|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh về thời Lê mạt. Trước Nguyễn Du, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan. Đến thân phụ là Nguyễn Nghiễm đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm đến chức Đại tư đồ, tước Xuân quận công. Ông này sinh hạ mười tám con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm đến chức Tham tụng (đời chúa Trịnh Khải). Người con thứ hai là Nguyễn Điều đậu Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn tây. Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy. Ông là con một bà thứ thất người Đông Ngàn (Bắc Ninh), sinh ra năm Cảnh Hưng 26 (1765), hai năm trước khi chúa Trịnh Doanh từ trần để quyền lại cho Trịnh Sâm. Nghiên cứu việc ra đời của bậc thi hào tương lai, nhà văn học sử thường ưa ghi nhận điều này: Ông thác sinh ở đất Hồng lĩnh, Lam giang là nơi "địa linh nhân kiệt" mẹ lại quê ở Bắc Ninh là đất phong nhã, hợp với giòng máu anh tuấn của cha đã tạo nên một con người thông minh, đa cảm hào hùng. Con người ấy lại sinh ra đúng vào một lúc để chứng kiến bao sự bể dâu của đất nước.
Năm ông lên 9 tuổi, cuộc chiến tranh với miền Nam tái phát, chính thân phụ phải theo lệnh Trịnh Sâm phụ lực tướng Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào lấy Phú Xuân (1774). Những ngày thơ ấu đó có lẽ ông đều sống và học tập ở Thăng Long. Năm ông 17 tuổi (1782), Trịnh Sâm chết, sau đó là loạn Kiêu Binh. Kiêu Binh từng kéo đến phá nhà anh ruột ông là Tham tụng Nguyễn Khản, làm cho ông này phải bỏ chạy lên Sơn Tây với em là Nguyễn Điều. Đất Bắc đã rối loạn lắm. Tuy vậy, còn thì giờ để ông sửa soạn thi Hương và năm 19 tuổi (1784) đậu tam trường. Hai năm nữa thì Tây Sơn ra Bắc. Tình hình khi ấy có lẽ đã khá khẩn trương. Nguyễn Du theo con đường của nhiều tử đệ công khanh thời ấy đã nhảy vào nghề võ, làm thủ hiệu (tựa như lãnh binh) ở Thái Nguyên. Năm 1786, họ Trịnh đổ. Năm 1789, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba dứt ngôi nhà Lê. Nguyễn Du, khi đó vẫn ở Thái Nguyên, mạnh bạo chọn con đường của ông: đánh Tây phục Lê.
Không kịp theo vua Chiêu Thống sang Tàu, ông lẻn về quê vợ ở Thái Bình, cùng người anh vợ là Đoàn Nguyên Tuấn tụ hợp dân binh mưu cuộc khởi nghĩa nhưng bị dẹp tan ngay. Khi ấy vua Quang Trung đã lên ngôi vững vàng ở đất Bắc, song ở miền Nam, Tây Sơn thua to, Nguyễn Ánh đã lấy lại được đất Gia Định. Nguyễn Du thất bại ở Quỳnh côi mới nẩy ý nghĩ lẻn vào Thanh Nghệ, toan tìm đường vô Nam, mượn sức chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Ông đi đến Vinh thì bị ngăn lại và cầm tù một thời gian. Sau nhờ viên Trấn thủ Tây Sơn ở Nghệ An (Thân quận công) là người quen biết của một anh ông (Nguyễn Nhĩ) nên ông được tha. Sau đó ông trở về làng, sống trong thiếu thốn và chán nản, thường tiêu khiển bằng ngao du săn bắn, khắp vùng Hồng Lĩnh thường chỗ nào cũng có vết chân, tự hiệu là "Hồng Sơn liệp hộ".
Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất Nam Bắc, xuống chiếu chiêu dụng các cựu thần nhà Lê, các tử đệ cố gia có khoa danh. Nguyễn Du 38 tuổi ở trong số được tân triều vời. Ông ra ứng chiếu. Thoạt đầu ông được bổ tri huyện Phụ dực, ít lâu sau thăng tri phủ Thường tín. Năm Gia Long 3 (1806) ông cáo bệnh về nhà, được một tháng lại bị triệu ra, lĩnh chức Đông các đại học sĩ. Năm Gia Long 8 (1809) bổ làm Cai bạ (Bố chính) Quảng bình. Năm Gia Long 12 (1813) thăng Cần chính Đại học sĩ, sung chức chánh sứ sang Tàu. Đến khi về được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mạng 1 (1820) lại có chỉ sai ông đi sứ Tàu nữa, nhưng chưa kịp đi thì mất, ngay tại kinh đô, thọ 56 tuổi.
Hai câu thơ nôm của Nguyễn Du trong lòng một chiếc dĩa Tàu (*)
Nền nếp văn chương lại bẩm tính thông tuệ, nên sự học của ông sớm vững chắc và uyên bác. Lại thác sinh vào nơi phú quí ăn chơi, nên con người tài hoa cũng luyện thành từ tấm bé, rất sành các nghề cầm kỳ thi họa. Nhất là nghề thơ càng là sở trường. Thời Nguyễn sơ, người Tàu nói về thi gia nước ta thường khen "An nam ngũ tuyệt", trong số có Nguyễn Du. Thơ Hán của ông để lại tương truyền có:
- Thanh Hiên tiền hậu thi tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành thi tập.
Đặc biệt ông lại có tài về quốc âm. Cũng là do ảnh hưởng của thời đại (thời Lê mạt văn nôm phát triển). Và ảnh hưởng của trong nhà nữa. Nguyễn Nghiễm từng được biết với bài phú Khổng tử mộng Chu công, Nguyễn Thiện nổi danh với Hoa Tiên ký. Nguyễn Huy Hổ có Mai đình mộng ký.
Ông Hoàng Xuân Hãn đã nhìn ra ở đó sự xuất hiện của tất cả một văn phái quốc âm. Riêng với Nguyễn Du, nay hiện còn lại:
- Bài thác lời trai phường nón
- Bài văn tế sống Trường lưu nhị nữ
- Bài văn cúng Thập loại chúng sinh hay Chiêu hồn ca
- Truyện Kiều hay Đoạn trường tân thanh.
Bài thứ nhất (48 câu) để tạ lòng một cô phường vải, bài thứ hai (98 câu) tỏ nỗi uất hận vì mối tình đầu với hai cô gái phường vải khác, đều là những áng văn tuổi trẻ của Nguyễn Du làm ra khoảng 20 tuổi đầy khí vị tình ái lãng mạn, nghệ thuật câu lục bát chưa được vững vàng, chỉ là những bước sơ tập của một thi tài. Hai áng văn sau xứng danh kiệt tác, chúng ta sẽ để ý nghiên cứu, nhất là truyện Đoạn trường tân thanh.
Chú thích:
(*) Nhiều sách kể rằng Nguyễn Du khi sang sứ Tàu có ghé thăm một lò chế đồ sứ. Chủ nhân xin ông vài chữ để đề vào một kiểu đĩa mai hạc. Ông viết cho 2 câu thơ nôm trên (Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn cũ hạc là người quen). Đĩa này sau bán sang ta, hiện còn lưu lại ở viện Bảo tàng Khải Định (Hình rút trong B.A.V.H. 1929).
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• "Văn Chiêu Hồn" thuộc về lối văn bình dân (Hoài Thanh)
• Bài Diễn Thuyết Bằng Quốc Văn (Phạm Quỳnh)
• Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc? (Phạm Công Thiện)
• Nguyễn Du Đi Sứ Trên Quê Hương Lý Bạch (Phạm Trọng Chánh)
• Một bài Văn tế của một nhân vật tiểu thuyết cho một nhân vật tiểu thuyết... (Nguyễn Văn Sâm)
• Thăng Long (Nguyễn Du) (Huỳnh Sanh Thông)
• Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du) (Huỳnh Sanh Thông)
• Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
• Đọc lại Nguyễn Du (Vũ Hoàng Chương)
• Cỏ cây trong Truyện Kiều (T. V. Phê)
• Cái ghen của Hoạn Thư (T. V. Phê)
• Ngày giờ nàng Kiều bị bắt (T. V. Phê)
• Cảnh nghèo khó và bệnh tật của thi hào Nguyễn Du (T. V. Phê)
• Cù lao chín chữ (T. V. Phê)
• Mối tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du (T. V. Phê)
• Bảng Niên Biểu Nguyễn Du (Trần Ngọc Ninh)
• Nguyễn Du (1765 - 1820) (Phạm Thế Ngũ)
Thơ Trong Truyện Kiều (Trần Ngọc Ninh)
Đọc Lại Truyện Kiều Để Yêu Thêm Tiếng Việt (Đàm Trung Pháp)
Tủ sách Talawas:
Chân dung Nguyễn Du (Nhiều tác giả)
Nguyễn Du, nghệ thuật như một chiến thắng (Đặng Tiến)
Tạp chí VĂN, số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
• Trang thơ Nguyễn Du (Nguyễn Du)
• Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan ngâm) (Nguyễn Du)
• Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm) (Nguyễn Du)
• Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm) (Nguyễn Du)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |