|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tôi bị di chuyển đến trại tù Xuyên Mộc vào tháng 9-1979. Ngay khi đến trại vài ngày, anh em sĩ quan bị tập trung ở đây đã nhắc đến cái chết của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn vào tháng Sáu vừa qua. Họ kề rằng, trong một buổi sáng điểm danh trước khi xuất trại đi lao động, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã dơ tay đứng dậy phát biểu: “hôm nay là ngày hết hạn tập trung cải tạo 3 năm của tôi, xin cán bộ cứu xét... " Sau đó ông đã bị cô lập, bị đem ra đấu tố, và cuối cùng đã chết một cách tức tưởi.
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, tôi nhớ chỉ được gặp ông một lần duy nhất. Lúc đó là sau ngày 30/4/1975. Tôi nghe tin đồn là nhạc sĩ Phạm Duy đã chết, sau khi bị ngất đi trong cuộc trình diễn, nên mò đến khu cư xá Chu Mạnh Trinh ớ Phú Nhuận xem sao.
Tôi đến căn nhà cuối cùng mà tôi hay gặp nhạc sĩ Phạm Duy những thời gian trước đó, nhưng không gặp ai. Tôi trở lại căn nhà cũ, thì gặp ngay một người đàn ông, mặc bộ đồ bà ba, màu nâu, mắt đeo kính dầy. Tôi hỏi thăm về nhạc sĩ Phạm Duy, ông chỉ cho tôi chỗ ở của Duy Quang. Người đó là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Tôi được trao đổi với ông vài câu ngắn gọn.
Hồi còn bé, lúc 10 tuổi, tôi đã hay đọc Tập San Chỉ Đạo do anh tôi là Phạm Hậu mang về, từ lô sách báo của Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Truyện ngắn "Con yêu con ghét" của Nguyễn Mạnh Côn đã làm cho tôi say mê, và sau này lớn lên, tôi vẫn thích truyện ngắn này. Tập khảo luận "HÒA BìNH, NGHĨ GÌ, LÀM GÌ" được in sau 1973, khi Hiệp Định Paris được ký kết cũng là cuốn sách mà tôi đã đọc, thời kỳ đang làm ở đài Phát Thanh Sàigòn và đài Tiếng Nói Tự Do. Nhưng có những bài viết, không ký tên Nguyễn Mạnh Côn, mà ký "Đằng Vân Hầu” trong mục "Bảy Ngày tính quẩn chuyện đời" một mục thời sự viết theo loại “phím" trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong làm cho tôi thích thú (LTS: "phim", nói gọn chữ ‘film du jour' hồi đó hay dùng, chỉ loại viết phiếm mỗi ngày của nhật báo). Chính mấy ông anh của tôi cho tôi biết Đằng Vân Hầu là Nguyễn Mạnh Côn. Đó cũng là điều dễ hiểu, (tương tự như) khi nhà báo Trần Việt Sơn, ngoài việc xuất hiện trên tờ Chính Luận, trong mục thời sự, cũng là một cây bút chủ lực của tờ Văn Nghệ Tiền Phong, mà người Tổng thư ký là anh Anh Nhật, mà có thời gian tôi làm báo chung với anh ta. Sau này anh chết ở trận mạc.
Về nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, tôi chỉ biết như thế thôi. Nhưng một chi tiết khá cảm động mà tôi viết ra ở đây, theo lời yêu cầu của anh Viên Linh, để tưởng niệm nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, đó là anh bạn vong niên của tôi đang còn giữ được cặp kính đeo mắt của Nguyễn Mạnh Côn.
Cặp mắt kính, mà qua đó, ông đã nhìn tôi, nói chuyện rất ngắn với tôi về thời cuộc, tại căn nhà cũ của nhạc sĩ Phạm Duy, buổi trưa nào tại Phú Nhuận, Sàigòn, cách đây hơn 23 năm.
Bọn tù chúng tôi đến Xuyên Mộc. Ở đó nhốt đủ mọi loại tù. Từ tù tập trung như các anh em sĩ quan cấp úy, đến một số anh em văn nghệ sĩ như Bác Nguyễn Mạnh Côn, anh Đằng Giao, Duyên Anh, Đặng Hoàng Hà. Có cả ông Nguyễn Bá Lương, cựu chủ tịch Hạ nghị viện cũng bỏ xác ở đây. Cả ông Tô Công, một ông vua “furniture" ngày xưa tại Sàigòn, cũng bỏ xác tại đây. Và cả những anh em hình sự, vì nghiện, hút, cướp của, giết người cũng ở trong trại này.
