1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-02-2012 | VĂN HỌC

      Một Nhà Văn Lặng Lẽ

        TUẤN HUY
      Share File.php Share File
          

       


      Chân dung Nguyễn Mạnh Côn
      (Trần Cao Lĩnh chụp,
      Sài Gòn, 1972)

      Viết về nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cho thật đầy đủ, sẽ phải là những nhà văn, những học giả, những phê bình gia có thẩm quyền, có liên hệ mật thiết với ông, hoặc dã nghiền ngẫm, nghiên cứu kỹ lưỡng về toàn bộ sự nghiệp văn chương và tư tưởng ông. Bài viết dưới đây, chỉ là một vài cảm nghĩ vụn vặt của một kẻ hậu sinh, mà tầm nhìn bị giới hạn bởi đôi cánh thời gian và sự hiểu biết, nhưng muốn dược tưởng niệm nhà văn có tầm vóc lớn lao này, bằng trái tim khắc khoải của mình, và trên tất cả, bằng tấm lòng kính yêu tha thiết. Bởi thế, đóa hoa mà tôi dâng tặng lên ông, chỉ là một đóa hoa tầm thường bé mọn, được ngắt ra từ một lẵng hoa thắm tươi tốt đẹp lắm, mà trước tôi và sau tôi, đã và sẽ được mọi người trân trọng đặt bên di ảnh của người đã khuất.


      Khởi đi. Tôi được đến gần nhà văn Nguyễn Mạnh Côn từ tờ chỉ Đạo. Đó là những năm gần cuối thập niên '50, khi phong trào tố cáo tội ác cộng sản đang là những ngọn sóng lớn. Và Chỉ Đạo là một trong nhiều tiếng nói nghiêm chỉnh, đúng đắn được cất lên từ khối-người-có-ý-thức trước hiểm họa của cộng sản. Tôi nhớ, cùng có bài đóng góp trên tờ Chỉ Đạo xuất bản hàng tháng, là rất nhiều nhà văn nhà thơ, học giả đã "thành danh" hoặc mới "vào đời". Nhưng dù tên tuổi đã lẫy lừng, hay tên tuổi còn mờ nhạt, hầu hết nhũng người có mặt ở Chỉ Đạo đều mang tâm huyết sục sôi bất khuất này: tự đặt mình vào một trận tuyến vãn hóa nhân bản, dân tộc để đương đầu với thứ văn-hóa-tà-thuyết vô thần.


      Đó là cái thời kỳ mà tiếng súng của cuộc chiến trang 1946-1954 đã tạm thời chấm dứt. Việc thu hồi chủ quyền đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở vào, đã hoàn tất xong. Người dân từ bên này bờ sông Bến Hải đã tin tưởng ở chế độ Cộng Hòa vừa được thành lập, và những mặc cảm về sự lệ thuộc đã không còn. Trong số một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, có những đầu óc, có những tài năng tiếp sức với những đầu óc, với những tài năng của miền Nam, để hình thành được một sinh hoạt văn học nghệ thuật phong phú và lớn mạnh nhanh chóng.

      Riêng giới cầm bút, đã có những Vũ Hoàng Chương, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân, Đinh Hùng, Thanh Nam, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, v.v... tạo thành một hàng ngũ văn nghệ sĩ đông đảo ở hàng đầu của những "Tự Do" - "Lửa Việt" - Sáng Tạo" - "Hiện Đại" - "Chỉ Đạo" rồi sau là "Thế kỷ Hai Mươi" - "Bách Khoa" v.v...


      Khách quan mà nhìn nhận, đó là một luồng gió mới thổi vào văn học của chúng ta những năm 55-56 trở về sau. Riêng nhà văn Nguyễên Mạnh Côn, theo tôi, luôn luôn tên tuổi ông đi sát với tên tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, bởi những tác phẩm của hai nhà văn này, gần như trọn vẹn đều có những nhân vật đầy ưu tư trước những thăng trầm đổi thay của đất nước. Họ là những người luôn luôn quằn quại thao thức vì bị lịch sử dày vò.

      Riêng Nguyễn Mạnh Côn, qua bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, đã phơi bày một cách thật ẩn dụ tình cảm và tâm trạng của cả một thế hệ thanh niên đã bị thất vọng sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ những nao nức hăng say khi cuộc "cách mạng mùa thư" tràn tới, đến sự vỡ mộng ê chề khi thấy rõ tuổi xuân và xương máu của mình, đã bị một nhóm người lường gạt... Từ "ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ" đến "LẠC ĐƯỜNG VÀO LỊCH SỬ", đến ""HÒA BÌNH ... NGHĨ GÌ ... LÀM GÌ?" nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã mang hết cả những tâm cảm của ông, để kể lể chuyện trò với chúng ta, về những suy tư, về những khao khát của một con người. Một con người có những dằn vặt, có những vò xé, có những đớn đau, có những ước mong, có những hi vọng. Một con người, đôi khi tưởng như lạc lõng, tưởng như cô đơn, tưởng như nghịch lối, tưởng như ngược dòng. Nhưng là một con người thủy chung đi tới tận cùng cuộc hành-trình-về-tư-tưởng mà chính mình phác họa...


      Kể cả những thời điểm, mà Sàigòn đã có nhiều cán bộ văn hóa cộng sản xâm nhập, nằm vùng; hoặc ngang nhiên thao túng. Kể cả những thời điểm mà cuộc chiến dằng dai đã khiến mọi người hầu như rã rời thấm mệt. Thì, Nguyễn Mạnh Côn vẫn hiên ngang đứng ở một chỗ cao, ở một vị thế riêng, chống lại cộng sản. Và điều đáng nói là khác với những cây bút "chống cộng ồn ào" khác, Nguyễn Mạnh Côn đã chống cộng bằng tư tưởng và bằng lý luận, bằng sự trầm tĩnh và bằng sự nghiêm trang, bằng sự hòa nhã và bằng sự đúng đắn, bằng những gì phát xuất ở tim và bằng những gì phát khởi từ lòng. Ông là nhà văn mà cộng sản coi là nghịch thù nhưng vẫn phải nể trọng.

      Tiểu thuyết của ông là những tiểu thuyết có luận đề. Nói về tâm trạng của những con người trí thức trẻ, trước dòng thác chuyển-hóa-khôn cùng của một đất nước đang có nhiều đổi thay hoặc đổ vỡ sau cuộc chiến tranh này lại nối tiếp cuộc chiến tranh khác ...


      Những lần đầu tiên được gặp ông, khi cộng tác với tờ Chỉ Đạo, tôi thấy ông "nghiêm nghị" quá, "quan trọng" quá. Tôi có nói điều đó với nhà văn Lan Đình (làm trong Chỉ Đạo), anh chỉ cười. Mãi sau này, khi có dịp gặp gỡ ông nhiều hơn, qua những lần đi ăn buổi tối với các anh Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao và Nguyễn Đình Toàn - tôi mới được hiểu rõ hơn về tác giả "KỲ HOA TỬ" - "MỐI TÌNH MÀU HOA ĐÀO" - "GIẤC MƠ CỦA ĐÁ"...

      Một lần, ngẫu nhiên được cùng ngồi dùng bữa với ông ở nhà hàng Kim Hoa, tôi đã được nghe ông "thuyết" nhiều về câu chuyện "TÌNH CAO THƯỢNG". Chẳng là tập sách đó của ông, ngay lúc vừa cho xuất bản, đã gây nên một vài "chấn động" nhỏ. Tôi nhớ, bữa đó, ông đang cầm dao nĩa để cắt một miếng thịt bò mềm. Đột ngột, ông ngước đôi kính trắng gọng đồi mồi lên hỏi tôi: "Cậu đã đọc 'TÌNH CAO THƯỢNG' tôi gửi cho cậu chưa? Cậu thấy sao? Hình như một số anh em có ít nhiều ngộ nhận?"

      Rồi không để cho tôi trả lời, ông đã thao thao nói một thôi một hồi về những gì gọi là "tình yêu đích thực", và về những gì gọi là "đòi hỏi cấp thiết của thân xác con nguời". Tôi biết nhà văn Nguyễn Mạnh Côn thường hay có lối "lý luận cặn kẽ", và "biện minh tỉ mỉ" về một "vấn đề" gì đó mà ông nêu lên hoặc đề cập tới. Theo tôi, tính cẩn thận của ông là một điều đáng ca ngợi, nhưng tính cẩn thận ấy cũng có thể gây nên nhiều sự hiểu lầm. Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng, sự tỉ mỉ, chi li không cần thiết lắm trong một tác phẩm văn chương. Bởi người đọc có thể khám phá ra, và tự tìm hiểu dược. Và, những cắt nghĩa quá chu đáo của tác giả, đôi khi, làm tác phẩm trở nên nặng nề...

      Tôi bày tỏ điều đó với nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông có vẻ không mấy vui. Ông nhìn tôi bằng đôi mắt nửa như lạnh lùng, nửa như cao ngạo - của một "người lớn" ngồi trước một "kẻ đi sau" chẳng hiểu một chút gì về ... những điều ông đang lập thuyết cả.


      Tuỵ nhiên, vài ngày sau gặp lại tôi, ông vẫn vui vẻ niềm nở. Ông thân mật nói với tôi về những chuyện khác. Những câu chuyện nhẹ nhàng - những câu chuyện khiến tôi hiểu được ông và ông cũng hiểu được tôi. Đó là những câu chuyện ở thật xa, hoặc ở bên ngoài những cái gì gọi là "lập thuyết".

      Nhiều anh em nói với tôi là, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đôi khi có dùng thuốc phiện. Tôi không biết điều đó có đúng không, bởi ông là một người rất chừng mực, và biết giữ gìn kín đáo. Tôi nghĩ rằng "thuốc phiện" chẳng mang đến cho ông một cảm hứng gì - bởi nội cuộc đời ông đã sống, nội những kinh nghiệm ông đã trải qua, đã quá đủ "chất liệu" để cho ông có nhiều hứng khởi sáng tạo rồi.


      Từ những tác phẩm nặng về chính trị nặng về vấn đề cộng sản và chống cộng sản, qua những tác phẩm ắp đầy những suy tư cửa ông về Thượng Đế, về Thời Gian, về Tình Yêu, về Tình Dục v.v... ông đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt, vì những tác phẩm ấy, đã giúp cho họ có một cái nhìn khác - một cái nhìn thông thái và đầy đủ hơn, về cộng sản, về chống cộng sản, về thượng đế, về thời gian, về tình yêu, về tính dục của con người.

      Suốt 20 năm cầm bút, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cứ từ tốn nhàn nhã như một người đi dạo giữa dòng đời. Ông đã nêu lên nhiều vấn đề thật lớn, khiến người đọc phải nhấp nhổm, suy tư - nhưng kìa, ông chẳng có vẻ gì quan trọng và cũng chẳng có vẻ gì vội vàng. Được nhìn ông ôm mớ sách báo, đi một mình vào một nhà hàng đễ dùng bữa tối. Ông ngồi xuống chiếc ghế nơi một chỗ bàn khuất. Gọi một món ăn bình dân, và một ly rượu chát. Rồi mở một cuốn sách ra lặng lẽ đọc. Tôi không hề thấy ở ông một sự hoạt động náo nức nào của một "chính trị gia", (trước kia), và một "nhà lập thuyết" (đương thời). Ông vẫn là một nhà văn lặng lẽ. Làm việc lặng lẽ. Suy tư lặng lẽ. Sáng tác lặng lẽ. Thưởng ngoạn 1ặng lẽ. Và hưởng thụ cũng lặng lẽ...


      Lúc nào nhà văn Nguyên Mạnh Côn cũng trầm ngâm. Ít khi tôi thấy ông vui hoặc ônng cười. Nếu có những nụ cười thì cũng chỉ là những nụ cười giới hạn. Phải chăng, ông luôn luôn suy tư thao thức về dòng sinh mệnh của một dân tộc trong cuộc chiến tranh hủy diệt? Phải chăng, ông luôn luôn suy tư thao thức về thân phận con người trên một đất nước càng ngày càng băng hoại và tan rã bởi giết chóc và khủng bố? Và, cũng phải chăng, ông luôn luôn suy tư và thao thức về những ẩn ức ngấm ngầm, về những khát khao bỏng cháy của những sinh vật mang tên "ngườ", trong bóng tối dày đặc và dưới ánh sáng mặt trời.


      Hãy đọc những dòng ông đã viết, trong "TÌNH CAO THƯỢNG":

      "Thôi, anh thân yêu ơi, em viết cho anh thế này đã quá bạo rồi. Từ khi được giải thoát về nhà, em đã suy nghĩ rất nhiều về tương lai hạnh phúc của anh và của em. Em nghĩ thà em không biết, em sẽ mở mắt mà nhìn con đường em đi. Hạnh phúc của chúng ta có thể lâu dài, có thể tan vỡ, nhưng chúng ta không có trách nhiệm, vì chúng ta chưa hiểu biết.

      Những sự thật là trước sau gì rồi chúng ta vẫn biết, và bất cứ bằng cách nào hạnh phúc của chúng ta cũng tan vỡ. Thế kỷ chúng ta không còn là thế kỷ mà, trong đó, những người lãnh đạo xã hội dùng luân lý bắt chúng ta không được phép nghĩ đến, nói đến khoái lạc, viện lẽ rằng động tác giao cấu chỉ có nhiệm vụ thiêng liêng là truyền tiếp sự sống. Sự thiệt thòi của họ rất lớn, nhưng người đàn bà được yên ổn trong gia đình. Còn bây giờ, thời thế đã khác hẳn... Vì sự thật là chúng ta không sung sướng với nhau được đầy đủ. Nếu lấy nhau, em sẽ chờ hoài hủy một rung động không bao giờ tới, trong khi anh chờ hoài hủy em làm một cử chỉ thỏa mãn mà em không làm...

      Thế hệ chúng ta đã bị chiến tranh làm cho chai đá, nhưng riêng một mình em bị chiến tranh giết hoàn toàn mộng tưởng..."


      Dưới bút pháp của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, mọi việc được soi sáng một cách thật khúc chiết. Ông có cái nhìn khoan dung và cởi mở của một y sĩ tước tất cả mọi "bệnh tật" của con người. Ông không e ngại những ngộ nhận - và đặc biệt là không e ngại sự lên án khắt khe của một thứ "luân lý""đạo đức" lỗi thời cổ hủ nào. Ông nhìn tới, và cũng nhìn một cách "độ lượng", những vấn đề gai góc nhất, mà những nhà văn khá còn dụt dè ngần ngại. Nhưng một nhà văn, cùng một lớp với nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã nói rằng "lúc nào Nguyễn Mạnh Côn cũng nghĩ đến chuyện lập thuyết, và rằng, luôn luôn Nguyễn Mạnh Côn tỏ ra là một 'thầy đời' giảng dạy chuyện này, phân tách chuyện kia. Ở VN chúng ta, một nhà văn càng lập thuyết, càng lên mặt thầy đời, càng xa cách bạn đọc".


      Điều này, tôi không rõ sai đúng thế nào. Nhưng có thể lời phẩm bình của nhà văn kia quá khe khắt chăng? Riêng, theo nhận xét của tôi, những tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn vẫn được đông đảo độc giả khát khao tìm đọc. Tất cả, đã là những thành quả và những dấu vết rực rỡ của chúng ta suốt cả ba thập niên. Điều này chắc chắn không thể chối bỏ hay phủ nhận được Trước kia, bây giờ, và mãi mãi sau này...

      Nhân nhớ đến "tính cẩn thận" của nhà văn Nguyên Mạnh Côn, có một lần tôi đã thẳng thắn hỏi ông, tại sao ông lại thêm chữ Xanh vào cái đầu đề một truyện ngắn của tôi mà ông đã chọn đăng trên "Chỉ Đạo". Lúc tôi đưa bản thảo, cái nhan truyện chỉ có hai chữ "Lộc Non". Nhưng khi in trên Chỉ Đạo, tôi thấy là "Lộc Non Xanh". Hỏi nhà văn Lan Đình, anh nói: "anh Côn thêm như vậy". Bây giờ nhà văn Nguyễn Mạnh Côn trả lời: "Phải thêm chữ Xanh vào mới đủ nghĩa được". Tôi không đồng ý với ông về chữ "Xanh" này. Tuy nhiên, mọi chuyện đã xong, thôi thì cũng đành phải chịu, vì ý của "nhà văn đàn anh" muốn thế. Nhưng có điều, cũng chính vì chữ "Xanh" mà ông thêm vào đó, từ đấy, tôi có thành kiến về cái tính cẩn thận của nhà văn... quá cẩn thận Nguyễn Mạnh Côn. Người mà cho đến bây giờ, tôi vẫn một lòng ngưỡng mộ và quý mến.


      Sau khi mất Miền Nam được ít lâu, một buổi trưa đạp xe trên con đường lắm bụi Dương Công Trừng ở Thị Nghè, tôi thoáng thấy ông đang bước đi thất thểu bên những bờ tường xiêu đổ của lò gốm Thiên Thanh. Thấy ông, tôi quành xe lại, rồi xuống xe chào ông với những lời ngác ngơ thăm hỏi: "Anh Côn. Anh đi đâu vậy? Anh có được khoẻ không? Tại sao..." Tôi định hỏi: "Tại sao anh vẫn còn kẹt lại?" Nhưng nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã sửa lại gọng kính, nhếch môi cười: "Ờ, thì đang kiếm xe... Đi bộ một chút..."

      Buổi trưa đó, trời nắng gắt. Con đường đầy nắng bụi và những bờ tường có những cành cây hoa giấy phủ đầy bụi. Giữa nỗi tiều tụy thảm thương của một khui ngoại ô vốn đã nghèo nàn nhớp nhúa, tôi đọc được nỗi chán chường phiền muộn ở trong ánh mắt của tác giả "Hòa Bình. Nghĩ Gì? Làm Gì?"


      Chúng tôi kéo nhau vào một quán cóc, hay đúng hơn, một xe bán nước bên vệ đường. Chúng tôi chia với nhau một chai xá xị, đổ vào hai chiếc ly nhựa màu vàng, chỉ có một chút đá bào ít ỏi. Người đàn bà Trung Hoa đứng tuổi bán hàng, nghe chúng tôi chuyện trò bằng giọng Bắc, đã nhìn chúng tôi bằng cái nhìn thiếu thiện cảm, không cần che đậy.

      Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn ngồi trên một chiếc ghế xếp khấp khểnh. Tôi đứng. Ông hết nhìn chiếc xe đạp cà-là-khổ lại nhìn tôi. Những con ruồi bay lên chấp chới và đậu kín trên những chai nước ngọt phủ đầy bụi.

      - "Nhà Huy ở vùng này sao?"

      - "Không anh. Tôi ở bên Gia Định.

      - "Anh em mình kẹt lại quá nhiều ... Hồi này Huy có gặp L.Đ. không?"

       

      Chúng tôi cùng nhắc đến những tên tuổi anh em bằng hữu đã đi thoát hoặc còn kẹt lại. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn vốn đã ít nói, càng thêm ít nói. Ông xọm hẵn đi, với đôi mắt đờ đẫn ủ ê. Những ngón tay cầm điếu thuốc lá đã run run. Và khoé miệng ông đã là hai triền môi gần như se khô héo hắt.

      Một chiếc xe vừa chạy ngang, hướng về phía trại Cửu Long cũ, tung lên lớp bụi đất mịt mù. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn che miệng rồi bật vài tiếng ho. Tôi muốn hỏi ông rằng, ông đang có những dự tính gì ở những ngày trước mặt... Nhưng tôi cứ ngập ngừng. Sợ những câu hỏi ngô nghê của mình có thể gây cho ông nhiều phiền muộn hơn.

      Chợt ông nói:

      "Tôi mới đi thăm anh Vũ Hoàng Chương. Tôi rất lo về anh ấy."

      "Anh Chương không được khỏe, hả anh?"

      Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn chỉ ngón tay trỏ lên chỗ thái dương:

      "Không phải sức khỏe. Mà là cái này ... Huy còn nhớ không, một lần nào đó, anh Chương đã nói chỉ còn chờ ngày chết, muốn tự tử... Bây giờ, tôi sợ anh Chương bị giao động..."

       

      Tôi ngơ ngẩn bùi ngùi, nhìn mấy người đàn bà lam lũ đứng thập thò ở cửa nhà máy làm đồ gốm bên kia đường. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn nhấp một chút nước. Rồi giọng ông trở nên thật tha thiết, và đôi mắt ông cũng nhìn thật xa xăm: "Nhưng tôi chắc chắn điều đó không thể xảy ra được. Những người như anh Chương nhất định không bao giờ chịu đầu hàng dễ dàng như thế cả. Ngày trước, nghe anh Chương nói muốn tự tử, tôi lạnh gáy. Bây giờ, nếu tôi là anh Chương, tôi sẽ bình tĩnh chọn cái chết nào cho ngạo nghễ hơn ... Ít nhất, phải để cho bọn họ khiếp sợ mình... Bởi vì, nếu ta tự tử âm thầm, bọn họ có thể tạo ra những lý do tầm thường để mọi người ngộ nhận... Thời gian gần đây, tôi suy nghĩ lung lắm. Con đường mà chúng ta đã đi ..."

      Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn bỏ lửng. Từ trong một hẻm nhỏ phóng vụt ra, mấy chiếc honda do mấy gã bộ đội mặt mày non choẹt đang loạng choạng tập lái. Tiếng nói chọ chẹ của họ và tiếng cười sằng sặc của họ, huyên náo cả một quãng đường. Người đàn bà Trung Hoa cau mặt nhìn. Tia nhìn cau có của bà ta như ánh lên một chút gì nửa như khinh thường nửa như thống hận. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đứng dậy. Ông đặt nhẹ bàn tay lên vai tôi. Giọng ông nhỏ lại: "Tội cho N.Đ.T... không biết T. đã tìm được chỗ ở chưa?"


      Chúng tôi chia tay nhau. Lẳng lặng và câm nín, sau cái bắt tay vẫn chặt chẽ và thân thiết của ông. Tôi tần ngần nhìn ông, cái dáng người đã là gầy guộc khẳng khiu, bước trên con đường đỏ lầm đất bụi. Tác giả "ĐƯỜNG NÀO LÊN THIÊN THAI" đang bước những bước uể oải nặng nhọc nhất trên chặng đường gai mà định mệnh đã đẩy đưa ông phải đi tới. Lần gặp gỡ đó là lần gặp gỡ cuối cùng. Và cái nắm tay của ông cũng là cái nắm tay cuối cùng.

      Gần 4 năm sau, ông đã đi tới tận điểm của con đường, trong một ngục tối của kẻ thù. Ông đã chết ở ngay trước mặt kẻ thù, như một chiến sĩ can trường ngã xuống nơi trận tuyến đầu trận chiến. Lúc đó, tay ông không còn được cầm cây viết. Nhưng trái tim ông vẫn là một trái tim rộn rã vì tình yêu mến dân tộc, yêu mến quê hương, yêu mến con người.


      Tuấn Huy

      (Nguồn: Khởi Hành số 20, Tháng 6-1998)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Song Linh - Ngọn Lửa Tắt Giữa Mùa Xuân Hoa Máu Tuấn Huy Tạp bút

      - Một Nhà Văn Lặng Lẽ Tuấn Huy Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Mạnh Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)

      Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Nguiễn Ng. Í)

      Cặp Kính Của Bác Côn (Phạm Long)

      Truyện về ba người lính nhảy dù lâm nạn của Nguyễn Mạnh Côn (Trần Văn Nam)

      Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)

      "Mạnh Côn", Cá Kình (Thế Uyên)

      Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn (Đỗ Quý Toàn)

      Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy)

      Chiêu niệm Nguyễn Mạnh Côn (Viên Linh)

      - Nguyễn Mạnh Côn, Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử

      (Nguyễn Mạnh Trinh, chinhnghia.com)

      - Kỷ Niệm Về Nguyễn Mạnh Côn (Nguyễn Triệu Nam)

      - Tiểu sử tóm tắt (vietmessenger.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lời Nguyện Trong Không (Nguyễn Mạnh Côn)

      Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung

      (Nguyễn Mạnh Côn)

      Thương Đất, Nhớ Đất (Nguyễn Mạnh Côn)

      Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào?

      (Nguyễn Mạnh Côn)

      Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)

      - Vĩnh Quyết Nhất Linh (vietmessenger.com)

      - Giới thiệu "Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" (damau.org)

      - Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (vietmessenger.com)

      - Lời Nguyện Trong Không (vietmessenger.com)

      - Hình bìa các sách đã xuất bản (sachxua.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)