1. Head_

    Vương Đức Lệ

    (.0.1937 - 20.1.2008)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trang Thơ Nguyễn Du (Học Xá) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2002 | VĂN HỌC
      TRANG THƠ NGUYỄN DU

      Share File.php Share File
          

       

      Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba

      Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E

      Từ Hải Đón Kiều



      :: Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (1)


      Bài "THANH MINH TRONG TIẾT THÁNG BA"  (Thanh Ngoan & Ái Vân ngâm )
      diễn tả cảnh đông người đi tảo mộ: vợ chồng, con cái, người thường thì đi bộ, người sang thì
      đi võng, đi ngựa. Nhạc trữ tình, vui tươi, hứng khởi.
      (Phạm Duy - Minh Họa Kiều I, Bài 3)

      Ngày xuân con én đưa thoi,

      Thiều quang (1) chín chục đã ngoài sáu mươi.

      Cỏ non xanh tận chân trời, 

      Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

      Thanh minh (2) trong tiết tháng ba,

      Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (3).

      Gần xa nô nức yến anh (4),

      Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

      Dập dìu tài tử giai nhân,

      Ngựa xe như nước áo quần như nêm (5).

      Ngổn ngang gò đống (6) kéo lên.

      Thoi vàng vó (7) rắc tro tiền giấy (8) bay.


      Những chú thích sau đây trích từ sách "Truyện Kiều - Nguyễn Du" của Nguyễn Thạch Giang, NXB Ðại Học Và Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Hà Nội - 1988. (Bài trên trích từ câu 39 đến 50 của Truyện Kiều)

      (1) Thiều quang: ánh sáng đẹp, tức nói ánh sáng ngày xuân. Ý cả câu: Chín chục ánh sáng ngày xuân, mà nay đã ngoài sáu mươi, tức là đã qua tháng giêng, tháng hai và đã bước sang tháng ba.

      (2) Thanh Minh: tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và quét tước sửa sang lại phần mộ của người thân.

      (3) Ðạp thanh: Giẫm lên cỏ xanh. Tiết Thanh Minh, đi chơi xuân ở chốn đồng nội, giẫm lên cỏ xanh nên gọi là đạp thanh.

      (4) Yến Anh: Chim én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn; đây ví cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.

      (5) Ngựa xe như nước: ngựa xe qua lại nối tiếp nhau, hết lớp này đến lớp khác như nước chảy. Áo quần như nêm: Diễn tả người đi lại đông đúc, chật như nêm cối.

      (6) Gò đống: Ðây chỉ chung những mồ mả, cái to, cái nhỏ.

      (7) Vàng vó: Thứ đồ mã, giả những thoi vàng hình khối chữ nhật dùng trong việc cúng đưa ma hoặc lễ mộ.

      (8) Tiền giấy: Chỉ loại hàng mã gồm những tờ giấy có in hình đồng tiền kẽm hay đồng tiền thời trước, dùng trong việc cúng tế ... xong lễ đốt đi cho người ở âm phủ dùng.




      :: Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E


      TÌNH TRONG NHƯ ÐÃ MẶT NGOÀI CÒN E (Ái Vân ngâm   )
      Phần I "MINH HỌA KIỀU" sẽ kết thúc với đoản khúc: "Tình trong như đã mặt ngoài còn e",
      với tiếng sét ái tình nổ ra giữa người quốc sắc, kẻ thiên tài là Thúy Kiều và Kim Trọng.
      (Phạm Duy - Minh Họa Kiều I, Bài 12)

      Bóng hồng (1) nhác thấy (2) nẻo xa,

      Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai (3).

      Người quốc sắc kẻ thiên tài,

      Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

      Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

      Rốn ngồi (4) chẳng tiện dứt về chỉn khôn (5).

      Bóng tà như giục cơn buồn,

      Khách đà lên ngựa người còn nghé theo (6).

      Dưới cầu nước chảy trong veo,

      Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.


      Những chú thích sau đây trích từ sách "Truyện Kiều - Nguyễn Du" của Nguyễn Thạch Giang, NXB Ðại Học Và Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Hà Nội - 1988. (Bài trên trích từ câu 161 đến 170 của Truyện Kiều)

      (1) Bóng hồng: Chỉ bóng người con gái.

      (2) Nhác thấy: thoáng thấy.

      (3) Ý cả câu: Hai chị em Thúy Kiều mỗi người có một vẻ đẹp mặn mà riêng, người thì như lan mùa xuân (xuân lan), người như cúc mùa thu (thu cúc).

      (4) Rốn ngồi: Ngồi nán lại.

      (5) Chỉn khôn: Vẫn là khó.

      (6) Nghé theo: Nghiêng mắt mà trông theo, đưa mắt nhìn theo.






      :: Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm )


      Thi hào Nguyễn Du đã từng theo nghiệp võ. Năm 1789, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
      ra Bắc lần thứ ba dứt ngôi nhà Lê; Nguyễn Du đã quyết chọn con đường "đánh Tây (Sơn)
      phục Lê". Ông lẻn về quê vợ ở Thái Bình, cùng anh vợ là Ðoàn Nguyên Tuấn tụ hợp dân
      binh mưu cuộc khởi nghĩa nhưng bị dẹp tan. Nguyễn Du tả Từ Hải ngang tàng lẫm liệt như
      một anh hùng có mười vạn tinh binh dưới trướng, như một đại vương có riêng triều đình ở
      một góc trời Nam. Từ Hải chính là con người mộng tưởng của ông.

      Giáp binh kéo đến quanh nhà,

      Ðồng thanh cùng gởi: "Nào là phu nhân?"

      Hai bên mười vị tướng quân,

      Ðặt gươm cởi giáp trước sân khấu đầu.

      Cung nga thể nữ nối sau,

      Rằng: "Vâng lệnh chỉ rước chầu vu quy".

      Sẵn sàng phượng liễn loan nghi (1),

      Hoa quan (2) chấp chới hà y (3) rỡ ràng. 

      Dựng cờ nổi trống lên đường,

      Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau.

      Hỏa bài tiền lộ ruổi mau,

      Nam đình (4) nghe động trống chầu đại doanh.

      Kéo cờ lũy phát súng thành,

      Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài,

      Rỡ mình (5) là vẻ cân đai (6),

      Hãy còn hàm én mày ngài (7), như xưa.


      TỪ HẢI ANH HÙNG


      Một tay gây dựng cơ đồ,

      Bấy lâu bể Sở sông Ngô (8) tung hoành!

      Bó thân về với triều đình,

      Hàng thần (9) lơ láo phận mình ra đâu?

      Áo xiêm ràng buộc lấy nhau (10),

      Vào luồn ra cúi công hầu (11) mà chi?

      Sao bằng riêng một biên thùy,

      Sức này đã dễ làm gì được nhau?

      Chọc trời quấy nước (12) mặc dầu,

      Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?


      Các chú thích trong phần này trích từ sách "Nguyễn Du Và Truyện Kiều" của Nguyễn Thạch Giang, NXB ÐHVGDCN, Hà Nội - 1988. 

      (1) Phượng Liễn Loan Nghi: Kiệu và các đồ nghi trượng có chạm thêu hình chim loan, chim phượng.

      (2) Hoa Quan: Mũ có đính vàng nhọc, kim cương đẹp đẽ.

      (3) Hà Y: Áo đỏ tía như sắc ráng trời.

      (4) Nam Ðình: Chỉ triều đình phương Nam do Từ Hải lập ra.

      (5) Rỡ Mình: Mình mang mũ áo rực rỡ.

      (6) Cân Ðai: Cái mạng bịt tóc (chỉ cái mũ) và cái đai vòng quanh áo của lễ phục vua quan phong kiến. Ý cả câu: Vẻ cân đai của lễ phục đế vương làm người Từ Hải rực rỡ hẳn lên.

      (7) Râu Hùm Hàm Én Mày Ngài: Do các chữ "Yến Hạm, Hổ Ðầu, Ngọa Tàm My": Hàm rộng như chim én, đầu hổ, lông mày to đậm cong như con tằm, là tướng người anh hùng.

      (8) Bể Sở Sông Ngô: Sở, Ngô là tên hai nước thời Xuân Thu nay thuộc miền Ðông Nam Trung Quốc, là địa bàn hoạt động của Từ Hải.

      (9) Hàng Thần: Kẻ bầy tôi nguyên đã nổi dậy chống bọn thống trị nay ra thú chịu hàng phục.

      (10) Áo Xiêm: Chỉ y phục nói chung. Xiêm là áo mặc che nửa thân đàng trước theo y phục cổ. Ý cả câu: Vì xiêm áo, tức là vì quan tước mà mình bị ràng buộc vào trong khuôn khổ, không được tự do tung hoành.

      (11) Công Hầu: Tước công và tước hầu, chỉ người có quan tước cao ở triều đình.

      (12) Chọc Trời Quấy Nước: Ý nói tự ý hành động, không sợ uy quyền nào hết và làm náo động mọi nơi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trang thơ Nguyễn Du Nguyễn Du Thơ

      - Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan ngâm) Nguyễn Du Thơ

      - Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm) Nguyễn Du Thơ

      - Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm) Nguyễn Du Thơ

    3. Bài Viết về thi hào Nguyễn Du (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Du

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      "Văn Chiêu Hồn" thuộc về lối văn bình dân (Hoài Thanh)

      Bài Diễn Thuyết Bằng Quốc Văn (Phạm Quỳnh)

      Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc? (Phạm Công Thiện)

      Nguyễn Du Đi Sứ Trên Quê Hương Lý Bạch (Phạm Trọng Chánh)

      Một bài Văn tế của một nhân vật tiểu thuyết cho một nhân vật tiểu thuyết... (Nguyễn Văn Sâm)

      Thăng Long (Nguyễn Du) (Huỳnh Sanh Thông)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du) (Huỳnh Sanh Thông)

      Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

      Đọc lại Nguyễn Du (Vũ Hoàng Chương)

      Cỏ cây trong Truyện Kiều (T. V. Phê)

      Cái ghen của Hoạn Thư (T. V. Phê)

      Ngày giờ nàng Kiều bị bắt (T. V. Phê)

      Cảnh nghèo khó và bệnh tật của thi hào Nguyễn Du (T. V. Phê)

      Cù lao chín chữ (T. V. Phê)

      Mối tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du (T. V. Phê)

      Bảng Niên Biểu Nguyễn Du (Trần Ngọc Ninh)

      Nguyễn Du (1765 - 1820) (Phạm Thế Ngũ)

      Thơ Trong Truyện Kiều (Trần Ngọc Ninh)

      Đọc Lại Truyện Kiều Để Yêu Thêm Tiếng Việt (Đàm Trung Pháp)

        Tủ sách Talawas:

      Chân dung Nguyễn Du (Nhiều tác giả)

      Nguyễn Du, nghệ thuật như một chiến thắng (Đặng Tiến)

      Tạp chí VĂN, số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du

       

      Tác phẩm của Nguyễn Du

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang thơ Nguyễn Du (Nguyễn Du)

      Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan ngâm) (Nguyễn Du)

      Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm) (Nguyễn Du)

      Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm) (Nguyễn Du)

      Truyện Kiều

      Bắc hành tạp lục

      Văn tế thập loại chúng sinh

      Long thành cầm giả ca

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)