1. Head_

    Duy Thanh

    (11.8.1931 - 24.11.2019)

    Tuệ Sỹ

    (15.2.1943 - 24.11.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn (Đỗ Quý Toàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-02-2012 | VĂN HỌC

      Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn

        ĐỖ QUÝ TOÀN
      Share File.php Share File
          

       

      Dưới đây là một Bài Nói của nhà thơ Đỗ Quý Toàn, trình bày tại Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ đầu tiên, được tổ chức tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1985.


      Hôm nay chúng ta tưởng niệm các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã chết vì tranh đấu cho tự do. Chúng tôi xin góp mấy lời, xin thắp thêm một nén hương cho cố văn sĩ Nguyễn Mạnh Côn.


      Tôi thuộc thế hệ đàn em, ít tuổi hơn nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, đọc Nguyễn Mạnh Côn từ khi còn học ớ trường trung học. Lần đầu tiên tôi được đọc anh là trong Tạp chí Chỉ Đạo của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, qua các truyện ngắn. Sau này, tôi hân hạnh được quen biết với anh, gặp anh nhiều lần từ khi tôi bắt đầu viết văn, làm báo.


      Chiều nay, chúng ta vừa mới nghe thi sĩ Viên Linh nói về các nhà văn đời xưa, trong đó vai trò của nhà văn và vai trò của người sĩ phu luôn luôn đi đôi với nhau. Khi nghĩ đến Nguyễn Mạnh Côn, chúng ta có thể nói rằng anh đã đóng đúng cả hai vai trò đó. Riêng chúng tôi nghĩ anh không có ý định làm một nhà văn, nếu anh trở thành một nhà văn là do sụ lựa chọn để thực hiện một lý tưởng của một sĩ phu lo lắng cho vận nước, lo lắng cho dân tộc. Hoài bão của anh là muốn giúp ích cho cá nhân loại.


      Anh Nguyễn Mạnh Côn đã có một thời kỳ sinh hoạt chính trị. Theo hồi ký anh viết lại khi toàn quốc có cuộc kháng chiến vào năm 1945-46, anh là một chiến sĩ ở trong những đoàn thể quốc gia với ý chí chống Pháp. Khi cộng sản chiếm chính quyền Việt Nam thì nhân cái đà cách mạng của dân tộc Việt, cộng sản đã tìm cách chiếm hết quyền ở trong tay mình. Có lúc vì cần thỏa hiệp với sức mạnh của nước ngoài, cộng sản đã mời một số các chiến sĩ quốc gia tham dự vào chính quyền. Anh Nguyễn Mạnh Côn đã được coi như là một chiến sĩ quốc gia để trở thành một dân biểu ỏ trong Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam. Anh là một đại diện đảng phái quốc gia trong Quốc Hội đó. Vì vậy lúc cộng sán càng ngày càng thao túng chánh quyền, nhất là khi chiến tranh xảy ra, anh Nguyễn Mạnh Côn có thể bị cộng sản sát hại, do đó anh phải trốn đi.


      Đọc Nguyễn Mạnh Côn chúng tôi có cảm tưởng là anh trở thành một nhà văn vì anh muốn thực hiện cái lý tưởng của mình. Nếu anh có con đường khác thì chắc anh không cần trở thành một nhà văn. Cái lý tưởng đó, chúng ta đọc lại trong những tác phẩm của anh sẽ thấy.


      Thứ nhất là mối quan tâm đối với vận ệnh đất nước. Anh là người luôn luôn lo âu đến khí thế miền Nam VN là làm cách nào để chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản miền Bắc. Các tác phẩm của anh không ngớt nói đến cái họa của cộng sản, và anh luôn luôn đề cao khí thế hào hùng của dân tộc. Anh là người thiết tha với vận mệnh dân tộc đất nước. Anh cũng được xếp vào thế hệ của các nhà văn hóa luôn luôn nghĩ rằng mình có sứ mạng phải giúp cho nhân loại nữa. Giống như các nhà văn hóa khác như cụ Hồ Hữu Tường, cụ Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Mạnh Côn là một trong những người ở miền Nam gọi là "lý thuyết gia lớn". Họ nghĩ rằng một khi dân tộc Việt Nam thoát khỏi cái khổ (khi giải thoát được Việt Nam khỏi nạn cộng sản) thì chắc chắn con đường đó cũng sẽ mang hạnh phúc ấm no tới cho nhân loại.


      Chúng tôi đã được tiếp xúc với anh và thấy anh cùng chia xẻ mối lo âu đó với những nhà văn khác như Nguyễn Đức Quỳnh, Hồ Hữu Tường và sau này là Lý Đại Nguyên.


      Chúng tôi thường tới thăm anh trong khu Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận. Anh tiếp chúng tôi trên cái gác lửng hơi tối tăm. Anh bàn tất cả những chuyện của loài người, từ lý thuyết nọ đền lý thuyết kia, anh nghĩ cái này có khuyết điểm, cái kia có khuyết điểm. Kết quả là anh cũng như những nhà văn hóa đã nhắc ở trên, có một giấc mộng: nếu mình rút tất cả những kinh nghiệm đau thương của dân tộc Việt Nam, có thế tìm đường cho Việt Nam sống an vui, hạnh phúc trong dân chủ và tự do, thì chắc chắn qua con đường đó, cả nhân loại cũng được hưởng an vui, hạnh phúc.


      Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có một trí thông minh rất đặc biệt, tuy rằng anh sinh vào thời chiến tranh, không hưởng được nền học vấn có tính cách chính thức trên ghế nhà trường. Nhưng trí óc thông minh của anh rất bén nhọn, anh quan tâm đến tất cả mọi vấn đề trong phạm vi trí thức của nhân loại.

       

      Tôi nhớ có một lần khi Bộ Giáo Dục cải tổ chương trình Trung học và thay thế các môn toán cũ bằng các môn toán mới, thì có mặt bữa tôi tới thăm anh. Anh say sưa bàn về một chuyện là làm sao dạy cho các trẻ em lý thuyết về tập họp.


      Anh là người không bao giờ học chính thức về môn toán cả và khi anh viết về khoa học thì anh mới tìm đọc ngấu nghiến mọi thứ. Anh quan tâm cả đến chuyện làm thế nào cải tổ chương trình toán nhưng mà dạy được trẻ em cái lý thuyết trừu tượng như là lý thuyết về tập hợp.


      Trong căn gác xép ở Phú Nhuận, đầu óc Nguyễn Mạnh Côn nghĩ đến chuyện thế giới, nghĩ đến tất cả những vấn đề lớn lao của nhân loại.


      Sau 1975, như quí vị được biết thì anh Nguyễn Mạnh Côn đã bị cộng sản bắt bỏ tù vào trại học tập, và bị biệt giam.


      Khi chúng tôi sống ở nước ngoài nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn bị tù, chúng tôi hết sức lo lắng, nghĩ rằng con người như anh, yếu đuối như vậy, nếu cộng sản nó tra tấn, nó đọa đày, thì làm sao anh chịu nổi. Nhưng lúc chúng tôi gặp những anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam trốn thoát ra, thí dụ như anh Mai Thảo, anh Trần Cao Lĩnh v.v... hay những nhà báo như anh Lê Thiệp, chúng tôi hỏi thăm các nhà văn bị bắt thì tất cả mọi người đều nói rằng anh em rất là vững vàng mà tiêu biểu nhất là các anh Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ và một người đã quá cố là anh Nguyễn Mạnh Côn.


      Hôm nay chúng ta tưởng niệm các nhà văn từ trần vì tù đày cộng sản, ước mong rằng chúng ta cố gắng gìn giữ cái truyền thống đó.


      Ở anh Nguyễn Mạnh Côn, chúng tôi thấy có hai bài học có thể rút ra được: thứ nhất mối quan tâm của các nhà văn hóa. Nhà văn hóa không những chỉ là người làm công việc thỏa thích ý riêng của mình, nhưng nhà văn hóa luôn luôn là một sĩ phu có cái mối lo cho đất nước, cho dân tộc và loài người.


      Bài học thứ hai mà chúng tôi ước mong thế hệ chúng tôi có thể học được là giữ được tấm lòng ngay thẳng và bất khuất, lúc giàu sang không trở thành sa hoa, mà lúc gặp võ lực ép buộc cũng không bị khuất phục.


      Đỗ Quý Toàn

      (Nguồn: Khởi Hành số 20, Tháng 6-1998)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Như Phong Lê Văn Tiến, nhà báo của các nhà báo Đỗ Quý Toàn Nhận định

      - Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn Đỗ Quý Toàn Tham luận

      - Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn Đỗ Quý Toàn Tham luận

      - Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn Đỗ Quý Toàn Nhận định

      - Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn Đỗ Quý Toàn Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Mạnh Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)

      Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Nguiễn Ng. Í)

      Cặp Kính Của Bác Côn (Phạm Long)

      Truyện về ba người lính nhảy dù lâm nạn của Nguyễn Mạnh Côn (Trần Văn Nam)

      Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)

      "Mạnh Côn", Cá Kình (Thế Uyên)

      Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn (Đỗ Quý Toàn)

      Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy)

      Chiêu niệm Nguyễn Mạnh Côn (Viên Linh)

      - Nguyễn Mạnh Côn, Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử

      (Nguyễn Mạnh Trinh, chinhnghia.com)

      - Kỷ Niệm Về Nguyễn Mạnh Côn (Nguyễn Triệu Nam)

      - Tiểu sử tóm tắt (vietmessenger.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lời Nguyện Trong Không (Nguyễn Mạnh Côn)

      Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung

      (Nguyễn Mạnh Côn)

      Thương Đất, Nhớ Đất (Nguyễn Mạnh Côn)

      Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào?

      (Nguyễn Mạnh Côn)

      Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)

      - Vĩnh Quyết Nhất Linh (vietmessenger.com)

      - Giới thiệu "Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" (damau.org)

      - Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (vietmessenger.com)

      - Lời Nguyện Trong Không (vietmessenger.com)

      - Hình bìa các sách đã xuất bản (sachxua.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)