Anh bạn vong niên của tôi là Nguyễn Quang Trù. Anh là một giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp và là bạn với bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nên cùng "vụ” với bọn tôi. Một buổi sáng Chủ Nhật, một cậu nhỏ từ buồng bên cạnh lén qua phía buồng chúng tôi. Vì là ngày Chủ Nhật, nên chúng tôi không phải đi cày, hiểu theo đúng nghĩa 100%. Cậu nhỏ hình sự này rút ra một gói giấy báo nhỏ, và từ từ lôi ra một cặp kính, với chiếc gọng nhựa, màu nâu. Anh chàng nói với giọng nghiêm trọng:
Kiếng của ông Côn đấy. Hôm em đi chôn ông Côn bằng xe “cải tiến", em thấy ở trong hòm cặp kiếng này. Em giữ làm kỷ niệm, nhưng mấy bữa nay em đói quá, mấy anh đổi cho em 3 loong gạo.
Tôi nghe kính của ông Nguyễn Mạnh Côn, lòng chùng xuống. Đúng rồi. Đây là cặp kính của Bác Côn. Anh Nguyễn Quang Trù rất nhanh nhẹn, trả giá:
- Một loong rưỡi thôi.
Cậu nhỏ gật đầu, chịu liền. Anh Trù vào trong buồng, một lúc sau mang ra một bao gạo nhỏ, mà tôi nghĩ chắc chắn ở trong đó phải hơn một loong rưỡi như giá cả thỏa thuận.
- Tớ trả cho cậu y giá: 1 loong 1/2. Tớ tặng thêm cho cậu 1 loong 1/2 với điều kiện là cậu không tiết lộ với bọn "chèo".
- Ông thầy đừng lo. Em hình sụ thứ thiệt mà. Bác Côn thiêng lắm. ông Thầy giữ kiếng này, thế nào cũng được tha.
Và từ đó, trong suốt hơn 8 năm trong các trại giam, cặp kính này luôn ở bên anh bạn tôi. Khi trở về nhà, năm 1988, khi các anh Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, lúc đó đã được thả ra, chưa bị bắt lại, nhân dịp đám cưới con gái thứ nhì của anh Trù, tất cả chúng tôi đều tụ tập tại Nhà Bè, một nông trại của anh Nguyễn Quang Trù. Hôm đó có cả Phan Nhật Nam và anh Trù đã mang chiếc kính này ra khoe, nhu một vật kỷ niệm quí giá.
Như vậy, chiếc kính đeo mắt của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn vẫn đang ở Nhà Bè
- Cặp Kính Của Bác Côn Phạm Long Tạp bút
• Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)
• Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Nguiễn Ng. Í)
• Cặp Kính Của Bác Côn (Phạm Long)
• Truyện về ba người lính nhảy dù lâm nạn của Nguyễn Mạnh Côn (Trần Văn Nam)
• Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)
• "Mạnh Côn", Cá Kình (Thế Uyên)
• Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn (Đỗ Quý Toàn)
• Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy)
• Chiêu niệm Nguyễn Mạnh Côn (Viên Linh)
- Nguyễn Mạnh Côn, Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử
(Nguyễn Mạnh Trinh, chinhnghia.com)
- Kỷ Niệm Về Nguyễn Mạnh Côn (Nguyễn Triệu Nam)
- Tiểu sử tóm tắt (vietmessenger.com)
• Lời Nguyện Trong Không (Nguyễn Mạnh Côn)
• Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung
(Nguyễn Mạnh Côn)
• Thương Đất, Nhớ Đất (Nguyễn Mạnh Côn)
• Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào?
(Nguyễn Mạnh Côn)
• Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)
- Vĩnh Quyết Nhất Linh (vietmessenger.com)
- Giới thiệu "Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" (damau.org)
- Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (vietmessenger.com)
- Lời Nguyện Trong Không (vietmessenger.com)
- Hình bìa các sách đã xuất bản (sachxua.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |