội đó không có sinh hoạt. Chỉ một thời gian ngắn nó hoàn toàn bị tê liệt. Cái lý do không sinh hoạt là vì tôi không có khả năng đứng đầu một cái hội. Muốn đứng đầu cái hội đó, phải có tài chính, phải có trợ cấp, phải có lạc quyên để có phương tiện. Điều đó rất chính đáng. Nhưng mà tôi thì có phần dị ứng với tất cả các việc nào liên quan đến điều hành tài chính như thế. Thành ra chính tôi đã làm cho hội đó không có hoạt động tốt. Nhưng về sau các anh em khác có lập hội báo chí và tôi nghĩ họ điều hành có thể tốt. Tôi không biết, tôi không theo dõi .


      - Ý tôi muốn nói rằng ông có hoạt động về báo chí, nên xin ông vài nhận xét.

      - Vâng. Về báo chí ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, thì có một hiện tượng rất là đặc biệt là có báo biếu.

      - Mà nghe nói ngành đó lại phát triển mạnh?

      - Vâng cái báo biếu đó nó mạnh lắm! Nó làm cho ngành báo bán hoàn toàn bị suy xụp. Trong báo biếu, căn bản là người chủ là người đăng quảng cáo, không phải người đọc. Và nhà báo sẽ cố gắng phục vụ người chủ đăng quảng cáo đó, miễn sao thu được nhiều quảng cáo. Có thể do bài vở, có thể do ngoại giao. Con đường để thu hoạch nguồn tài chính không đương nhiên do sự phán đoán của độc giả. Có thể do hạ giá, có thể do nhiều lý do. Thành ra cái phẩm chất nó suy yếu dần dần đi. Y như tình trạng kinh tế trong đó tiền xấu nó làm chết tiền tốt. Và cái sự phồn thịnh đó tôi nghĩ rằng một thời gian sau nó sẽ phai tàn. Do chính nó làm hại cho nó.


      - Thưa đại khái bây giờ (tháng 10/1992) có chừng bao nhiêu tờ báo cả thảy, cả báo ngày lẫn báo tháng?

      - Toàn quốc, tôi nghĩ là khoảng 150 tờ. Còn riêng Quận Cam thì, San Diego và Los, khoảng 50 tờ.

      - Ấy là có một số đã ngưng hoạt động?

      - Một số ngưng thì số khác lại ra. Có thể hôm nay họ ngưng tờ này, ngày mai họ ra tờ khác. Bên Mỹ này không có sự hạn chế về xuất bản báo, và hễ đi xin được một số quảng cáo thì ra báo, còn vấn đề bài vở nhiều hay ít thì tùy tiện.


      - Trong cộng đồng người Việt mình, báo chí tự do ra, chẳng ai kiểm soát cả. Thành ra có một số người than phiền về phẩm chất của một số tờ báo. Đại khái như viết quá trớn, hay bươi móc chỉ trích đời tư người ta. Với kinh nghiệm của một người đã từng làm báo và một nhà văn nhà thơ lâu đời, ông thấy chuyện đó cần phải sửa đổi như thế nào?

      - Thưa ông Vĩnh Phúc, tôi thấy cái đó là trách nhiệm chung của người làm báo và người đọc báo. Khi người đọc báo không đóng vai trò của một người thẩm phán, quyết định báo nào nên đọc, báo nào không nên đọc, thì họ sẽ nhận được toàn báo xấu! Họ không mua báo, họ chỉ đi ra chợ nhặt báo, và người xuất bản báo không nghĩ là họ có trách nhiệm với người đọc vì họ không bán cho người đó lấy tiền, thì cái vòng luẩn quẩn nó ở chỗ đó. Còn nếu tờ báo mà do người độc giả mua, nếu tờ báo này nói bậy, tôi không bằng lòng, tôi quay lưng lại, tờ báo phải chết. Thì lúc đó người viết lập tức phải điều chỉnh cái công việc nghề nghiệp của mình để đáp ứng với ý muốn của người chủ mình .là người đọc. Còn trong lúc này người đọc than phiền như vậy, họ có quyền than phiền, họ có quyền không thích. Nhưng không có ảnh hưởng gì đến tờ báo hết!


      - Còn về phần người viết báo thì tinh thần trách nhiệm ra sao?

      - Có người viết báo là "người viết báo", và có người viết báo chỉ là "người lấy quảng cáo". Thành ra cái câu mà ông Vĩnh Phúc đặt, thì mình phải kiểm lại xem "người viết báo" nào. Có phải không?


      - Vâng, đúng thế. Nói chung, những người viết báo chuyên nghiệp, những người có tinh thần trách nhiệm có nên họp lại để làm một cái gì không?

      - Tất cả nền kinh tế của Mỹ xây trên sự tự do cạnh tranh tuyệt đối. Và nếu làm được cái gì thì do cái dân trí của người đọc. Nếu người đọc không làm chủ được sự chọn lựa việc đọc của mình thì người làm báo không làm gì được cả. Tôi xin thí dụ như bây giờ đi về Việt Nam. Người Việt Nam nào cũng nói rằng "tôi về Việt Nam để thăm quê hương". Họ quên mất lời cam kết của họ khi họ đi tỵ nạn chính trị, và khi họ trở về thăm quê hương thì cái tính chất tỵ nạn không còn nữa. Và việc đó phương hại như thế nào đối với cuộc tranh đấu cho tự do của xứ sở, thế nào cho sự liêm khiết của lương tâm của chính họ. Nếu tất cả những người này không quan tâm đến chuyện đó, thì họ cứ việc đi về, mình có viết báo bảo "đừng về" bao nhiêu, cũng vô nghĩa. Đối với những người đó, tất cả vấn đề là dân trí, vấn đề lương tâm, tự hào trong cái nội tâm của mình. Còn bây giờ mình viết báo mình phát ở ngoài phố, ai muốn lượm thì lượm, mình không biết là tờ báo mình viết đúng hay sai, thì chính người viết giữ được ngòi bút của mình, viết đúng được điều mình muốn viết, là cả một vấn đề. Bởi vì người đọc không cộng tác với người viết trong vấn đề đó. Mà làm thế nào sửa thì khó lắm.


      Vĩnh Phúc

      (Nguồn: Đối Thoại)
      (Nxb Văn Nghệ, 2001)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà thơ Vi Khuê Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Trần Long Hồ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Hà Thượng Nhân Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyễn Xuân Hoàng Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyên Sa Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyễn Thị Thanh Bình Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

    3. Bài Viết về nhà thơ Nguyên Sa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyên Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Nguyên Sa Và Phái Đẹp (Nguyễn Thị Thu Trang)

      Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)

      Thơ ở Nguyên Sa (Du Tử Lê)

      Đọc lại Sân Bắn của Nguyên Sa (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’ (Vũ Đình Trọng)

      Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ (Đỗ Long Vân)

      Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư (Bùi Tiên Khôi)

      Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa (Phạm Quốc Bảo)

      Nguyên Sa (Vĩnh Phúc)

      Nguyên Sa (Võ Phiến)

      Lục Bát Bí Ẩn Trong Thơ Nguyên Sa (Trần Văn Nam)

      Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi Ca (Trần Văn Nam)

      Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp)

      Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên (Ngô Thụy Miên)

      Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Du Tử Lê)

      Nguyên Sa (Tạ Tỵ)

      Nguyên Sa (1932-1998) (Thụy Khuê)

      Nguyên Sa, Nhà Báo, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyên Sa, “Cuộc Hành Trình Tên Là Lục Bát”

      (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nguyên Sa  (Khánh Phương)

       

      Tác phẩm của Nguyên Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)

      Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn (Nguyên Sa)

      Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)

      Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)

      Thơ Nguyên Sa (luanhoan.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)